Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 7 trang gồm 17 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 2 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 12.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 7 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 17 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 12 có đáp án Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000):
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12
Bài giảng Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)
Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)
Câu 1: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga trở thành
A. Quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.
B. Quốc gia kế tục Liên Xô.
C. Quốc gia nắm mọi quyền hành ở Liên Xô.
D. Quốc gia Liên bang Xô viết.
Lời giải:
Sau khi Liên xô tan rã, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô” được kế thừa địa
vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại
giao của Liên Xô tại nước ngoài.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên Bang Nga trở thành “quốc gia kế tục Liên
Xô”. Điều này đồng nghĩa với
A. Liên Bang Nga được kế thừa những thành tựu mà Liên Xô đã đạt được trong thời
kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Liên Bang Nga cũng chính là quốc gia Liên bang Xô viết
C. Liên Bang Nga được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.
D. Liên Bang Nga trở thành quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.
Lời giải:
Sau khi Liên Xô tan rã, Liên Bang Nga trở thành “quốc gia kế tục Liên Xô”. Điều
này đồng nghĩa với việc Liên Bang Nga được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước
ngoài.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Quyền lợi và địa vị pháp lý mà Liên bang Nga được kế thừa từ sau khi
Liên Xô tan rã là gì?
A. Tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mỹ.
B. Tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về kinh tế với Mỹ.
C. Giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc
Lời giải:
Về quyền lợi và địa vị pháp lý và Liên bang Nga được kế thừa sau khi Liên Xô tan
rã là: “quốc gia kế tục Liên Xô”, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính
sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng
A. Thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.
B. Nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
C. Tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu.
D. Xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.
Lời giải:
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là ngả về phương
Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế,
Liên Bang Nga đã thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
A. Bảo vệ hòa bình thế giới.
B. Tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu.
C. Thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.
D. Ngả về phương Tây
Lời giải:
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là ngả về phương
Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Bản hiến pháp đầu tiên của Liên bang Nga được ban hành vào khoảng
thời gian nào
A. 12- 1992
B. 12-1993
C. 2-1993
D. 11-1993
Lời giải:
Sau một thời gian đấu tranh gay gắt giữa các đảng phái, tháng 12-1993, bản Hiến
pháp của Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang.
Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của Liên bang Nga.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Năm 2014 đã diễn ra sự tranh chấp giữa Liên bang Nga với Ucraina ở
khu vực nào?
A. Xakhalin
B. Trécxnia
C. Krym
D. Viễn Đông
Lời giải:
Từ năm 1923- 1954 Krym nằm trong sự kiểm soát của Liên Xô. Đến năm 1954, Liên
Xô đã chuyển nhượng quyền kiểm soát này cho Ucraina. Năm 2014, do ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng chính trị ở Ucraina, người dân Krym đã biểu tình đòi độc lập
hoặc sáp nhập vào Nga. Sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16-3-2014, 95,5% người dân
đã đồng ý sáp nhập Krym vào lãnh thổ Liên bang Nga.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Tại sao sau khi các nước Cộng hòa ly khai khỏi Liên bang Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Xô Viết, nhưng trong cộng đồng SNG được thành lập sau đó Liên
bang Nga vẫn giữ vai trò lãnh đạo?
A. Do các quốc gia này muốn hỗ trợ nhau cùng phát triển
B. Do quan hệ gần gũi với Liên Xô trước đây
C.Do được nhận viện trợ tài chính từ Nga
D. Do sự lệ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga
Lời giải:
Nga là quốc gia có trữ lượng khí đốt đứng đầu thế giới với khoảng 50,4 nghìn tỷ m3
vượt xa Iran và Qatar. Do đó Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu. Nếu
không có lượng khí đốt này, các nước châu Âu sẽ khó có thể vượt qua được mùa
đông khắc nghiệt. Chính vì lẽ đó, sau khi các nước Cộng hòa ly khai khỏi Liên bang
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết nhưng trong cộng đồng SNG được thành lập sau
đó Liên bang Nga vẫn giữ vai trò lãnh đạo.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1994
đến năm 2000 là
A. Mở rộng hoạt động đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu.
B. Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ cách mạng thế giới.
C. Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mĩ Latinh.
D. Ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.
Lời giải:
Chính sách đối ngoại của Nga từ năm 1994 đên năm 2000 là: một mặt nước Nga ngả
về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh
tế; mặt khác, Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung
Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN, …)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Liên Bang Nga từ năm 1991 đến
năm 1995 rơi vào tình trạng
A. Luôn là con số âm
B. Chậm phát triển
C. Không phát triển
D. Trì trệ, chậm phát triển
Lời giải:
Từ năm 1990 đến năm 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm GDP của Liên
bang Nga luôn là con số âm: năm 1990 là -3,6%, năm 1995 là -4,1%”
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Kinh tế Nga bắt đầu có những tín hiệu phục hồi từ năm nào?
A. Từ năm 1995
B. Từ năm 1996
C. Từ năm 1997
D. Từ năm 1998
Lời giải:
Từ năm 1996, kinh tế Liên Bang Nga bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi: năm1997,
tốc độ tăng trưởng là 0,5%; năm 2000 lên đến 9%.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Thể chế chính trị của Liên Bang Nga từ năm 1993 trở đi là
A. Cộng hòa Liên Bang
B. Cộng hòa Tổng thống
C. Tổng thống Liên Bang
D. Quân chủ lập hiến
Lời giải:
Theo Hiến pháp 1993, Tổng thống do dân bầu trực tiếp là người đứng đầu nhà nước
(thể chế Tổng thống Liên bang). Thủ tướng đứng đầu chính phủ, thực thi chức năng
của cơ quan hành pháp. Hệ thống lập pháp gồm 2 viện là Hội đồng Liên bang và
Đuma Quốc gia. Hệ thống tư pháp gồm Tòa án hiến pháp và tòa án tối cao.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Đâu không phải là thách thức mà nước Nga phải đối mặt từ sau năm
1991?
A. Tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái.
B. Những cuộc xung đột sắc tộc.
C. Phong trào li khai ở vùng Trécxnia.
D. Nhân dân Nga đấu tranh phản đối thể chế Tổng thống Liên bang.
Lời giải:
- Về mặt đối nội, nước Nga phải đối mặt với những thách thức lớn đó là: tình trạng
không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc,
nổi bật là phong trào li khai ở vùng Trécxnia.
- Đáp án D: Nhân dân Nga không hề đấu tranh phản đối thể chế Tổng thống Liên
bang.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Vị thổng thống vĩ đại nhất nước Nga là ai?
A. Boris Yeltsin
B. Vladimir Putin
C. Dmitry Medvedev
D. Lê-nin
Lời giải:
Vị tống thống vĩ đại nhất nước Nga là Vladimir Putin.Putin là nhà lãnh đạo Nga
giành được sự ủng hộ lớn nhất của người dân kể từ sau sự tan rã của Liên Xô.Năm
2015, Putin đứng đầu trong danh sách 100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới của
tạp chí Time….
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Ý này sau đây không phản ánh nguyên nhân đưa tới những thách thức
về chính trị Liên bang Nga phải đối mặt từ năm 1991 đến năm 2000?
A. Sự tranh chấp giữa các đảng phái.
B. Nhiều vụ xung đột sắc tộc nổ ra.
C. Phong trào li khai ở Trécxnia.
D. Đói nghèo và bệnh dịch hoành hành.
Lời giải:
Về mặt đối nội, từ năm 1991 trở đi Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình
trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc
tộc, nổi bật là phong trào li khai ở vùng Trécxnia.
Đói nghèo và bệnh dịch hoành hành không phải là nguyên nhân đưa tới những thách
thức lớn về chính trị Liên bang Nga phải đối mặt từ năm 1991 đến năm 2000.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Nguyên nhân chủ yếu để Liên bang Nga chuyển từ chính sách đối ngoại
định hướng Đại Tây Dương sang định hướng Âu - Á là
A. Do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa
B. Do châu Á là thị trường truyền thống, giàu tiềm năng
C. Do Nga không nhận được sự ủng hộ lớn của các cường quốc phương Tây về chính
trị và viện trợ kinh tế
D. Do tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng
Lời giải:
Trong những năm 1992 - 1993, nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại định hướng
Đại Tây Dương, ngả về các cường quốc phương Tây hi vọng nhận được sự ủng hộ
về chính trị và sự viện trợ kinh tế. Nhưng sau 2 năm, nước Nga chỉ có được những
khoản tín dụng và viện trợ tài chính rất ít ỏi => Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang
chính sách đối ngoại định hướng Âu – Á.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991
đến năm 2000 phản ánh xu thế nào của thế giới giai đoạn này?
A. Xu thế toàn cầu hóa
B. Xu thế đa dạng hóa quan hệ ngoại giao
C. Xu thế hướng về châu Á
D. Xu thế lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm
Lời giải:
Từ năm 1994, Liên bang Nga bên cạnh chú trọng quan hệ với các nước phương Tây
còn khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á. Điều này quy định
bởi tác động của xu thế toàn cầu hóa với bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ của
những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất
cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
=> Mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng được mở rộng, thắt chặt đã
khiến Nga cần điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với xu thế
chung của thế giới được hình thành từ những năm 80 của thế kỉ XX.
Đáp án cần chọn là: A