Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 2 (mới 2023 + 49 câu trắc nghiệm): Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)

Tải xuống 42 4.5 K 39

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 40 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) và 49 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) môn Lịch sử lớp 12 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) Lịch sử lớp 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000):

LỊCH SỬ 12 BÀI 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 2000). LIÊN BANG NGA (1991 - 2000)

 

Bài giảng Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)

Phần 1: Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)

I. Liên xô và Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70.

1. Liên Xô từ 1945 đến giữa những năm 70

a. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950)

* Bối cảnh:

- Thuận lợi: + Uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô được nâng cao.

+ Nhân dân gắn bó, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

- Khó khăn:

+ Bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá nặng nề: 20 triệu người chết, 1710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị thiêu hủy, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá..

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) | Lý thuyết Lịch Sử lớp 12 đầy đủ nhất

Đất nước Liên Xô bị tàn phá bởi Chiến tranh thế giới thứ hai

+ Các nước tư bản bao vây, cấm vận và cô lập.

* Chủ trương:

- Khôi phục kinh tế, hàn hắn vết thương chiến tranh.

- Củng cố quốc phòng, tăng cường tiềm lực đất nước.

- Tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

* Thành tựu: Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế trong 4 năm 3 tháng.

- Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mỹ.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) | Lý thuyết Lịch Sử lớp 12 đầy đủ nhất

Liên Xô thử thành công bom nguyên tử

- Năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.

b. Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70).

* Chủ trương: Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

* Biện phát thực hiện: thực hiện các kế hoạch Nhà nước 5 năm phát triển kinh tế - xã hội.

* Thành tựu:

- Kinh tế:

+ Công nghiệp: Giữa những năm 1970, là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân…),...

+ Nông nghiệp: sản lượng tăng trung bình hàng năm 16%.

- Khoa học kỹ thuật:

+ Năm 1957 phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) | Lý thuyết Lịch Sử lớp 12 đầy đủ nhất

Vệ tinh nhân tạo của Liên Xô (1957)

+ Năm 1961, phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái đất.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) | Lý thuyết Lịch Sử lớp 12 đầy đủ nhất

Tàu vũ trụ “Phương Đông” của Liên Xô (1961)

- Xã hội:

+ Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao.

+ Trình độ học vấn của người dân được nâng cao (3/4 số dân có trình độ trung học và đại học).

- Đối ngoại: thi hành chính sách đối ngoại: bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, giúp đỡ các nước XHCN.

* Ý nghĩa:

- Chứng tỏ tính ưu việt của CNXH .

- Tăng cường tiềm lực cho hệ thống xã hội chủ nghĩa.

2. Các nước Đông Âu từ 1945 - 1975

a. Sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu 1945 - 1949:

* Cơ sở ra đời: + Sự phát triển của lực lượng cách mạng ở các nước Đông Âu.

+ Chiến thắng chống Phát xít Đức của Hồng quân Liên Xô.

→ Trong những năm 1944 – 1946, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã ra đời.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) | Lý thuyết Lịch Sử lớp 12 đầy đủ nhất

Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai

* Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân:

- Từ năm 1945 – 1949, các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân. Đó là:

+ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân.

+ Cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tư bản trong và ngòai nước.

+ Thực hiện quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân.

⇒ Chính quyền nhân dân được củng cố, vai trò lãnh đạo của các Đảng Cộng sản ngày càng được khẳng định.

b. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu:

- 1950 – 1975, các nước Đông Âu Đông Âu thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trong tình hình khó khăn và phức tạp.

- Thành tựu:

+ Xây dựng nền công nghiệp dân tộc, điện khí hóa.

+ Nông nghiệp phát triển nhanh chóng.

+ Trình độ khoa học - kỹ thuật được nâng cao.

+ Trở thành các quốc gia công - nông nghiệp.

* Ý nghĩa: làm thay đổi cục diện Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống.

3. Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu

a. Quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật.

* Sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV):

- Liên Xô và các nước Đông Âu có chung một mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội; đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo và cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin.

- Quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa đòi hỏi các các nước Đông Âu và Liên Xô phải có sự hợp tác cao hơn và đa dạng hơn, như: hợp tác nhiều bên hoặc phân công và chuyên môn hóa sản xuất,...

⇒ Ngày 8/1/1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đã được thành lập với sự tham gia của các nước: Liên Xô, An-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni và Tiệp Khắc.

* Mục đích hoạt động của SEV:

- Tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa .

- Thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa, khoa học- kỹ thuật …

- Thu hẹp dần về trình độ phát triển kinh tế.

* Thành tựu của SEV: thúc đẩy các nước XHCN phát triển kinh tế và kỹ thuật , tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật để đẩy mạnh việc việc xây dựng CNXH, nâng cao đời sống nhân dân.

* Thiếu sót, hạn chế của SEV: Không hòa nhập vào nền kinh tế thế giới; Chưa áp dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ; cơ chế quan liêu và bao cấp.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) | Lý thuyết Lịch Sử lớp 12 đầy đủ nhất

b. Quan hệ chính trị - quân sự:

- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã thỏa thuận cùng nhau thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) | Lý thuyết Lịch Sử lớp 12 đầy đủ nhất

- Mục đích hoạt động:

+ Thiết lập liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

+ Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và duy trì hòa bình của châu Âu, thế giới

- Vai trò:

+ Giữ gìn hòa bình, an ninh ở châu Âu và thế giới.

+ Tạo thế cân bằng về sức mạnh quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa.

II. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991.

1. Sự khửng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.

a. Bối cảnh lịch sử:

- Tình hình thế giới:

+ Cuộc khủng hoảng năng lượng (1973) đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều nước trên thế giới.

+ Để thích ứng với khủng hoảng năng lượng, nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã đi sâu vào nghiên cứu khoa học, tiến hành các cải cách tiến bộ.

+ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa đang manh nha => đòi hỏi các nước phải tiến hành cải cách, mở cửa, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.

- Tình hình Liên Xô: Do chậm sửa đổi để thích ứng với tình hình mới, cuối những năm 70 đến đầu những năm 80, kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, suy thoái.

b. Công cuộc cải tổ và hậu quả.

- Tháng 3/1985, M. Gooc-ba-chop (M.Gorbachev) tiến hành cải tổ đất nước

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) | Lý thuyết Lịch Sử lớp 12 đầy đủ nhất

M.Gooc-ba-chop

- Đường lối cải tổ của Liên Xô tập trung vào việc: “cải cách kinh tế triệt để”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.

- Hậu quả: đất nước Liên Xô lún sâu vào khủng hoảng.

+ Kinh tế hỗn loạn, thu nhập giảm sút nghiêm trọng.

+ Chính trị và xã hội: mất ổn định (xung đột sắc tộc, ly khai liên bang..); thực hiện đa nguyên chính trị làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng và nhà nước.

- Tháng 8/1991, sau cuộc đảo chính lật đổ Gooc-ba-chốp thất bại, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. Chính phủ Liên bang bị tê liệt.

- Ngày 21/12/1991, 11 nước cộng hòa tách ra khỏi liên bang, Cộng đồng các quốc gia độc lập(SNG) được thành lập.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) | Lý thuyết Lịch Sử lớp 12 đầy đủ nhất

- Ngày 25/12/1991, Gooc-ba-chốp từ chức tổng thống; cờ búa liềm trên nóc điện krem-li bị hạ xuống ⇒ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ.

2. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu ( nửa sau những năm 1970 đến 1991).

- Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, từ cuối những năm 80 – đầu những năm 90 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng, trì trệ:

+ Kinh tế suy thoái nghiêm trọng.

+ Đời sống chính trị - xã hội không ổn định. Lực lượng phản cách mạng kích động quần chúng nhân dân nổi dậy chống chính quyền.

- Ban lãnh đạo các nước Đông Âu thực hiện một số cải cách trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị song thất bại => cuối những năm 80 – đầu những năm 90, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Đông Âu.

- Ngày 3/10/1990, Cộng hòa Dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hòa Liên Bang Đức.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) | Lý thuyết Lịch Sử lớp 12 đầy đủ nhất

Bức tường Béc-lin bị phá bỏ, nước Đức tái thống nhất

3. Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu:

- Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.

- Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng trì trệ,khủng hoảng kinh tế - xã hội.

- Phạm phải nhiều sai lầm nghiêm trọng trong quá trình cải tổ.

- Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.

III. Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) | Lý thuyết Lịch Sử lớp 12 đầy đủ nhất

Bản đồ Liên bang Nga

* Liên bang Nga là quốc gia kế tục Liên Xô, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao của Liên Xô tại nước ngoài.

* Kinh tế:

- 1991 – 1995, kinh tế chậm phát triển, tăng trưởng âm.

- Từ 1996, kinh tế có những tín hiệu phục hồi.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) | Lý thuyết Lịch Sử lớp 12 đầy đủ nhất

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên bang Nga giai đoạn 1990 - 2005

* Về chính trị:

- Đối nội:

+ Tháng 12/1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang.

+ Tình hình chính trị không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào ly khai ở Tréc-ni-a.

- Về đối ngoại: một mặt ngả về phương Tây, mặt khác khôi phục và phát triển các mối quan hệ với châu Á.

* Từ năm 2000 kinh tế dần hồi phục và phát triển, chính trị và xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức như nạn khủng bố, li khai, việc khôi phục và giữ vững vị thế cường quốc Á - Âu …

Phần 2: 49 Câu hỏi Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)

A. Liên xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70. Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu

Câu 1: Năm 1949, Khoa học - kĩ thuật Liên Xô có bước phát triển nhanh chóng được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo

B. Liên Xô đưa người bay vào vũ trụ

C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử

D. Liên Xô phóng thành công tàu phương Đông

Lời giải: 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Khoa học – kĩ thuật Liên Xô phát triển nhanh chóng. Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới trong khoảng thời gian nào?

A. Từ nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

B. Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX.

Lời giải: 

Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới. Đây là vị trí của Liên Xô trong nền kinh tế thế giới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đứng ở vị trí nào trong nền kinh tế thế giới?

A. Siêu cường kinh tế duy nhất thế giới.

B. Cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.

C. Cường quốc công nghiệp đứng thứ hai ở châu Âu.

D. Là nước có nền nông nghiệp hiện đại nhất thế giới.

Lời giải: 

Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới. Đây là vị trí của Liên Xô trong nền kinh tế thế giới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Sự kiện nào đã mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. Liên Xô phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất.

C. Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng.

D. Liên Xô phóng thành công trạm tự động “Mặt Trăng 3” (Luna 3) bay vòng quanh phía sau Mặt Trăng.

Lời giải: 

Năm 1961, Liên Xô đã phóng thành công con tàu vũ trụ đưa nhà du hành I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực nào?

A. Công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo.

B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Công nghiệp quốc phòng.

D. Công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.

Lời giải: 

Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6:  Nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô trong giai đoạn từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX

A. Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. 

B. Xây dựng và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội.

D. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Lời giải: 

Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô tiếp tục thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đây cũng đồng thời là nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô ở giai đoạn này.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Thuận lợi cơ bản nào quyết định sự thắng lợi của kế hoạch 5 năm 1946-1950

A. Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết

B. Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh

C. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

D. Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc

Lời giải: 

Mặc dù bước ra khỏi chiến tranh với tư thế của một dân tộc chiến thắng nhưng Liên Xô phải gánh chịu những hậu quả nặng nề: 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 32000 nhà máy bị phá hủy. Tuy nhiên với sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết, Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch đã đề ra trước 9 tháng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Thuận lợi chủ yếu của Liên Xô trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới

B. Thu được nhiều chiến phí do Đức và Nhật bồi thường.

C. Tinh thần tự lực tự cường của nhân dân Liên Xô

D. Giành được nhiều thuộc địa trong chiến tranh

Lời giải: 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bị thiệt hại nặng nề về người và của. Nhờ tinh thần tự lực tự cường của nhân dân, Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) trước 9 tháng. Đây cũng là nhân tố tối quan trọng đưa đến sự phục hồi và phát triển của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô Viết trong những năm 1945 - 1991 là

A. hòa bình, trung lập và ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

B. hòa bình, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc

C. hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

D. hòa dịu, đi đầu trong việc ủng hộ phong trào dân tộc dân chủ

Lời giải: 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng và Nhà nước Xô Viết thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới và giúp đỡ các nước Xã hội chủ nghĩa. Đây là đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô viết trong những năm 1945 – 1991.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Nội dung nào không phải đường lối xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A, Bảo vệ hoà bình, an ninh thế giới.

B. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C. Mở rộng liên minh quân sự ở Châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh

D. Viện trợ, giúp đỡ nhiều nước xã hội chủ nghĩa.

Lời giải: 

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.

=> Đáp án C: Không phải chính sách ngoại giao của Liên Xô.

Câu 11: Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ?

A. Nhà nước Liên Xô tê liệt. 

B. Các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ chủ nghĩa xã hội, thành lập các nước Cộng hòa. 

C. Cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập. 

D. Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống

Lời giải: 

Ngày 25/12/1991 Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống lá cờ Liên bang Xô Viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại?

A. Sự sụp đổ của Liên Xô

B. Sự sụp đổ của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

C. Sự tan rã của khối SEV và VACSAVA

D. Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu

Lời giải: 

Những chính sách sai lầm và khuyết tật đã làm xói mòn, dẫn tới sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu trong những năm 1989 – 1991. Điều này cũng đồng nghĩa hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Quốc gia nào là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ từ những năm 50 - 60 của thế kỉ XX?

A. 

B. Nhật Bản

C. Trung Quốc  

D. Liên Xô

Lời giải: 

Những thành tựu về khoa học vũ trụ trong những năm 50 – 60 của thế kỉ XX ở Liên Xô:

- Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

- Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

=> Có thể nói, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ từ những năm 50 – 60 của thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Những thành tựu về khoa học vũ trụ trong những năm 50 - 60 của thế kỉ XX ở Liên Xô chứng tỏ điều gì?

A. Liên Xô là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ.

B. Mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

C. Vượt xa những thành tựu về khoa học vũ trụ của Mĩ.

D. Tạo tiềm lực để Liên Xô tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội.

Lời giải: 

Những thành tựu về khoa học vũ trụ trong những năm 50 – 60 của thế kỉ XX ở Liên Xô:

- Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

- Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

=> Có thể nói, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ từ những năm 50 – 60 của thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15:  Nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô trong giai đoạn từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX

A. Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. 

B. Xây dựng và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Củng cố, hoàn thiện hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội.

D. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Lời giải: 

Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô tiếp tục thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đây cũng đồng thời là nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô ở giai đoạn này.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Thuận lợi cơ bản nào quyết định sự thắng lợi của kế hoạch 5 năm 1946-1950

A. Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết

B. Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh

C. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

D. Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc

Lời giải: 

Mặc dù bước ra khỏi chiến tranh với tư thế của một dân tộc chiến thắng nhưng Liên Xô phải gánh chịu những hậu quả nặng nề: 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 32000 nhà máy bị phá hủy. Tuy nhiên với sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết, Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch đã đề ra trước 9 tháng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Thuận lợi chủ yếu của Liên Xô trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới

B. Thu được nhiều chiến phí do Đức và Nhật bồi thường.

C. Tinh thần tự lực tự cường của nhân dân Liên Xô

D. Giành được nhiều thuộc địa trong chiến tranh

Lời giải: 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bị thiệt hại nặng nề về người và của. Nhờ tinh thần tự lực tự cường của nhân dân, Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) trước 9 tháng. Đây cũng là nhân tố tối quan trọng đưa đến sự phục hồi và phát triển của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô Viết trong những năm 1945 - 1991 là

A. hòa bình, trung lập và ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

B. hòa bình, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc

C. hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

D. hòa dịu, đi đầu trong việc ủng hộ phong trào dân tộc dân chủ

Lời giải: 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng và Nhà nước Xô Viết thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới và giúp đỡ các nước Xã hội chủ nghĩa. Đây là đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô viết trong những năm 1945 – 1991.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Nội dung nào không phải đường lối xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Bảo vệ hoà bình, an ninh thế giới.

B. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C. Mở rộng liên minh quân sự ở Châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh

D. Viện trợ, giúp đỡ nhiều nước xã hội chủ nghĩa.

Lời giải: 

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.

=> Đáp án C: Không phải chính sách ngoại giao của Liên Xô.

Câu 20: Nguyên nhân khách quan dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là

A. Sai lầm trong quá trình cải tổ

B. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật

C. Sự chống phá của các thế lực thù địch

D. Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài

Lời giải: 

Nguyên nhân khách quan quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước, đặc biệt là các nước tư bản phương Tây với thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, mạng lưới điệp viên, ….

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tác động như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới?

A. Là nhân tố thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển. 

B. Là tổn thất to lớn của phong trào cách mạng thế giới. 

C. Là thành quả đấu tranh kiên cường bền bỉ của phong trào cách mạng thế giới. 

D. Không có tác động gì.

Lời giải: 

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là một tổn thất nặng nề của chủ nghĩa xã hội nói riêng và phong trào cách mạng thế giới nói chung. Đồng thời, đây cũng là tổn thất đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hòa bình ổn định và tiến bộ xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22: Thành tựu của Liên Xô và Đông Âu trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội có tác động như thế nào đến tham vọng của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Tạo ra sự đối trọng với hệ thống tư bản chủ nghĩa

B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ

C.Tạo ra sự cân bằng về sức mạnh quân sự

D.Đưa quan hệ quốc tế trở lại trạng thái cân bằng

Lời giải: 

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là: ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới với tham vọng bá chủ thế giới. Tuy nhiên, những thành tựu Liên Xô và Đông Âu đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã củng cố sức mạnh của phe XHCN, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ, Mĩ khó có thể thực hiện được mục tiêu của mình.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do?

A. Chậm tiến hành cải tổ

B. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật

C. Sự chống phá của các thế lực thù địch

D. Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài

Lời giải: 

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài. Mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường, kế hoạch hóa cao độ. Mô hình đó đã có những phù hợp nhất định trong thời kì đặc biệt trước đây, nhưng không còn phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hóa, không sáng tạo và không năng động, ngày càng bộc lộ sự thiếu tôn trọng các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan, duy ý chí, làm nảy sinh tình trạng thụ động xã hội, thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mô hình này tồn tại lâu dài không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị và còn ảnh hưởng đến cả văn hóa – xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 24: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất khiến cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?

A. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. 

B. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội có nhiều hạn chế.

C. Nhà nước Liên Xô nhận thấy chủ nghĩa xã hội không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ. 

D. Chậm đưa ra đường lối sửa chữa những sai lầm.

Lời giải: 

Nguyên nhân cơ bản làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là do xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội còn nhiều hạn chế: thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khác quan về kinh tế- xã hội, chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường. Điều đó làm nền kinh tế thiếu tính năng động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.

=> Đáp án B là nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã đạt được những thành tựu cơ bản gì thể hiện vai trò quan trọng của mình với Mĩ và Tây Âu?

A. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế đối với Mĩ và phương Tây.

B. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng đối với Mĩ và phương Tây.

C. Thế cân bằng sức mạnh về quốc phòng với Mĩ và phương Tây.

D. Thế cân bằng về chinh phục vũ trụ đối với Mĩ và phương Tây.

Lời giải: 

Thế cân bằng về sức mạnh quân sự nói chung từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX của Liên Xô đối với Mĩ và Tây Âu thể hiện ở điểm quan trọng nhất là kí với Mĩ các hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng, chống tên lửa và về một số biện pháp trong lĩnh vực hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (gọi tắt là hiệp ước ABM và hiệp định SALT - 1 và SALT - 2), Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh lực lượng hạt nhân nói riêng với các nước phương Tây. Đây là một thành tựu có ý nghĩa to lớn, làm đảo lộn toàn bộ chiến lược của Mĩ và đồng minh của Mĩ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Anh (chị) có nhận thức như thế nào về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu?

A. Sự sụp đổ của này là tất yếu

B. Là sự sụp đổ của một mô hình xã hội còn nhiều thiếu sót, hạn chế

C. Sự sụp đổ này cho thấy tính không khả thi của chế độ xã hội chủ nghĩa

D. Sự sụp đổ này kéo theo sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới

Lời giải: 

Đây chỉ là sự sụp đổ tạm thời của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học chứ không phải sự sụp đổ của một chế độ xã hội. Trên thực tế, chủ nghĩa xã hội hiện vẫn đang tồn tại và phát triển ở một số quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới hay không? Vì sao?

A. Có. Vì Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và lớn nhất. 

B. Không. Vì trên thế giới còn sự tồn tại các nước chủ nghĩa xã hội.

C. Có. Vì phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa nằm ở khu vực Đông Âu. 

D. Không. Vì đó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học. 

Lời giải: 

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Nó chỉ là sự sụp đổ của một mô hình Chủ nghĩa xã hội chưa phù hợp, chưa đúng đắn. Sau khi Liên Xô sụp đổ, một số nước đã có sự điều chỉnh, cải cách mô hình chủ nghĩa xã hội sao cho phù hợp như: cải cách mở cửa ở Trung Quốc, công cuộc đổi mới ở Việt Nam,… Các mô hình xã hội này vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28: Bài học quan trọng nhất rút ra cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là

A. Phải có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với thực tế, không xa rời nguyên tắc xã hội chủ nghĩa

B. Phải bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật

C.Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch

D. Nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước

Lời giải:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là do chậm tiến hành cải tổ, khi cải tổ lại mắc phải sai lầm nghiêm trọng. Trong hoàn cảnh mới, Việt Nam cần có sự thay đổi và thích ứng kịp thời, nền kinh tế bao cấp chỉ có tác dụng trong thời chiến, còn thời bình nó lại phản tác dụng. Cho đến năm 1986, khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường. Đồng thời, tăng cường học hỏi và áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Hơn thế nữa, Việt Nam cũng không nên xa rời nguyên tắc chủ nghĩa xã hội như Liên Xô, thực hiện đa nguyên đã đảng mà cần giữ vừng quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản.

=> Phải có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với thực tế nhưng không xa rời nguyên tắc chủ nghĩa xã hội là bài học Việt Nam cần phải nhìn nhận và khắc phục trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam có thể rút ra được bài học kinh nghiệm gì?

A. Tiến hành đổi mới mạnh mẽ, lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm.

B. Luôn đề phòng cảnh giác với nguy cơ diễn biến hoà bình, tự chuyển hóa.

C. Tuân thủ các quy luật phát triển khách quan, xây dựng cơ chế tập trung bao cấp.

D. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình hợp tác chỉ với các nước Đông Nam Á

Lời giải: 

“Diễn biến hòa bình”: Âm mưu của thế lực thù địch và cơ hội chính trị tác động lôi kéo nhân dân theo hướng “diễn biến hòa bình” nhằm thay đổi chế độ chính trị.

- “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”: hệ thống chính trị, trước nhất là cán bộ của hệ thống chính trị ấy.

+ Tự chuyển hóa theo hướng xấu: Đảng đưa ra những chủ trương, chính sách không phù hợp với quy luật khách quan và tình hình thực tế của đất nước. Liên Xô không bắt kịp bước phát triển của thế giới, chưa cập nhật kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật trên thế giới, duy trì kinh tế quan liêu bao cấp => Đất nước lâm vào khủng. Khi cải tổ lại thực hiện đa nguyên đa đảng, phá bỏ nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội.

+ Tự chuyển hóa theo hướng tốt: Ba mươi năm qua, Đảng CSVN đã chủ trương đổi mới. Hiện tại cũng đang chủ trương phải tiếp tục đổi mới, mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn. Trong quá trình thực hiện đổi mới, ta đã độc lập tư duy, tự mình nghĩ ra việc này, việc khác và cũng tự mình tổ chức thực hiện để thay đổi. => Đó là tự đổi mới. Bản thân việc tự đổi mới cũng là tự diễn biến, tự chuyển hóa tích cực mà Đảng đã rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ của hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 30: Một trong những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể rút ra từ thất bại của Liên Xô trong công cuộc cải tổ 1985 - 1991 là

A. Phải xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

B. Phải mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước.

C. Phải xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.

D. Phải giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Lời giải:

- Trong tình trạng đất nước khủng hoảng trầm trọng, Liên Xô đã đề ra các chính sách cả tổ đất nước. Trong đó quan trọng nhất về chính trị dưới thời Goócbachốp là thực hiện đa nguyên chính trị, xuất hiện nhiều đảng đảng đối lập đã làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Nhà nước Xô viết và Đảng cộng sản Liên Xô. Khắp nơi bùng lên phong trào biểu tình, mít tinh của nhân dân với khẩu hiệu phản đối Đảng và chính quyền, mâu thuẫn sắc tộc diễn ra gay gắt, nhiều nước cộng hòa đòi tách khỏi Xô Viết.

- Ban lãnh đạo các nước Đông Âu đã từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng, chấp nhận chế độ đa nguyên đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa

=> Từ thực tế sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cần duy trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, không chấp nhận đa nguyên đa đảng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 31: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến những năm 70 của thế kỷ XX là

A. Bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước phương Tây.      

B. Mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước tư bản trên thế giới.

C. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

D. Hòa bình, trung lập, mở rộng quan hệ đối ngoại toàn cầu.

Lời giải: 

Từ năm 1945 đến những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại tích cực, bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 32: Thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1950 - nửa đầu những năm 70) có ý nghĩa

A. Đạt thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự với Mĩ.

B. Nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.

C. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.

D. Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.

Lời giải: 

* Liên Xô đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70) trên tất cả các lĩnh vực. Có những thành tựu thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Tính ưu việt được thể hiện ở chỗ:

(1) Mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.

(2) Cơ sở vật chất của CNXH được tạo ra bởi một lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại.

(3) CNXH là từng bước xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

(4) CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao dộng mới với năng suất cao.

(5) CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.

(6) Nhà nước trong CNXH là nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.

(7) Trong xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), các quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế được giải quyết phù hợp.

Đáp án cần chọn là: D

B. Liên Bang Nga (1991 - 2000)

Câu 1: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 1995 rơi vào tình trạng

A. Luôn là con số âm

B. Chậm phát triển

C. Không phát triển

D. Trì trệ, chậm phát triển

Lời giải: 

Từ năm 1990 đến năm 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm GDP của Liên bang Nga luôn là con số âm: năm 1990 là -3,6%, năm 1995 là -4,1%”

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Kinh tế Nga bắt đầu có những tín hiệu phục hồi từ năm nào?

A. Từ năm 1995

B. Từ năm 1996

C. Từ năm 1997

D. Từ năm 1998

Lời giải: 

Từ năm 1996, kinh tế Liên Bang Nga bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi: năm 1997, tốc độ tăng trưởng là 0,5%; năm 2000 lên đến 9%.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Thể chế chính trị của Liên Bang Nga từ năm 1993 trở đi là

A. Cộng hòa Liên Bang

B. Cộng hòa Tổng thống

C. Tổng thống Liên Bang

D. Quân chủ lập hiến

Lời giải: 

Theo Hiến pháp 1993, Tổng thống do dân bầu trực tiếp là người đứng đầu nhà nước (thể chế Tổng thống Liên bang). Thủ tướng đứng đầu chính phủ, thực thi chức năng của cơ quan hành pháp. Hệ thống lập pháp gồm 2 viện là Hội đồng Liên bang và Đuma Quốc gia. Hệ thống tư pháp gồm Tòa án hiến pháp và tòa án tối cao.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Đâu không phải là thách thức mà nước Nga phải đối mặt từ sau năm 1991?

A. Tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái.

B. Những cuộc xung đột sắc tộc.

C. Phong trào li khai ở vùng Trécxnia.

D. Nhân dân Nga đấu tranh phản đối thể chế Tổng thống Liên bang.

Lời giải: 

- Về mặt đối nội, nước Nga phải đối mặt với những thách thức lớn đó là: tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào li khai ở vùng Trécxnia.

- Đáp án D: Nhân dân Nga không hề đấu tranh phản đối thể chế Tổng thống Liên bang.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga trở thành

A. Quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.               

B. Quốc gia kế tục Liên Xô.

C. Quốc gia nắm mọi quyền hành ở Liên Xô. 

D. Quốc gia Liên bang Xô viết.

Lời giải: 

Sau khi Liên xô tan rã, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô” được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô tại nước ngoài.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên Bang Nga trở thành “quốc gia kế tục Liên Xô”. Điều này đồng nghĩa với

A. Liên Bang Nga được kế thừa những thành tựu mà Liên Xô đã đạt được trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. Liên Bang Nga cũng chính là quốc gia Liên bang Xô viết

C. Liên Bang Nga được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

D. Liên Bang Nga trở thành quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.

Lời giải: 

Sau khi Liên Xô tan rã, Liên Bang Nga trở thành “quốc gia kế tục Liên Xô”. Điều này đồng nghĩa với việc Liên Bang Nga được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Quyền lợi và địa vị pháp lý mà Liên bang Nga được kế thừa từ sau khi Liên Xô tan rã là gì?

A. Tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mỹ.

B. Tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về kinh tế với Mỹ.

C. Giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc

Lời giải: 

Về quyền lợi và địa vị pháp lý và Liên bang Nga được kế thừa sau khi Liên Xô tan rã là: “quốc gia kế tục Liên Xô”, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng

A. Thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.

B. Nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

C. Tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu.

D. Xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.

Lời giải: 

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế, Liên Bang Nga đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?

A. Bảo vệ hòa bình thế giới.

B. Tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu.

C. Thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.

D. Ngả về phương Tây

Lời giải: 

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Bản hiến pháp đầu tiên của Liên bang Nga được ban hành vào khoảng thời gian nào

A. 12- 1992

B. 12-1993

C. 2-1993

D. 11-1993

Lời giải: 

Sau một thời gian đấu tranh gay gắt giữa các đảng phái, tháng 12-1993, bản Hiến pháp của Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của Liên bang Nga.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Vị thổng thống vĩ đại nhất nước Nga là ai?

A. Boris Yeltsin

B. Vladimir Putin

C. Dmitry Medvedev

D. Lê-nin

Lời giải: 

Vị tống thống vĩ đại nhất nước Nga là Vladimir Putin.Putin là nhà lãnh đạo Nga giành được sự ủng hộ lớn nhất của người dân kể từ sau sự tan rã của Liên Xô.Năm 2015, Putin đứng đầu trong danh sách 100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới của tạp chí Time….

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Ý này sau đây không phản ánh nguyên nhân đưa tới những thách thức về chính trị Liên bang Nga phải đối mặt từ năm 1991 đến năm 2000?

A. Sự tranh chấp giữa các đảng phái.

B. Nhiều vụ xung đột sắc tộc nổ ra.

C. Phong trào li khai ở Trécxnia.

D. Đói nghèo và bệnh dịch hoành hành.

Lời giải: 

Về mặt đối nội, từ năm 1991 trở đi Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào li khai ở vùng Trécxnia.

Đói nghèo và bệnh dịch hoành hành không phải là nguyên nhân đưa tới những thách thức lớn về chính trị Liên bang Nga phải đối mặt từ năm 1991 đến năm 2000.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu để Liên bang Nga chuyển từ chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương sang định hướng Âu - Á là

A. Do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa

B. Do châu Á là thị trường truyền thống, giàu tiềm năng

C. Do Nga không nhận được sự ủng hộ lớn của các cường quốc phương Tây về chính trị và viện trợ kinh tế

D. Do tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng

Lời giải: 

Trong những năm 1992 - 1993, nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương, ngả về các cường quốc phương Tây hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ kinh tế. Nhưng sau 2 năm, nước Nga chỉ có được những khoản tín dụng và viện trợ tài chính rất ít ỏi => Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang chính sách đối ngoại định hướng Âu – Á.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 phản ánh xu thế nào của thế giới giai đoạn này?

A. Xu thế toàn cầu hóa

B. Xu thế đa dạng hóa quan hệ ngoại giao

C. Xu thế hướng về châu Á

D. Xu thế lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm

Lời giải: 

Từ năm 1994, Liên bang Nga bên cạnh chú trọng quan hệ với các nước phương Tây còn khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á. Điều này quy định bởi tác động của xu thế toàn cầu hóa với bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

=> Mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng được mở rộng, thắt chặt đã khiến Nga cần điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với xu thế chung của thế giới được hình thành từ những năm 80 của thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Năm 2014 đã diễn ra sự tranh chấp giữa Liên bang Nga với Ucraina ở khu vực nào?

A. Xakhalin

B. Trécxnia 

C. Krym

D. Viễn Đông

Lời giải: 

Từ năm 1923- 1954 Krym nằm trong sự kiểm soát của Liên Xô. Đến năm 1954, Liên Xô đã chuyển nhượng quyền kiểm soát này cho Ucraina. Năm 2014, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chính trị ở Ucraina, người dân Krym đã biểu tình đòi độc lập hoặc sáp nhập vào Nga. Sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16-3-2014, 95,5% người dân đã đồng ý sáp nhập Krym vào lãnh thổ Liên bang Nga.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Tại sao sau khi các nước Cộng hòa ly khai khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết, nhưng trong cộng đồng SNG được thành lập sau đó Liên bang Nga vẫn giữ vai trò lãnh đạo?

A. Do các quốc gia này muốn hỗ trợ nhau cùng phát triển

B. Do quan hệ gần gũi với Liên Xô trước đây

C.Do được nhận viện trợ tài chính từ Nga

D. Do sự lệ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga

Lời giải: 

Nga là quốc gia có trữ lượng khí đốt đứng đầu thế giới với khoảng 50,4 nghìn tỷ m3, vượt xa Iran và Qatar. Do đó Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu. Nếu không có lượng khí đốt này, các nước châu Âu sẽ khó có thể vượt qua được mùa đông khắc nghiệt. Chính vì lẽ đó, sau khi các nước Cộng hòa ly khai khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết nhưng trong cộng đồng SNG được thành lập sau đó Liên bang Nga vẫn giữ vai trò lãnh đạo.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1994 đến năm 2000 là

A. Mở rộng hoạt động đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu.

B. Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ cách mạng thế giới.

C. Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh.

D. Ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.

Lời giải: 

Chính sách đối ngoại của Nga từ năm 1994 đên năm 2000 là: một mặt nước Nga ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế; mặt khác, Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN, …)

Đáp án cần chọn là: D

Tài liệu có 42 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống