TOP 22 bài Thuyết minh về cây chuối 2023 SIÊU HAY

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 bài văn mẫu Thuyết minh về cây chuối hay nhất, gồm 9 trang trong đó có dàn ý phân tích chi tiết, sơ đồ tư duy và 22 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

THUYẾT MINH VỀ CÂY CHUỐI

Video bài văn mẫu: Thuyết minh về cây chuối

Thuyết minh về cây chuối – mẫu 1

Nhắc đến Việt Nam là không thể không nhắc đến nhắc đến hình ảnh cây chuối. Chuối là một loài cây rất mực thân quen và gần gũi trong đời sống con người. Từ khắp mọi nẻo đường, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh tàu lá chuối xanh tốt. Cây chuối đóng góp một vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân.

Cây chuối thuộc họ chuối, là một loại cây ăn trái vốn được thuần hóa từ lâu đời. Cây chuối có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Đến nay, người ta ước tính có khoảng 300 giống chuối được trồng và sử dụng trên khắp thế giới. Cây chuối ở Việt Nam có nguồn gốc từ giống chuối hoang dại. Cây chuối được trồng nhiều ở nông thôn và rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ, ở rừng, ở những khe suối hay thung lũng. Chuối được phân thành nhiều loại. Về cơ bản có chuối ăn quả, chuối lấy lá. Ở Việt Nam có một số loại chuối phổ biến như chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự, chuối ngự, chuối sứ, chuối bom, chuối quạ,…Một số loại chuối nhập khẩu từ nước ngoài như chuối Laba (Pháp), chuối Dacca (Trung Mỹ)…

Top 12 bài Thuyết minh về cây chuối hay nhất (ảnh 2)

Chuối là loại cây có thân ngầm. Phần thân chính nằm dưới đất gọi là củ chuối. Phía trên chỉ là một thân giả mọc thẳng đứng và tròn, được tạo thành từ nhiều lớp bẹ xếp khít vào nhau, bên trong hơi xốp, bề mặt trơn bóng và nhẵn. Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản. Ban đầu, những chiếc nõn chuối còn xanh non, sau đó lá xòe ra có màu xanh đậm hơn. Khi già, lá ngả dần về màu vàng đất, rũ xuống để nhường chỗ cho là tươi mới. Khi cây chuối trưởng thành, nó bắt đầu trổ buồng. Mỗi cây chuối đều có một buồng, mỗi buồng gồm nhiều nải mỗi nải có nhiều quả. Buồng chuối mọc từ hoa từ thân ra. Giữa tán lá xanh mát, hoa chuối như ngọn lửa hồng chiếu sáng cả vòm lá xanh. Nhiều hoa chuối có thể lên đến gần 20 nghìn cái. Hoa sắp thành hai hàng theo kiểu xoắn tạo thành nải chuối. Sau đó những chiếc bẹ rụng dần là lúc những nải chuối con xuất hiện. Khi chuối còn xanh thì có màu xanh đậm còn khi chín thì ngả sang màu vàng.

Trong đời sống nhân dân Việt Nam, chuối là một loại cây hữu dụng từ thân, lá đến hoa, quả. Quả chuối cung cấp hàm lượng đường cần thiết cho cơ thể hoạt động. Chuối ăn dễ tiêu hóa, vừa sáng mắt lại tốt cho da, làm cho làn da luôn sáng mịn. Thân chuối có thể làm thức ăn cho trâu, bò, lợn rất tốt. Thân chuối non cùng củ chuối có thể thái ra ăn kèm với ốc, lươn để khử tanh rất tốt, lại có thể làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Lá chuối có thể dùng để gói bánh, gói xôi,.. lá chuối khô có thể làm chất đốt. Người ta có thể dùng hoa chuối đã nở hết buồng để làm nộm hoặc để luộc. Chuối là thức quả để thắp hương trong các ngày lễ, tết. Trong ngày rằm hoặc mùng một, người ta dùng chuối chín. Chuối là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết. Chuối là loại cây khá dễ sống ưa đất phù sa, đất bãi ven sông. Quá trình sinh trưởng của một cây chuối không dài khoảng một năm. Mỗi cây chuối chỉ một lần trổ buồng, sau khi thu hoạch người ta chặt cây đào gốc lên để cho cây con phát triển.một cây chuối mẹ có thể đẻ nhiều cây chuối con rồi đẻ nhiều cây chuối cháu,sinh trưởng rất nhanh. Vì dễ trồng lại nhanh cho quả nên chuối được người nông dân ưa chuộng. Nếu không may chuối bị sâu có thể cắt bỏ lá sâu, bắt sâu. Nếu chuối ra buồng cần phải chống cho cây khỏi đổ. Khi thu hoạch cần phải nhẹ nhàng tránh rơi gãy.

Bên cạnh những loại cây gần gũi như trầu, cau, dừa,… thì chuối còn tượng trưng cho sự bình dị, thanh bình của làng quê. Cây chuối có từ ngàn đời. Nó dâng hiến tất cả những gì đẹp đẽ nhất của mình cho con người. Cây chuối là nét đẹp thanh bình của thiên nhiên, của đất mẹ, của nông thôn Việt Nam.

Sơ đồ tư duy

Thuyết minh về cây chuối năm 2021

Dàn ý chi tiết

I. Mở bài: Giới thiệu về cây chuối

- Cây chuối là một loại cây rất phổ biến ở Việt Nam. Đi khắp vùng quê trên đất nước đều thấy chuối một loại cây mang lại một cảm giác thân thiện và dân dã.

II. Thân bài

1. Đặc điểm

a) Hình dạng

- Cây chuối thân mềm, hình trụ, tán lá dài mỏng, xanh và mượt.

- Gốc chuối tròn, rễ chùm ăn sâu dưới đất, và rễ lớn dần theo thời gian.

- Buồng chuối: Tùy theo mỗi cây mà buồng chuối to nhỏ khác nhau, có những cây chuối trăm quả, nghìn quả và có cả những buồng chuối dài đến tận gốc.

- Cây chuối rất ưa ẩm nên thường sống bên cạnh ao hồ, hay sông suối

- Chuối phát triển rất nhanh và mọc thành từng khóm, từng bụi chen chúc.

b) Nơi sinh sống

- Cây chuối từng sống nơi ẩm ướt, nên thường mọc bên sông, suối, ao hồ.

- Cây chuối thích nghi với môi trường nhiệt đới

- Chuối thường không bám chặt trên đất nên thường rất dễ ngã

2. Các loại chuối

- Chuối sứ: Chuối sứ to tròn, chín màu vàng tươi

- Chuối ngự: Chuối ngự to, thơm và ngon

- Chuối cau: Nhỏ như quả cau, vàng tươi khi chín

- Chuối tiêu: Nhỏ vừa, chín rất ngọt và thơm

- Chuối lùn: Quả to dài, thơm và ngon

- Chuối hột: Quả to, bên trong hạt chi chít như hạt tiêu

- Chuối kiểng: Là cây không trái

3. Công dụng

- Tất cả bộ phận của cây chuối có thể sử dụng được

+ Lá: Gói bánh, làm thức ăn cho thực vật,…

+ Thân: Thức ăn

+ Quả: Thức ăn

+ Gốc: Thức ăn

- Chuối góp phần tạo nên các món ăn ngon

- Quả chuối là một thực phẩm bổ dưỡng và bổ ích

- Chuối có thể chữa bệnh

- Làm mặt nạ dưỡng da

4. Ý nghĩa của cây chuối

- Trong thơ ca: Chuối đi vào thơ ca một cách thân thuộc và dân dã

- Trong thi ca: Trong các bức họa đồng quê bên cạnh các con sông luôn gắn với cây chuối

- Cây chuối rất hữu ích với người dân

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây chuối

- Cây chuối là một loại cây thân thuộc và gắn bó với người dân Việt Nam. Bên cạnh tre, nứa thì chuối cũng một hình ảnh dân dã, thể hiện sự bất khuất của người dân.

Top 12 bài Thuyết minh về cây chuối hay nhất (ảnh 1)

Các bài mẫu khác:

Thuyết minh về cây chuối – mẫu 2

Đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều loại trái cây thơm ngon. Mỗi loài mang một hương vị khác nhau, một hình dáng khác nhau. Và có lẽ về sự dẻo thơm thì chuối là loại quả thơm ngon nhất trong số tất cả các loại hoa quả. Ngoài ra, cây chuối còn rất nhiều tác dụng trong đời sống Việt Nam.

Chuối được trồng rất nhiều ở nông thôn và rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ rất nhanh tươi tốt; còn ở rừng, bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn, vô tận. Chuối phát triển rất nhanh. Chuối có gốc tròn như đầu người, lớn dần theo thời gian, có rễ chùm nằm dưới mặt đất. Thân chuối thuôn, thẳng, có màu xanh rì là do từng lớp lá mọc đè lên nhau thành từng lớp, từng lớp, bao trùm cái ruột rỗng bên trong. Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản. Mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối. Có buồng chuối trăm quả và nhiều hơn thế. Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống tận gốc cây. Chuối chặt theo nải. Quả chuối có nhiều hình dạng tùy thuộc vào từng loại khác nhau. Ví dụ: chuối ta có dáng thuôn dài, vỏ xanh; còn chuối tiêu quả căng tròn, vỏ mỏng, thịt dày, vỏ vàng. Ngoài ra còn có chuối hương, chuối ngự, chuối sứ, chuối mường...Trong đời sống vật chất của con người Việt Nam thì chuối là một loài cây hữu dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả. Thân chuối rồng nên người xưa hay dùng thay phao để tập bơi, ngoài ra còn làm thức ăn cho gia súc. Lá chuối tươi rửa sạch dùng để gói xôi, bánh giầy, bánh cốm, bánh chưng... và một trò chơi dân gian mà trẻ con hay chơi là cưỡi ngựa. Lá chuối khô cũng dùng để gói bánh gai hay cuộn chặt thay nút chai khá tốt. Bắp chuối thì chẻ ngọn nhỏ làm nộm, tương tự với nõn chuối làm rau sống hay ăn kèm với bún ốc, bún riêu. Trái chuối xanh hay được nấu cùng các thức ăn có vị tanh như ốc, lươn,... vừa khử tanh lại vừa làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Trái chuối chín là một thức quả được nhiều người ưa chuộng. Cây chuối cho ta thật nhiều công dụng, không chỉ trong đời sống vật chất mà còn ở đời sống tinh thần: cây chuối là biểu tượng cho làng quê Việt Nam. Nải chuối chín không thể thiếu trong các mâm cúng trời, đất, tổ tiên. Cây chuối gắn liền với cuộc sống nông thôn, với đất nước, dân tộc ta.

Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.

Top 12 bài Thuyết minh về cây chuối hay nhất (ảnh 3)

Thuyết minh về cây chuối – mẫu 3

Trong đời sống của những người nông dân nơi làng quê, hình ảnh cây chuối đã trở nên hết sức quen thuộc và mang nhiều ý nghĩa. Cùng với cây tre, cây chuối có lẽ chính là người bạn thân thiết nhất đối với tất cả những người con nơi làng quê.

Chuối là một loại cây thường mọc thành bụi và được trồng rất nhiều trong vườn. Ở nông thôn, hầu như nhà nào cũng trồng những cây chuối bởi rất nhiều những lợi ích của nó. Thân cây chuối có hình trụ và được tạo thành bởi rất nhiều những bẹ lá hình vòng cung có màu trắng xanh. Nhìn thân cây chuối cao to như vậy, thế nhưng kết cấu bên trong của cây chuối thì rất rỗng và xốp. Do đó, khi còn về nhà bà nội ở quê, em vẫn thường dùng cây chuối làm phao bơi để bám vào mỗi lần đi học bơi là nhờ đặc điểm ấy. Thân chuối thường bao giờ cũng có lớp bẹ ngoài có màu đậm hơn nhiều so với những lớp bên trong. Do tác động của thời tiết, lớp bẹ ngoài ấy thường có màu ngả nâu như lớp áo bảo vệ cả thân cây. Lá chuối rất to. Hai mặt của lá chuối có màu không đều nhau cho lắm. Mặt trên của lá có màu đậm hơn so với mặt trên có tác dụng nhận lấy ánh mặt trời để tạo thành chất diệp lục.

