25 câu Trắc nghiệm Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có đáp án 2023 - Ngữ văn 9

Tải xuống 5 2.7 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 5 trang gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Ngữ văn 9. Hi vọng với bộ câu hỏi Trắc nghiệm Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Ngữ văn 9 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 5 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 25 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có đáp án - Ngữ văn 9:

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh (ảnh 1)

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 9

Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Câu 1: Trong đoạn văn trên tác giả kết hợp phương thức biểu đạt gì?

   A. Miêu tả và tự sự

   B. Thuyết minh và miêu tả

   C. Tự sự và nghị luận

   D. Nghị luận và thuyết minh

Chọn đáp án: B

Cho đoạn văn sau:

Tôi không biết có từ lúc nào, không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xưa. Từ khi con người biết trồng bông dệt vải may áo, chắc là phải cần kim để khâu áo. Làm ra cây kim lúc đầu hẳn là rất khó khăn, cho nên giờ mới có câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Họ nhà Kim chúng tôi rất đông. Ngoài kim khâu vải may áo, còn có loại kim dùng để thêu thùa, có kim khâu dùng trong phẫu thuật, kim khâu giày, kim đóng sách sách… Công dụng của kim là đưa chỉ mềm luồn qua các vật dày, mỏng để kết chúng lại. Thiếu chúng tôi thì ngành sản xuất gặp nhiều khó khăn đấy! Nghe nói từ cuối thế kỉ XVIII, một người Anh đã sáng chế ra máy khâu, nhưng máy khâu vẫn cứ phải có kim thì mới khâu được!

Cùng họ Kim chúng tôi còn có cây kim châm cứu. Nó bé mà dài, làm bằng bạc, dùng để châm vào huyệt chữa bệnh. Những cây kim của ông Nguyễn Tài Thu đã nổi tiếng thế giới!

Câu 2: Đoạn văn vừa trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?

   A. Thuyết minh

   B. Nghị luận

   C. Tự sự

   D. Miêu tả

Chọn đáp án: A

Câu 3: Phương pháp thuyết minh nào được sử dụng trong đoạn trích?

   A. Phương pháp nêu ví dụ

   B. Phương pháp so sánh

   C. Phương pháp liệt kê

   D. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

Chọn đáp án: C

Câu 4: Theo em, khi nào cần thuyết minh sự vật một cách hình tượng, bóng bẩy?

   A. Khi thuyết minh các đặc điểm cụ thể, dễ thấy của đối tượng

   B. Khi thuyết minh các đặc điểm trừu tượng, không dễ nhận thấy của đối tượng

   C. Khi muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn

   D. Khi muốn trình bày rõ diễn biến của sự việc, sự kiện

Chọn đáp án: B

Câu 5: Đoạn văn sau sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Từ lâu, dừa sáp nổi là đặc sản nổi tiếng của huyện Cầu Kè. Theo những người cao niên trong làng thì dừa sáp được trồng vào giữa thế kỉ XX do sư cả chùa Chợ đến Cam-pu-chia mua về. Nhìn bề ngoài thì cây dừa sáp cũng giống cây dừa ta. Sở di dừa được gắn với tên dừa sáp là vì cơm của nó vừa mềm, vừa xốp lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu đùng đục của sáp. Đặc biệt cơm dừa chiếm gần trọn cả gáo.

Thời gian trước, người ta thưởng thức dừa bằng cách nạo cơm dừa rồi bỏ vào li đã có sẵn đá rồi sau đó cho sữa bò vào. Ngày nay, người ta bỏ cơm dừa vào máy xay sinh tố có chứa sữa đá ở trong đó. Vị lạnh của đá được xay nhuyễn làm cho vị thơm ngon của dừa trộn sữa toát ra hết rồi lan tỏa khắp miệng để lại sư vị tuyệt vời trên đầu lưỡi. Có lẽ nhờ hương vị tuyệt hảo của mỗi trái dừa sáp có giá cao gấp 10 lần dừa thường.

