SBT Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên Bang Nga (1991 - 2000) | Giải SBT Lịch sử lớp 12

1.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 12 Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên Bang Nga (1991 - 2000) chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

SBT Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên Bang Nga (1991 - 2000)

Bài 1 trang 8 SBT sử 12:

1. Công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô diễn ra trong thời gian

A. từ năm 1945 đến năm 1949.

B. từ năm 1945 đến năm 1950.

C. từ năm 1946 đến năm 1949.

D. từ năm 1946 đến năm 1950.

2. Chín tháng là thời gian nhân dân Liên Xô

A. Hoàn thành trước thời hạn 5 năm khôi phục kinh tế

B. Nghiên cứu và chế tạo thành công bom nguyên tử

C. Xây dựng hoàn chỉnh lý thuyết về mô hình XHCN.

D. Giúp đỡ các nước Đông Âu hoàn thành xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân

4. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử là

A. Cân bằng lực lược quân sự của Mĩ và Liên Xô

B. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của nền khoa học – kĩ thuật Xô Viết

C. Phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ.

D. Liên Xô trở thành cường quốc vũ khí hạt nhân.

5. Đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng

A. Đầu thế giới.                  

B. Thứ hai thế giới.                

C. Thứ ba thế giới.                           

D. Thứ tư thế giới.

6. Đặc điểm nổi bật của chính quyền các nước Đông Âu những năm 1944 - 1945 là gì:

A. Là chính quyền liên minh của giai cấp vô sản và nông dân.

B. Là chính quyền liên minh của giai cấp vô sản và tư sản.

C. Là chính quyền liên hiệp gồm đại biểu của các giai cấp, đảng phá tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít.

D. Chính quyền liên minh công - nông - binh, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

7. Thành tựu nổi bật trong công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu trong những năm 1950 -1970 là 

A. Từ những nước nghèo đã trở thành các nước công nghiệp mới (NICs)

B. Tự phóng được vệ tinh nhân tạo của trái đất.

C. Từ những nước nghèo đã trở thành quốc gia công - nông - nghiệp.

D. Đi đầu về công nhiệp đện hạt nhân

8. Ý nào không phản ánh đúng công cuộc cải tổ của Goocbachốp?

A. Để củng cố quyền lực của Goocbachốp và Đảng Cộng sản

B. Để đổi mới mọi mặt của đời sống xã hội Xô viết.

C. Để sửa chữa những thiếu sót, sa lầm trước kia

D. Đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ và xây dựng CNX đúng như bản chất của nó.

9. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thành lập ngày 21 - 12 - 1991 gồm

A. 9 quốc gia

B. 10 quốc gia.

C. 11 quốc gia.

D. 15 quốc gia.

10. Mốc đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là ngày

A. 19-8-1991. 

B. 21 -12-1991.

C. 24- 12- 1991.

D. 25- 12- 1991.

11. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là gì? 

A. Xây dựng một mô hình CNXH chưa khoa học, đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp.

B. Sự lạc hậu về khoa học - kĩ thuật nên không theo kịp sự phát triển chung của thế giới.

C. Chậm tiến hành cải cách, sửa đổi và khi thực hiện lại mắc phải nhiều sai lầm.

D. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nuớc

12. Chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã

A. Chứng tỏ học thuyết  Mac - Lê nin không phù hợp ở Châu Âu

B. Làm cho hệ thống XHCN thế giới không còn nữa

C. Làm cho hệ thống XHCN thế giới chỉ còn lại ở Châu Á và Mĩ latinh.

D. Giúp Mĩ hoàn thành mục tiêu đề ra trong chiến lược toàn cầu.

13. Bức tranh chung về tình hình nước Nga từ năm 1991 - 1995 là 

A. Chính trị- xã hội ổn định, kinh tế phát triển, có vị thế cao trên trường quốc tế.

B. Kinh tế có bước phát triển mạnh, nhưng tình hình chính trị - xã hội vẫn rối ren.

C. Chính trị - xã hội không ổn định, kinh tế tăng trưởng âm, vị thế quốc tế suy yếu.

D. Kinh tế phát triển, nhưng xã hội thiếu ổn định nên chưa có địa vị quốc tế.

14. Từ năm 1996 đến năm 2000, bức tranh chung về nước Nga là:

A. Kinh tế được phục hồi, phát triển, xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao.

B. Chính trị - xã hội ổn định, nhưng kinh tế vẫn tăng trưởng âm.

C. Chính trị - xã hội không ổn định nên đã ảnh hưởng xấu đến vị thế quốc tế. 

D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu Châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ)

15. Chính sách đối ngọai của Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 vừa ngả về phương Tây, vừa khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước

A. Châu Á

B. Mĩ Latinh

C. Châu Phi

D. Thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7)

Trả lời:

Câu 1

Lời giải: Công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô diễn ra trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1950.

Chọn B 

Câu 2

Lời giải: Kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) hoàn thành trong vòng 4 năm 3 tháng.

Chọn A

Câu 3

Lời giải: Kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) hoàn thành trong vòng 4 năm 3 tháng.

Chọn A

Câu 4

Lời giải: Khoa học - kĩ thuật phát triển nhanh chóng. Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

Chọn C

Câu 5

Lời giải: Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thức hai trên thế giới (sau Mĩ),

Chọn B

Câu 6

Lời giải: Đặc điểm nổi bật của chính quyền các nước Đông Âu những năm 1944 - 1945 là chính quyền liên minh của giai cấp vô sản và nông dân.

Chọn A

Câu 7

Lời giải: Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã trở thành các quốc gia công - nông nghiệp.

Chọn C

Câu 8

Lời giải: Ý  không phản ánh đúng công cuộc cải tổ của Goocbachốp là: Để củng cố quyền lực của Goocbachốp và Đảng Cộng sản

Chọn A

Câu 9

Lời giải: Ngày 21 - 12 -1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hòa trong Liên bang kí kết hiệp định thành lập Hội đồng các quốc gia độc lập (gọi tắt là SNG)

Chọn C

Câu 10

Lời giải: Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã. Ngày 25 - 12 - 1991, Goocbachop từ chức Tổng thống lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

Chọn D

Câu 11

Lời giải: Nguyên nhân trước hết là do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.

Chọn A

Câu 12

Lời giải: Chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã làm cho hệ thống XHCN thế giới chỉ còn lại ở Châu Á và Mĩ latinh.

Chọn C

Câu 13

Lời giải: Tình hình nước Nga từ năm 1991 - 1995 là chính trị - xã hội không ổn định, kinh tế tăng trưởng âm, vị thế quốc tế suy yếu.

Chọn C

Câu 14

Lời giải: Từ năm 1996 đến năm 2000, bức tranh chung về nước Nga Kinh tế được phục hồi, phát triển, xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao.

Chọn A

Câu 15

Lời giải: Một mặt ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và viện trợ về kinh tế.

- Mặt khác, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN, … )

Bài 2 trang 11 SBT sử 12:

Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước câu đúng hoặc chữ s vào ô ☐ trước câu sai.

1. ☐ Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế là do nhận được sự giúp đỡ tích cực của các nước trong phe XHCN.

2. ☐ Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.

3. ☐ Công cuộc cải tổ đã giúp Liên Xô vượt qua khủng hoảng và bước vào thời kì phát triển mới.

4. ☐ Ngày 21 - 12 - 1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết kí hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (gọi tắtt là SNG).

5. ☐ Chế độ XHCN ở Liên Xô đã chấm dứt sau 74 năm tồn tại.

6. ☐ Từ năm 1991 đến năm 2000, Liên bang Nga vẫn luôn duy trì được địa vị của một cường quốc Âu - Á.

Trả lời:

Đúng: 2, 4,5,6

Sai: 1, 3

Bài 3 trang 11 SBT sử 12:

Hãy ghép thời gian với nội dung sự kiện trong bảng sau cho phù hợp

Thời gian

Nội dung sự kiện

1. Năm 1949

a) Liên Xô bắt đầu thực hiện công cuộc cải tổ.

2. Năm 1957

b) thế giới nổ ra cuộc khủng hoảng năng lượng.

3. Năm 1973

c) nước Đức thống nhất.

4. Năm 1985

d) Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

5. Năm 1988

e) Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

6. Năm 1990

 

Trả lời:

Thời gian

Nội dung sự kiện

1. Năm 1949

e) Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

2. Năm 1957

d) Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

3. Năm 1973

b) thế giới nổ ra cuộc khủng hoảng năng lượng.

4. Năm 1985

a) Liên Xô bắt đầu thực hiện công cuộc cải tổ.

5. Năm 1988

 

6. Năm 1990

c) nước Đức thống nhất.


Bài 4 trang 11 SBT Sử 12:

Nêu những thành tựu mà Liên Xô đã đạt được trong thời gian từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Ý nghĩa của những thành tựu đó.

Trả lời:

Liên Xô tiến hành các kế hoạch dài hạn và đạt nhiều thành tựu to lớn

* Kinh tế

- Công nghiệp: Giữa những năm 1970, là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân…

- Nông nghiệp: sản lượng tăng trung bình hàng năm 16%.

* Khoa học kỹ thuật

- Năm 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất.

- Năm 1961, phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái Đất.

* Chính trị - Xã hội: có nhiều biến đổi

- Chính trị: tương đối ổn định.

- Xã hội: tỷ lệ công nhân chiếm 55% số người lao động.

- Trình độ học vấn của người dân được nâng cao (3/4 số dân có trình độ trung học và đại học).

* Đối ngoại

- Bảo vệ hòa bình thế giới.

- Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.

- Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.

* Ý nghĩa

- Chứng tỏ tính ưu việt của CNXH ở mọi lĩnh vực xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống, củng cố quốc phòng.

- Làm đảo lộn toàn bộ chiến lược của đế quốc Mỹ và đồng minh Mỹ.Bài 5 trang 12 SBT Sử 12:

Trong thời gian tồn tại từ năm 1922 đến năm 1991, Liên Xô đã có những đóng góp như thế nào trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới, giúp đỡ phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?

Trả lời:

- Sau năm 1945, Liên Xô vừa tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa giúp các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Là nước đại diện cho hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, đại diện cho phong trào giải phóng dân tộc chống lại cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động,...

– Liên Xô luôn luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

+ Tại Liên hợp quốc, với vị thế là nước sáng lập Liên hợp quốc và là Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an, Liên Xô đã đề ra nhiều sáng kiến quan trọng trong việc củng cố hoà bình, tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc, phát triển sự hợp tác quốc tế,...

+ Từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 (thế kỷ XX), Liên Xô được xem là thành trì của hòa bình và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.

– Sự ra đời và hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV – 1949), cùng với sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) mà Liên Xô vừa là thành viên của tổ chức này vừa là nước đóng vai trò chủ chốt trong quá trình hoạt động của các nước thành viên…

– Đến năm 1991, khi Liên Xô bước vào thời kì khủng hoảng rồi đi đến sụp đổ, vai trò quốc tế của Liên Xô không còn nữa.

Bài 6 trang 12 SBT Sử 12:

Hãy lấy những dẫn chứng về mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Liên Xô.

Trả lời:

Quan hệ Việt - Xô đã chính thức được thiết lập vào 30 tháng 1 năm 1950 khi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết mở đại sứ quán tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Từ năm 1950 trở đi, Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Việt Nam. Các khoản viện trợ của Liên Xô đến Việt Nam tăng vọt khi Việt Nam gia nhập khối Comecon (Hội đồng tương trợ kinh tế).

- Trong những năm 1965-1975 Mỹ viện trợ quân sự cho Việt Nam. Đặc biệt là tên lửa “đất đối không” của Liên Xô đã được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 24-7- 1965 và đã bắn rơi máy bay Mỹ.

- Trong những năm 1974-1975, Liên Xô đã cố gắng giải quyết những nhu cầu thiết yếu của Việt Nam về lương thực, thực phấm, xăng dầu, sắt thép…, góp phần tích cực phát triển kinh tế Việt Nam.

- Công trình Cầu Thăng Long, Đập thuỷ điện Hoà Bình và lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được xem là những công trình thế kỉ của tình hữu nghị Việt-Xô.

- Sau sự kiện Liên Xô tan rã, mối quan hệ lại được tạo dựng giữa Việt Nam và Liên bang Nga, quốc gia kế tục Liên Xô.

Đánh giá

0

0 đánh giá