Còn mặt dưới thì nhạt màu hơn. Trên tàu lá, những đường gân mọc chi chít theo thứ tự nhất định, đều tăm tắp. Những tàu lá chuối không hề mọc cùng một phía mà mọc theo nhiều hướng khác nhau, vươn ra khắp mọi nơi như bàn tay để hứng lấy nắng, lấy gió thiên nhiên. Chuối là một loại cây ăn quả phát triển khá nhanh. Do vậy, chỉ sau khoảng 2 - 3 tháng, cây chuối đã bắt đầu trổ hoa. Có lẽ trong chúng ta, ai cũng đã từng được nhìn thấy hoa chuối rồi. Nhìn từ xa, trông chúng như những ngọn lửa thắp sáng trên những thân cây chuối màu xanh. Hoa chuối có hình thoi, cũng được tạo thành bởi rất nhiều những lớp áo có màu đỏ tía. Mỗi lớp đều ôm ấp những đài hoa bé tí xíu chỉ bằng ngón tay út của chúng ta mà thôi. Chính những đài hoa bé nhỏ này sau này sẽ trở thành những nải chuối thơm ngon. Chuối cũng là loại cây có khả năng thích nghi rất cao, lại nhanh có quả ăn. Do đó, cây chuối cũng được rất nhiều người trồng trong những khu vườn của từng gia đình.

Chuối cũng là một loại cây có rất nhiều những công dụng to lớn. Hầu như các bộ phận ở trên cây chuối đều có thể sử dụng được. Quả chuối là một loại quả rất giàu chất dinh dưỡng cả với chuối xanh và chuối chín. Chuối xanh dùng để ăn cắt lát với những món như thịt ếch, dê, bò,…chuối chín có rất nhiều những chất dinh dưỡng năm trong nó. Lõi thân cây chuối và hoa chuối có thể dùng để làm rau sống ăn rất ngon và mát. Lá chuối có thể dùng để gói và bọc thực phẩm. Với những người chăm làm đẹp, hẳn chúng ta đã từng có ít nhất một lần dùng chuối xay nhuyễn để đắp mặt nạ, dưỡng da. Tất cả những bộ phận trên cây chuối hầu như chúng ta đều có thể sử dụng chúng được. Đó chính là những đặc điểm mà không phải loại cây nào cũng có thể làm được. Thế mới biết, giá trị của cây chuối lớn như thế nào. Trong đời sống văn hóa, cây chuối cũng được so sánh, liên tưởng tới rất nhiều những hình ảnh. “ mẹ già như chuối chín cây”. Hình ảnh của những cây chuối đang có quả chín. Mẹ phải hi sinh rất nhiều để chăm lo cho con cái có một cuộc sống tốt đẹp. Thế nên, khi những buồng chuối chín dần thì thân cây lại càng thêm khô héo cũng như người mẹ nuôi con, cho tới khi con cái được lớn khôn trưởng thành thì cũng là lúc mẹ đã già đi, không còn được như ngày nào nữa. Đó chính là sự liên tưởng tương đồng của những người mẹ và cây chuối. Hay như trong những bức tranh của các danh hoa thì hình ảnh của cây chuối luôn được người họa sĩ ưu ái để đưa vào trong những đứa con của mình.

Tóm lại, cây chuối là một loại cây vô cùng hữu dụng và có rất nhiều những giá trị trong nó. Không chỉ giúp cho chúng ta có được thu nhập mà chúng còn giúp nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người chúng ta để chúng ta biết thêm nhiều hơn về cuộc sống.

Thuyết minh về cây chuối – mẫu 4

Những hoa thơm trái ngọt mà thiên nhiên tạo hóa diệu kì đã ban tặng cho đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta không thể thiếu đi chuối- một loại quả thơm ngon dẻo ngọt và rất được ưa dùng.

Cây Chuối được trồng rất nhiều ở nông thôn và là một loài cây ưa nước nên khi đến thăm những vùng quê ta sẽ bắt gặp những bụi chuối mọc hàng ngàn bên cạnh bờ ao, suối. Cây chuối được trồng chủ yếu để lấy trái, và ở mức độ ít hơn là lấy thân và để trang trí. Chuối có gốc tròn, rễ chùm nằm ở bên dưới. Thân chuối thuôn, thẳng, có màu xanh rì, từng lớp lá mọc đè lên nhau thành từng lớp, từng lớp, bao trùm cái ruột rỗng bên trong. Lá chuối xanh, mọc thành từng tàu, to bản. Mỗi cây chuối có một buồng chuối, mọc ở tít phần cao nhất của thân cây, bên dưới mặt những tán lá to rộng. Mỗi buồng phải có tới trăm quả chi chít nhau hoặc hơn thế nữa. Quả chuối ra thành nải treo, mỗi tầng (gọi là nải) có tới hai mươi quả quả, và mỗi buồng có ba đến hai mươi nải như thế. Quả chuối có nhiều hình dạng tuỳ thuộc vào từng loại khác nhau Chuối là loại cây có thân ngầm. Phần thân chính nằm dưới đất gọi là củ chuối. Phía trên chỉ là một thân giả mọc thẳng đứng và tròn, được tạo thành từ nhiều lớp bẹ xếp khít vào nhau, bên trong hơi xốp, bề mặt trơn bóng và nhẵn. Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản. Ban đầu, những chiếc nõn chuối còn xanh non, sau đó lá xòe ra có màu xanh đậm hơn. Khi già, lá ngả dần về màu vàng đất, rũ xuống để nhường chỗ cho lá tươi. Khi cây chuối trưởng thành, nó bắt đầu trổ buồng. Mỗi cây chuối đều có một buồng, mỗi buồng gồm nhiều nải mỗi nải có nhiều quả. Buồng chuối mọc từ hoa từ thân ra. Giữa tán lá xanh mát, hoa chuối như ngọn lửa hồng chiếu sáng cả vòm lá xanh. Hoa sắp thành hai hàng theo kiểu xoắn tạo thành nải chuối. Sau đó những chiếc bẹ rụng dần là lúc những nải chuối con xuất hiện. Khi chuối còn xanh thì có màu xanh đậm còn khi chín thì ngả sang màu vàng.

Trong đời sống nhân dân Việt Nam, chuối là một loại cây hữu dụng từ thân, lá đến hoa, quả. Quả chuối cung cấp hàm lượng đường cần thiết cho cơ thể hoạt động. Chuối ăn dễ tiêu hóa, vừa sáng mắt lại tốt cho da, làm cho làn da luôn sáng mịn. Thân chuối có thể làm thức ăn cho trâu, bò, lợn rất tốt. Thân chuối non cùng củ chuối có thể thái ra ăn kèm với ốc, lươn để khử tanh rất tốt, lại có thể làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Lá chuối có thể dùng để gói bánh, gói xôi... khi phơi khô có thể làm chất đốt. Người ta có thể dùng hoa chuối đã nở hết buồng để làm nộm hoặc để luộc. Chuối là thức quả để thắp hương trong các ngày lễ, tết. Trong ngày rằm hoặc mùng một, người ta dùng chuối chín. Đây còn là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết. Chuối là loại cây khá dễ sống ưa đất phù sa, đất bãi ven sông. Quá trình sinh trưởng của một cây chuối không dài khoảng một năm. Mỗi cây chuối chỉ một lần trổ buồng, sau khi thu hoạch người ta chặt cây đào gốc lên để cho cây con phát triển. Một cây chuối mẹ có thể đẻ nhiều cây chuối con rồi đẻ nhiều cây chuối cháu, sinh trưởng rất nhanh. Vì dễ trồng lại nhanh cho quả nên chuối được người nông dân ưa chuộng. Nếu không may chuối bị sâu có thể cắt bỏ lá sâu, bắt sâu. Nếu chuối ra buồng cần phải chống cho cây khỏi đổ. Khi thu hoạch cần phải nhẹ nhàng tránh rơi gãy.

Bên cạnh những loại cây gần gũi như trầu, cau, dừa… thì chuối còn tượng trưng cho sự bình dị, thanh bình của làng quê. Cây chuối có từ ngàn đời. Nó dâng hiến tất cả những gì đẹp đẽ nhất của mình cho con người. Cây chuối là nét đẹp thanh bình của thiên nhiên, của đất mẹ, của nông thôn Việt Nam.

Top 12 bài Thuyết minh về cây chuối hay nhất (ảnh 2)

Thuyết minh về cây chuối – mẫu 5

      Đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều loại trái cây thơm ngon. Mỗi loài mang một hương vị khác nhau, một hình dáng khác nhau. Và có lẽ về sự dẻo thơm thì chuối là loại quả thơm ngon nhất trong số tất cả các loại hoa quả. Ngoài ra, cây chuối còn rất nhiều tác dụng trong đời sống Việt Nam.

      Chuối được trồng rất nhiều ở nông thôn và rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ rất xanh và tươi tốt; còn ở rừng, bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn, vô tận. Chuối phát triển rất nhanh. Chuối có gốc tròn như đầu người, lớn dần theo thời gian, có rễ chùm nằm dưới mặt đất. Thân chuối thuôn, thẳng, có màu xanh rì là do từng lớp lá mọc đè lên nhau thành từng lớp, từng lớp, bao trùm cái ruột rỗng bên trong. Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản. Mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối. Có buồng chuối trăm quả và nhiều hơn thế. Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cầy uốn trĩu xuống tận gốc cây. Chuối chặt theo nải. Quả chuối có nhiều hình dạng tuỳ thuộc vào từng loại khác nhau. Ví dụ: chuối ta có dáng thuôn dài, vỏ xanh; còn chuối tiêu quả căng tròn, vỏ mỏng, thịt dày, vỏ vàng. Ngoài ra còn có chuối hương, chuối ngự. chuối sứ, chuối mường...

      Trong đời sống vật chất của con người Việt Nam thì chuối là một loài cây hữu dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả. Thân chuối rỗng nên người xưa hay dùng thay phao, ngoài ra còn làm thức ăn cho gia súc. Lá chuối tươi rửa sạch dùng để gói xôi, bánh giầy, bánh cốm, bánh chưng... và một trò chơi dân gian mà trẻ con hay chơi là cưỡi ngựa. Lá chuối khô cũng dùng để gói bánh gai hay cuộn chặt thay nút chai khá tốt. Bắp chuối thì chẻ ngọn nhỏ làm nộm, tương tự với nõn chuối làm rau sống hay ăn kèm với bún ốc, bún riêu. Trái chuối xanh hay được nấu cùng các thức ăn có vị tanh như ốc, lươn,... vừa khử tanh lại vừa làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Trái chuối chín là một thức quả được nhiều người ưa chuộng.

      Cây chuối cho ta thật nhiều công dụng, không chỉ trong đời sống vật chất mà còn ở đời sống tinh thần: cây chuối là biểu tượng cho làng quê Việt Nam. Nải chuối chín không thể thiếu trong các mâm cúng trời, đất, tổ tiên. Cây chuối gắn liền với cuộc sống nông thôn, với đất nước, dân tộc ta.

       Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.

Thuyết minh về cây chuối – mẫu 6

Đi khắp các làng quê Việt Nam, đọng trong lòng chúng ta là hình ảnh những buồng chuối tươi mơn mởn, sai trĩu những quả thơm. Nói đến cây chuối, đã là người Việt Nam thì không ai là không biết. Cây chuối đã tồn tại cùng con người như một người bạn thân thiết. Có thể nói, cây chuối đã trở thành một thứ không thể thiếu trong đời sống người Việt Nam từ xưa tới nay.                                                             

       Chuối có tới năm bảy loại, nào là chuối hương, chuối ngự, chuối sứ, chuối mường, chuối tiêu... Mỗi loại chuối đều có hương vị thơm ngon riêng, tạo ra nét đặc biệt không thể lẫn với những loại khác. Thế nhưng các loại chuối đều mang vẻ bên ngoài giống nhau. Thân cây tròn, thấp, trơn bóng, to bằng cả cái cột đình. Lá cây xanh non, dài, to bản và các gân đối xứng nhau. Thế nhưng lá chuối khô lại có màu nâu, giòn và cứng. Bắp chuối có màu đỏ, thuôn dài, còn gọi là hoa chuối. Nõn chuối xanh non, mịn và mòng. Mỗi cây chuối trưởng thành đều có thể cho ta một buồng chuối. Tuỳ theo từng loại, có loại cho hàng trăm quả một buồng, có cả loại mỗi buồng cho cả nghìn quả. Nhiều cây còn trĩu trịt quả từ ngọn xuống gốc.

       Để có đươc vai trò quan trọng như hiện nay trong đời sống của người Việt Nam, chuối đã "cống hiến" cho đời sống vật chất không biết bao nhiêu. Thân cây thái nhỏ ra có thể làm thức ăn cho lợn rất tốt. Còn lá cây thì giúp ta trong các việc như là để gói xôi, gói bánh rất tiện lợi và dễ kiếm. Lá chuôi khô có thể dùng làm chất đốt, để quấn bánh gai hoặc ở nông thôn, ta còn thấy lá chuối khô còn quấn nhỏ làm nút chai rượu. Không chỉ thế, hoa chuối còn dùng để làm nộm (nộm hoa chuối). Món nộm hoa chuối đươc rất nhiều người ưa thích, đặc biệt là sinh viên vì nó vừa ngon lại vừa rẻ. Chỉ cần nhìn thấy thôi cũng đủ khiến cho ta cảm thấy thèm thuồng. Thái một ít nõn chuối ra cho vào đĩa rau muống xanh mướt là ta đã có một đĩa rau vừa ngon miệng vừa đẹp mắt. Quả chuối có lẽ là nhiều công dụng nhất. Các chị, các cô, các bà hay ăn chuối vì trong chuối có chứa nhiều chất vitamin rất tốt cho một làn da mịn màng. Và chủ yếu chuối thường dùng để ăn nhiều hơn vì nó rất ngon. Người ta còn thường dùng chuối thắp hương như một lễ vật dâng cho thần linh để thể hiện lòng tôn kính. Chính vì vậy, chuối là một loại trái cây rất được ưa thích tại Việt Nam và cả một vài nước khác.

       Cây chuối trong đời sống vật chất của người Việt Nam cũng khá quan trọng, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều eo hẹp. Ở nông thôn, mỗi khi chuối chín, người ta hay cắt ra thành từng nải để đem bán, những nải chuối đó đều rất rẻ nên nhiều người mua. Còn trong đời sống văn hoá của người Việt, cây chuối cũng như bưởi hay hồng, nó cũng là một trong năm loại quả dâng lên tổ tiên, nhất là các dịp lễ Tết. Trong tâm thức của mỗi người, cây chuối là một loài cây tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê, nhất là thời thơ ấu.

       Cây chuối từ lâu đã đóng vai trò lớn trong cuộc sống của người Việt Nam. Đối với mỗi người, cây chuối đã trở thành một loài cây vô cùng gần gũi, thân thiết.

Thuyết minh về cây chuối – mẫu 7

Chuối có tác dụng vô cùng lớn trong đời sống của người dân Việt. Chuối thường được dùng với món bún bò Huế, bún riêu…Thật sự sẽ kém ngon, nếu không có rau ăn kèm và lõi non của thân, bắp chuối.

Ngoài ra, chuối còn được dùng để làm thức ăn cho trâu bò, lợn gà. Lá chuối cũng được sử dụng để gói thực phẩm. Quả chuối là nguồn bổ sung năng lượng hoàn hảo, có thể dùng tươi hay đem chiên, an chè, bánh, kẹo. Quả xanh (chuối chat) xắt lát ăn với món cuốn. Chuối hột: chữa bệnh sạn thận, tiểu đường.

Bên cạnh đó, các chị em phụ nữ còn dùng chuối để làm mặt nạ, dưỡng da chăm sóc sắc đẹp cho phái đẹp

Chuối dường như đã đi vào đời sống của người dân Việt. Đi vào thi ca, nhạc họa, đời sống văn hóa. Nhân dân luôn tin tưởng cây chuối và ví nó như người mẹ già của con người chúng ta.

“ Mẹ già như chuối chín cây”

 Bên cạnh đó, chuối  còn đi vào tranh của các danh họa, từ vẻ đẹp dân dã, giản dị của làng của làng.

Người ta còn dùng chuối thắp hương như một lễ vật dâng cho thần linh để thể hiện lòng tôn kính. Chính vì tất cả những lí do trên để cho thấy chuối là một loại cây hết sức quan trọng trong đời sống, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều eo hẹp. Ở nông thôn Việt Nam, mỗi khi chuối chín, người ta thường cắt thành từng nải đem đi bán, những nải chuối đó đều rất rẻ nên nhiều người mua. Đặc biệt, trong đời sống văn hóa của người Việt, cây chuối cũng như bưởi hay hồng, nóc cũng là một trong năm loại quả dâng lên tổ tiên, nhất là các dịp lễ Tết. Trong tâm thức mỗi người Việt Nam, cây chuối là một loại cây tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê, nhất là thời thơ ấu.

Cây chuối từ lâu đã chiếm một phần to lớn trong cộc sống của người Việt Nạm.  Đối với mỗi người, cây chuối trở thành một loại cây vô cùng gần gũi, thân thiết không chỉ trong đời sống thực tế mà còn đời sống tinh thần và tín ngưỡng của người dân. 

Thuyết minh về cây chuối – mẫu 8

Nhắc đến cây chuối, có lẽ không ai là người Việt Nam mà không biết tới giống cây này. Chính vì vậy, cây chuối đã tồn tại cùng con người như một người bạn thân thiết.Có thể nói, cây chuối đã trở thành một thứ không thể thiếu trong đời sống người Việt Nam xưa và nay.

Cây chuối mọc thành bụi, thành rừng, mọc chen chúc. Thân chuối hình cột được cấu tạo bởi vô số hình vòng cung màu trắng xanh. Nếu cắt mặt ngang, sẽ thấy vô số ô nhỏ hình mắt cáo như tổ ong, rỗng, xốp, nối. Lớp bẹ ngoài cùng do tác động của nắng gió, ngả màu nâu, mềm dai như chiếc áo tơi bảo vệ áo thân. Lá chuối tập trung hết trê ngọn, tàu lá chuối dài từ 1,5 mét

Mặt lá trên xanh lục đậm, mặt dưới xanh nhạt, chi chít những gân song song đều tăm tắp. Những tàu lá vươn ra tứ phía như như cánh tay. Lá chuối non mới nhú, màu cốm, nõn nà, vươn thẳng như cánh buồm. Khoảng 2-3 tháng, cây chuối trưởng thành sẽ trổ hoa. Bắp chuối hình thoi với nhiều lớp áo màu đỏ tía, mỗi lớp ôm ấp đài hoa bé như ngón tay mà su này trổ thành nải chuối. 1 buồng chuối có hơn 10 nải nặng trĩu nên cây oằn mình đỡ lấy. Khi nải chuối lớn dần, người ta chặt bỏ bớt bắp chuối.

Chuối thích nghi với khí hậu nhiệt đới, ưa nước, thường được trồng cạnh ao hồ. Sinh trưởng nhanh thành 1 cây thành 1 bụi. Rễ chuối không  bám chặt vào đất nên thường dễ ngã nếu thời tiết mưa gió to.

Chuối già to lớn, nải màu xanh nhạt, trái dài khoảng 20 cm, với nguồn phương Tây là 1 thực phẩm cao cấp. Chuối sứ dài khoảng 10cm, to tròn, khi chín màu vàng tươi. Còn chuối ngự: quả to, thịt chắc, dẻo và thơm. Chuối cau: quả nhõ cỡ ngón tay, khi chín võ mõng, vàng tươi. Chuối hột: trái to, có 3 cạnh nỗi rõ, ruột chi chít hột đen như hạt tiêu. Chuối kiểng: không trái, trồng làm cảnh, chuối rẽ quạt, lá mọc thành 2 cái, xòe như nan quạt trông rất đẹp.

Thuyết minh về cây chuối – mẫu 9

Một trong những cây trồng rất phổ biến ở các làng quê của Việt Nam là cây chuối. Đã từ lâu, cây chuối đã trở thành một loại cây có vai trò quan trọng quan trọng với cuộc sống của con người.

Cây chuối thuộc họ Chuối, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới thuộc Đông Nam Á và Úc. Loài chuối được trồng ở khoảng 107 quốc gia trên thế giới. Đa số loại cây được trồng để lấy trái, phục vụ nhu cầu ăn uống của con người.

Cây chuối thường mọc thành bụi (được gọi là bụi chuối), được trồng bằng cách tách rời cây non, từ cây non sẽ mọc ra bụi cây mới. Thân chuối (hay còn gọi là thân giả) được tạo nên bởi các bẹ của tàu chuối. Các bẹ này xếp từng lớp bọc lấy nhau tạo thành thân chuối. Thân chuối trơn, bóng có màu xanh hơi vàng. Thân chuối có thể cao khoảng 2 - 8m, chiều dài của lá có thể kéo dài 3,5m. Như bất kỳ loại cây ăn quả nào, cây chuối cũng có hoa, hoa chuối thuộc loại lưỡng tính. Hoa cái ra phía trên hoa đực. Hoa cái tạo ra những quả chuối phát triển được còn hoa đực thì không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối. Khi phần hoa cái kết thành quả và ngày càng phát triển thì sẽ tạo thành buồng chuối. Mỗi buồng chuối có khoảng từ ba đến hai mươi nải. Mỗi nải có thể có tám quả trở lên. Khi non quả có màu xanh non. Khi già, quả có màu xanh đậm và khi chín quả có màu vàng. Cuối cùng là củ chuối là phần nằm dưới đất, có rễ chùm. Củ chuối có hình nửa vòng tròn. Phía dưới tiếp giáp đất có hình nửa vòng tròn, phía trên củ chuối tiếp giáp với thân. Củ chuối có thể ăn được - là món ăn gắn với một thời gian khó của dân tộc Việt Nam.

Cây chuối là loài cây ưa ẩm ướt, nên thường sống ở ven các ao, hồ. Có rất nhiều loại chuối khác nhau. Ở Việt Nam có một số loại chuối phổ biến như chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự, chuối ngự, chuối sứ, chuối bom, chuối quạ… Một số loại chuối nhập khẩu từ nước ngoài như chuối Laba (Pháp), chuối Dacca (Trung Mỹ)…

Các bộ phận của cây chuối đều có ích. Chuối là loại trái cây bổ ích cho con người. Nó đã trở thành mặt hàng xuất khẩu với giá trị kinh tế cao của nhiều nước nhiệt đới. Quả chuối xanh còn có thể dùng làm nguyên liệu nấu ăn (bánh chuối, canh chuối…). Có loại chuối còn dùng để ăn kèm với những món ăn khác như cốm tạo ra thứ hương vị rất ngon miệng. Thân chuối non cùng củ chuối có thể thái ra ăn kèm với ốc, lươn để khử tanh rất tốt, lại có thể làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Tàu lá chuối thường được phơi khô rồi dùng gói lá bánh, gói xôi…

Trong đời sống tinh thần, chuối là một trong những loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả của ngày tết. Cây chuối còn xuất hiện trong các bức tranh phong cảnh làng quê - trở thành một trong những biểu tượng của thôn quê Việt Nam. Chuối còn xuất hiện trong các bài hát, bài thơ quen…

Như vậy, cuối có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Dù thời gian qua đi thì những cây chuối vẫn gắn bó với người nông dân nói riêng, con người Việt Nam nói chung.

Thuyết minh về cây chuối – mẫu 10

Nhắc đến Việt Nam là không thể không nhắc đến nhắc đến hình ảnh cây chuối. Chuối là một loài cây rất mực thân quen và gần gũi trong đời sống con người. Từ khắp mọi nẻo đường, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh tàu lá chuối xanh tốt. Cây chuối đóng góp một vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân.

Cây chuối thuộc họ Chuối, là một loại cây ăn trái vốn được thuần hóa từ lâu đời. Cây chuối có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Đến nay, người ta ước tính có khoảng ba trăm giống chuối được trồng và sử dụng trên khắp thế giới. Cây chuối ở Việt Nam có nguồn gốc từ giống chuối hoang dại. Nó được trồng nhiều ở nông thôn và rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ, ở rừng, ở những khe suối hay thung lũng. Chuối được phân thành nhiều loại. Về cơ bản có chuối ăn quả, chuối lấy lá. Ở Việt Nam có một số loại chuối phổ biến như chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự, chuối ngự, chuối sứ, chuối bom, chuối quạ… Một số loại chuối nhập khẩu từ nước ngoài như chuối Laba (Pháp), chuối Dacca (Trung Mỹ)…

Chuối là loại cây có thân ngầm. Phần thân chính nằm dưới đất gọi là củ chuối. Phía trên chỉ là một thân giả mọc thẳng đứng và tròn, được tạo thành từ nhiều lớp bẹ xếp khít vào nhau, bên trong hơi xốp, bề mặt trơn bóng và nhẵn. Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản. Ban đầu, những chiếc nõn chuối còn xanh non, sau đó lá xòe ra có màu xanh đậm hơn. Khi già, lá ngả dần về màu vàng đất, rũ xuống để nhường chỗ cho lá tươi. Khi cây chuối trưởng thành, nó bắt đầu trổ buồng. Mỗi cây chuối đều có một buồng, mỗi buồng gồm nhiều nải mỗi nải có nhiều quả. Buồng chuối mọc từ hoa từ thân ra. Giữa tán lá xanh mát, hoa chuối như ngọn lửa hồng chiếu sáng cả vòm lá xanh. Hoa sắp thành hai hàng theo kiểu xoắn tạo thành nải chuối. Sau đó những chiếc bẹ rụng dần là lúc những nải chuối con xuất hiện. Khi chuối còn xanh thì có màu xanh đậm còn khi chín thì ngả sang màu vàng.

Trong đời sống nhân dân Việt Nam, chuối là một loại cây hữu dụng từ thân, lá đến hoa, quả. Quả chuối cung cấp hàm lượng đường cần thiết cho cơ thể hoạt động. Chuối ăn dễ tiêu hóa, vừa sáng mắt lại tốt cho da, làm cho làn da luôn sáng mịn. Thân chuối có thể làm thức ăn cho trâu, bò, lợn rất tốt. Thân chuối non cùng củ chuối có thể thái ra ăn kèm với ốc, lươn để khử tanh rất tốt, lại có thể làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Lá chuối có thể dùng để gói bánh, gói xôi... khi phơi khô có thể làm chất đốt. Người ta có thể dùng hoa chuối đã nở hết buồng để làm nộm hoặc để luộc. Chuối là thức quả để thắp hương trong các ngày lễ, tết. Trong ngày rằm hoặc mùng một, người ta dùng chuối chín. Đây còn là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết.

Chuối là loại cây khá dễ sống ưa đất phù sa, đất bãi ven sông. Quá trình sinh trưởng của một cây chuối không dài khoảng một năm. Mỗi cây chuối chỉ một lần trổ buồng, sau khi thu hoạch người ta chặt cây đào gốc lên để cho cây con phát triển. Một cây chuối mẹ có thể đẻ nhiều cây chuối con rồi đẻ nhiều cây chuối cháu, sinh trưởng rất nhanh. Vì dễ trồng lại nhanh cho quả nên chuối được người nông dân ưa chuộng. Nếu không may chuối bị sâu có thể cắt bỏ lá sâu, bắt sâu. Nếu chuối ra buồng cần phải chống cho cây khỏi đổ. Khi thu hoạch cần phải nhẹ nhàng tránh rơi gãy.

Bên cạnh những loại cây gần gũi như trầu, cau, dừa… thì chuối còn tượng trưng cho sự bình dị, thanh bình của làng quê. Cây chuối có từ ngàn đời. Nó dâng hiến tất cả những gì đẹp đẽ nhất của mình cho con người. Cây chuối là nét đẹp thanh bình của thiên nhiên, của đất mẹ, của nông thôn Việt Nam.

Thuyết minh về cây chuối – mẫu 11

Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho con người nhiều loại trái cây thơm ngon. Biết bao loại cây, mỗi loại lại có một dáng vẻ, một công dụng khác nhau. Chuối là một loài cây đã vô cùng quen thuộc, gần gũi với làng quê. Đi khắp đất nước Việt Nam, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối xanh tốt vươn lên từ bờ ao, bờ sông.

Chuối là loại cây có quả được ăn rộng rãi nhất. Nguồn gốc của nó bắt nguồn từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó đã được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối có mặt ở ít nhất 107 quốc gia. Quả của những cây chuối dại có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối để ăn đều thiếu hột vì đã được thuần hóa lâu đời.

Chuối thường được trồng nhiều ở nông thôn và miền núi. Vì là loài ưa nước nên nó thường mọc ở bên bờ sông, bờ suối. Thân chuối thẳng, nhẵn bóng như cái cột nhà. Thân chuối do nhiều bẹ chuối ôm lấy nhau tạo thành. Bẹ ở ngoài thường có màu đậm hơn, bẹ nằm chính giữa thì có màu trắng. Thân chính này là một thân giả của chuối. Nõn chuối màu xanh non, có hình dạng giống cuốn thư thời xưa. Cây chuối có rất nhiều tàu lá, lá chuối to như tấm phản, gân lá to chạy dọc phiến lá. Lúc lá chuối còn tươi thì có màu xanh nhạt, lúc già thì rũ xuống thân cây, chuyển thành màu nâu. Hoa chuối lúc mới ra thì hướng thẳng lên trời, sau quay sang ngang rồi đâm xuống đất. Sau khi hoa chuối già, bẹ ở ngoài rụng hết thì bắt đầu phát triển thành quả. Một buồng chuối có nhiều nải chuối, thường là mười nải. Những buồng chuối có khi dài từ đỉnh xuống tận gốc, trĩu nặng cả thân cây. Quả chuối màu xanh lúc còn non, khi chín chuyển thành vàng, trông như vầng trăng lưỡi liềm.

Chuối có rất nhiều công dụng, hầu như bộ phận nào của cây cũng không cần bỏ đi. Quả chuối chín thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Ăn chuối còn có tác dụng làm đẹp cho da. Quả chuối xanh ăn kèm với thịt luộc và thường được nấu kèm với cá, ốc... vừa khử tanh vừa làm cho món ăn thêm đa dạng. Lá chuối tươi dùng để gói quà, gói bánh. Lá chuối khô có thể làm chất đốt hoặc dây buộc. Củ chuối, hoa chuối thì nấu canh hoặc làm món nộm, salad. Thân chuối thái nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hạt chuối có thể làm một vị thuốc tốt trong Đông y. Chuối có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Vào ngày Tết, trên mâm ngũ quả của mỗi gia đình không thể thiếu một nải chuối để cúng tổ tiên. Chuối vốn dĩ chỉ trồng để ăn quả nhưng hiện nay nó còn được dùng để trang trí trong nhà. Tàu lá rộng, xanh mướt của chuối tạo cảnh quan đẹp mắt, mang lại cảm giác tươi mới, êm đềm, tin cậy tượng trưng cho tình yêu của mẹ thiên nhiên. Những năm tháng chiến tranh đói ăn, đói mặc, chuối là nguồn thực phẩm dồi dào đã cứu sống không biết bao nhiêu mạng người.

Chuối cũng khá phong phú, đa dạng về chủng loại. Một số loại chuối tiêu biểu như: chuối ta quả dài như lưỡi liềm, chuối tây quả tròn và ngắn hơn, chuối hột, chuối mật, chuối trứng cuốc. Chuối ngự quả ngắn nhưng ruột vàng và có vị rất thơm ngon. Khi xưa, chuối ngự là món ăn hoàng gia, chỉ có vua chúa mới được thưởng thức. Chuối ngự chính là đặc sản của vùng Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam

Cây chuối mọc thành từng bụi và được trồng bằng cách tách rời thân non đem trồng thành bụi mới. Ta nên trồng chuối ở nơi gần nguồn nước như ao, hồ để tiện tưới tắm. Chuối là loại cây dễ trồng và phát triển khá nhanh nên không cần tốn công chăm sóc.

Nguyễn Trãi đã từng làm bốn câu thơ về cây chuối, gọi là “Ba tiêu” :

“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, màu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu gượng mở xem”

Trải qua bao nhiêu năm nữa, chuối vẫn sẽ có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt Nam.

Thuyết minh về cây chuối – mẫu 12

Nhắc đến những loài cây được trồng phổ biến trong vườn nhà người dân Việt Nam ta, không thể không kể đến cây chuối – loài cây nổi tiếng với công dụng triệt để của nó.

Chuối bắt nguồn từ Đông Nam Á và Úc. Nay, chuối được trồng rộng rãi hơn và hiện là loài cây ăn quả được trồng phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới trên toàn thế giới. Chuối thường được trồng ở nông thôn và các vùng miền núi, thường được trồng cạnh bờ sông bờ suối để cung cấp đủ nước cho đặc tính ưa nước của cây. Thân chuối là thân giả với dáng thẳng đứng và lớp ngoài nhẵn bóng, được tạo thành từng nhiều bẹ xếp lớp vào nhau, bẹ ở ngoài có màu sẫm hơn màu của bẹ ở trong. Lá chuối to, gân lá dày, khi còn non sẽ có màu xanh nõn ăm ắp nước đến khi về già lá sẽ chuyển thành màu nâu và khô lại. Hoa chuối mới ea thì hướng lên trời, sau thì càng ngày càng trĩu xuống đất, sau khi rụng hết bẹ thì phát triển trở thành buồng quả. Một buồng chuối thường có 10 nải, vô cùng sai quả, trĩu nặng cả thân cây, thậm chí người trồng phải lấy gậy đẻ cố định thân chuối tránh cho vì buồng chuối quá nặng mà làm đổ cây. Quả chuối là loại quả có hột, khi còn non có màu xanh, sau khi chính thì chuyển thành màu vàng, cong cong như miệng cười duyên của người thiếu nữ. Tuy chuối có nhiều loại những đều mang những đặc điểm chung như trên.

Như đã nói, ta có thể tận dụng triệt để mọi bộ phận của cây chuối. Thân chuối nhiều nước, khi đi rừng, người ta thường lấy nước từ thân chuối đẻ uống thay nước ngọt khi gặp phải tình trạng hết nước dự trữ. Vì có nhiều nước nên thân chuối có thể nổi dễ dàng trên mặt nước, trẻ con vùng nông thôn ngày trước hay dùng thân chuối để thay phao tập bơi ở ao hồ sông suối. Lá chuối cả tươi cả già đều có thể dùng gói bánh, khi tươi có thể đem rửa sạch và bọc nhiều lớp quanh đặc sản nem chua còn khi già thì được khéo léo bọc lấy bánh gai đen, vừa tạo mùi thơm lại vừa bảo vệ môi trường. Hoa chuối khi chưa kết buồng có thể dùng làm nộm, sau khi kết buồng thành từng nải chuối chín vàng thì lại trở thành món loại quả bổ dưỡng đối với cơ thể. Không chỉ hữu ích trong đời sống sinh hoạt đời thương, chuối còn là loài cây mang ý những ý nghĩa trang trọng. Chuối ở vùng Nam Định xưa từng được vua yêu thích không thôi, là thứ quả ngự dụng của nhà vua và sau cũng đổi tên thành chuối ngự. Còn ngày nay, nải chuối vẫn không thể thiếu trên mâm ngũ quả ngày tết vừa với hàm ý về sự đủ đầy và đoàn kết vừa là sự tưởng nhớ và lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà tổ tiên trong dịp tết đến xuân về.