   A. Tự sự và nghị luận

   B. Tự sự và miêu tả

   C. Miêu tả và biểu cảm

   D. Thuyết minh và miêu tả

Chọn đáp án: D

Giải thích:

Câu 6: Đọc đoạn văn sau và cho biết biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn trên để thuyết minh?

Đi khắp Việt Nam nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, tỏa ra vòm lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng. Hầu như ở nông thôn, nhà nào cũng trồng chuối. Cây chuối rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ để nhanh tươi tốt, còn bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành từng rừng bạt ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ phải gọi là “con đàn cháu lũ”.

Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn trên để thuyết minh về cây chuối?

   A. Liệt kê và so sánh

   B. Liệt kê và nhân hóa

   C. Nhân hóa và so sánh

   D. Nói quá và hoán dụ

Chọn đáp án: A

Câu 7: Để thuyết minh cho sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh sử dụng yếu tố miêu tả nhằm?

   A. Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng

   B. Bài văn trở nên hấp dẫn, sinh động

   C. Đối tượng thuyết minh được sáng rõ hơn

   D. Cả 3 đáp án trên

Chọn đáp án: D

Câu 8: Cho đoạn văn sau:

Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh 6/10/1942 quê ở thôn La Khê, xã Văn Khê, ngoại thị Hà Đông, tỉnh Hà Tây, lớn lên ở Hà Nội. Năm 1955, làm diễn viên múa trong đoàn văn công. Từ năm 1963, làm báo, biên tập viên nhà xuất bản, ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam (khóa III) Xuân Quỳnh làm thơ từ lúc còn là diễn viên. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Xuân Quỳnh đã bộc lộ một tâm hồn thơ phong phú, hồn nhiên, tươi mới và sôi nổi khát vọng.

   A. Miêu tả

   B. Thuyết minh

   C. Tự sự

   D. Nghị luận

Chọn đáp án: B

Câu 9: Đoạn văn trên có sử dụng yếu tố miêu tả không?

   A. Có

   B. Không

Chọn đáp án: B

Câu 10: Đoạn văn dưới đây là đoạn văn gì?

Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân…Mùa xuân dòng sống xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu canh hến của sông Gâm sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn mỗi độ thu về…

   A. Tự sự

   B. Thuyết minh

   C. Nghị luận

   D. Biểu cảm

Chọn đáp án: B

Câu 11: Đoạn văn sau đây được viết theo phương thức thuyết minh kết hợp với biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Đúng hay sai?

Múa lân có từ lâu đời và rất thịnh hành ở các tỉnh phía nam. Múa lân diễn ra vài những ngày lễ Tết chúc năm mới an khang, thịnh vượng. Các đoàn lân có khi đông tới trăm người, họ là thành viên của một câu lạc bộ hay một lò võ trong vùng. Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân mình có các họa tiết đẹp. Múa lân rất sôi động với các động tác khỏe khoắn, bài bản: lân chào ra mắt, lân chúc phúc, leo cột… Bên cạnh đó có ông Địa vui ngộn chạy quanh. Thông thường múa lân còn kèm theo cả biểu diễn võ thuật.

   A. Đúng

   B. Sai

Chọn đáp án: B

Giải thích: Đoạn văn trên được viết theo phương thức thuyết minh kết hợp với miêu tả, làm nổi bật hình ảnh của hoạt động múa lân trong dịp đầu năm mới

Câu 12: Đoạn văn sau có phải là đoạn văn thuyết minh kết hợp với miêu tả không?

Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân… Mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không anh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dử ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về…

(Nguyễn Tuân, “Người lái đò Sông Đà”)

A. Có

B. Không

Câu 13: Miêu tả trong văn thuyết minh có vai trò gì?

A. Làm cho đối tượng thuyết minh có tính cách và cá tính riêng.

B. Làm cho bài văn thuyết minh giàu sức biểu cảm

C. Làm cho bài thuyết minh giàu tính logic và màu sắc triết lí.'

D. Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ hiểu.

Câu 14: Đoạn văn sau được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 – 10 – 1942, quê ở thôn La Khê, xã Văn Khê, ngoại thị Hà Đông, tỉnh Hà Tây, lớn lên ở Hà Nội. Năm 1955, làm diễn viên múa trong đoàn văn công. Từ năm 1963, làm báo, biên tập viên nhà xuất bản, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa III). Xuân Quỳnh làm thơ từ lúc còn là diễn viên. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Xuân Quỳnh đã bộc lộ một hồn thơ phong phú, hồn nhiên, tươi mới và sôi nổi khát vọng.

(Theo sách “Văn học 12”, NXB Giáo dục, H, 2001)

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Thuyết minh

D. Nghị luận

Câu 15: Đoạn văn thuyết minh dưới có sử dụng yếu tố miêu tả. Đúng hay sai?

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực 

Em thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Nhìn cụ rùa này em lại nhớ đến sự tích Hồ Gươm. Vua Lê Lợi trả lại kiếm cho thần Kim Quy trên hồ Tả Vọng tức hồ Hoàn Kiếm. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn với tiếng chim tạo nên bản hòa tấu kéo dài mãi không thôi. Ven đường, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Vào những ngày lễ hội, mặt hồ lung linh rực rỡ bởi muôn ngàn ánh đèn màu, những bông hoa sữa tỏa mùi hương dìu dịu đậu nhẹ nhàng xuống vai áo người qua đường. Mai đây dù có đi đâu xa em cũng không quên Hồ Gươm - một thắng cảnh đẹp - đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu.

A. Không

B. Có

Câu 16: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Nhà vườn xứ Huế dù giàu hay nghèo thường vẫn có cổng gạch, mái khá rộng, phía ngoài trồng vài cây có quả: ấy là chỗ dừng chân qua cơn mưa, là bóng mát dành cho người đi đường, là chút lộc hoa trái dành cho trẻ con trong xóm. Người Huế lập vườn trước hết là nơi cư ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong nó sẽ là di sản tinh thần để đời cho con cháu. Ngôi vườn An Hiên trong vùng Kim Long ở gần chùa Linh Mụ là một kiểu vườn Huế như vậy. Muốn vào vườn người ta bước qua một cái vòm cổng xây gạch và thấy nhô lên ở cuối sân chiếc mái ngói cổ với những nét uốn cong ẩn hiện giữa tán lá xanh biếc. Một lối đi khá dài, hai bên trồng mai trắng, lá đan vòm che trên đầu người như nối dài thêm cái vòm cổng vào đến sân. Vườn an Hiên có một cây ngọc lan già nửa thế kỉ đứng sát cổng, thu tàn đông lạnh nó chỉ rụng lác đác ít lá vàn, vẫn giữ một màu lục tươi nguyên khối, cây già mà hoa trẻ, hoa nở không có mùa. Cứ mỗi con mưa con nắng chợt đến lại bừng lên dễ đến hàng vạn đóa hoa trên cây, hương bay xa đến mấy dặm. Gần gũi với cây ngọc lan là cây hoàng lan, thường gọi là bông sứ vàng, loài hoa màu vàng đu đủ chín – một giống còn lại ở Huế rất hiếm.

(Bích Loan, “Nhà vườn bên dòng sông Hương”)

Trong đoạn văn trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt gì?

A. Thuyết minh và miêu tả

B. Nghị luận và thuyết minh

C. Tự sự và nghị luận

D. Miêu tả và tự sự

Câu 17: Trong các câu sau, câu nào là câu văn miêu tả?

A. Một lối đi khá dài, hai bên trồng mai trắng, lá đan vòm che trên đầu người như nối dài thêm cái vòm cổng vào đến sân.

B. Người Huế lập vườn trước hết là nơi cư ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong nó sẽ là di sản tinh thần để đời cho con cháu.

C. Ngôi vườn An Hiên trong vùng Kim Long ở gần chùa Linh Mụ là một kiểu vườn Huế như vậy.

D. Gần gũi với cây ngọc lan là cây hoàng lan, thường gọi là bông sứ vàng, loài hoa màu vàng đu đủ chín – một giống còn lại ở Huế rất hiếm.

Câu 18: Nhận định: "Đoạn văn dưới đây kết kết yếu tố miêu tả trong khi thuyết minh" là đúng hay sai?

Hồ Kim Ngưu dựa theo truyền thuyết hồ Trâu Vàng. Truyện kể về một người khổng lồ hết sức to lớn, sức khỏe phi thường, muôn người không địch nổi, ông xuất gia làm thiền sư, đó chính là thiền sư Minh Không. Thiền sư Minh Không sang Tàu chữa bệnh cho con vua Tống. Khi công việc hoàn thành, vua muốn trả ơn. Nhà sư chỉ xin một ít đồng đen cho vào tay nải. Vua Tàu đồng ý cho thiền sư tự ý vào kho lấy đồng. Thiền sư đã lấy tất cả đồng đen trong kho bỏ vào tay nải và thả nón tu lờ làm thuyền, bơi về nước Nam. Về đến Thăng Long, ông dùng số đồng đó đúc thành bốn thứ bảo khí nhà Phật: Tượng Phật cao 6 trượng, chóp đỉnh tháp Báo Thiên chín tầng, đỉnh đồng có đường kính 10 sải tay và một quả chuông đồng cực lớn. Chuông đúc song, đức vua sai ông đánh một hồi chuông dài để báo hiệu cho dân chúng biết tin vui nước nhà đang thái bình thịnh trị! Tiếng chuông ngân đến tận kinh đô bên Tàu. Nghe tiếng chuông con trâu bằng vàng to lớn nằm trước kho đồng bên Tàu tự dưng bừng tỉnh "Đồng đen là mẹ của vàng" ngỡ là tiếng mẹ gọi nó liền vươn mình phóng thẳng xuống phương Nam tìm đến quả chuông khổng lồ, quần mãi xung quanh. Trâu vàng quần quanh mãi mà vẫn không thấy, khiến cho cả một vùng đất lớn quanh quả chuông sụt xuống thành một vùng hố sâu. Quả chuông sau một hồi cũng đổ sụp xuống hố sâu. Trâu vàng cũng theo đó nhảy xuống và nằm bên cạnh, chẳng bao lâu sau vùng đất bị trâu vàng dẫm sụt, nước tràn đầy trải rộng thành một hồ nước mênh mông. Từ đó, quả chuông cứ nằm mãi dưới lòng hồ không ai vớt lên nổi và trâu vàng vẫn cứ nằm mãi bên cạnh quả chuông dưới đáy nước sâu mà không quay về phương Bắc nữa . Do vậy người ta bèn đặt tên cho hồ là hồ Kim Ngưu.Thiền sư Minh Không về sau được thợ đúc đồng vùng Ngũ Xá (nay ở Đông Nam hồ Trúc Bạch) thờ làm tổ sư nghề đúc đồng. Đình Ngũ Xá thờ tổ sư Minh Không hiện nằm trên phố Nguyễn Khắc Hiếu, chùa Ngũ Xá nằm trên phố Ngũ Xá đều thuộc phường Trúc Bạch. Trong đình có tượng tổ sư bằng gỗ cao 1m70, trong chùa có pho tượng đồng A Di Đà cao 3m95, chu vi 11m60, nặng 10 tấn. Đây là pho tượng đồng lớn nhất Việt Nam hiện nay.

A. Sai

B. Đúng

C. Không thể xác định

Câu 19: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi.

(1) Trên các miền hoa trái nước ta, có bốn loại bưởi nổi tiếng, bởi Đoan Hùng ở Phú Thọ, bưởi đỏ Mê Linh ở Vĩnh Phúc, bưởi Long Thành ở Đồng Nai và bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh. (2) Người sành nhìn hình dáng quả bưởi đã có thể biết được bưởi vùng nào. (3) Nếu đúng là bưởi Phúc Trạch thì quả không tròn, đỉnh quả không dô ra, dáng hơi dẹt đầu cuống và đầu núm. (4) Vỏ anh ánh màu vàng mịn, không bị rỗ. (5) Nâng trên lòng bàn tay, vỏ thấm vào da một cảm giác mát mẻ và thoang thoảng hương thơm. (6) Chỉ dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ vào vỏ, xung quanh nơi ấn màu vỏ sáng lên và li ti hiện ra một lớp tinh dầu mơ hồ thoảng mùi hương dìu dịu…

(theo Võ Văn Trực, tạp chí “Tia sáng”, Xuân 1998)

Trong các câu sau, câu nào không phải là câu văn miêu tả?

A. Câu (1) và (2)

B. Câu (3) và (4)

C. Câu (4) và (5)

D. Câu (6) và (3)

Câu 20: Đoạn văn thuyết minh dưới có sử dụng yếu tố miêu tả. Đúng hay sai?

Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu; là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Bởi là một thắng cảnh đẹp của Hà Nội nên Hồ Tây đã đi vào ca dao xưa cũng như được nhiều nhà thơ của các thời đại dùng làm đề tài ngâm vịnh.

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Cao Bá Quát, một nhà thơ nổi tiếng thời nhà Nguyễn, đã từng miêu tả hồ Tây: “Tây hồ chân cá thị Tây Thi” nghĩa là hồ Tây đích thực là nàng Tây Thi. Đây là một cách ví von độc đáo nhưng thật đúng với hồ Tây, một thắng cảnh của thủ đô đẹp cả bốn mùa, lộng lẫy trong mùa xuân, rực rỡ trong mùa hè, thanh tú trong mùa thu, đằm thắm trong mùa đông.

A. Đúng

B.Sai

Câu 21. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Mạc Đĩnh Chi thông minh từ nhỏ, lại rất chăm chỉ học hành, có tài ứng đối mau lẹ. (2) Năm 1304, vua Trần Anh Tông mở khoa thi để kén người tài trong bốn cõi. (3) Năm ấy, ông thi đỗ Trạng nguyên với điểm loại ưu. (4) Hôm nhà vua ban cho mũ áo , rất ngạc nhiên thấy Mạc Đĩnh Chi chỉ là một chàng trai có vóc người nhỏ, thấp , tướng mạo xấu xí. (5) Vua Anh Tông có ý không muốn dùng ông. (^) Mạc Đĩnh Chi bực lắm, không nói gì cả, về nhà viết bài phú " Ngọc tỉnh liên" (Cây sen trong giếng, ngọc), ông tự ví mình như một thứ sen thần mọc trong giếng ngọc.

Trong đoạn văn trên, câu nào là câu văn miêu tả?

A.(2)

B.(3)

C.(4)

D.(5)

Đáp án: C

Câu 22. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Tre gắn bó với con người từ trên cạn cho đến dưới nước. Những chiếc thuyền nan cùng người lái đò cần mẫn trở khách qua sông, người dân vạn chài giăng lưới để cải thiện cuộc sống hàng ngày. Không những thế, tre còn là nguyên liệu để làm nhà, dựng cửa. Xưa kia, tre được sử dụng trong không gian kiến trúc nhà ở có phần đa dạng, phong phú hơn. Nhưng ngày nay, khi về các vùng quê Việt Nam đâu đó ta vẫn gặp những chiếc cổng tre sớm chiều khép mở hay những phên liếp trước cửa nhà để che chắn nắng mưa cho ngôi nhà của người Việt. Ở đồng bào các dân tộc ít người, họ nhà tre được sử dụng trong các phần kiến trúc, từ hàng rào phân định ranh giới cho đến mái nhà, cầu thang, bậc cửa, sàn nhà... tất thảy đều có sự hiện diện của tre.

(Tre Việt Nam – Thép Mới)

Đoạn văn trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A.Tự sự và miêu tả

B.Thuyết minh và biểu cảm

C.Nghị luận và tự sự

D.Thuyết minh và miêu tả

Đáp án: D

Đoạn văn trên sử dụng các phương thức biểu đạt thuyết minh và miêu tả.

Câu 23. Cho đoạn văn sau: Vào dịp Tết, những chậu trà mi đỏ tươi, màu đỏ rất sâu, cứ hút lấy cái nhìn của người xem, hoa đỏ đã đẹp, hoa trắng càng đẹp, có cái gì thật trong sáng tinh khôi trong màu trắng trà mi, toàn đoá hoa như một phiến ngọc bạch (1). Đến quá giữa xuân thì hoa lê bắt đầu nở, nhìn cây lê đang nở hoa thấy trên những cành thẳng có những chấm mắt nhỏ gồ ghề, dáng đốt trúc, mấy chùm hoa trắng điểm lên ít lá non, xanh mơn mởn, bóng loáng (2). Cành lê to khoẻ, hoa chỉ điểm năm ba chùm rung động nhẹ như những cánh bướm trắng (3). Măng cụt trong vườn cũng đang nẩy lộc chi chít (4). Vào hè vườn An Hiên vào mùa quả (5). Khởi đầu là mùa thơm: giống thơm Nguyệt Biều vỏ chín đỏ như lửa, cắt ra từng lát tròn to vàng màu mật ong (6). Dâu chín vào tháng năm tháng sáu (7). Sau vườn, cạnh giếng nước có một vạt đất trồng những loại cây leo: hồ tiêu, thanh long, trầu không... (8)

(Bích Loan, Nhà vườn bên dòng sông Hương, http://www.hue.vnn.)

Đoạn văn trên có phải là đoạn văn thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả không?

A.Có

B.Không

Đáp án: A

Đoạn văn trên được viết theo phương thức thuyết minh kết hợp với miêu tả, làm nổi bật hình ảnh của văn hóa nhà vườn tại Huế.

Câu 24. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu văn miêu tả?

A.Đến quá giữa xuân thì hoa lê bắt đầu nở, nhìn cây lê đang nở hoa thấy trên những cành thẳng có những chấm mắt nhỏ gồ ghề, dáng đốt trúc, mấy chùm hoa trắng điểm lên ít lá non, xanh mơn mởn, bóng loáng

B.Măng cụt trong vườn cũng đang nẩy lộc chi chít

C.Khởi đầu là mùa thơm: giống thơm Nguyệt Biều vỏ chín đỏ như lửa, cắt ra từng lát tròn to vàng màu mật ong

D.Sau vườn, cạnh giếng nước có một vạt đất trồng những loại cây leo: hồ tiêu, thanh long, trầu không...

Đáp án: D

Câu 25. Cốm là món quà thiên nhiên ban tặng người nông dân, là món quà của lúa non được kết tinh hương vị đất trời và sương sớm (1). Mỗi một hạt cốm dẻo lại mang trong mình hưỡng sữa non thanh mát, và thơm phức đến độ, chỉ đi qua một gánh cốm rong là đã thấy đưa về thứ mùi nhẹ nhàng, đặc trưng thanh tao đó rồi (2). Bởi vậy, đây là thức quà đặc sản Hà Nội làm quà số 1 để mang về biếu tặng người thân, bạn bè mỗi khi đi du lịch (3). Cuối hè đầu thu, khi hương hoa sữa đi khắp ngõ ngách báo hiệu Thu về cũng là lúc người ta rục rịch làm cốm (4). Làng cốm Vòng lại rộn rã hơn bao ngày thường, người ta xát vỏ, đãi trấu, người ta giã cốm thình thịch, có khi đến khuya vẫn chưa nghỉ tay (5). Cốt sao cho sáng sớm, có gánh cốm thơm, dẻo hơi ấm, trao tận tay những con người đang mòn mỏi đợi thu về trong sắc cốm xanh mát (6).

(https://justfly.vn/discovery/vietnam/hanoi/com)

Đoạn văn trên có sử dụng yếu tố miêu tả không?

A.Có

B.Không

Đáp án: A

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống