Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 bài văn mẫu Thuyết minh về con chó hay nhất, gồm 9 trang trong đó có dàn ý phân tích chi tiết, sơ đồ tư duy và 39 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Video bài văn mẫu Thuyết minh về con chó
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta ai cũng cần có những người bạn thân thiết. Sẽ thật cô đơn và buồn tủi nếu không có ai bên ta để chia sẻ mọi thứ. Xã hội ngày càng phát triển, đôi lúc những người bạn của ta không ai có đủ thời gian để gặp gỡ. Chính vì vậy, càng ngày lại càng có nhiều người xem việc nuôi thú cưng là cách để có người bầu bạn. Bản thân em cũng thế, trong gia đình em có nuôi một chú chó và em luôn coi nó như người thân trong gia đình.
Chú chó nhà em có tên là Đốp. Nó thuộc dòng chó Corgi được nhập từ nước ngoài về. Loài chó này có giá thành khá cao từ 12 - 20 triệu tùy con. Chúng là giống chó chăn gia súc có nguồn gốc từ Pembrokeshire, xứ Wales. Tổ tiên là giống chó đuôi cuộn kiểu Bắc Cực. Ở nước ta, những năm gần đây, giống chó này ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc được nhiều người nuôi để bầu bạn. Tuy nhiên, việc chăm sóc chúng khá khó khăn đòi hỏi người nuôi phải có những hiểu biết nhận định và sự quan tâm đặc biệt dành cho chúng. Chú chó nhà em đã trưởng thành và không còn phát triển quá nhiều như những chú chó nhỏ khác. Thân người dài khoảng 60cm, bốn chân rất ngắn (chưa bằng một gang tay người lớn). Bộ lông màu vàng óng, bốn chân lại màu trắng càng làm cho chúng thêm xinh đẹp hơn. Một đặc trưng nổi bật của chú là đôi tai to, dỏng cao lên, thỉnh thoảng vẫy vẫy cùng với đôi mắt to tròn đen láy như hòn bi ve nhìn rất thông minh khiến chú được mọi người yêu quý vì quá đỗi dễ thương. Chiếc mõm khá dài và màu đen huyền, bên trong là cái lưỡi hồng hào cùng hàm răng thưa không đều nhau rất ngộ nghĩnh. Cái đuôi ngắn ngủn lấp ló sau đám lông dày nhìn mãi chẳng thấy đâu. Chính những nét đẹp rất riêng biệt đó mà không chỉ gia đình em mà những người xung quanh cũng vô cùng yêu quý Đốp.
Khác với giống chó ta, loại chó này khá kén ăn và cần được chăm sóc kĩ lưỡng. Mỗi khi mùa hè đến, em đều mang chú ra tiệm chăm sóc thú cưng để người ta cắt tỉa bớt lông nhằm ngăn không cho thân nhiệt của nó không quá cao, tránh trường hợp bị sốc nhiệt. Hàng tuần cứ đều đặn cuối tuần em đưa chú đi tắm, cắt tỉa bộ móng cho thật cẩn thận, đẹp đẽ, sạch sẽ. Chú ăn thức ăn riêng dành cho thú cưng. Ngoài ra, chú còn rất khoái khẩu với sữa chua và xúc xích. Để chăm sóc tốt loại chó này, chúng ta cần hiểu và nắm được tính cách, thói quen và sở thích để có thể chơi với chúng và nuôi chúng tốt nhất có thể. Chỗ ngủ của Đốp cũng được gia đình em chăm sóc kĩ càng. Chú được ở trong một chiếc cũi sắt màu xanh đẹp đẽ, kèm theo đó là một chiếc đệm, gối và chăn cùng màu. Đều đặn hai tuần một lần, mẹ em thay chăn gối cho chú và mang đi giặt giũ sạch sẽ và diệt khuẩn để tránh bệnh tật.
Corgi là loài chó thông minh và gần gũi với con người. Chú chó nhà em là một minh chứng cho sự thông minh của loài chó này. Không chỉ có chó mà những loài động vật khác đã, đang và sẽ trở thành những người bạn thân thiết của con người. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ động vật nói chung để tạo ra một xã hội văn minh hơn.
I. Mở bài:
- Chó là loài vật thông minh và sống tình cảm, thậm chí hơn cả loài mèo nữa.
- Chó là loài động vật gần gũi và dành nhiều tình cảm
II. Thân bài:
1. Phân loại:
- Chó ta chó tây chó Béc Chihuahua v.v...
- Nhưng chủ yếu ta thuyết minh về chó nhà.
2. Cung cấp những tri thức về đặc điểm hình dạng:
- Từ khái quát đến cụ thể, từ đầu --> đuôi (Thông tin trên mạng, trong đời sống, và cả ở bài của Susu kia nữa). Chú ý nêu những đặc điểm nổi bật: Là loài động vật!
3. Thuyết minh về đặc điểm sống:
- Đặc điểm phát triển cơ thể - không phải là miêu tả như bên trên (mấy ngày mở mắt, biết đi, tự lập, trưởng thành v.v..).
- Đặc điểm sinh sản (lứa, số con 1 lứa v.v...)
- Đặc điểm tổ chức: Bầy đàn/ riêng lẻ v.v..., quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái v.v..
- Đặc điểm sống: Các tập tính, thói quen...
Vd: Chúng thường khoanh vùng sống bằng nước tiểu...
4. Vai trò:
- Là vật nuôi (chỉ rõ ra là vật nuôi như thế nào)
- Là người bạn
- Ngoài ra: Chó đặc vụ, cảnh sát v.v...
- Phân tích từng vai trò (tại sao nó lại có thể làm thế, nó làm thế như thế nào)
5. Quan hệ của chúng với con người:
- Thân thiết, trung thành v.v...
6. Mở rộng vấn đề:
- Thái độ hiện trạng của con người (tình cảm, yêu quý, làm thịt v.v...) ==> Đánh giá nên hay không nên
- Giải pháp và hướng đi cho việc đối xử với loài vật này.
III. Kết bài:
- Đánh giá chung và riêng về nó..
- Suy nghĩ của bản thân
Các bài mẫu khác:
Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng biết chó là một con vật đáng yêu và rất hữu ích đối với con người. Nhiều người xem chúng như dũng sĩ giữ nhà, một số người còn xem chó là một người bạn trung thành. Nhưng chúng ta có biết rõ về chó chưa? Chúng mình hãy cùng tìm hiểu về con vật đáng yêu này!
Chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 12.000 năm vào thời kì đồ đá.Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói, còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ màu xám.
Chó là loài động vật 4 chân, ăn tạp. Kích thước trung bình của chó là dài 40-160 cm. Mắt chó có đến 3 mí: Một mí trên, một mí dưới và mí thứ 3 nằm ỡ giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khói bụi bẩn. Tai của chúng rất thính, có thể nhận được 35000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất thính như tai. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Chi kiểu có ngón: Chi trước 5 ngón, chi sau 4 ngón. Ngón có vuốt nhưng không co rút được, vì vậy nên nó không leo trèo và khó giữ mồi lâu. Chó chạy xa và mềm nhờ chân dài. Não chó rất phát triển. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động rồi sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém, chỉ nhìn thấy 2 màu đen-trắng. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay đuôi che lấy cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình. Màu sắc lông đa dạng. Chó có đến 2 lớp lông: Lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong những ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ “hạ nhiệt” trong những ngày oi bức
Chó con mới sinh ra thì nhắm mắt, sau một tháng nó mới mở mắt và bắt đầu đi đứng được. Lúc mới ra đời, chó không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loại thú này là 42 chiếc. Chúng ta phải thừa nhận một cách chắc chắn rằng chó là một con vật “đa năng”: Chó giữ nhà, chó cảnh, chó săn bắt, chó thể thao, chó nghiệp vụ….. Chó nghiệp vụ lại được đào tạo chuyên sâu hơn như chó phát hiện, phòng ngừa mối sử dụng trong ngành nghiên cứu hộ đê điều; chó cảnh sát giúp phát hiện ma túy, săn bắt tội phạm; chó làm các dịch vụ bảo vệ; chó cứu hộ trong các tình trạng khẩn cấp như động đất, thiên tai, bão lũ….; chó săn bắt mồi, chim chóc…. Không thể kể hết những công việc mà chó có thể giúp đỡ hoặc thay thế con người. Nhờ trí thông minh, sự nhanh nhẹn …Chó có thể tiếp thu mọi tín hiệu, hiệu lệnh của người điều khiển rồi làm theo sau khi nhìn con người làm mẫu. Trí thông minh của chó chỉ đứng sau khỉ nhưng xếp trên cá heo. Tuy nhiên theo Pavlop, có thể huấn luyện được một con chó thông minh chứ khó dạy dỗ được nó như con khỉ. Điều đó cho thấy chó là loài vật biết tiếp thu, nghe lời. Nhờ các cơ quan khứu giác, thính giác cực kì phát triển nên chó có khả năng nhận biết, phát triển các vật thể, dấu hiệu lạ từ xa để thông báo cho con người đề phòng.
Trong văn hóa, tâm linh của một số dân tộc, chó được thờ cúng tại các đền thờ, miếu mạo. tục thờ chó Ka phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới (Đông Nam Á, Tây Nam Á, Đông Á). Trong thần thoại vùng Địa Trung Hải và Cận Đông, hình tượng chó, kẻ canh giữ gia súc đã sớm trở thành kẻ canh giữ thế giới âm phủ.
Chó có rất nhiều loại và từ đó người ta đặt tên cho chúng. Khi nhắc đến những loại chó được huấn luyện để tìm dấu vết tội phạm, phát hiện ma túy thì không thể nói đến một loại điển hình, đó là chó Béc-giê. Chó Béc-giê là giống chó thuần chủng của Đức. Loại chó này thường có chân cao bụng thon, tai to và dựng đứng giống như chó sói. Đặc biệt chó Béc-giê rất thông minh, khứu giác và thính giác rất phát triển. Chính vì vậy mà người ra thường duy trì chó Béc-giê truy tìm dấu vết tội phạm, phát hiện ma túy hay những công việc khác cũng đòi hỏi sự thông minh nhanh nhạy. Còn khi nhắc đến chó cảnh thì ta cũng hiểu đó chính là chó nhà. Những con chó này thường được nuôi làm cảnh đồng thời kiêm cả nhiệm vụ giữ nhà. Có rất nhiều loại chó cảnh như: Chó xù, chó Nhật, chó mini, chó Bắc Kinh, chó Chihuahua Pox. Nếu như lông chó Béc-giê ngắn và mượt thì chó cảnh thường có bộ lông dài và có thể mượt hay xù.
Chó hữu ích và rất gần gũi với con người, do đó chúng ta cần chăm sóc tốt cho chúng. Chăm sóc chó cũng khá đơn giản, công việc này không phức tạp và việc luyện tập cũng vậy. Với tính hiền lành của chúng thì thật dễ hòa đồng và nhanh hiểu được những điều mà gia đình bạn cần ở chúng, chỉ cần bạn có sự quan tâm đến chúng và dắt đi dạo thường xuyên, mỗi một tuần thì tắm cho nó một lần và đôi khi bạn cũng cần chải lông cho con vật yêu của mình. Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho chúng định kì theo chỉ định của bác sĩ thú y giúp chú chó khỏe mạnh.
Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó. Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho con người.
Có thể khẳng định rằng, loài người được ra đời và trở thành loài động vật bậc cao nhất trong giới tự nhiên. Nhưng con người không ích kỷ mà sống dung hòa với những loài động vật khác. Những loài động vật có sự tiến hóa gần với người sẽ được con người thuần hóa và nuôi dưỡng. Một trong những ví dụ tiêu biểu cho chúng chính là loài chó.
Chó là loài động vật được thuần hóa sớm nhất. Theo những di vật khảo cổ để lại, các nhà khoa học nhận định, loài chó đã được thuần hóa cách đây 12000 năm vào thời kỳ đồ đá. Tổ tiên của chó bao gồm cả cáo và chó sói. Hiện nay, cáo và chó sói vẫn tồn tại và thường sống ở nơi rậm rạp như rừng núi và hang sâu. Chó thuộc loài động vật có vú, lớp động vật có xương sống. Chính vì thế mà các đặc điểm sinh sản, sinh hoạt, tập tính sống và giai đoạn phát triển của chó gần giống với loài người. Nhưng trước khi tìm hiểu về những thông tin đó, cần nhận dạng đặc điểm bên ngoài của nó với những loài khác. Loài chó dù có lai tạo ra nhiều giống khác nhau nhưng vẫn có đặc điểm chung để nhận diện. Thứ nhất, chó đi bằng bốn chân gọi là chi trước và chi sau. Đuôi chó dài và tỷ lệ với kích thước của cơ thể. Đầu nhỏ, mõm dài, răng nanh sắc nhọn, răng cửa và răng hàm lớn nhưng không sắc bén như trước kia khi chưa được thuần hóa. Mắt của chó khá to, có con ngươi lớn hơn của người. Lông mi mắt cũng dài và sụp xuống hơn so với mắt người. Mũi của chó có hình tam giác khi nhìn chính diên, lúc nào cũng ướt, có những đốm nhỏ xung quanh mép và mõm. Lưỡi của cho dài, thường có khoang màu đen bên trong. Lưỡi của cho thô ráp hơn so với người. Não chó nhỏ, thùy não kém phát triển. Ngôn ngữ của chó chỉ đơn giản là những tiếng kêu "gâu gâu", thường được gọi là tiếng sủa. Con chó càng trưởng thành, tiếng sủa càng vang và lớn. Chó là loài nhiều lông, mỗi giống chó khác nhau sẽ có độ dài, màu sắc và đặc điểm khác nhau. Các chi của chó phía dưới có phần thịt đệm, có móng vuốt, thường có bốn móng vuốt tương ứng với bốn ngón chân của chúng. Tai cho thường lớn, hướng ra ngoài để hứng âm thanh rọi vào màng nhĩ. Chính vì những đặc điểm tính trạng này mà chó có khả năng nghe được sóng siêu âm và sóng hạ âm, những âm thanh ở rất xa con người. Phần đêm thịt của chân cũng giúp chúng có khả năng nhảy, chạy mà không bị thương tích nặng như con người. Răng của chó sắc nhọn vì những thức ăn chúng dùng cần xé, bẻ nhiều hơn so với con người. Thính giác của chó kém hơn của con người. Mắt của cho chứa nhiều noron hỗ trợ nhìn vào ban đêm hơn so với ban ngày. Bởi thế mà ban đêm, chó có thể nhìn mọi vật rõ hơn con người và ban ngày thì kém hơn.
Lúc mới sinh, chó con chưa mở mắt. Mắt chó con vẫn nhắm nghiền cho đến khi khoảng 15 ngày sau sinh, chó con mới mở mắt. Cũng giống với trẻ sơ sinh, vừa mới chào đời, chó con cũng không có răng nhưng bốn tuần sau, một chú chó đã có thể có tới 28 chiếc răng mặc dù các giai đoạn sinh trưởng của chó gần giống người nhưng nhanh chóng hơn bởi vậy nên vòng đời của chúng cũng ngắn hơn so với người rất nhiều. Chó có đến hai lớp lông. Một lớp lông ngoài có màu sắc, độ mượt, độ xù, độ dài theo từng giống. Lớp lông này có tác dụng làm đẹp cho chúng. Cũng có thể đánh giá sơ bộ về sức khỏe của chúng qua lớp lông này. Một lớp lông bên trong có tác dụng giữ ấm, khô ráo trong mùa mưa rét. Chó đa phần không thích bị ướt nên lớp lông lót này có nhiệm vụ giúp chúng thoải mái. Lớp lông ngoài của chúng sẽ rụng và mọc ra lớp lông mới. Khi phát triển đến một giai đoạn nhất định, lớp lông ấy sẽ được trút bỏ để thay vào đó một bộ lông mới. Thường định kỳ sẽ là 2 tháng một lần rụng lông. Lông mới mọc cũng rất nhanh. Khi lớp lông cũ được trút bỏ hết thì lớp lông mới cũng mọc xong. Bởi thế mà không có khi nào chúng ta nhìn thấy chúng trần trụi và không có lông.
Chó được con người thuần hóa để làm nhiệm vụ trông giữ nhà cửa. Hiện nay, khi đời sống con người ngày càng được nâng cao, chó không chỉ làm nhiệm vụ trông giữ nhà mà còn làm thú cưng, người bạn đối với người, chó nghiệp vụ,… Cũng vì những mục đích nuôi dưỡng chó khác nhau mà có những giống chó được lai tạo phù hợp. Chẳng hạn, chó nuôi làm thú cưng, thường đẹp, kích thước nhỏ, lông mượt. Tóm lại, là thú cưng nên chúng đều rất đẹp. Không chỉ thế chúng còn có những chế độ chăm sóc đặc biệt. Chó nghiệp vụ thường có kích thước lớn hơn thú cưng, có những giác quan nhạy bén, có độ thông minh cao, được huấn luyện kĩ càng để làm nhiệm vụ…. Ở Việt Nam hiện nay, có thể bắt gặp rất nhiều giống chó lạ, độc. Những người ưa thích thú nuôi đặc biệt là chó thì thường tìm những giống chó đẹp độc để thỏa mãn sở thích của mình. Đáp ứng nhu cầu yêu động vật của con người, các quán cà phê chó, cà phê mèo mọc lên. Có thể thấy rằng, xã hội càng phát triển, nhu cầu về thú nuôi càng lớn, con người ngày càng muốn gần gũi hơn với động vật, thế giới tự nhiên. Chó là loài động vật thông minh có thể hiểu được tâm tư tình cảm của con người và đặc biệt có tình cảm giống như con người. Bởi lý do đó mà chúng được coi là loài gần gũi nhất với con người.
Có câu: "Chó là người bạn trung thành". Chúng luôn biết cách thể hiện tình cảm với chủ của mình và không bao giờ phản bội lại chủ. Ai đối xử tốt với nó, nó sẽ không bao giờ cắn lại. Đó là đặc tính mà loài người luôn yêu mến loài động vật này.
Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn. Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất.
Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta. Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày. Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời.
Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù. Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ. Thì khi ấy còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất rồi.
Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó. Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho con người. Con chó luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Vì thế, chúng ta cần yêu thương và chăm sóc tốt cho chúng.
Trong tất cả các giống vật nuôi, loài vật đáng yêu và gắn bó với con người hơn cả là những chú chó. Chó trung thành và dễ gần, được xem là một người bạn thân thiết của con người.
Chó là giống vật đầu tiên được con người thuần hóa cách đây khoảng 12000 năm vào thời kì đồ đá. Họ hàng nhà chó có cả cáo và chó sói. Loài chó ngày nay được thuần hóa từ một loài chó nhà màu xám.
Chó có kích thước trung bình từ 40 đến 160cm, trọng lượng từ 1 đến 80 kg. Chó là loài động vật có bốn chân, chân thường có 4 ngón và 1 ngón treo gọi là ngón cái, ngực nở, bụng thon, ăn tạp. Mắt chó có 3 mí, 1 mí trên, 1 mí dưới và mí ở giữa hơi sâu vào bên trong giúp tránh bụi bẩn xâm nhập vào mắt. Mắt chó rất kém, chỉ có thể nhìn được hai màu đen và trắng. ngược lại, tia chó lại rất thính, nó có thể nhận ra 30000 mì chỉ trong vòng một giây. Mũi chó cũng thính như tai. Con người có thể ngửi thấy mùi thức ăn trong nhà bếp nhưng chó có thể phân biệt được mùi của từng gia vị, thậm chí với những loài chó săn, chúng có thể nhận ra cả mùi nấm mốc, bởi mũi của chúng có thể phân biệt 200.000.000 mùi. vào mùa đông lạnh, ta thường thấy hiện tượng chó lấy đuôi che cái mũi ướt. đó là một cách để chúng giữ nhiệt, không để khí lạnh tràn vào phổi. Ngón chân của chó có vuốt nhưng lại không co duỗi được nên không thể leo trèo như mèo và khó giữ mùi lâu. Tuy vậy chó lại được phú cho tài chạy nhanh bởi bốn chân dài và khỏe. Lông chó rất đa dạng, thường có 2 lớp lông, lớp lông mượt mà dễ thấy ở bên ngoài và lớp lông lót bên trong giúp chó khô ráo trong những ngày mưa rét hoặc hạ nhiệt trong những ngày nắng nóng. Đuôi chó dài, phủ kín lông, là bộ phận thể hiện rõ nhất tình cảm của chúng khi xúc động. Chó có bộ tiêu hóa rất tốt và hàm răng rất cứng nên chúng đặc biệt thích gặm xương. Chó mới sinh bao giờ cũng nhắm mắt, lông tơ mỏng, phải sau 1 tháng cứng cáp mới có thể đi lại được bình thường. Chó con sau mấy tuần tuổi đã có răng. Bộ hàm đầy đủ của chó có tới 42 chiếc. Chó mẹ nuôi con và chăm con bằng sữa. Chó có rất nhiều loài, chó béc giê, chó phốc, chó chihuahua, chó alaska,... mỗi loài có một giá trị riêng, có loài giá trị của nó lên tới hàng trăm triệu đồng.
Chó là loài vật rất gần gũi với con người bởi loài chó rất thông minh, rất trung thành với chủ, giúp được con người rất nhiều việc hữu ích như trông nhà, cứu hộ, kéo xe, trinh thám, săn bắt. Nhờ trí thông minh nhanh nhẹn nên chó tiếp thu mọi tín hiệu rất nhanh của người điều khiển rồi làm theo rất chính xác. Chó là loài thông minh nhất sau khỉ, bởi chúng có ô quan thính giác và khứu giác rất phát triển, có thể nhận biết, xác định các vật ở xa hàng chục mét. Chó điệp vụ được đào tạo để giúp cho nhiều ngành nghiên cứu, trong trinh sát, giúp các chiến sĩ cảnh sát xác định phương hướng kẻ thù, phát hiện ra dấu hiệu của tội phạm. Ngoài ra, chó còn là đề tài đã rất nhiều lần đi vào truyện, thơ, phim ảnh như "Sói hoang", "101 chú chó đốm",...
Chó rất gần gũi với con người, nên ta cần chăm sóc tốt cho chúng. Chăm sóc cho chó rất đơn giản và việc luyện tập cho nó cũng không phức tạp. Với tính hiền lành của chúng thì cho rất dễ hòa đồng và nhanh hiểu được những điều mà con người cần ở chúng. Lông chó rất dễ bám bụi, nên ta phải thường xuyên tắm rửa và chải lông cho chúng. Đáng lưu ý nhất là phải tiêm vắc xin phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm.
Chó là loài động vật trung thành và cũng rất thông minh. Hãy chăm sóc và bảo vệ chúng để chúng có thể có được những thứ xứng đáng với những gì chúng được hưởng.
Chó là một loài động vật rất có ích cho con người. Nó trung thành, dễ gần và là bạn của con người. Cũng có thể vì thế mà người ta gọi nó là “linh cẩu”.
Chó có rất nhiều loại khác nhau. Chúng là một trong số những loài động vật được thuần dưỡng sớm nhất. Trung bình chó có trọng lượng là từ một đến tám mươi ki-lô-gam. Chúng là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 12.000 năm vào thời kỳ đồ đá. Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói (một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước). Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám.
Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau bốn tuần tuổi đã có thể có hai mươi tám chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là bốn mươi hai chiếc. Mắt chó có đến ba mí: Một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng thì cực thính, chúng có thể nhận được 35.000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất tuyệt vời. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi.
Khi muốn phân nhận dạng một vật thể, đầu tiên chúng dựa vào “chuyển động” sau đó đến “ánh sáng” và cuối cùng là “hình dạng”. Vì thế thị giác của chúng rất kém, ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay đuôi che lấy cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình. Hai lớp lông của chó gồm lớp bên ngoài và lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong những ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ “hạ nhiệt” trong những ngày oi bức.
Chó là loài động vật có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc nhưng khi đi thì cụp vào. Chó có bộ não rất phát triển, xương quai hàm cứng. Đặc biệt, tai và mắt chó rất thính và tinh khi vào ban đêm. Chó vẫy đuôi để biểu hiện tình cảm. Bộ phận tiêu hóa của chúng rất tốt.
Chó có đặc tính là chạy rất nhanh bằng bốn chân, tốc độ lao về phía trước khoảng từ bảy mươi đến tám mươi ki-lô-mét trên một giờ. Hơn nữa, chó cũng có khả năng đánh hơi rất tài. Hiện nay chó hoang dã vẫn còn tồn tại, nhưng chó được thuần dưỡng như chó nhà, chó cảnh thì phổ biến hơn.
Chó thuần dưỡng có nhiệm vụ trông, giữ nhà và thường nặng từ mười lăm đến hai mươi ki-lô-gam, có tuổi thọ trung bình từ mười sáu đến mười tám năm. Loại chó bắt được tội phạm được gọi là chó nghiệp vụ, trinh thám và thường rất to, cao, tai vểnh, hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt và thông minh. Chúng được nuôi rất công phu. Một số loại chó khác như chó săn thường rất khôn. Chó cứu hộ được dùng trong việc cứu nước ở các bến cảng, sân bay… nơi xảy ra sự cố.
Ở một số nước trên thế giới, chó còn chuyên để kéo xe. Nhưng không hẳn là chỉ có ích, nó còn rất dễ bị bệnh, đó là bệnh “dại”. Thường là thời gian đầu chó rất bình thường, ít người phát hiện ra để đề phòng. Khi bị chó dại cắn, lúc bấy giờ mới thấy rõ việc nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy cần phải tiêm phòng cho chó thường xuyên theo định kỳ để tránh bị mắc bệnh.
Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó. Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho con người.
Con chó luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó giống như một người bạn thực thụ của con người.
Chó là một loài vật nuôi gắn bó với con người. Cũng giống như mèo, chó đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó.
Chó chính là loài động vật đầu tiên được con người thuần hóa với nguồn gốc là sói hay cáo. Sau khi được thuần hóa, loài chó trở thành vật nuôi trong nhà. Chúng có rất nhiều loại khác nhau.
Chó là một loài vật có trí thông minh đặc biệt, theo các nhà nghiên cứu thì trí thông minh ấy có thể ngang ngửa một đứa trẻ hai tuổi. Nếu được huấn luyện tốt, chó có thể hiểu được khá nhiều từ, phân biệt được âm thanh, hình ảnh. Sở dĩ loài chó vô cùng thân thiết, gần gũi với con người là bởi chúng cũng có những biểu hiện cảm xúc, vui, buồn, mừng, tủi hệt như một đứa trẻ. Các giác quan của loài vật này vô cùng nhạy bén, đặc biệt là thính giác và khứu giác. Khứu giác của chó mạnh hơn của con người đến 10.000 lần. Khi ngủ, chúng thường cuộn mình lại như là một bản năng để giữ ấm cơ thể cũng như bảo vệ “cơ quan nhạy cảm” của mình.
Cũng giống như nhiều loài vật khác, loài chó có sự đa dạng về nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, đặc tính sống…Giống chó cao nhất thế giới là Great Dane, điển hình là một chú chó cao 2,1m ở Anh, được coi là chú chó cao nhất thế giới. Chihuahua chính là giống chó nhỏ nhất thế giới. Về cân nặng, loài chó được xem là nặng nhất thế giới chính là loài St. Bernard với trọng lượng lên đến 120kg khi đến độ tuổi trưởng thành. Bên cạnh việc quan tâm đến giống, nguồn gốc của một chú chó, người ta còn quan tâm đến cả tuổi của nó. Nhiều khi người ta ước tính độ tuổi của loài này qua việc quan sát gương mặt chúng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu được chó sống ở thành thị thường có độ tuổi vượt trội hơn so với những con sống ở nông thôn. Bên cạnh đó, những yếu tố tác động từ một môi trường dân cư đông đúc, giao thông tấp nập cũng phần nào tác động tích cực lên tuổi thọ của những con chó ở thành thị so với nông thôn.
Ngày nay, chó được xem là loài động vật được con người nuôi nhiều nhất thế giới, được con người coi như người bạn, người thân của mình. Với hàm răng sắc nhọn, sự tinh khôn, nhạy bén của các giác quan và tính trung thành, chó giúp con người trông nhà trông cửa, giúp người nông dân chăn cừu trên đồng ruộng, kéo xe trên bãi tuyết và nhiều khi còn làm cả nhiệm vụ dẫn đường. Trong văn hóa, loài chó cũng mang nhiều biểu tượng văn hóa, tâm linh. Đó là tín ngưỡng thờ chó ở rất nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Trong thần thoại một số quốc gia, chó bên cạnh hình tượng là kẻ canh giữ gia súc, loài vật này còn được coi là loài canh giữ âm phủ. Trong nghệ thuật, ta cũng bắt nhiều nhiều nhà điêu khắc, họa sĩ, nhà văn, nhà thơ quan tâm và hướng cảm quan nghệ thuật của mình đến loài chó.
Là loài vật thân quen và được xem là trung thành nhất của con người, chó cũng có những đặc điểm thú vị đến kỳ lạ mà không phải ai cũng biết. Trên khắp thế giới, chó được nuôi rộng rãi và được con người rất yêu quý, đặc biệt là ở phương Tây nhưng trên thực tế, phải đến tận năm 1960, loài chó mới được nuôi nhiều ở các gia đình phương Tây.
Loài chó đã đem lại ý nghĩa tinh thần to lớn trong cuộc sống của con người. Chính bởi vậy mà đây là loài động vật gắn bó nhất với con người.
Đối với con người, chó là một loài động vật vô cùng thân thiết đã từ lâu đời. Là một loài vật có nhiều đức tính tốt cũng như lợi ích khi nuôi nên nó được coi như người bạn trung thành.
Những chú chó đã trở thành những người bạn vô cùng quen thuộc. Nếu xét về cấu tạo, đầu chó hơi nhỏ. Đôi tai hình tam giác lúc nào cũng vểnh lên, dựng đứng. Mắt chó có đến ba mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Não chó rất phát triển. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém, chỉ nhìn thấy ba màu xanh lục - xanh, dương - vàng. Tuyến nước bọt của chó có một hệ miễn dịch đặc biệt, có thể khử trùng và đây mạnh quá trình lành của vết thương. Bộ lông chó tùy từng loài có màu sắc khác nhau và sự dài ngắn cũng tùy thuộc vào giống chó và thời tiết. Chó ở những vùng thời tiết mát mẻ, thuận lợi, lông thường gọn và ngắn, chó ở những vùng có thời tiết lạnh thường có xu hướng mọc rậm và dài. Điểm đặc biệt là chó có đến hai lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong những ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ “hạ nhiệt” trong những ngày oi bức. Đây là loài động vật có bốn chân, có móc vuốt sắc nhưng thường ta không thấy rõ vì khi đi, chân chúng cụp vào. Một số giống chó như là Béc-giê, Collie, Labrador, Chó Bắc Kinh…
Chó là loài động vật đầu tiên được loài người thuần hóa làm vật nuôi trong nhà cách đây khoảng mười lăm nghìn năm. Tổ tiên của loài chó là loài chó sói. Khi là vật nuôi trong nhà, những chú chó chẳng khác nào những người bảo vệ trung thành, nếu có một chú chó trong nhà thì sẽ vơi đi nỗi lo mất trộm vào ban đêm cũng như khi vắng nhà. Với khả năng đánh hơi, chó còn được cảnh sát sử dụng trong việc đánh hơi tìm tội phạm hoặc vật chứng, không chỉ vậy, chó còn tham gia bắt tội phạm nhờ vào khả năng chạy rất nhanh của mình và có không ít những câu chuyện những chú chó như vậy lập được nhiều công cho loài người. Ở một số nước, người ta còn sử dụng chó để chăn cừu, kéo xe, dẫn đường cho người khiếm thị…
Là một loài vật có ích với chúng ta như vậy nên con người cũng cần có cách đối đãi và chăm sóc phù hợp. Một chú chó cũng cần thường xuyên được tắm rửa để giữ vệ sinh. Đặc biệt, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra bộ lông của “người bạn nhỏ” này vì rất dễ có những con rận đang trú ngụ trên lông và làm cho chúng khó chịu mỗi ngày. Đừng để những chú chó nằm dưới đất mà hãy cho chúng có một chỗ đẹp đẽ riêng có đủ “chăn” để giữ ấm, nhất là vào mùa đông. Chó là loài vật rất thông minh nên để tránh những điều rắc rối trong sinh hoạt, cần rèn luyện cho chúng cách không ‘đi” bừa bãi ra nhà mà đúng nơi quy định. Và một việc rất quan trọng đó là vấn đề ăn uống, đừng để những chú cho bị đói, cho chúng ăn mỗi ngày ba bữa với những đồ chúng ta thường ăn như thịt, cơm, nhất là chó rất thích những khúc xương. Đặc biệt đừng xua đuổi hay đánh những con chó, dù chúng là chó của ai, có thể là chó gặp ngoài đường, chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ và tôn trọng “những người bạn bốn chân” trung thành của mình.
Con người thậm chí có thể bỏ nhau lúc hoạn nạn, những chú chó thì lúc nào cũng trung thành với chủ của mình, dù là ở khó khăn bao nhiêu, thậm chí phải hi sinh chúng cũng sẽ quyết bên chủ đến đến cùng. Vậy nên, con người chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ, trân trọng và yêu quý chúng như những người bạn thực thụ của mình.
Trong các loài vật nuôi nhà thì chó được coi là một loại vật nuôi được tất cả mọi người lựa chọn để trông nhà. Con chó từ lâu đã trở thành một người bạn đồng hành của con người và hiện nay còn được sử dụng rất nhiều trong các ngành cảnh sát và bảo vệ an ninh. Một chú chó cưng trong nhà là một sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết tất cả các gia đình.
Chó là loài động vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa từ loài chó sói. Thời gian mang thai trung bình của chó kéo dài khoảng sáu mươi đến sáu mươi hai ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến sáu mươi lăm ngày. Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau bốn tuần tuổi đã có thể có hai mươi tám chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là bốn mươi hai chiếc.
Mắt chó có đến ba mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng rất thính, chúng có thể nhận được 35.000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất thính như tai. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Não chó rất phát triển. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém,chỉ nhìn thấy hai màu đen - trắng. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay lấy đuôi che cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình. Bộ lông của chúng có hai lớp, giúp giữ ấm cơ thể cho chúng.
Ngày nay, nhu cầu nuôi chó cảnh đang được phát triển nên những giống chó nhỏ hoặc chó thông minh được nhiều người chơi quan tâm đến. Điều này cũng không có gì khó hiểu bởi chó là con vật thủy chung, gần gũi với con người. Chó giúp con người rất nhiều việc như trông nhà cửa, săn bắt, và được coi là con vật trung thành, tình nghĩa với con người.
Chó là một loài động vật rất thông minh trong tất cả mọi công việc. Có thể nói chó là một loài động vật không bao giờ phản bội chúng ta và là một người bạn đồng hành của con người trong tất cả mọi hoàn cảnh.
Chó được con người nuôi trong nhà để giữ nhà, ngoài ra chó còn là người bạn gần gũi với con người.
Chó là giống vật nuôi đầu tiên con người thuần hóa. Tổ tiên loài chó bao gồm cả cáo và chó sói còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ. Khi ra đời chó con không có răng nhưng chỉ sau bốn tuần tuổi đã có thể có hai mươi tám chiếc răng. Tai thính, khứu giác của chúng cũng rất tuyệt vời. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con con nằm sâu trong rừng. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng, nhưng thị giác của chúng rất kém.
Chó có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc. Chó có bộ não rất phát triển, xương quai hàm cứng. Đặc biệt, tai và mắt chó rất thính và tinh vào ban đêm. Chó vẫy đuôi để biểu hiện tình cảm. Chó chạy rất nhanh bằng bốn chân, chó cũng có khả năng đánh hơi rất tài.
Chó thường trông nhà, chó còn phục vụ trong ngành cảnh sát, cứu hộ… chúng có rất nhiều tác dụng khác nhau vì đây là loài động vật thông minh, nếu huấn luyện tốt sẽ rất nghe lời. Chó là động vật luôn trung thành và là người bạn của chúng sẽ giúp việc đắc lực trong nhiều việc khác nhau.
Hãy yêu mến loài chó bởi sự trung thành và luôn biết nghe lời bạn, ở đâu đó còn ngược đãi loài chó hãy dừng lại bởi đây là loài động vật thông minh, lạnh lợi và đừng làm hại chúng.
Mỗi một loài vật đều có những đặc tính riêng, vai trò riêng. Và loài chó - một loại vật nuôi rất phổ biến của con người cũng vậy.
Chó là một trong số rất nhiều vật nuôi trong gia đình. Nó là giống vật nuôi mà con người thuần hóa. Tổ tiên của loài chó là cáo cáo và chó sói (loài động vật gần giống chồn).
Trên thế giới có rất nhiều loại chó. Dựa vào đặc điểm khác nhau mà người ta đặt tên cho chúng. Tuy nhiên vẫn có những đặc điểm nhận dạng riêng về chó. Nhưng chúng đều mang những đặc điểm chung, đó là một loài động vật có bốn chân: hai chân trước và hai chân sau. Chân nó thường có bốn ngón và một ngón treo, móng con. Giống như mèo, lòng bàn chân nó có lớp thịt đệm rất êm. Trên người chó có hai lớp lông, lớp bên ngoài mắt nhìn thấy, còn lớp lót bên trong có nhiệm vụ giữ ấm cho chúng trong những ngày mưa rét và “hạ nhiệt” trong những ngày oi bức rất kì diệu. Đầu nhỏ, mõm dài, răng nanh sắc nhọn tuy nhiên không sắc bén như khi chưa được thuần hóa. Bộ não nó phát triển và xương quai hàm thì cứng. Não chó nhỏ, thùy não kém phát triển. Mũi chó hình tam giác, lúc nào cũng ướt. Xung quanh mép và mõm có những đốm nhỏ. Lưỡi chó dài, thô ráp. Ngôn ngữ của chó đơn giản là những tiếng kêu “gâu gâu” - tiếng sủa của chúng. Chó càng trưởng thành, tiếng sủa càng lớn, vang hơn. Đuôi chó dài và tỷ lệ phù hợp với kích thước của cơ thể nó.
Đặc biệt là đôi mắt sáng được ví như “đèn pha ô tô” của nó. Mắt chó được cấu tạo với ba mí: mí trên, mí dưới và mí giữa. Mí nằm giữa hơi sâu vào phía trong, bảo vệ mắt chó khỏi bụi bẩn xung quanh. Tai chó thường lớn, hướng ra ngoài để âm thanh rọi vào màng nhĩ. Với khả năng cảm nhận được 35.000 âm rung trong vòng một giây, tai chúng cực kỳ thính, có thể nghe âm thanh ở rất xa. Đặc biệt nhất là chiếc mũi của chúng vô cùng nhạy bén.
Chó sinh con, mỗi lứa sinh từ một đến khoảng năm, sáu con. Có loài sinh nhiều hơn. Khoảng mười lăm ngày sau sinh, chó con mới mở mắt. Giống trẻ sơ sinh chó con ban đầu cũng không có răng. Nhưng bốn tuần sau, chúng có thể có tới hai mươi tám chiếc răng. Quá trình sinh trưởng của chúng diễn ra khá nhanh nên tuổi thọ thường ngắn hơn so với con người. Khi phát triển đến một giai đoạn nhất định, chó sẽ thay lông mới, đổi màu sắc và lông mềm mượt hơn. Thường hai tháng chúng rụng lông một lần.
Khả năng chạy của chó rất nhanh, chúng lao về phía trước với tốc độ khoảng từ bảy mươi đến tám mươi ki-lô-mét một giờ. Loài chó lúc vui mừng thường vẫy đuôi. Chúng không phải loài kén ăn nên khá dễ nuôi. Ngoại trừ các giống chó quý hiếm, quý tộc được sống trong gia đình có điều kiện.
Chó là người bạn thân thiết của con người, là vật nuôi không thể thiếu trong cuộc sống. Trước hết, nhắc đến chó, người ta nghĩ ngay đến lòng trung thành của nó. Chó nuôi trong nhà làm nhiệm vụ trông giữ nhà cửa. Loài chó này dữ dằn và rất thính, tiếng sủa vang và to. Nó sống trong gia đình và trở thành người bạn thân thiết của con người. Dù bị đưa đi xa, chỉ cần được thả nó chắc chắn sẽ tìm đúng đường về. Nhiều câu chuyện cảm động về chó cứu chủ đã chứng minh lòng trung thành, tình nghĩa của nó. Ngày nay, người ta còn nuôi chó làm cảnh, làm thú cưng, chăm sóc nó như con người. Những người cô đơn, già cả hay thích nuôi chó để làm bạn. Với những giống chó lớn như Béc-giê, người ta thuần hóa thành chó nghiệp vụ, phục vụ công tác truy bắt tội phạm, phá án điều tra. Chúng được huấn luyện khả năng đánh hơi, tốc độ và cả khả năng chiến đấu. Ở một số nơi trên thế giới, chó còn chuyên để kéo xe.
Bên cạnh đó, tác hại của chó là gây ra “bệnh dại” cho con người. Đôi khi, chúng còn tấn công con người, gây nguy hiểm đến tính mạng. Điều đó đòi hỏi người nuôi cần chú ý chăm sóc, phát hiện và chữa trị cho nó. Biện pháp tốt nhất là tiêm phòng cho nó thường xuyên.
Chó là vật nuôi đáng quý đối với con người. Hãy trân trọng và giữ gìn vai trò của những loài vật nhỏ bé trong cuộc sống của chúng ta hôm nay.
Chó là một loại vật nuôi quen thuộc đối với con người. Nó là một loài động vật thông minh, trung thành và giàu tình cảm.
Nguồn gốc của loài chó nhà bắt nguồn từ chó sói - một loại động vật có vú sinh sống từ khoảng bốn mươi triệu năm trước. Trải qua nhiều năm, nó được con người thuần hóa rồi dần trở thành loại chó nhà như hiện nay.
Trọng lượng nhỏ nhất của một con chó là khoảng 1 - 1,5 kg. Trọng lượng lớn nhất mà một con chó có thể đạt được có thể lên đến hàng chục ki-lô-gam. Các giác quan như thị giác, thính giác và khứu giác của một con chó phát triển mạnh. Nó có một đôi mắt rất to, tai dựng và mũi nhạy, nhờ đó chúng có thể theo dấu con mồi thành công, dù là săn đơn độc hay theo bầy. Giống như tất cả các động vật có vú, sau khi con non được sinh ra con mẹ cho con non bú và chăm sóc con non vài tháng, với sự giúp đỡ của các thành viên khác trong gia đình, lúc này con mẹ sẽ trở nên hung dữ. Bộ hàm đầy đủ của một chú chó trưởng thành là bốn mươi hai chiếc. Mắt chó có đến ba mí. Với một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng thì cực thính, chúng có thể nhận được 35.000 âm rung chỉ trong một giây. Chúng có thể phân biệt đến hơn hai trăm mùi. Não của chó cũng khá phát triển. Theo nghiên cứu, trí tuệ của một con chó có thể so sánh với một đứa trẻ hai tuổi. Chúng có hai lớp lông: lớp bên ngoài dễ thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong những ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ “hạ nhiệt” trong những ngày oi bức.
Chó là một loại động vật có rất nhiều vai trò trong cuộc sống của con người: phổ biến nhất là trong coi nhà cửa, huấn luyện để săn bắn, chó dùng trong nghiệp vụ (cứu hộ, truy bắt tội phạm…). Nhờ thông minh, chó có thể dễ dàng tiếp thu những mệnh lệnh của con người để làm theo. Chúng cũng là một loài động vật rất trung thành. Mối quan hệ giữa con người và loài chó đang ngày càng trở nên gắn bó hơn. Vậy nên mới có rất nhiều câu chuyện cảm động về loài chó hy sinh mạng sống để cứu chủ của mình. Ở một số nơi, trong đời sống tâm linh, chó còn trở thành linh vật, được thờ cúng…
Như vậy, loài chó đã trở thành một trợ thủ đắc lực của con người. Chúng đã trở nên gắn bó trong cuộc sống của con người. Chó là người bạn trung thành của con người.
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta ai cũng cần có những người bạn thân thiết. Sẽ thật cô đơn và buồn tủi nếu không có ai bên ta để chia sẻ mọi thứ. Xã hội ngày càng phát triển, đôi lúc những người bạn của ta không ai có đủ thời gian để gặp gỡ. Chính vì vậy, càng ngày lại càng có nhiều người xem việc nuôi thú cưng là cách để có người bầu bạn. Bản thân tôi cũng vậy, gia đình tôi có nuôi một chú chó.
Chú chó nhà thôi có cái tên khá đặc biệt là Đốp. Nó thuộc dòng chó Corgi được nhập từ nước ngoài về. Loài chó này có giá thành khá cao từ 12 - 20 triệu tùy con. Chúng là giống chó chăn gia súc có nguồn gốc từ Pembrokeshire, xứ Wales. Tổ tiên là giống chó đuôi cuộn kiểu Bắc Cực. Ở nước ta, những năm gần đây, giống chó này ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc. Tuy nhiên, việc chăm sóc chúng khá khó khăn, đòi hỏi người nuôi phải có những hiểu biết nhận định và sự quan tâm đặc biệt dành cho chúng.
Đốp là một chú chó trưởng thành. Thân hình dài khoảng 60cm, bốn chân rất ngắn (chưa bằng một gang tay người lớn). Bộ lông màu vàng óng, nhưng lông chân lại màu trắng. Một đặc trưng nổi bật của giống chó này là có đôi tai rất to, luôn dỏng cao lên, thỉnh thoảng vẫy vẫy cùng với đôi mắt to tròn đen láy như hòn bi ve nhìn rất thông minh khiến chú được mọi người yêu quý vì quá đỗi dễ thương. Chiếc mõm khá dài và màu đen huyền, bên trong là cái lưỡi hồng hào cùng hàm răng thưa không đều nhau rất ngộ nghĩnh. Cái đuôi ngắn ngủn lấp ló sau đám lông dày nhìn mãi chẳng thấy đâu.
Khác với giống chó ta, loại chó này khá kén ăn và cần được chăm sóc kĩ lưỡng. Mỗi khi mùa hè đến, tôi đều phải đưa Đốp ra cửa hàng chăm sóc thú cưng để người ta cắt tỉa bớt lông nhằm ngăn không cho thân nhiệt của nó không quá cao. Loại chó này có riêng thức ăn dành cho thú cưng. Ngoài ra, Đốp còn rất khoái khẩu với sữa chua và xúc xích. Để chăm sóc tốt loại chó này, chúng ta cần hiểu và nắm được tính cách, thói quen và sở thích để có thể chơi với chúng và nuôi chúng tốt nhất có thể. Chỗ ngủ của Đốp luôn được dọn dẹp sạch sẽ. Corgi là loài chó thông minh và gần gũi với con người. Đốp chính là một minh chứng cho sự thông minh của loài chó này.
Không chỉ có chó mà những loài động vật khác đã, đang và sẽ trở thành những người bạn thân thiết của con người. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ động vật nói chung để tạo ra một xã hội văn minh hơn.
Chó là một loài vật nuôi quen thuộc và gần gũi trong mỗi gia đình. Loài chó là một loài vật thông minh, trung thành và sống rất tình cảm, được con người vô cùng yêu quý.
Chúng ta hầu hết đã tiếp xúc rất nhiều với loài chó nhưng ít ai có những hiểu biết cụ thể hơn về loài vật này. Tổ tiên của chó là loài cáo và sói, sau đó được con người thuần hóa và tồn tại cho đến bây giờ, trở thành loài vật nuôi lành tính với con người. Chó thuộc bộ thú, mỗi chú chó từ khi nhỏ cho đến khi trưởng thành, tùy theo giống có cân nặng trong khoảng từ 1-80kg. Bộ lông dày bao phủ toàn cơ thể, tùy từng lài sẽ có màu lông và độ dày, độ xù của lông khác nhau. Hầu hết các loài chó đều có những màu phổ biến như trắng, vàng, đen và nâu. Có loài chó lông dày và xù, cũng có loài chỉ có lớp lông mỏng phủ sát cơ thể. Mắt chó thường có 3 mí, bảo vệ mắt rất tốt khỏi bụi bẩn, đặc điểm không thể không kể đến của loài chó là chúng có khứu giác và thính giác rất nhạy. Mũi chó có khả năng nhận biết mùi rất tốt, vì thế có những chú chó được huấn luyện làm chó đặc vụ. Còn hai tai của nó có thể nghe thấy 35 nghìn âm rung trong một giây. Chó có bốn chân, di chuyển và chạy nhảy linh hoạt, chó là loài vật chạy rất nhanh và có sức chạy bền. Bàn chân có 4 ngón, một ngón treo. Chó thường lấy chân che mũi vào mùa đông để giữ được hơi ấm trong cơ thể. Chó không như mèo, thân nhiệt khá giống con người, không chịu được nóng cũng không chịu được môi trường quá lạnh. Chó là loài vật sử hữu hệ tiêu hóa rất tốt, vì vậy chúng có thể ăn được rất nhiều loại thức ăn linh hoạt. Đặc biệt chó thích gặm xương, hàm răng chắc giúp chúng có thể nghiền nát những cục xương cứng nhất. Chó mọc răng rất nhanh, sau 4 tuần tuổi chúng đã mọc được 28 chiếc răng trên tổng số 42 chiếc. Chó sinh sản theo lứa, tùy vào loại chó mà có số lượng con khác nhau. Đặc tính của chó là sống theo bầy đàn, tuy nhiên khi trở thành vật nuôi trong gia đình, chúng thường sống riêng lẻ cùng gia đình nhà chủ.
Sau nhiều quá trình lai tạo giống, hiện nay ta có thể tìm thấy nhiều giống chó khác nhau như: Chó Béc-giê- loại chó lớn, dũng cảm và thông minh. Chó Chihuahua- nhanh nhạy và cảnh giác với người lạ. Chó Poodle- loài chó hiền lành, đáng yêu, thường là chó cảnh và thú cưng. Ngoài ra, còn rất nhiều loại phổ biến khác như: Pug, Alaska, Samoyed,… Mỗi loài chó đều mang những đặc điểm chung của một chú chó thông thường và mang những đặc tính riêng biệt của giống. Chó là loài vật vừa thông minh, dễ thương lại vô cùng hữu ích với con người. Chó được nuôi để canh giữ nhà, là người bạn thân thiết gần gũi với gia đình. Có những chú chó rất thông minh, được huấn luyện làm chó cảnh sát để phụ giúp con người trong các vấn đề trinh thám nhờ khứu và thính giác vô cùng nhanh nhạy của chúng. Để chăm sóc chó thật tốt, chúng ta cần cho chó đi tiêm phòng dại cũng như có những hiểu biết cần thiết về cơ thể chó, chó cần được tắm rửa khá thường xuyên do lông chúng bám rất nhiều bụi và vi khuẩn.
Bao nhiêu đời nay, chó đã gắn bó với đời sống con người như vậy. Chó không chỉ là một loài vật nuôi, một con vật giữ nhà mà đã trở thành người bạn thân thiết với người chủ của chúng. Loài chó thông minh, gần gũi và rất trung thành với chủ nhân của mình.
Chó ngao Tây Tạng hay còn gọi là Ngao Tạng, được người Tây Tạng nuôi và huấn luyện để bảo vệ gia súc và bảo vệ cuộc sống của những người dân bản địa trên vùng núi Himalaya khỏi những con thú hoang như chó sói, hổ, gấu và để canh gác các tu viện ở Tây Tạng. Chó ngao Tây Tạng được cho là Chúa tể của thảo nguyên và được mô tả là to hơn chó sói, mạnh hơn báo hoa và nhanh hơn hươu nai. Chúng được xem là một loài thần khuyển, oai linh ghê gớm.
Người Tây Tạng nuôi và huấn luyện loài Ngao để bảo vệ cuộc sống của những người dân từ hàng trăm năm trước bởi bản tính trung thành, lì lợm của nó. Giống chó này còn được biết đến bởi câu chuyện cùng Thành Cát Tư Hãn chu du khắp châu Âu, cộng với sự thuần chủng không bị lai tạp qua nhiều kỉ đã làm nên cái giá “trên trời” của nó. Vì vậy, hiểu về giống chó ngao tây tạng “huyền thoại” này nhé!
Chó Ngao Tây Tạng là một giống chó trong họ Mastiff có từ các vùng cao nguyên ở Tây Tạng, Nepal và dãy Himalaya. Chúng xuất hiện cách đây 7000 năm vào thời kì những giống chó nhà bắt đầu được phân hóa. Không giống với những loại chó cổ khác trên thế giới bị pha tạp với những loại chó nhà.
Ngao Tây Tạng vẫn giữ được hệ gen nguyên thủy tinh khiết và được coi là chúa tể cao nguyên.Tên của chúng trong tiếng Anh là Tibetan Mastiff, có nghĩa là “chó du mục” trong tiếng Tây Tạng. Vào 1500 năm trước, chó Ngao được phân hóa thành 2 loại là Do-Khyi và Tsang-Khyi. Do-Khyi nhỏ hơn Tsang-Khyi và sống với dân làng hoặc rong ruổi trên thảo nguyên với những người du mục để giúp canh gác gia súc, xua đuổi, chiến đấu với sư tử, sói, gấu, hổ. Còn Tsang-Khyi thì sống trong các tu viện, đền chùa ở Tây Tạng để canh gác các tu sĩ và Lạt Ma.
Chó Ngao được xem là một linh vật ở dãy Himalaya. Trong truyền thuyết chúng được sinh ra để làm cận vệ canh giữ thân xác của các vị thần đang tu trong các động trên dãy Himalaya. Vậy nên ở Trung Quốc thời nay, người ta không chỉ nuôi chó Ngao để giữ nhà đồng, làm thú cưng mà còn để được các thần phù hộ. Và cũng theo truyền thuyết các vị thần tạo ra chó Ngao từ 4 nguyên tố: đất, nước, gió, lửa (vàng xanh, trắng, đỏ) tổng hợp thành Tử Kì Lân màu tím than. Nên ngày nay hình ảnh Kì lân được xuất hiện trên chén, dĩa để trang trí hoa văn và được tạc tượng sử dụng trong thuật Phong Thủy, trấn giữ chùa, nhà cửa, phần mộ.
Được biết đến là loài chó lớn nhất thế giới, Ngao Tây Tạng đực nặng từ 64-90 kg, cao 66-83cm còn con cái thì nhỏ hơn một chút với cân nặng 55-79kg và chiều cao 61-71cm. Cũng như các loài chó khác, lông của chúng cũng có nhiều màu khác nhau, như: đen, đen nâu, đen đỏ, xám hoặc vàng, trắng. Nhưng đặc biệt hơn ở chỗ Ngao Tây Tạng có một bộ lông 2 lớp phủ kín toàn cơ thể, lớp ngoài dài, mềm còn lớp trong ngắn nhưng dày như len giúp chúng có thích nghi tốt với mọi thời tiết khắc nghiệt và phần lông vùng cổ dày hơn trông giống như một con sư tử.
Đuôi chúng dài và xù, luôn cuộn cao trên lưng, đầu phẳng không hề có nếp nhăn, mũi to, tai dài phủ xuống hai má, miệng rộng với chiếc hàm khỏe. 4 chân to, có cơ bắp phát triển giúp chúng chạy rất nhanh và được miêu tả nhanh hơn cả hươu nai. Chó Ngao Tây Tạng nổi tiếng có tính trung thành tuyệt đối, chỉ thờ một chủ.
Loài Ngao Tạng khá bướng bỉnh nên khó dạy bảo và huấn luyện. Đặc biệt, tính hung dữ là “thói quen” khó bỏ của giống chó này nên cần có biện pháp huấn luyện hợp lý để tránh trường hợp làm người lạ bị thương. Ngao Tạng có tính cảnh giác cao, luôn sẵn sàng chiến đấu khi có kẻ xâm nhập hay tấn công chủ.
Ngao Tạng có chu kì phát triển khá chậm. Con cái từ 3-4 năm mới bắt đầu chu kì sinh sản còn con đực thì 3-5 năm mới có thể giao phối và mỗi đợt chỉ sinh được 2-6 con.Tuổi đời của chúng dài khoảng 10-16 năm, khá ngắn so với các giống chó khác. Chính vì những yếu tố đặc biệt và lợi ích của chú chó này nên cái giá để sở hữu một con là không hề rẻ.
Vào thời kì ngao Tạng trở thành xu hướng trên toàn Thế Giới, chắc các bạn cũng đã nghe tới “Chiến Ngao” có giá lên tới 1-3 tỷ vnđ khi mới mang từ cao nguyên Tây Tạng xuống, cái giá chỉ có những đại gia mới có thể bỏ ra cho một chú chó. Vào thế kỉ 15, sau khi thám hiểm vùng núi Himalaya, các nhà thám hiểm thường mang chó ngao Tây Tạng về nước như là món quà quý cho Hoàng gia.
Nhưng tới nay trị giá của loài chó này đã giảm xuống 100-150 triệu một con thuần chủng, gần như không bị lai tạp qua hàng trăm năm. Còn ở Việt Nam chỉ giao động từ 20-25 triệu vì có thể là giống chó lai hoặc có hình dáng,sức khỏe không tốt. Vì thế để tìm một con thuần chủng ở nước ta là rất khó.
Khi chọn chó Tây Tạng thì chúng ta nên cân nhắc về chi phí ăn uống, dịch bệnh, thuốc men,… bởi vì điều kiện thích nghi của chúng là ở vùng ôn đới nên khi mang về Việt Nam chúng sẽ dễ bị nhiễm bệnh, sức đề kháng không còn tốt nữa. Nên khi nuôi giống chó này, bạn cần phải dành nhiều thời gian, công sức, kinh phí để có thể chăm sóc chúng một cách tốt nhất.
Loài chó nói chung và giống chó ngao Tây Tạng nói riêng đã trở thành một phần quan trọng trong mỗi cá nhân và xã hội. Vì vậy, cần phải tìm hiểu thông tin kĩ càng về chất lượng, uy tín nơi mua, và cả giá cả hợp lý trước khi quyết định “tậu” một em ngao về để có được giống tốt nhất nhé.
Con trâu là đầu cơ nghiệp. Đó là những suy nghĩ và tình cảm của người nông dân dành cho con trâu yêu quý của mình. Con trâu là cánh tay phải của người nông dân. Từ bao đời nay, con trâu đã trở thành quen thuộc và gần gũi với xóm làng, đồng ruộng. Trâu là bạn nhà nông, được người nông dân nâng niu, chăm sóc.
Trâu thuộc lớp thú có vú, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn. Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa. Lông tơ màu sẫm hoặc đen, thỉnh thoảng có một số ít con màu trắng. Bộ lông tơ ấy dù mọc dày đến đâu chăng nữa thì vẫn bị thưa dần bởi ánh nắng và cái ách cày trên đồng ruộng, để rồi thấp thoáng trong lớp lông ấy là lớp da căng bóng, nhẵn lì. Thân hình trâu vạm vỡ, chân to và ngắn, bụng to, mông dốc, đầu vú nhỏ, đuôi tựa cái chổi luôn ngoe nguẩy, mắt to và lồi, sừng trâu cong hình lưỡi liềm, cũng có con sừng dài và cong vút. Người ta thường phân biệt trâu lành hay trâu dữ nhờ đôi sừng và cặp mắt. Sừng dài và cong cùng cặp mắt đỏ ngầu ở khóe thì thường là trâu dữ, cần phải có biện pháp thuần phục. Trâu cái thường nặng từ 350 - 400 kg, trâu đực thường nặng từ 400 - 450 kg, có con lên đến 600 - 700 kg.
Trâu ba tuổi đã có thể đẻ lứa đầu, có con đến bốn tuổi mới đẻ được. Trâu đẻ có mùa vụ. Tỷ lệ đẻ hằng năm ở vùng núi là 40 - 45%, ở đồng bằng là 20 - 25%. Một đời trâu cái thường cho 5 - 6 nghé, nghé sơ sinh nặng 20 - 25kg. Đôi răng cửa giữa cố định bắt đầu mọc lúc 3 tuổi, trâu kết thúc sinh trưởng khi hết 6 tuổi. Lúc đó, trâu đã có 8 răng cửa. Đặc điểm nổi bật ở trâu là chỉ có một hàm răng, vì vậy trâu phải nhai lại thức ăn. Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày. Lực kéo trung bình trên ruộng từ 70 - 75kg, bằng 0,36 - 0,40 mã lực. Trâu loại A mỗi ngày cày 3 - 4 sào ruộng, trâu loại B mỗi ngày cày 2 - 3 sào, trâu loại c mỗi ngày cày độ 1,5 - 2 sào. Trâu không những giúp người nông dân kéo cày, kéo xe mà trâu còn cho thịt, cho sữa và cho phân. Trâu có thể cho 400 - 500kg sữa trong một chu kỳ vắt. Trong 24 giờ, trâu 2 răng cửa thải ra 10kg phân, trâu 4 răng cửa thải 12 - 15kg và trâu trưởng thành thải ra 20 - 25kg. Phân trâu là chất dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng.
Trâu thật có ích nên người nông dân luôn coi trâu là gia sản của mình. Chẳng phải nhà nông nói:
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Hết mùa vụ trâu được nghỉ ngơi, được con người chăn dắt, được hưởng phút thanh nhàn sau những ngày lam lũ. Người tắm mát cho trâu, máng rơm, máng nước luôn chực sẵn mỗi ngày. Chuồng trại của trâu ngày nay cũng được khang trang, rộng rãi. Không những thế, trâu được người đưa đi dự hội hè, dự hội chọi trâu trong dịp tết đến xuân về.
Trâu là biểu tượng của SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam. Biểu tượng “trâu vàng” mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên của các nước bạn đến Việt Nam là sự tôn vinh trâu Việt Nam, tôn vinh người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam thật có ích, thật đáng yêu. Trâu còn là đề tài của thơ ca, nhạc họa:
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có đường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
(Trần Nhân Tông)
Ngày nay, đất nước ta đang phát triển ngành trồng lúa, dẫu cho máy cày hay máy kéo hiện đại xuất hiện nhưng con trâu vẫn là con vật thiêng liêng trong sâu thẳm tâm hồn người nông dân Việt Nam.
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà kể công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”
Từ xa xưa, trâu đã là người bạn thân thiết, gắn bó với người nông dân. Ông cha ta thường nói: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, đủ hiểu trâu có vị trí như thế nào trong cuộc sống của con người.Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy, phân bố rộng rãi khắp Việt Nam. Từ hàng ngàn năm trước, trâu đã gắn bó với con người cùng với sự ra đời của nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ không những biết săn trâu mà còn thuần hóa trâu, lợi dụng sức khỏe của trâu để phụ giúp trong việc đồng áng.
Trâu là động vật thuộc lớp thú có vú. Thân hình của trâu trông vô cùng vạm vỡ. Lông trâu là lông mao, thường có màu đen. Da trâu rất dày và bóng loáng. Hai cái tai như hai cái lá đa, lúc nào cũng ve vẩy để đuổi ruồi, ngoài ra, tai trâu cũng rất thính, giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Mũi trâu ươn ướt, người ta thường luồn sợi dây vào mũi trâu để kéo đi cho dễ. Mắt trâu to tròn như hai hòn bi ve. Trâu cũng giống như bò, thuộc nhóm động vật nhai lại và chỉ có một hàm răng. Việc trâu chỉ có một hàm răng được người xưa lí giải qua câu chuyện “Trí khôn của ta đây”: vì trâu mải cười con hổ bị người nông dân lừa buộc vào gốc cây nên ngã lăn xuống đất, răng đập vào đã, gãy mất một hàm. Đuôi trâu ngắn, có một túm lông ở cuối. Hai cái sừng trên đầu uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu tự vệ chống lại sự tấn công của kẻ thù. Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ 1-2 lứa, mỗi lứa một con. Trâu con mới sinh ra gọi là nghé.
Trâu có vị trí quan trọng trong cuộc sống của con người. Ngày trước chưa có máy cày, trâu thường phải làm việc nặng nhọc: “Con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Trâu thức dậy từ sáng sớm tinh mơ khi chú gà trống báo thức, cùng người nông dân ra đồng làm việc. Trâu chăm chỉ, cần mẫn cày hết thửa ruộng này đến thửa ruộng khác, bất kể là sáng hay tối, nóng nực hay giá rét. Nhờ có trâu, người nông dân mới có thể thu được một mùa màng bội thu. Đến ngày gặt, trâu lại chở lúa từ ruộng về nhà. Tuy công việc vất cả là vậy nhưng thức ăn của trâu rất giản dị, chỉ là cỏ hoặc rơm. Trâu thường được nuôi để lấy sức kéo, ở miền núi, ngoài công việc đồng ruộng, trâu còn chở hàng hoặc kéo xe, giúp con người vượt qua những con đường trắc trở, những ngọn núi xa xôi. Vì thế, trâu chở thành một gia sản quan trọng của người nông dân. Chẳng phải ca dao đã từng nói:“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà.Trong ba việc ấy, thật khó lắm thay.”
Thịt trâu cũng là một loại thức ăn giàu dinh dưỡng vì có hàm lượng đạm khá cao, chất béo thấp. Sừng trâu dùng làm đồ mĩ nghệ, da trâu làm mặt trống, giày. Không chỉ trong đời sống vật chất, trâu còn gắn bó trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Trâu trở thành hình ảnh tượng trưng cho người nông dân hiền lành, chăm chỉ, chịu khó. Ở nước ta hàng năm thường tổ chức lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn. Những chú trâu tham dự cuộc thi thường là những chú trâu to nhất, khỏe nhất, được chủ chăm sóc hết sức kĩ càng. Mỗi chú trâu phải chiến đấu với biết bao với đối thủ khác để đem lại vinh quang cho bản thân cũng như vinh dự cho chủ trâu. Ngoài chọi trâu ở Đồ Sơn, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên. Tuổi thơ của mỗi người cũng đâu thể thiếu hình ảnh con trâu dưới lũy tre làng- những chú trâu góp phần làm nên nét bình yên của làng quê. Nhà thơ Giang Nam từng viết trong bài thơ “Quê hương”:
“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường,
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.”
Nhớ làm sao những buổi chăn trâu trên cánh đồng, cánh diều no gió vút cao trên trời xanh. Nhớ những ngày hè nóng nực, người và trâu cùng hòa mình trong dòng nước mát. Nhớ tiếng thổi sáo của cậu bé mục đồng khi dắt trâu về nhà lúc chiều tối. Trâu không chỉ đi vào ca dao, văn thơ mà còn là biểu tượng của SEA GAMES 22 được tổ chức tại Việt Nam, là hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam chất phác, hiền lành, đôn hậu.Để chú trâu được khỏe mạnh, người nông dân cần chú ý làm chuồng cho trâu, ấm vào mùa đông, mát về mùa hè, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm vắc-xin phòng ngừa các loại bệnh cho trâu.
Ngày nay, cuộc sống đổi mới, nhiều máy móc hiện đại thay thế cho sức kéo của trâu. Tuy vậy, trâu vẫn là một báu vật quý giá với người nông dân. Mỗi khi nhìn thấy hình ảnh chú trâu trên cánh đồng bao la bát ngát, chúng ta sẽ bất giác nghĩ tới quê hương đầy thanh bình, yêu dấu.
Nhắc đến con trâu chúng ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ. Trên những cánh đồng chúng ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày. Có thể nói con trâu gắn bó thân thiết với người nông dân Việt Nam: con trâu – là động vật nhai lai thuộc họ bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú - loài động vật này chủ yếu vào việc cày kéo.
Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần chủng, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám hoặc xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp ngắn bụng to, mông đốc, bầu vú nhơ, sừng có hình lưỡi liềm. Ngày xưa, người ta phân biệt trâu lành hay trâu dữ là một phần nhờ vào đôi sừng trêm chỏm đầu: sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm cùng cặp mắt to dữ thì phải coi chừng và có biện pháp thuần phục. Nếu trâu cái trung bình từ 350-400 kg có tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt và hiền lành thì trâu đực nặng từ 400-450kg có tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn trước cao sau thấp, tính khí hăng hái nhưng hiền lành.
Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay. Chính vì vậy nó là 1 một phần không thể thiếu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là một trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, một thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách, thổi sáo... Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ không bao giờ quên được những ngày thơ ấu:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
Cái cày nối nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.
Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm trâu ở Tây Nguyên, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:
"Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"
Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng. Không những thế để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông có câu: "Ruộng sâu, trâu nái". Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".
Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.
Con trâu được xem là một con vật linh thiêng bởi vì nó nằm trong mười hai con giáp mà người Việt Nam cũng như người phương Đông dùng để tính tuổi, tính năm. Ngoài ra, con trâu còn được đưa vào nhiều bức tranh của làng tranh Đông Hồ nổi tiếng như bức tranh "Trẻ em cưỡi trâu thổi sáo". Và con trâu cũng đã được xem là biểu tượng của Seagames 22. Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam. Biểu tượng Trâu Vàng mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên của các nước bạn vào ngày 25/12/2002 là sự tôn vinh con trâu Việt Nam người dân Việt Nam.Con vật thiêng này cũng là con vật đã in đậm vào kí ức tuổi thơ khi nhớ về làng quê. Nhà thơ Giang Nam đã ghi nhận kí ức tuổi thơ khi nhớ về quê hương:
"Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng như chim hót trên cao."
Ngày nay, có rất nhiều máy móc hiện đại đã xuất hiện khắp nơi trên cánh đồng làng quê Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật gắn bó thân thiết với người nông dân. Trâu luôn là con vật không thể thiếu ở làng quê Việt Nam - con vật linh thiêng trong sâu thẳm tâm hồn người dân Việt Nam. Con vật thiêng ấy sẽ mãi mãi in đậm trang kí ức của người dân Việt, nhất là những người xa xứ.
Từ bao đời nay, nước ta có truyền thống làm nông và nền văn minh lúa nước phát triển. Để làm được điều này chúng ta phải lao động cật lực và nặng nhọc. Con trâu – người bạn thân thiết cùng chia ngọt sẻ bùi với người nông dân, cùng người nông dân đi khắp cánh đồng để xới đất đai, cùng chung vui niềm vui ngày được mùa. Con vật này đã trở thành thân thuộc và không thể thiếu ở làng quê Việt Nam.
Không ai biết chính xác nguồn gốc của loài trâu ngày nay. Người ta chỉ biết trâu xuất hiện nhiều ở những nước châu Á như Pa-xki-tan, Băng-la-đét, Nê-pa, Thái Lan, ... Và đặc biệt ở Việt Nam người ta tìm thấy di tích hóa thạch của trâu cách đây vài chục triệu năm ở các hang động miền Bắc nước ta. Trâu theo khoa học thuộc lớp Mammalia, ngành Chordata, họ bò, bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn. Đa số trâu Việt Nam hiện nay có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
Trâu được phân loại theo giống đực và giống cái. Con đực tầm vóc lớn, dài đòn, trước cao, sau thấp. Con cái tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt. Đặc tính chung của trâu là hiền lành, thân thiện nên chúng được nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Trung bình một con trâu trưởng thành có thể nặng từ 250 – 500kg. Cân nặng của trâu tùy thuộc vào giới tính và sức khỏe. Các bộ phận của trâu được chia thành các phần: đầu, cổ, thân, chân, đuôi và da. Đầu trâu đực dài, to vừa phải, trâu cái đầu thanh, dài. Trán rộng, phẳng, hơi gồ. Da mặt rất khô, nổi rõ mạch máu. Mắt to tròn, tròng đen láy lanh lẹ, mí mắt mỏng; mũi kín, bóng, ướt. Miệng trâu rộng, răng đều khít, không sứt mẻ.
Điểm đặc biệt của trâu là hàm trên không có răng mà chỉ có một miếng đệm rất dai, dẻo phù hợp với đặc tính nhai lại, ăn thực vật. Hai tai trâu nhỏ vừa có thể cử động, phủ một lớp lông mềm bảo vệ tai khỏi côn trùng chui vào. Sừng trâu thanh, đen, cân đối, ngấn sừng đều, rỗng ruột. Phần cổ và thân trâu có những đặc điểm sau: cổ dài vừa phải; ức rộng, sâu, lưng dài từ 1 – 1,5m hơi cong; xương sườn to, tròn, cong đều; bụng tròn lẳng; mông nở rộng, to. Chân trâu rất khỏe, vững chắc để đỡ cả thân người, bốn chân thẳng to, gân guốc. Hai chân trước cách xa nhau, thẳng. Bàn chân thẳng, ngắn, vừa phải. Hai đùi sau to dài, bàn chân sau xuôi, ngắn.
Bốn móng rất cứng, khít tròn, đen bóng và chắc chắn. Đuôi trâu to, dài, phần đuôi có túm lông lúc nào cũng phe phẩy để đuổi ruồi, muỗi. Da trâu hơi mỏng nhưng bóng láng, màu xám đen. Lông đen, cứng, sát vào da giúp điều hòa nhiệt độ trong những trưa hè oi bức ở vùng nhiệt đới. Nhìn chung, trâu có thân hình khỏe khoắn, thích hợp với công việc đồng áng cực nhọc.Nhờ có sức khỏe tốt, trâu có thể làm việc cả ngày từ sáng sớm đến chiều tối. Một con trâu trung bình có thể kéo được 3 – 4 sào ruộng. Trâu cũng có khả năng chịu đựng thời tiết cao. Dù phải cày dưới nắng gắt hay mưa tuôn, trâu vẫn kiên trì cùng người nông dân đội nắng, gió để cày cho mảnh ruộng được tốt tươi.
Để nuôi trâu cũng không khó lắm. Đối với một con trâu cày từ sáng đến chiều thì nên cho ăn ba bữa chính: sáng sớm, trưa, tối. Cỏ là thức ăn chính của trâu nên vào mùa xuân hạ ta có thể tự tìm được dễ dàng trên đồi cỏ, hay bãi cỏ xanh tốt cho trâu ăn. Nhưng đối với những ngày đông rét mướt (nhất là ở Bắc Bộ) nhiệt độ xuống tới 7 – 10oC thì có không thể mọc được. Cho nên, tốt nhất là ta phải dự trữ cỏ khô cho trâu bằng cách ủ xanh, lên men, không chỉ giữ cỏ tươi lâu mà còn bổ sung được hệ vi sinh cho đường ruột giúp hệ tiêu hóa của trâu được tốt hơn. Sau khi đi làm đồng về, ta không nên cho trâu ăn ngay mà để cho trâu nghỉ ngơi, tắm rửa sạch sẽ.
Khoảng 30 phút sau khi nghỉ ngơi, ta cho trâu uống nước có pha muối (nồng độ nuối khoảng 10g trên 100kg trọng lượng trâu). Sau đó, ta mới cho trâu ăn. Hằng ngày, phải cung cấp đủ lượng nước cho trâu (40 lít nước/1con/1 ngày). Muốn trâu luôn khỏe để làm việc cần phải có chế độ chăm sóc phù hợp. Sau mỗi buổi cày phải xoa bóp vai cày. Tắm mỗi ngày sau 30 phút làm việc để điều hòa nhiệt độ cơ thể của trâu. Trong một buổi cày, cần cho trâu nghỉ 3 – 5 lần, mỗi lần khoảng 20 – 30 phút, tránh để trâu làm việc không hiệu quả cao. Nếu cho trâu làm việc cả tuần thì phải để trâu nghỉ một ngày không nên để trâu làm việc quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn đến suy yếu. Quá trình làm việc mà thấy sức trâu sụt giảm thì phải để trâu nghỉ 3 – 5 ngày cho lại sức, bồi dưỡng thêm bằng cỏ tươi, cám cháo.
Trâu có rất nhiều lợi ích. Sức kéo khỏe giúp cày bừa, trục lúa, kéo xe. Trâu còn cho thịt, sữa, da và sừng. Thịt trâu ăn rất ngon, nhiều đạm hơn cả thịt bò, ít mỡ hơn thịt bò và giàu năng lượng. Sữa trâu giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực. Da trâu làm thắt lưng rất bền và đẹp. Sừng làm lược, đồ thủ công mĩ nghệ rất bóng, đẹp được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước.Ngoài ra, trâu còn gắn liền với nhiều phong tục truyền thống của người Việt Nam ta như: dùng làm sính lễ, cưới hỏi, hội chọi trâu ở Đồ Sơn, ... Trâu còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam, được trở thành biểu tượng của SEAGAME 22. Hình ảnh của trâu còn đầy ắp trong kỉ niệm tuổi thơ của những chú bé mục đồng. Những buổi chiều ngả lưng trên lưng trâu, thả hồn theo cánh diều trên lưng trâu, những hôm tắm sông cùng trâu trên dòng sông quê hương đỏ nặng phù sa... sẽ là những kỉ niệm đẹp, sâu đậm trong tâm hồn trẻ thơ.
Ngày nay, máy móc công nghiệp, công nghệ hiện đại đã thay thế cho trâu nhưng trâu vẫn mãi là con vật hiền lành, gần gũi của người nông dân. Trong tâm hồn người Việt, không có gì có thể thay thế cho con trâu dù cho nông nghiệp có tiến bộ thế nào, máy móc đã thay thế cho trâu hoàn toàn. Nếu một ngày trên đồng quê Việt Nam không còn hình ảnh của những chú trâu cày đồng thì nét đẹp của làng quê Việt không còn trọn vẹn nữa.