Đến ngày nay, chuối xuất hiện với nhiều hình thức đa dạng trong cuộc sống con người Việt Nam: từ chuối sấy khô đến những món bánh chuối, kem chuối. Và dù đất nước có hiện đại đến đâu, chuối vẫn là thức quả dinh dưỡng được nhân dân ta ưa chuộng và cây chuối vẫn sẽ không ngừng mọc lên ở những vùng nông thôn và vùng núi cao, vừa đem lại kinh tế cho người nông dân vừa là sự lưu giữ một loài cây mang đậm màu sắc văn hóa nước Việt.

Thuyết minh về cây chuối – mẫu 13

Chuối là loài cây rất quen thuộc và không thể thiếu trong đời sống của con người. Bởi cây chuối có rất nhiều công dụng, quả chuối là món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, các bộ phận khác từ cây chuối được dùng làm rất nhiều việc khác nhau. Đi dọc một vòng từ bắc vào nam chúng ta sẽ thấy cây chuối được trồng ở mọi nơi trên khắp đất nước Việt.

Cây chuối được trồng ở khắp mọi nơi ở bờ ao, trong vườn nhà, ở ruộng, hay những vùng đất bãi phù sa. Thân cây mọc thẳng đứng và tròn, được tạo thành bởi lớp bẹ xếp khít vào nhau, bên trong hơi xốp, bề mặt ngoài của thân rất bóng và nhẵn. Lá chuối được mọc ra từ ngọn. Ban đầu những chiếc nõn chuối màu xanh non, sau đó lá xòa dần mọc chìa ra các phía và có màu đậm hơn. Mỗi chiếc là chuối có một đường gân lá nằm ở giữa, hai bên có hai dải mềm mại rủ xuống. Khi lá già thì các là sẽ tự khô đi để nhường chỗ cho những lá non đang chuẩn bị chồi ra ngoài.

Khi cây chuối đủ tuổi để trưởng thành, chúng bắt đầu trổ buồng. Mỗi cây chuỗi đều cho một buồng, mỗi buồng lại có nhiều nải, mỗi nải lại có nhiều quả. Có giống cho hàng trăm quả một buồng. Buồng chuối được mọc thành từ những chiếc hoa mọc từ thân ra. Hoa chuối giống như ngọn lửa màu hồng,sau đó những chiếc bẹ nở dần ra rụng xuống là lúc những nải chuối non xuất hiện. Quả chuối lớn rất nhanh, chúng càng phát triển quả chuối càng cong hình lưỡi liềm, khi xanh có có màu xanh, khi chín có màu vàng.

Chuối cũng có rất nhiều loại và được đặt tên với những cái tên rất hấp dẫn như chuối hương, chuối ngự, chuối hột. Mỗi loại chuối đều có đặc điểm, mùi hương thơm ngon riêng. Trong đó chuối ngự được trồng ở vùng Nam Định được coi là loại chuối thơm ngon nhất.

Trong ẩm thực, quả chuối xanh có thể ăn với thịt dê, ăn gỏi, kho cá hay nấu với ốc, ếch đều rất ngon. Với những quả chuối già, chúng sẽ chín cây hoặc đem giấm đi cho chín. Chuối chín có rất nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe, người già và người trẻ đều có thể sử dụng loại chuối này. Xưa kia chuối được coi là loại quả quý thường để tiến vua, ngay nay chuối được coi là món ăn dân giã, quen thuộc. Trồng chuối rất nhanh cho thu hoạch, mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân và con phục vụ xuất khẩu. Đây là một trong những loại quả được sử dụng nhiều nhất ở châu Âu vì nó là loại quả không chỉ ngon mà còn sạch.

Không chỉ trồng chuối để ăn quả, khi thu hoạch chuối xong, người ta sẽ dùng thân cây chuối thái ra có thể làm thức ăn cho lợn, trâu bò rất tốt. Thân chuối non có thể dùng gói xôi, bánh nem rất tiện lợi, lá chuối non có thể gói bánh, gói giò, lá chuối khô có thể dùng làm chất đốt. Dây chuối khô có thể dùng để làm dây buộc các vật dụng, rất dai và bền. Người ta có thể dùng hoa chuối đã nở hết buồng để làm nộm hoặc để luộc. Củ chuối cũng có thể làm nộm hoặc nấu lươn, ốc, ếch rất ngon. Chuối là loại quả để thắp hương trong ngày rằm, mùng một, là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày tết. Chuối còn tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê.

Chuối rất dễ sống và nhanh lớn, nhưng vòng đời của chúng rất ngắn, chỉ khoảng một năm. Mỗi cây chuối lớn lên trưởng thành và chỉ ra bông một lần rồi chết. Vào mua gió bão, nếu chuối có buồng cần phải chống để cây khỏi đổ. Khi thu hoạch cần phải nhẹ nhàng tránh rơi gãy.

Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.

Thuyết minh về cây chuối – mẫu 14

Đi khắp các làng quê Việt Nam, không khó để bắt gặp hình ảnh những vườn, bụi chuối xanh mướt với những buồng chuối trĩu nặng. Cây chuối ưa sống ở vùng nhiệt đới, chính vì vậy cây chuối đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người nông dân Việt Nam từ bao đời.

Cây chuối thuộc họ Chuối. Là loại cây được trồng để lấy quả. Cây chuối có một thân ngầm (củ chuối) ở dưới đất.Từ thân ngầm thân giả của cây mọc lên có thể cao từ 3 đến 5 m, có dạng trụ tròn, màu xanh lá khi còn non, màu nâu hơi đỏ khi trưởng thành. Giữa thân chuối là nơi các tàu lá mọc ra.

Ban đầu tàu lá cuộn tròn như một chiếc ống chồi dần lên từ giữa ngọn cây, sau đó lá chuối từ từ xòe ra và tàu chuối cũng không vươn lên bầu trời nữa mà từ từ ngả ngang xuống bởi vì lúc này tàu lá chuối đã lớn và nặng hơn. Tàu lá chuối giống như một chiếc quạt cầm tay lớn, xanh mướt không tì vết. Nhưng sau khi bị gió quật, lá chuối rách thành nhiều mảnh. Và khi già, lá chuối sẽ có màu nâu, héo rũ xuống thân cây chuối.

Tàu là chuối sẽ thay phiên nhau mọc lên, cho đến khi cây trưởng thành cây chuối giống như một chiếc ô vững mình đứng trong gió. Rồi vào một buổi sáng tinh mơ nào đó, bạn sẽ bất ngờ nhìn thấy hoa chuối mọc ra từ giữa thân cây. Hoa chuối có màu đỏ đậm, cấu tạo như một búp sen hướng xuống mặt đất. Từng lá của hoa chuối sẽ nở rồi cuộn lên phía cuống chuối, làm lộ ra nải chuối với những quả chuối bé chỉ bằng ngón tay út. Trong một hoa chuối có rất nhiều nải chuối nhưng để khiến quả to, đều, đẹp người ta sẽ không để hoa chuối nở hết mà cắt hoa đi để dành chất dinh dưỡng nuôi quả lớn.

Bộ phận nào của cây chuối cũng mang những lợi ích riêng. Ngày nay, không mấy ai còn biết tới củ chuối nhưng trong thời kỳ nghèo đói của cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, củ chuối đem hầm lên là một loại thức ăn chống đói quen thuộc với người nông dân. Thân cây chuối cũng được đem thái nhỏ dùng để làm thức ăn cho các loại gia súc.

Lá chuối thì lại được dùng để gói bánh. Những chiếc bánh giậm, bánh giò được gói bằng lá chuối xanh mướt. Gạo nếp trắng óng lên vị xanh, dậy hương thơm của lá là một món ăn ngon được làm vào các dịp lễ hoặc để ăn lót dạ vào buổi sáng. Món nem chua Thanh Hóa cũng dùng những chiếc là chuối để gói tạo độ thơm cho nem. Lá chuối khô không chỉ dùng để gói bánh gai mà còn được dùng làm chất đốt. Ngay cả hoa chuối người ta cũng nghĩ ra món nộm giải ngán hay món gỏi ngon tuyệt. Còn quả chuối cũng được ăn với nhiều cách khác nhau.

Chuối khi còn xanh được dùng để nấu với thịt hoặc xương, ta cũng có thể đem chuối xắt lát đem chiên tẩm đường hoặc sấy khô tạo thành một món ăn vặt ngòn ngọt, giòn tan. Chuối chín mang nhiều chất dinh dưỡng có thể ăn trực tiếp hoặc làm thành các loại chè, bánh.

Cây chuối rất dễ sinh trưởng trong môi trường đất ẩm. Ta chỉ cần lấy củ chuối vùi vào trong đất ẩm, sau vài ngày thân chuối sẽ mọc lên. Cây chuối ưa nắng nhưng trong điều kiện ít nắng cây vẫn phát triển tuy nhiên sẽ sinh trưởng và phát triển chậm hơn. Có rất nhiều loại chuối khác nhau như: chuối tiêu, chuối hột, chuối hương, chuối ngự, nhưng đặc biệt nhất là loại chuối ngự. Loại chuối này dáng quả nhỏ, chỉ to bằng hai ngón tay chụm lại, khi chín chuối có màu vàng cam đẹp mắt, cuống có màu xanh tươi nên ngày xưa loại chuối này thường được dùng để tiến vua.

Giống như cây lúa, cây cau, cây chuối là loài cây quen thuộc với người nông dân việt Nam từ hàng nghìn năm này, là người bạn thân thiết, là một thứ không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam ta.

Thuyết minh về cây chuối – mẫu 15

Đất nước Việt Nam ta có truyền thống nông nghiệp, trồng cây ăn quả lâu năm. Với đất đai màu mỡ và thiên nhiên phù hợp, rất nhiều loại quả ngon ra đời, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Trong đó, loại quả quen thuộc nhất, loài cây hữu ích nhất chính là cây chuối.

Chuối được trồng ở nhiều nơi với nhiều loại giống khác nhau, từ đồng bằng đến miền núi, từ Nam ra Bắc đâu đâu cũng có họ hàng nhà chuối sinh sống. Dù là loại chuối nào thì chuối cũng có dáng thẳng, tròn như một cái trụ mọng nước, gồm nhiều bẹ ấp lại mà thành, ở giữa có lõi dẫn chất dinh dưỡng để nuôi sống cây. Phía đầu mỗi bẹ thì có lá mọc xung quanh, mỗi tàu lá có cuống lá dài chạy dọc giữa bản, lá rộng cỡ 40-50cm. Theo thời gian, bộ lá của họ chuối vàng, già, héo quắt đi và nằm rủ khô quanh thân.

Còn củ chuối thì có vỏ đen, sần sùi, khi gọt vỏ ngoài thì để lộ màu ngà đặc trưng. Xung quanh củ có rễ chùm màu nâu hoặc đen, rễ có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Điều không thể không nhắc tới là hoa chuối, hoa có màu phơn phớt hồng giống như bếp lửa của thiên nhiên kỳ diệu. Qua quá trình miệt mài hút chất dinh dưỡng để bồi bổ cho hoa, hoa sẽ phát triển thành buồng chuối, mỗi buồng có từ 8-10 nải, mỗi nải có từ 10-15 quả. Lúc đầu quả còn xanh, lớn dần chín có màu vàng và mùi vị đặc trưng riêng.

Họ chuối cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước, những nải chuối tươi ngon sẽ được thu hoạch về và đóng gói làm hàng xuất khẩu. Còn trong cuộc sống hàng ngày, họ nhà chuối cũng mang lại nhiều lợi ích cho con người: thân già thì làm phao bè vượt sông; thân non có thể thái ghém làm rau sống ăn rất mát; hoa chuối thì có thể cắt về làm nộm hoặc nấu với ốc, lươn…

Nhưng có một điều rất quan trọng là chuối còn trở thành vật thờ cúng tổ tiên, ngày lễ Tết thì người ta thờ chuối xanh còn ngày giỗ kinh người ta thờ chuối chín. Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và dâng hiến tất cả “tuổi xuân” của mình cho con người Việt Nam cả về đời sống vật chất và tinh thần. Nó sẽ luôn là loại cây, loại quả mà mỗi con dân đất Việt luôn tự hào về nhắc về

Cây chuối còn gắn liền với tuổi thơ của nhiều người không bởi cái hương vị của nó mà là những kí ức không thể phai mờ bên gia đình, bên bạn bè. Hiện nay, tuy chuối vẫn đóng góp một phần không nhỏ trong thu hoạch hằng năm của người nông dân, song cũng đã có rất nhiều những vườn chuối đã bị phá đi do nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy nhưng những kí ức về tuổi thơ chơi trốn tìm trong vườn chuối, lén ba mẹ hái những quả chuối chín sớm hay những hòm đánh trận giả lấy lá chuối làm cờ vẫn mãi là kỉ niệm đẹp nhất không thể phai mờ.

Những thế hệ hôm nay, các em có ít những trải nghiệm ấy, nhưng mỗi khi ăn trái chuối ngọt thơm, hãy nhớ lấy công lao của những người trồng cây đã chăm bón từng ngày để được có quả ngon như ngày hôm nay.

Thuyết minh về cây chuối – mẫu 16

Nhắc đến Việt Nam thật không thể không nhắc đến hình ảnh cây chuối gắn liền với những khu vườn cây trái thanh bình, mộc mạc. Từ khắp mọi miền quê, dọc những ngã đường, bên bờ đê, bờ suối đâu đâu ta cũng thấy cây chuối với tàu lá mỏng manh nhưng xanh thắm, tràn trề sức sống. Từ lâu, cây chuối trở thành nguồn thực phẩm không thể thiếu trong đời sống con người.

Cây chuối thuộc họ chuối, là một loại cây ăn trái vốn đã được thuần hóa từ lâu đời. Toàn bộ cây chuối đều có thể xử dụng trong cuộc sống. Cây chuối có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á, mọc phổ biến ở các khu rừng nhiệt đới. Đến nay, người ta ước tính có khoảng 300 giống chuối được trồng và sử dụng trên khắp thế giới. Các giống chuối có ở việt nam vốn có nguồn gốc từ các giống chuối hoang dại. Việt Nam là nước nhiệt đới và là một trong những xứ sở của chuối với nhiều giống chuối rất quý như: chuối tiêu, chuối bom, chuối ngự,… với những đặc điểm trên chuối được xem là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu ở Việt Nam, nhất là đối với giống chuối già và chuối cau.

Đầu thế kỉ XX. Người pháp mang vào nước ta một vài giống chuối mới, với loại quả to, cho năng xuất cao hơn các loài chuối bản địa. Ngày nay, chuối được trồng ở ít nhất 107 quốc gia. Có nhiều cách phân loại các loại chuối. Về cơ bản có loại chuối ăn quả, loại chuối lấy lá. Ở Việt Nam có một số loại chuối phổ biến như: chuối tiêu, chuối sứ, chuối ngự, chuối tây, chuối bom, chuối xiêm, chuối quạ,… Các giống chuối nhập ngoại: chuối Laba (Pháp), chuối Dacca (Trung Mỹ),… Chuối là loại cây có thân ngầm. Phần thân chính nằm dưới đất gọi là củ chuối. Phần trên chỉ là một thân giả do các bẹ lá cấu tạo thành. Cây chuối cao trung bình khoảng 3 – 5 m, có giống như chuối sáp cao tới 10m.

Chuối có bản lá rộng, mọc đối xứng qua gân chính, phiến lá dày 0,35 – 1mm, có các gân phụ song song nhau và thẳng góc với gân chính. Một cây chuối đang phát triển tốt thường có từ 10 – 15 lá, trong đó có 4 – 5 lá trên ngọn là quang hợp mạnh nhất. Nhiều lá chuối có thể rộng 70cm và dài đến hơn 2-3 mét. Nụ hoa trổ ở ngọn rồi tạo thành buồng. Trong buồng chứa rất nhiều hoa nhỏ. Nhiều hoa chuối có thể đếm lên tới 19 ngàn cái. Hoa sắp thành hai hàng theo kiểu xoắn cuốn tạo thành nải chuối. Các hoa đực nằm ở nải trên ngọn, không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối, còn ở gần cọng của nụ là hoa lưỡng phái. Hoa có 5 tiểu nhụy, bầu noãn 3 tâm bì tạo thành 3 buồng, mỗi buồng có nhiều tiểu noãn, vòi nhụy duy nhất với nuốm hình chùy.

Quả chuối ra thành nải treo, mỗi tầng (gọi là nải) có tới 20 quả. Các nải kết dính quanh một trục gọi là một buồng, nặng 30–50 kg. Mỗi quả riêng có vỏ dai chung quanh thịt mềm ăn được. Vỏ và thịt đều ăn được ở dạng tươi hay đã qua chế biến (nấu). Trong cùng một nải, trái ở hàng trên lớn hơn trái ở hàng dưới. Một vài loại chuối khi quả chín thường chuyển sang màu vàng. Chuối sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong phạm vi 25-35oC. Khi nhiệt độ giảm đến 100C thì quả chuối nhỏ, phẩm chất kém, sinh trưởng chậm.

Chuối là cây ưa nước nhưng lại không chịu ngập úng. Hàm lượng nước trong các bộ phận cây chuối rất cao. Chuối thường phát triển mạnh về mùa mưa. Chuối có khả năng thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng tương đối rộng. Những cây chuối có biểu hiện thiếu sáng thì lá vàng trắng. Khi trồng không nên để cây chuối quá nhiều cây con dễ gây cạnh tranh ánh sáng. Vườn trồng chuối phải quang đãng để có đủ ánh sáng quang hợp. Đất thích hợp cho việc trồng chuối là đất phù sa nhiều mùn hoặc đất bazan tơi xốp. Ở các loại đất khác, cây chuối cũng phát triển nhưng cho năng xuất không cao, mau già cỗi. Chuối có khả năng chịu mặn khá, chịu được đất chứa Fe, Al khá cao.

Người ta thường dùng loại chồi con để trồng. Chồi con được hình thành từ những mầm ngủ mọc trên thân ngầm của chuối, thường có 2 loại chồi con: chồi con đuôi chiên và chồi con lá rộng. Ngày nay, để tăng năng xuất và rút ngắn thời gian sinh trưởng của chuối, người ta dùng kĩ thuật phôi tế bào, tạo ra hàng loạt cây chuối con, trồng trên diện tích rộng. Kích thước hố trồng phải đảm bảo 40 cm x 40 cm x 40 cm. Trước khi trồng phải bón lót để tạo độ mùn giúp cây con phát triển. Sau khi trồng cần phải chú ý tưới nước, bón phân làm cỏ và phòng trừ sâu hại cho cây chuối. Cây chuối thường bị sâu rầy hại phá, bệnh cuốn lá, vàng lá, thối rễ cũng thường xuất hiện ở cây chuối. Để chăm sóc tốt, cây chuối cho năng xuất cao, chất lượng quả đạt yêu cầu cần chú ý bón cho cây một vài lại phân khoáng cần thiết như kem, photphat, kali,…

Nếu thu hoạch để ăn, khi buồng chuối già ta cắt buồng treo lên đợi quả chín. Nếu thu hoạch để bán thì tuỳ thuộc vào khoảng cách cần vận chuyển, chuối có thể thu hoạch ở những độ chín khác nhau. Để tiêu thụ ở chợ địa phương, chỉ cần thu trước khi chín vài ngày. Để vận chuyển xa phải thu hoạch sớm hơn. Tuy nhiên, để giữ được vị ngọt tự nhiên, cần thiết phải thu hoạch chuối ở giai đoạn chín. Thu hoạch chuối làm nguyên liệu chế biến thường sớm hơn so với để ăn tươi. Để làm chuối nhanh chín người ta tiến hành ủ chuối trong lá cây, thùng kín. Để làm chuối lâu chín thuận tiện vận chuyển đa xa người ta thường bảo quản chuối trong kho lạnh.

Giá trị kinh tế: Trên thế giới, chuối là loại cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia và vùng miền, đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thương mại rau quả toàn cầu. Xuất khẩu chuối đứng đầu về khối lượng và đứng thứ hai về kim ngạch, sau cam trong cơ cấu xuất khẩu trái cây của thế giới. Cùng với gạo, lúa mỳ, ngũ cốc, chuối cũng là một trong số những mặt hàng chủ lực của nhiều nước đang phát triển.

Giá trị về dinh dưỡng: Giá trị dinh dưỡng trong chuối khá cao. Cung cấp hàm lượng đường, năng lượng cho cơ thể hoạt động. Hàm lượng vitamin rất phong phú như vitamin A, B1, B2, C. Chuối lại rất dễ tiêu hóa, sau khi ăn vào chuối 1 giờ 45 phút đã được hấp thu hết, trong khi đó cam quýt phải 2 giờ 45 phút, vì thế chuối rất thích hợp cho những người yếu mệt. Giá trị dược liệu: Theo Đông y, chuối có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận phế, chỉ khát, lợi tràng vị. Củ chuối vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Theo phân tích khoa học, chuối chín bao gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng kali rất cao và chứa đủ cả 10 loại amino acid thiết yếu của cơ thể.

Y học dân gian dùng chuối hột để trị sạn thận và sạn mật, làm hạ huyết áp cao, làm thư giãn cơ bắp. Chuối là nguồn bổ sung năng lượng hoàn hảo cho hoạt động thể lực. Chuối xanh chữa bệnh loét dạ dày, bệnh nóng dạ dày, tá tràng, bảo vệ thành dạ dày khỏi bị loét và giúp hàn gắn nhanh chóng chỗ loét đã hình thành trước đó. Chuối chín chữa táo bón và ngăn ngừa ung thư ruột già, tăng khả năng miễn dịch; phòng trúng gió, giúp điều trị các bệnh về tâm lý, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và điều trị các bệnh về da.

Toàn bộ cây chuối đều có ích, dùng trong chăn nuôi, trong công nghiệp nhuộm v.v… Quả chuối là nguyên liệu quan trọng để chế biến bánh, kẹo, tinh dầu, nước chuối, rượu chuối… Tóm tại, chuối là một nguồn dinh dưỡng quí giá và dễ tìm, dễ ăn, nên được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Cây chuối là loại cây ăn quả được trồng lâu đời ở Việt Nam, song lại ít được chú ý đến bón phân nhất, chính vì thế năng suất chuối thường không cao, hiệu quả thấp. Tuy nhiên nếu muốn phát triển nghề trồng chuối với quy mô công nghiệp và xuất khẩu thì việc bón phân cho chuối cần phải quan tâm.

Cây chuối vốn gần gũi trong đời sống của người nông dân Việt Nam. Hình ảnh cây chuối đi vào thơ ca, nhạc, họa tạo nên nét đẹp dịu dàng, đằm thắm của làng quê yên bình, mộc mạc. Quả chuối còn trở thành phẩm vật thờ cúng thần linh hoặc tổ tiên trong những ngày lễ kỵ.

Thuyết minh về cây dừa - mẫu 1

“Dừa xanh đứng sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thủy chung”

Cây dừa cứ thế tự nhiên đi vào thơ ca văn chương. Dừa xanh đã trở thành loài cây quen thuộc, gắn bó với người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân miền trong.

Nguồn gốc của cây dừa này không ai rõ, nhưng một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc từ Đông Nam Châu Á và cũng có người cho rằng chúng có nguồn gốc từ miền tây bắc Nam Mỹ. Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và mưa. Vì vậy chúng đã trở thành người dân định cư không thể thiếu trên những bờ biển vùng nhiệt đới. Chúng gần như không thể sống được ở những vùng có nhiệt độ khắc nghiệt như Địa Trung Hải. Ở Việt Nam dừa xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Trung như Bến Tre, Cà Mau, Bình Định.

Thân dừa cao có những đốt như hổ vằn, thường có màu nâu sậm, đường kính khoảng 45cm, cây dừa khỏe cao đến 25m. Còn thân dừa lùn có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra. Mỗi cây dừa đều gồm: thân, lá, hoa, buồng, trái. Với những loại dừa cảnh, thân dừa thường có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra. Lá dừa to, có màu xanh, gồm nhiều tàu, khi già lá sẽ vàng dần rồi héo và có màu hơi nâu. Hoa dừa có màu trắng, nhỏ, kết thành chùm. Cây dừa ra hoa rồi kết trái, quả dừa có lớp vỏ dày bên ngoài. Bên trong mỗi lớp vỏ cứng là cùi dừa và nước dừa. Quả dừa khi mọc sẽ kết thành buồng, mỗi cây có rất nhiều buồng và mỗi buồng dừa có nhiều quả, trung bình mỗi buồng từ mười đến mười lăm trái dừa, có buồng lại có hơn mười lăm trái.

Họ hàng nhà dừa rất phong phú và đa dạng. Kể đến như dừa xiêm: là loại có quả nhỏ, có màu xanh, nước dừa rất ngọt, thường dùng để uống. Dừa bị thì trái thường to, vỏ màu xanh đậm, thường được dùng trong chế biến thực phẩm. Dừa nếp lại có trái vàng xanh mơn mởn. Hay dừa sáp là loại có cơm dừa vừa xốp, vừa mềm mại lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu vàng đục như sáp. Mỗi loại dừa sẽ có cách sử dụng khác nhau tùy theo nhu cầu người dùng.

Dừa có nhiều công dụng. Người ta lấy thân dừa làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa… Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa tươi mát lại vừa duyên dáng và độc đáo. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường là một trong những mặt hàng thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn dân giã mà lạ miệng. Có thể làm gỏi, xào rất thích hợp với người ăn chay. Trên thân dừa có những con đuông dừa sinh sống. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông dừa thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng. Và nó trở thành đặc sản kỳ lạ của nhiều nước có trồng dừa.

Tuy nhiên kết tinh đẹp nhất của cây dừa với tất cả những gì tinh túy lại là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nước giải khát, có công năng hạ nhiệt, tốt cho hệ tiêu hoá, có thể dùng trong băng bó vết thương. Ngoài ra nước dừa dùng để chế biến món ăn kho cá, kho thịt, thắng nước màu, thổi xôi. Phần cùi dừa dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Phần vỏ cứng của trái dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông.

Ngoài ra cây dừa còn có tác dụng to lớn với nghệ thuật văn chương khi hình ảnh cây dừa trở thành hình ảnh quen thuộc có giá trị với những thi sĩ.

“Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ? ”

(Dừa ơi)

Hay:

“Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió
Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre…”

(Dáng đứng Bến Tre)

Trải dài khắp dải đất miền Trung của Việt Nam, những hàng dừa xanh vẫn đứng rì rào trong gió. Cây dừa không chỉ quen thuộc với cuộc sống con người Việt Nam mà còn trở thành một phần kinh tế của những con người nơi đây.

Thuyết minh về cây dừa - mẫu 2

Nghe tiếng gió rì rào cùng sóng biển, nghe tiếng xào xạc bên bờ. Kìa những cây dừa xếp hàng dài trên bãi cát trắng. Một loài cây đã quá quen thuộc và trở thành hình ảnh gần gũi xuất hiện trong những bức tranh miền biển

Dừa là một loại cây đã xuất hiện từ lâu. Nguồn gốc của cây dừa bắt nguồn từ đâu vẫn còn là một điều gây nên tranh cãi. Dừa là cây có thân cao khỏe màu xanh sẫm hoặc ngả nâu thẫm , ước chừng chiều cao của thân cây là 20 mét đến 25 mét, thân dừa có những nốt vằn đặc trưng, đường kính của cây khoảng 45 cm đến 50 cm. Lá cây dừa dài, to có màu xanh tươi và có nhiều tàu xòe ra, khi già lá dừa sẽ ngả vàng và có màu nâu. Hoa dừa nhỏ xíu màu trắng muốt mọc từng chùm, từng chùm nổi bật. Quả dừa mọc ra từ hoa, quả hình tròn, có màu xanh vỏ cứng và dày, bên trong có cùi dừa trắng thơm ngậy và nước dừa màu trắng đục. Nước dừa thường được lấy uống để giải khát trong mùa hè. Thường những quả dừa không đơn độc, chúng mọc thành buồng, một buồng có từ 10 đến 15 quả.

Những cây dừa thường sinh sống ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, phát triển ở những vùng đất khô cắn, có đất pha cát. Trái nước với nơi sinh sống thiếu nước thì dừa có một sức sống mãnh liệt và chống chịu cao. Vì thế chúng hay được trồng ở các nơi ven biển vừa đẹp, vừa chống lại được bão gió. Dừa được phân bố ở khu vực Châu á và Thái Bình Dương trên thế giới và được trồng từ Quảng Ngãi rải rác khắp nơi đến tận Mũi Cà Mau, đặc biệt được trồng nhiều ở Bình Định và Bến Tre trên mảnh đất Việt Nam.

Dừa cũng như bao cây khác, chúng được phân ra nhiều loại: dừa xiêm,dừa bị, dừa lửa, dừa sáp, dừa nếp, dừa dâu. Tất cả loại dừa đều có công dụng khác nhau như những quả dừa xiêm dù trái nhỏ nhưng nước rất ngọt thường được bổ ra và uống. Dừa bị trái to, cùi dày thường được dùng để chế biến thực phẩm. Ngoài ra những dừa còn được dùng trong nhiều việc như kho cá, kho thịt. Cùi dừa được nạo ra làm kẹo hay mứt, hoặc xay nhuyễn, thái sợi để nấu xôi. Dầu dừa được dùng làm dầu ăn hoặc để làm đẹp cho các chị em phụ nữ, xơ dừa được dùng để làm dây thừng, còn những thân dừa cao to thường dùng để dựng cột nhà hoặc làm chiếc cầu nhỏ bắc qua kênh rạch.

Như vậy cây dừa được trồng không chỉ làm đẹp cho cuộc sống con người mà nó còn mang lại nhiều lợi ích cả về mặt kinh tế. Loài cây xanh tươi ấy gắn bó với người dân như một người bạn thân thiết từ bao đời.

Thuyết minh về cây dừa - mẫu 3

Nhắc đến Việt Nam là người ta nhớ ngay đến một quốc gia với muôn ngàn hoa trái. Trong rất nhiều những loài cây có giá trị từ Bắc xuống Nam dọc đất nước, có một loài cây thẳng, giản dị, một loài cây quen thuộc với người dân miền biển Việt Nam - cây dừa:

“Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi: Dừa có tự bao giờ?”

(Dừa ơi)

Dừa được biết đến là một loài cây cùng họ với cây cau. Hiện nay, nguồn gốc chính thức của dừa vẫn chưa được khẳng định chính xác. Một số giả thiết cho rằng dừa có nguồn gốc ở khu vực Đông nam Á, cũng có giả thiết cho rằng dừa có nguồn gốc Nam Mỹ.

Đặc điểm cấu tạo của cây dừa không quá phức tạp, đó là một loài cây thân trụ đứng và cao, mọc thẳng và không phân cành, phân nhánh. Lá dừa trực tiếp mọc ra từ thân chính, gồm hai phần: cuống lá và chét lá. Mỗi tàu dừa có độ dài từ 5 - 6m. Trung bình một cây dừa có khoảng dao động từ 32 - 35 lá. Cây dừa cũng có hoa. Hoa có màu trắng mọc ra từ nách lá, nở thành từng cụm, cả hoa cái và hoa đực đều nằm trên một cụm hoa. Rễ dừa thuộc kiểu rễ chùm, khi dừa mới ra rễ, rễ thường có màu trắng, nhưng trong quá trình sinh trưởng, rễ sẽ có màu nâu, rễ dừa mọc sâu và khỏe. Quả dừa có vỏ cứng, nhẵn và xanh mượt mà, bên trong là một lớp xơ màu hơi nâu, tiếp đến là lớp gáo dừa cứng chắc. Trong cùng là lớp cùi dừa trắng ngần, thơm nhẹ, có màu trắng trong khi quả dừa còn non và chuyển sang trắng đục khi dừa già. Cùi dừa bao chứa nước dừa thanh thanh, ngọt nhẹ.

Dừa là loài cây có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, chịu mặn tốt và phát triển thuận lợi trên đất pha cát, ưa những nơi sinh sống có nhiều ánh sáng với lượng mưa vừa phải. Bởi những đặc điểm sinh trưởng trên nên dừa được trồng nhiều ở những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Ở nước ta, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện về khí hậu và đất đai thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của dừa. Ngoài ra, dừa còn được canh tác nhiều tại các tỉnh miền Trung và Bến Tre.

Người ta thường phân chia dừa thành hai loại dựa trên đặc điểm sinh cấu tạo và khả năng sinh trưởng. Đó là dừa lùn, đây là giống cây cao khoảng dưới 10m, thời gian kết trái dao động trong khoảng 3 tới 5 năm, dừa trái nhỏ, cùi mỏng. Dừa sức sống kém hơn, dễ bị sâu bệnh. Một số tiểu loại của dừa lùn phổ biến là dừa Tam Quan hay dừa Xiêm. Loại thứ hai chính là dừa cao. Giống dừa cao có chiều cao dao động trên 10m cho tới khoảng 20m, thời gian ra trái muộn hơn giống dừa lùn, trong khoảng từ 5 đến 7 năm. Dừa có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn, dừa trái lớn với cùi dày. Một số loại nhỏ của giống dừa cao là dừa Sáp hay dừa Lửa.

Dừa là loại cây mang giá trị cao đối với đời sống con người. Thân dừa thường được dùng làm đồ gỗ mỹ nghệ hay vật liệu cho các công trình xây dựng: cầu. Lá dừa dùng làm mái che hay một số đồ thủ công như giỏ đan, tranh, chổi dừa khô có thể dùng làm chất đốt. Nước dừa chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin, dùng làm nước giải khát. Nước cốt dừa có thể dùng làm gia vị trong các món giải nhiệt như chè hay trong một số món ăn: thịt kho. Gáo dừa có thể dùng chế tạo nhạc cụ thủ công hay đơn giản là làm gáo múc nước. Xơ dừa dùng bện dây thừng hay làm thảm, khảm thuyền, cũng có thể dùng làm phân bón. Vỏ dừa có thể được dùng làm than củi. Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm hay thuốc sát trùng.

Dường như không chỉ mang giá trị kinh tế, dừa đã thực sự để lại ý nghĩa trong đời sống con người, đặc biệt là người dân Bến Tre. Loài cây ấy đã trở thành một loài cây thân thuộc, một người bạn che chở và hiền lành. Dừa từ rất lâu cũng đã trở thành một nguồn cảm hứng bất tận trong văn chương:

“Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao”

(Cây dừa, Trần Đăng Khoa)

Hay như:

“Thân dừa găm vết đạn
Nước ngọt. Bọc cùi thơm
Cái ăn và cái mặc
Treo chung với trái vườn”

(Bóng dừa)

Không chỉ là nguồn cảm hứng cho văn chương, dừa còn là chất liệu cho nhiều bài hát: “Hát về cây dừa quê tôi” (Hoài Thanh) và rất nhiều những bức tranh nghệ thuật.

Dừa là loài cây có sức sống tốt nên kĩ thuật chăm sóc không quá phức tạp, dừa không kén đất, tuy nhiên nên trồng dừa ở những khu vực gần kênh rạch, nên chọn những giống dừa có chiều cao khoảng 0,3 m. Ngoài ra cũng cần chú ý việc bón lót cho cây. Cần che chắn cho dừa trong ba tháng đầu tiên, quan tâm, cung cấp đủ nước cho dừa, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.

Dừa tồn tại trong tâm thức của người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân vùng Bến Tre như một loại cây lành tính và quen thuộc, thân thương như người bạn. Bởi thế, mỗi người cần có ý thức giữ gìn bảo vệ loài cây giàu giá trị ấy.

Thuyết minh về cây bàng – mẫu 1

Không biết tự bao giờ, cây bàng trước cửa lớp đã trở nên vô cùng thân thương đối với tôi. Tôi đã ngắm cây bàng ấy trong suốt cả bốn mùa. Mùa nào, bàng cũng có một vẻ đẹp riêng. Không biết có phải thế không hay do tình yêu tôi dành cho loài cây này mà tôi thấy bàng mùa nào cũng đẹp.

Khi những tiếng ve đầu tiên bắt đầu ngân lên báo hiệu mùa hè đến, cũng là lúc dòng nhựa chảy trong bàng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Dòng nhựa ấy tiếp sức để những chiếc lá bàng mới ngày nào còn bé bỏng non nớt, giờ đã xanh ngắt xòe ra to. Thì ra, bàng đã phải làm việc siêng năng suốt ba mùa để bây giờ xòe tán xanh che mát cho chúng tôi. Bàng cũng thật hào phòng khi thỉnh thoảng nhờ chị gió gửi cho mấy chiếc lá để làm quạt. Cũng chính lúc này, bàng nở những chùm hoa trắng muốt, nhỏ li ti. Mỗi làn gió nhè nhẹ thoảng qua là có cả thảm hoa bàng lại trải đều quanh gốc, vương đầy trên mái tóc dài Óng ả của các nữ sinh. Bàng đẹp và bọn con gái chúng tôi hình như cũng đẹp hơn khi điểm hoa bàng trên tóc.

Sau ba tháng hè xa cách các bạn học sinh, bàng rạng rỡ hẳn lên khi thu về. Nắng thu vàng dịu ngọt xuyên qua từng mặt lá làm gương mặt bàng sáng bóng lên. Ai thấy mình đẹp mà chẳng vui, Bàng vui vì thấy mình đẹp. Mà hình như còn được nghe lại tiếng nói, tiếng cười xôn xao của các bạn học trò tinh nghịch, dễ thương. Bàng xôn xao cùng chúng tôi trong mỗi ngày học mới, bàng chia sẻ cùng chúng tôi bao buồn vui của tuổi học trò. Còn nhớ, một lần không làm bài tập, thầy giáo đã phạt tôi thật nặng. Tôi buồn quá, giờ chơi lân la đến gốc bàng. Bất ngờ, bàng gửi tặng tôi một trận mưa hoa. Cảm xúc trào dâng, tôi viết liền một bài thơ. Ai có ngờ đâu, bài thơ ấy trong cuộc thi sáng tác trẻ lại giành ,cho tôi giải A. Tôi lại thầm cảm ơn bàng. Nhờ có bàng mà tôi hiểu rằng cuộc sống thật là một chuỗi những buồn vui như thế!

Thu qua, đông lại. Mùa đông lá bàng chuyển màu sẫm nâu. Rồi một buổi sáng tôi thấy cây bàng rực lên màu đỏ như lửa. Ngọn lửa khổng lồ ấy cháy đỏ suốt mấy tuần. Tôi đứng dưới gốc bàng, thấy mình sưởi ấm. Có lẽ cây bàng đã tự đốt mình để chống lại giá rét mùa đông? Rồi gió bấc thổi qua, những chiếc lá màu lửa rụng xuống. Sau khi cởi bỏ tấm áo rực rỡ của mình, bàng chỉ còn lại tấm thân sần sùi với những cành khẳng khiu đứng trơ trọi giữa gió mưa. Bàng thu mình ngủ ngon lành trong tiếng ru của gió. Cây bàng cứ đứng vậy chống đỡ cả mùa đông. Để xuân về, bàng lại vươn mình bừng dậy… Mùa xuân về, thời tiết trở nên ấm áp, và cây bàng nhú ra muôn vạn lộc non. Hầu như suốt mùa đông, cây bàng đã giấu trong nó tiềm tàng màu xanh non của sự sống. Cây bàng đón xuân nhiệt thành, say đắm. Có lẽ, nó hiểu rằng nó cũng phải góp chút ít tinh túy của mình để làm nên sức dào dạt của đất trời.

Tôi lặng đi khi nghĩ đến ngày mai phải chia tay mái trường, phải chia tay cả bàng nữa. Còn bây giờ, tôi và bàng vẫn cứ là bạn thân. Sớm nay, trời thật đẹp. Bàng vẫn đang giơ tay đón chào tôi đến lớp. Tôi yêu bàng nhiều lắm, nhiều lắm.

Thuyết minh về cây bàng – mẫu 2

Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng…

Hồi năm bảy tuổi cho đến khi đủ mười tám tuổi để nhập ngũ, dù đã đi ngược về xuôi, vào Nam ra Bắc, nhưng tôi chưa từng nhìn thấy một cây bàng nào từng trải và to lớn như cây bàng phố tôi. Thân nó to, phải hai, ba vòng tay người lớn mới ôm xuể. Còn tán nó rộng, che kín cả một cái sân lớn diện tích cả trăm mét vuông. Sinh thời bác tôi bảo: Cây bàng lớn này dễ thường đã sống cả trăm năm, đáng được gọi là cây bàng cổ thụ.

Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng và nhớ cả những lần đi bắt ve, những lần chơi trốn tìm hớ hênh quanh gốc bàng. Tất cả cho tôi hình dung về một khái niệm bàng của riêng đám trẻ phố tôi.

Top 15 bài Thuyết minh về cây bàng hay nhất (ảnh 1)

Tôi thích nhất là vào tiết rét lộc vào cữ tháng 2 âm lịch, theo cách phân chia mùa đông của các cụ nhà ta: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba cộc rét. Vào thời điểm ấy, những lộc bàng râm ran như thể đang mời mọc nhau, mời gọi nhau mọc, mời gọi nhau lớn cho kịp phủ kín cành vào đầu mùa hạ có thể nói: Lá bàng (cũng giống như một số cây khác thuộc họ nhà xoan) có biểu hiện rõ nhất về sự chuyển mùa, nếu như có một ai đó chịu khó quan sát sự phát triển và tàn lụi lẫn sự đổi thay màu lá của nó.

Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, đám trẻ hay lưu luyến mấy câu trong lời một vài bài hát: Mùa đông lá đỏ, mùa hạ lá xanh…như một điệp khúc chào đón mùa hè quay trở lại (sau này tôi mới biết đây là phần mở đầu trong ca từ một ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân viết cho thiếu nhi vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước).

Có một nhà thơ, trong khi nhìn ngắm mùa đông, nhìn ngắm màu đỏ của lá bàng mà đã viết được một bài thơ thật xúc động: Vẫn gió bấc căm căm

Vẫn mơ hồ mưa bụi

Vẫn những lá bàng uốn cong mình mà cháy

Đỏ như khi phải từ biệt bầu trời

Anh chẳng biết thế nào để yêu em thêm nữa

Khi mùa đông tới gần…

Nhưng đến năm tôi hai mươi ba tuổi thì cây bàng cổ thụ ấy không còn nữa. Vì lấy đất dành cho sự mưu sinh, người ta đã triệt hạ nó. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về đứng trên mảnh đất từng gắn bó với cây bàng cổ thụ mà lòng không khỏi xót xa, tiếc nuối. Trong lòng tôi tự dưng thấy trống trải thiếu thốn…

Bây giờ, cứ mỗi khi nhìn thấy lá bàng đỏ rực lên sau khi hoàn tất chức phận của mình, để mà rụng về gốc, trong buổi giao mùa, tôi lại nao nao nhớ cây bàng cổ thụ. Cũng phải, vì nó là một phần kỷ niệm không thể thiếu trong khoảng trời thơ ấu và đáng nhớ của chúng tôi.

Thuyết minh về cây bàng – mẫu 3

Không biết tự bao giờ, cây bàng trước cửa lớp đã trở nên vô cùng thân thương đối với tôi. Tôi đã ngắm cây bàng ấy trong suốt cả bốn mùa. Mùa nào, bàng cũng có một vẻ đẹp riêng. Không biết có phải thế không hay do tình yêu tôi dành cho loài cây này mà tôi thấy bàng mùa nào cũng đẹp.

Khi những tiếng ve đầu tiên bắt đầu ngân lên báo hiệu mùa hè đến, cũng là lúc dòng nhựa chảy trong bàng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Dòng nhựa ấy tiếp sức để những chiếc lá bàng mới ngày nào còn bé bỏng non nớt, giờ đã xanh ngắt xòe ra to. Thì ra, bàng đã phải làm việc siêng năng suốt ba mùa để bây giờ xòe tán xanh che mát cho chúng tôi.

Bàng cũng thật hào phòng khi thỉnh thoảng nhờ chị gió gửi cho mấy chiếc lá để làm quạt. Cũng chính lúc này, bàng nở những chùm hoa trắng muốt, nhỏ li ti. Mỗi làn gió nhè nhẹ thoảng qua là có cả thảm hoa bàng lại trải đều quanh gốc, vương đầy trên mái tóc dài Óng ả của các nữ sinh.

Bàng đẹp và bọn con gái chúng tôi hình như cũng đẹp hơn khi điểm hoa bàng trên tóc.Sau ba tháng hè xa cách các bạn học sinh, bàng rạng rỡ hẳn lên khi thu về. Nắng thu vàng dịu ngọt xuyên qua từng mặt lá làm gương mặt bàng sáng bóng lên. Ai thấy mình đẹp mà chẳng vui, Bàng vui vì thấy mình đẹp. Mà hình như còn được nghe lại tiếng nói, tiếng cưới xôn xao của các bạn học trò tinh nghịch, dễ thương.

Bàng xôn xao cùng chúng tôi trong mỗi ngày học mới, bàng chia sẻ cùng chúng tôi bao buồn vui của tuổi học trò. Còn nhớ, một lần không làm bài tập, thầy giáo đã phạt tôi thật nặng. Tôi buồn quá, giờ chơi lân la đến gốc bàng. Bất ngờ, bàng gửi tặng tôi một trận mưa hoa. Cảm xúc trào dâng, tôi viết liền một bài thơ. Ai có ngờ đâu, bài thơ ấy trong cuộc thi sáng tác trẻ lại giành ,cho tôi giải A. Tôi lại thầm cám ơn bàng. Nhờ có bàng mà tôi hiểu rằng cuộc sống thật là một chuỗi những buồn vui như thế!

Thu qua, đông lại. Mùa đông lá bàng chuyển màu sẫm nâu. Rồi một buổi sáng tôi thấy cây bàng rực lên màu đỏ như lửa. Ngọn lửa khổng lồ ấy cháy đỏ suốt mấy tuần. Tôi đứng dưới gốc bàng, thấy mình sưởi ấm. Có lẽ cây bàng đã tự đốt mình để chống lại giá rét mùa đông?

Rồi gió bấc thổi qua, những chiếc lá màu lửa rụng xuống. Sau khi cởi bỏ tấm áo rực rỡ của mình, bàng chỉ còn lại tấm thân sần sùi với những cành khẳng khiu đứng trơ trọi giữa gió mưa. Bàng thu mình ngủ ngon lành trong tiếng ru của gió. Cây bàng cứ đứng vậy chống đỡ cả mùa đông. Để xuân về, bàng lại vươn mình bừng dậy…

Mùa xuân về, thời tiết trở nên ấm áp, và cây bàng nhú ra muôn vạn lộc non. Hầu như suốt mùa đông, cây bàng đã giấu trong nó tiềm tàng màu xanh non của sự sống. Cây bàng đón xuân nhiệt thành, say đắm. Có lẽ, nó hiểu rằng nó cũng phải góp chút ít tinh túy của mình để làm nên sức dào dạt của đất trời.

Tôi lặng đi khi nghĩ đến ngày mai phải chia tay mái trường, phải chia tay cả bàng nữa. Còn bây giờ, tôi và bàng vẫn cứ là bạn thân. Sớm nay, trời thật đẹp. Bàng vẫn đang giơ tay đón chào tôi đến lớp. Tôi yêu bàng nhiều lắm, nhiều lắm.

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống