Bài tập Trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 21 - 24 có đáp án

Tải xuống 25 1 K 42

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu bài tập Bài tập Trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 21-24 có đáp án, tài liệu bao gồm 25 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi tốt nghiệp THPT môn Địa Lí  sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

I. Nhận biết

Câu 1: Thế mạnh nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi nước ta là

A. Chăn nuôi gia súc lớn và cây lượng thực.                B. Cây lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.

C. Cây lâu năm và chăn nuôi gia cầm.                         D. Cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 2: Vùng kinh tế nào sau đây của nước ta có duy nhất một tỉnh giáp biển?

A. Đông Nam Bộ.                                                        B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.                                                         D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 3: Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi nước ta chủ yếu dựa vào

A. Hoa màu lương thực.     B. Phụ phẩm thủy sản.       C. Thức ăn công nghiệp.    D. Đồng cỏ tự nhiên.

Câu 4: Tỉnh duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có biển là

A. Lào Cai.                        B. Lạng Sơn.                     C. Bắc Giang.                    D. Quảng Ninh.

Câu 5: Tỉnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là

A. Thái Nguyên.                B. Lạng Sơn.                     C. Phú Thọ.                       D. Quảng Ninh.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Diện tích lớn nhất so với các vùng khác.                B. Phân hóa thành hai tiểu vùng.

C. Dân số đông nhất so với các vùng khác.                 D. Giáp cả Trung Quốc và Lào.

Câu 7: Loại khoáng sản kim loại có nhiều nhất ở Tây Bắc là

A. Đồng, niken.                  B. Thiếc, bôxit.                   C. Đồng, vàng.                   D. Apatit, sắt.

Câu 8: Loại khoáng sản nguyên liệu quan trọng để sản xuất phân lân và có trữ lượng lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Pirit.                              B. Graphit.                          C. Apatit.                            D. Mica.

Câu 9: Nguồn than khai thác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ được sử dụng chủ yếu cho

A. Nhiệt điện và hóa chất.                                            B. Nhiệt điện và xuất khẩu.

C. Nhiệt điện và luyện kim.                                          D. Luyện kim và xuất khẩu.

Câu 10: Mỏ apatit lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ thuộc tỉnh

A. Quảng Ninh.                 B. Cao Bằng.                     C. Yên Bái.                        D. Lào Cai.

Câu 11: Sông có trữ năng thủy điện lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Sông Gâm.                     B. Sông Đà.                        C. Sông Chảy.                    D. Sông Lô.

Câu 12: Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm bao nhiêu tỉnh?

A. 5.                                   B. 10.                                 C. 15.                                 D. 20.

Câu 13: Tỉnh nào sau đây thuộc Đông Bắc?

A. Sơn La.                         B. Hoà Bình.                      C. Điện Biên.                     D. Lào Cai.

Câu 14: Tỉnh nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có chung biên giới với cả Lào và Trung Quốc?

A. Lai Châu.                      B. Điện Biên.                     C. Lạng Sơn                      D. Lào Cai.

Câu 15: Cảng nước sâu Cái Lân thuộc tỉnh

A. Hải Phòng.                    B. Quảng Ninh.                 C. Thanh Hoá.                   D. Hà Tĩnh.

Câu 16: Tỉnh nào sau đây có trữ lượng than lớn nhất nước ta?

A. Quảng Ninh.                 B. Thái Nguyên.                C. Lạng Sơn.                     D. Quảng Nam.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí và lãnh thổ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Giáp vùng biển giàu tiềm năng.                              B. Có diện tích tự nhiên lớn nhất.

C. Có biên giới với Trung Quốc và Lào.                     D. Tiếp giáp với vùng Đông Nam Bộ.

Câu 18: Các tỉnh nào sau đây ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không có đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc?

A. Quảng Ninh, Lạng Sơn.                                          B. Sơn La, Bắc Kạn.

C. Cao Bằng, Lai Châu .                                              D. Hà Giang, Lào Cai.

Câu 19: Cây công nghiệp chính của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Thuốc lá.                       B. Cao su.                          C. Cà phê.                          D. Chè.

Câu 20: Công suất thiết kế của nhà máy thủy điện Hòa Bình là

A. 2400MW.                      B. 400MW.                        C. 700MW.                        D. 1920MW.

Câu 21: Các nhà máy thuỷ điện nào sau đây được xây dựng trên sông Đà?

A. Hoà Bình và Thác Bà.                                             B. Hoà Bình và Tuyên Quang.

C. Thác Bà và Son La.                                                 D. Hoà Bình và Sơn La.

 

II. Thông hiểu

Câu 1: Một trong các thế mạnh về kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là phát triển

A. Cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

B. Cây công nghiệp, cây lương thực, cây rau quả nhiệt đới.

C. Cây lương thực, cây thực phẩm, cây đặc sản vụ đông.

D. Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, khai thác gỗ.

Câu 2: Ý nghĩa lớn nhất của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng.     B. Điều tiết lũ trên các sông và phát triển du lịch.

C. Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa trong vùng.     D. Đẩy mạnh khai thác và chế biến khoáng sản.

Câu 3: Vùng Tây Nguyên và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đều có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp

A. Thủy điện.                      B. Khai khoáng.                 C. Chế biến lâm sản.          D. Vật liệu xây dựng.

Câu 4: Khó khăn chủ yếu làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Cơ sở thức ăn cho phát triển chăn nuôi còn rất hạn chế.

B. Dịch bệnh hại gia súc vẫn đe dọa tràn lan trên diện rộng.

C. Trình độ chăn nuôi thấp, công nghiệp chế biến hạn chế.

D. Công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi đến thị trường.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng về hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Việc khai thác đa số các mỏ có chi phí cao.

B. Khai thác than được dành hoàn toàn cho xuất khẩu.

C. Quặng apatit được khai thác để sản xuất phân đạm.

D. Khai thác than tập trung chủ yếu ở Tây Bắc.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Tạo động lực cho vùng phát triển công nghiệp khai thác.

B. Góp phần giảm thiểu lũ lụt cho đồng bằng sông Hồng.

C. Làm thay đổi đời sống của đồng bào dân tộc ít người.

D. Tạo việc làm tại chỗ cho người lao động ở địa phương.

Câu 7: Nguyên nhân quan trọng nhất để vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng được cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt là do có

A. Lao động có truyền thống, kinh nghiệm.                 B. Khí hậu cận nhiệt đới và có mùa đông lạnh.

C. Nhiều bề mặt cao nguyên đá vôi bằng phẳng.         D. Đất feralit, đất xám phù sa cổ bạc màu.

Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu để tiểu vùng Tây Bắc nước ta vẫn trồng được giống cà phê chè là do

A. Khí hậu, đất đai.            B. Địa hình, nguồn nước.   C. Địa hình, đất đai.           D. Đất đai, nguồn nước.

Câu 9: Tỉnh Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc chủ yếu là do

A. Khoáng sản có trữ lượng lớn.                                  B. Kinh tế biển mang lại.

C. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện.                                        D. Vị trí giáp Trung Quốc.

Câu 10: Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn là do

A. Nhiều sông ngòi, mưa nhiều.                                   B. Đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.

C. Địa hình dốc, lắm thác ghềnh.                                 D. Địa hình dốc và có lưu lượng nước lớn.

Câu 11: Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp nặng do có

A. Nguồn năng lượng và khoáng sản dồi dào.              B. Nguồn thủy sản và lâm sản rất lớn.

C. Nguồn lương thực, thực phẩm phong phú.               D. Sản phẩm cây công nghiệp đa dạng.

Câu 12: Thế mạnh lớn nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Nuôi trồng, đánh bắt hải sản.                                   B. Khai thác khoáng sản và thuỷ điện.

C. Chăn nuôi gia súc, gia cầm.                                     D. Trồng cây lương thực, rau quả.

Câu 13: Trung du và miền núi Bắc Bộ không có thế mạnh nổi bật nào sau đây?

A. Phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.      B. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.

C. Khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện.         D. Trồng cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.

Câu 14: Điều kiện nào sau đây thuận lợi nhất để phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Nguồn thức ăn dồi dào từ hoa màu.                        B. Có các đồng cỏ trên các cao nguyên.

C. Thức ăn công nghiệp được đảm bảo.                      D. Dịch vụ thú y, có trạm trại giống tốt.

Câu 15: Quặng Thiếc và Bô xít phân bố chủ yếu ở tỉnh nào sau đây của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Lạng Sơn.                     B. Cao Bằng.                     C. Lào Cai.                        D. Thái Nguyên.

Câu 16: Đâu không phải là thế mạnh chủ yếu của Trung du miền núi Bắc Bộ?

A. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.            B. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.

C. Phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê, lợn.           D. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Phần lớn là đất feralit, ngoài ra còn có đất phù sa cổ.

B. Địa hình Tây Bắc hiểm trở, Đông Bắc là đồi núi thấp.

C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh.

D. Phần lớn diện tích của vùng là đất đỏ badan, đất xám.

Câu 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tổng đàn lợn tăng nhanh là do

A. Thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn.                        B. Cơ sở thức ăn (hoa màu lương thực) nhiều.

C. Công nghiệp chế biến phát triển mạnh.                   D. Cơ sở vật chất của ngành chăn nuôi khá tốt.

Câu 19: Các loại khoáng sản chính có ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Than bùn, apatít, đá vôi, thiếc, đồng.                      B. Than đá, crôm, đồng, thiếc, mangan.

C. Than đá, thiếc, sắt, apatít, đá vôi, sét.                     D. Than nâu, sắt, apatít, pirít, chì, kẽm.

Câu 20: Nhiệt độ trung bình tháng I của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thấp hơn các vùng khác chủ yếu do

A. Chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc.

B. Nằm ở các vĩ độ cao nhất của nước ta.

C. Có sự giảm nhiệt độ theo độ cao địa hình.

D. Vị trí gần biển, nên nhiệt độ được điều hòa từ biển.

 

III. Vận dụng

Câu 1: Điểm khác biệt lớn nhất trong sản xuất chè giữa Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ là gì?

A. Điều kiện sản xuất.       B. Cơ cấu cây trồng.          C. Quy mô sản xuất.          D. Trình độ thâm canh.

Câu 2: Yếu tố nào sau đây là chủ yếu làm cho chăn nuôi bò sữa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gần đây được phát triển?

A. Cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn thức ăn được đảm bảo.

B. Nguồn thức ăn được đảm bảo, nhu cầu thị trường tăng.

C. Nhu cầu thị trường tăng, nhiều giống mới năng suất cao.

D. Nhiều giống mới năng suất cao, cơ sở hạ tầng phát triển.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây thể hiện ý nghĩa về kinh tế của việc khai thác các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.                         B. Tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập.

C. Bảo vệ an ninh quốc phòng biên giới.                    D. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 4: Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây?

A. Mật độ dân số thấp, phong tục cũ còn nhiều.          B. Nạn du canh, du cư còn xảy ra ở một số nơi.

C. Trình độ thâm canh còn thấp, đầu tư vật tư ít.        D. Công nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế.

Câu 5: Thuận lợi chủ yếu của khí hậu đối với phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là tạo điều kiện để

A. Sản xuất nông sản nhiệt đới.                                    B. Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.

C. Nâng cao hệ số sử dụng đất.                                    D. Nâng cao trình độ thâm canh.

Câu 6: Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Sự phân hóa địa hình sâu sắc.                                  B. Khí hậu phân hoá phức tạp.

C. Cơ sở hạ tầng kém phát triển.                                  D. Tập trung nhiều dân tộc ít người.

Câu 7: Đặc điểm tự nhiên quan trọng nhất tạo cơ sở cho việc hình thành vùng chuyên canh chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Chế độ nhiệt, ẩm cao.                                               B. Đất feralit giàu dinh dưỡng.

C. Địa hình chủ yếu là đồi núi.                                      D. Khí hậu và đất.

Câu 8: Khu vực có điều kiện tự nhiên phù hợp để trồng cây thuốc quý ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Vùng núi giáp biên giới                                           B. Vùng đồi trung du.

C. Các cao nguyên đá vôi.                                            D. Các đồng bằng giữ núi.

Câu 9: Nơi có thể trồng rau ôn đới quanh năm, trồng hoa xuất khẩu lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Mẫu Sơn (Lạng Sơn).                                              B. Sa Pa (Lào Cai).

C. Mộc Châu (Sơn La).                                                D. Đồng Văn (Hà Giang).

Câu 10: Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là

A. Trình độ thâm canh.                                                  B. Điều kiện về địa hình.

C. Đặc điểm về đất đai và khí hậu.                               D. Truyền thống sản xuất của dân cư.

Câu 11: Trâu được nuôi nhiều hơn bò ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là do

A. Trâu dễ thuần dưỡng và đảm bảo sức kéo tốt hơn.  B. Trâu khoẻ hơn, ưa ẩm và chịu rét tốt.

C. Thịt trâu tiêu thụ tốt hơn trên địa bàn của vùng.      D. Nguồn thức ăn cho trâu dồi dào hơn.

Câu 12: Trung du và miền núi Bắc Bộ xây dựng được nhiều nhà máy điện lớn là do

A. Có nguồn nguyên liệu dồi dào.

B. Có trữ lượng lớn về than và thuỷ năng.

C. Nhu cầu về năng lượng của vùng rất lớn.

D. Đáp ứng nhu cầu về điện của Đồng bằng sông Hồng.

Câu 13: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến việc hình thành vùng chuyên canh chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Địa hình đồi núi, đất feralit giàu dinh dưỡng.          B. Nguồn nước dồi dào.

C. Địa hình đồi núi và có một mùa đông lạnh.             D. Có các cao nguyên lớn.

 

IV. Vận dụng cao

Câu 1: Ý nghĩa lớn nhất của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển.               B. Nâng cao đời sống cho người dân tại chỗ.

C. Đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn.              D. Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Câu 2: Biện pháp quan trọng nhất nhằm giảm thiểu tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Đẩy mạnh đầu tư và hoàn thiện cơ sở hạ tầng.        B. Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.

C. Phát triển cây công nghiệp lâu năm.                         D. Phát triển loại hình du lịch sinh thái.

Câu 3: Sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ còn gặp nhiều khó khăn chủ yếu do

A. Thời tiết diễn biến thất thường.                                B. Thiếu nguồn nước tưới nhất là vào mùa khô.

C. Thiếu quy hoạch, chưa mở rộng được thị trường.    D. Thiếu cơ sở chế biến nông sản quy mô lớn.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Tạo điều kiện phát triển công nghiệp.                     B. Góp phần điều tiết lũ và thủy lợi.

C. Tạo ra các cảnh quan có giá trị du lịch.                  D. Phát triển hệ thống giao thông đường thủy.

Câu 5: Điểm khác biệt về tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội giữa hai tiểu vùng Đông Bắc với Tây Bắc là

A. Đông Bắc giàu tiềm năng thủy điện, Tây Bắc giàu khoáng sản.

B. Đông Bắc trồng cây công nghiệp, Tây Bắc phát triển chăn nuôi.

C. Đông Bắc thuận lợi chăn nuôi bò, Tây Bắc thích hợp nuôi trâu.

D. Đông Bắc giàu khoáng sản năng lượng, Tây Bắc giàu kim loại.

Câu 6: Mùa đông ở khu vực Tây Bắc đến muộn và kết thúc sớm hơn so với Đông Bắc là do

A. Đông Bắc có các dãy núi hướng vòng cung.

B. Tây Bắc có vĩ độ địa lí thấp hơn Đông Bắc.

C. Dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa Đông Bắc gió Tây Nam đến sớm.

D. Tây Bắc có địa hình núi cao, đồ sộ hơn nhiều so với vùng Đông Bắc.


ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

I. Nhận biết

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây cho thấy đồng bằng sông Hồng là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước?

A. Có những trung tâm công nghiệp nằm gần nhau.

B. Có các trung tâm công nghiệp quy mô lớn nhất.

C. Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp nhất.

D. Có tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng về hạn chế tự nhiên chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng?

A. Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.       B. Một số tài nguyên thiên nhiên đang xuống cấp.

C. Có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán…         D. Hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng.

Câu 3: Đặc điểm kinh tế - xã hội nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng?

A. Dân số tập trung đông nhất cả nước.                      B. Năng suất lúa cao nhất cả nước.

C. Sản lượng lúa cao nhất cả nước.                             D. Có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm.

Câu 4: Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do

A. Trồng lúa nước cần nhiều lao động.                         B. Vùng mới đuợc khai thác gần đây.

C. Có nhiều trung tâm công nghiệp.                             D. Có nhiều điều kiện lợi cho cư trú.

Câu 5: Hướng chuyên môn hóa lúa cao sản, cây thực phẩm, đặc biệt là các loạn rau cao cấp, cây ăn quả… là của vùng nông nghiệp nào?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                                B. Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.                                    D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 6: Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do

A. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.

B. Sức ép dân số đối với kinh tế - xã hội và môi trường.

C. Tài nguyên thiên nhiên của vùng kém phong phú.

D. Cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng chưa hợp lí.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng?

A. Có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.            B. Số dân đông, mật độ cao nhất cả nước.

C. Tài nguyên đất, nước trên mặt xuống cấp.              D. Có đầy đủ khoáng sản cho công nghiệp.

Câu 8: Vùng Đồng bằng sông Hồng không có đặc điểm nào sau đây?

A. Đất trong đê được phù sa bồi đắp hàng năm.          B. Địa hình cao ở phía tây và tây bắc.

C. Có hệ thống đê ven sông ngăn lũ.                           D. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng?

A. Nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao.                B. Tập trung nhiều trung tâm kinh tế lớn.

C. Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt.                      D. Tài nguyên khoáng sản rất phong phú.

Câu 10: Đồng bằng sông Hồng là sản phẩm bồi tụ phù sa của hệ thống sông nào sau đây?

A. Hệ thống sông Hồng và sông Cầu.                           B. Hệ thống sông Hồng và sông Thương.

C. Hệ thống sông Hồng và sông Lục Nam.                  D. Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.

Câu 11: Tỉ lệ đất nông nghiệp so với tổng diện tích đất tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng là

A. 21,5%.                           B. 51,2%.                           C. 70,0%.                           D. 80,0%.

Câu 12: Hạn chế lớn nhất đối với việc phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là

A. Chất lượng nguồn lao động còn hạn chế.                 B. Cơ sở vật - chất kĩ thuật chưa đồng bộ.

C. Thiếu kinh nghiệm.                                                    D. Thiếu nguyên liệu.

Câu 13: Trong số các chỉ số sau, chỉ số nào của Đồng bằng sông Hồng cao nhất so với các vùng khác?

A. Mật độ dân số trung bình.                                       B. GDP bình quân đầu người.

C. Giá trị sản xuất công nghiệp.                                  D. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên.

Câu 14: Loại đất nào chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu đất tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Đất phù sa ngọt.            B. Đất mặn.                       C. Đất phèn.                      D. Đất cát.

Câu 15: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Bắc Ninh.                      B. Hải Dương.                   C. Hưng Yên.                    D. Bắc Giang.

Câu 16: Loại cây nào được trồng phổ biến nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Lúa.                               B. Sắn.                               C. Ngô.                              D. Khoai.

Câu 17: Cơ cấu kinh tế theo ngành của Đồng bằng sông Hồng đang chuyển dịch theo xu hướng

A. Tăng tỉ trọng khu vực I; giảm tỉ trọng khu vực II và III.

B. Tăng tỉ trọng khu vực I và II; giảm tỉ trọng khu vực III.

C. Tăng tỉ trong khu vực III; giảm tỉ trọng khu vực I và II.

D. Tăng tỉ trọng khu vực II và III; giảm tỉ trọng khu vực I.

Câu 18: Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất trong cơ cấu sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Đất nông nghiệp.          B. Đất ở.                            C. Đất rừng.                       D. Đất chuyên dùng.

Câu 19: Vùng nào sau đây có trữ lượng than nâu lớn nhất cả nước?

A. Đồng bằng sông Hồng.                                            B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Trung du miền núi Bắc Bộ.                                     D. Tây Nguyên.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vị trí địa lí của Đồng bằng sông Hồng?

A. Giáp vịnh Bắc Bộ.                                                   B. Giáp Trung du miền núi Bắc Bộ.

C. Giáp Bắc Trung Bộ.                                                D. Giáp Tây Nguyên.

Câu 21: Tỉnh nào sau đây của Đồng bằng sông Hồng không giáp biển?

A. Hà Nam.                       B. Nam Định.                    C. Thái Bình.                     D. Ninh Bình.

Câu 22: Bãi biển du lịch nào sau đây không thuộc đồng bằng sông Hồng?

A. Cát Bà.                          B. Trà Cổ.                          C. Đồ Sơn.                         D. Đồng Châu.

Câu 23: Thế mạnh nào sau đây tạo cho Đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông?

A. Đất phù sa màu mỡ.                                                B. Nguồn nước phong phú.

C. Khí hậu có mùa đông lạnh.                                     D. Ít có thiên tai.

Câu 24: Đồng bằng sông Hồng được hình thành do quá trình bồi tụ phù sa của những hệ thống sông nào sau đây?

A. Sông Hồng và sông Cầu.                                         B. Sông Hồng và sông Thương.

C. Sông Hồng và sông Lục Nam.                                D. Sông Hồng và sông Thái Bình.

 

II. Thông hiểu

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng về định hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng cây thực phẩm.

B. Tăng tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp.

C. Giảm tỉ trọng cây thực phẩm, tăng cây lương thực.

D. Giảm tỉ trọng cây công nghiệp và cây lương thực.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng về định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực I ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Tăng tỉ trọng cây lương thực; giảm cây công nghiệp, cây thực phẩm.

B. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt; tăng ngành chăn nuôi và thủy sản.

C. Giảm tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp; tăng cây ăn quả.

D. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt; giảm ngành chăn nuôi và thủy sản.

Câu 3: Đồng bằng sông Hồng phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành do nguyên nhân trực tiếp nào sau đây?

A. Vai trò đặc biệt quan trọng của vùng trong nền kinh tế cả nước.

B. Cơ cấu kinh tế theo ngành chậm chuyển dịch, còn nhiều hạn chế.

C. Việc chuyển dịch giúp phát huy tốt các thế mạnh của vùng.

D. Sức ép dân số quá lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 4: Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng là

A. Sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư.       B. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp.

C. Công nghiệp hóa, đô thị hóa quá nhanh.                  D. Thiên tai, thời tiết diễn biến thất thường.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không phải là thế mạnh để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng?

A. Nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao.                B. Tập trung nhiều trung tâm kinh tế lớn.

C. Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt.                      D. Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải là điều kiện sinh thái nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng?

A. Đồng bằng có nhiều ô trũng.                                   B. Đất phù sa sông màu mỡ.

C. Nhiều vũng, vịnh biển sâu.                                      D. Khí hậu có mùa đông lạnh.

Câu 7: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) ở vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.

B. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.

C. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi , giảm tỉ trọng ngành thủy sản.

D. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt và thủy sản, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.

Câu 8: Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm của nước ta do điều kiện chủ yếu nào sau đây?

A. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.                     B. Diện tích rộng lớn, dân cư đông đúc.

C. Đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào.                    D. Vị trí địa lí thuận lợi, nhiều đô thị lớn.

Câu 9: Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là

A. Khả năng mở rộng diện tích khá lớn.

B. Phần lớn đất phù sa không được bồi đắp hàng năm.

C. Diện tích đất nông nghiệp bị hoang mạc hóa nhiều.

D. Đất ở nhiều nơi bị thoái hóa, bạc màu.

Câu 10: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Tăng trưởng kinh tế nhanh; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, môi trường.

B. Đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa; giải quyết vấn đề việc làm.

C. Phát huy các tiềm năng có sẵn; giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.

D. Phát triển nhanh đô thị hóa; giải quyết vấn đề về tài nguyên, môi trường.

Câu 11: Việc làm đang là vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do

A. Nguồn lao động dồi dào, kinh tế còn chậm phát triển.

B. Dân đông, tài nguyên tự nhiên bị khai thác quá mức.

C. Mật độ dân số cao, phân bố dân cư không đồng đều.

D. Lao động trồng trọt đông, dịch vụ còn chưa đa dạng.

Câu 12: Việc phát triển nghề thủ công truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay góp phần quan trọng nhất vào

A. Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa.                       B. Giải quyết sức ép về vấn đề việc làm.

C. Thay đổi phân bố dân cư trong vùng.                       D. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 13: Thế mạnh nào sau đây có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế Đồng bằng sông Hồng?

A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn và đất màu mỡ.        B. Tài nguyên khoáng sản phong phú.

C. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.                          D. Lao động đông, có kinh nghiệm và có trình độ.

Câu 14: Tại sao tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Hồng đang bị xuống cấp?

A. Thường xuyên bị khô hạn.                                      B. Schưa hợp lí, hệ số sử dụng cao.

C. Bón quá nhiều phân hữu cơ.                                   D. Xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh.

Câu 15: Vấn đề xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là

A. Sức ép của dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội.

B. Đô thị hoá diễn ra nhanh, ô nhiễm môi trường đô thị.

C. Sự phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp, khu chế xuất.

D. Tình trạng thu hẹp diện tích đất lúa và ô nhiễm môi trường.

Câu 16: Tỉnh có năng suất lúa cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay là

A. Nam Định.                    B. Thái Bình.                     C. Hải Dương.                   D. Hưng Yên.

Câu 17: Đồng bằng sông Hồng có tài nguyên nước ngọt phong phú chủ yếu là do

A. Có lượng mưa dồi dào.                                             B. hai hệ thống sông lớn.

C. Địa hình bằng phẳng.                                               D. Vị trí nằm tiếp giáp với biển.

Câu 18: Tỉnh nào ở Đồng bằng sông Hồng có ngành công nghiệp khai thác khí đốt?

A. Vĩnh Phúc.                    B. Thái Bình.                     C. Hải Dương.                   D. Hưng Yên.

Câu 19: Vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước là

A. Đồng bằng sông Hồng.                                            B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                                      D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 20: Khí hậu nhiệt đới với mùa đông lạnh của Đồng bằng sông Hồng có lợi thế

A. Trồng được nhiều khoai tây.                                    B. Tăng thêm vụ lúa đông xuân.

C. Phát triển các loại rau ôn đới.                                  D. Chăn nuôi nhiều gia súc xứ lạnh.

Câu 21: Sức ép lớn nhất đối với việc sản xuất lương thực, thực phẩm Đồng bằng sông Hồng là

A. Thiếu hụt nguồn lao động.                                        B. Đô thị hóa diễn ra nhanh.

C. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm.                  D. Bình quân đất nông nghiệp bị thu hẹp.

Câu 22: Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng giống với vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm nào sau đây?

A. Mạng lưới đô thị dày đặc.                                       B. Có mùa đông lạnh.

C. Trình độ thâm canh cao.                                          D. Mật độ dân số cao.

Câu 23: Phát biểu sau này sau đây không phải là nguyên nhân làm cho Đồng bằng sông Hồng có dân số cao nhất nước ta?

A. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.                     B. Có nhiều trung tâm công nghiệp.

C. Nền nông nghiệp lúa nước cần nhiều lao động.      D. Có nhiều trường Đại học - Cao đẳng.

Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không phải của vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Đồi núi chỉ chiếm diện tích nhỏ và phân bố ở phía đông, đông nam.

B. Khí hậu có mùa đông lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

C. Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ cao.

D. Là vùng trọng điểm lớn thứ hai cả nước về lương thực và thực phẩm.

Câu 25: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất lúa ở Đồng bằng sông Hồng cao nhất ở nước ta là

A. Quan tâm đến chất lượng sản phẩm và thị trường.  B. Chú ý đến môi trường và bảo vệ tài nguyên đất.

C. Trình độ thâm canh cao nhất.                                   D. Phát triển mạnh cây vụ đông.

Câu 26: Ở Đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống là do

A. Nền kinh tế phát triển với tốc độ rất nhanh.            B. Chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước.

C. Có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống.            D. Có lịch sử khai thác lâu đời, sản xuất phát triển.

Câu 27: Khó khăn nào sau đây ảnh hưởng lớn nhất đến sản xuất công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng?

A. Thiếu nguồn nguyên liệu tại chỗ.                            B. Mật độ dân số cao nhất nước.

C. Cơ cấu kinh tế chậm chuyển biến.                          D. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

Câu 28: Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước chủ yếu do

A. Đất đai màu mỡ.                                                       B. Trình độ thâm canh cao.

C. Cơ sở hạ tầng tốt.                                                     D. Lịch sử khai thác lâu đời.

Câu 29: Hạn chế chủ yếu cùa Đồng bằng sông Hồng không phải là

A. Chịu ảnh hường của nhiều thiên tai như bão, lụt.

B. Thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp.

C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành còn chậm.

D. Lao động ít, trình độ của lực lượng lao động thấp.

Câu 30: Đặc điểm kinh tế - xã hội nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng?

A. Mật độ dân số cao nhất cả nước.                             B. Năng suất lúa cao nhất cả nước.

C. Sản lượng lúa lớn nhất cả nước.                             D. Có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm.

Câu 31: Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương thực theo đầu người thấp hơn bình quân cả nước do

A. Sản lượng lúa không cao.                                        B. Diện tích đồng bằng nhỏ.

C. Dân đông, tăng nhanh.                                             D. Năng suất lúa thấp.

Câu 32: Phát biểu nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng?

A. Có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.            B. Số dân đông, mật độ cao nhất cả nước.

C. Tài nguyên thiên nhiên đang bị xuống cấp.            D. Có nguồn khoáng sản phong phú.

Câu 33: Sự phát triển ngành công nghiệp nào sau đây không phải dựa trên thế mạnh về con người ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Dệt may, da giày.                                                    B. Chế biến lương thực - thực phẩm.

C. Sản xuất vật liệu xây dựng.                                     D. Hóa chất.

 

III. Vận dụng

Câu 1: Việc tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng được thực hiện trên cơ sở chủ yếu nào sau đây?

A. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, khai thác hết tự nhiên.

B. Hiện đại hóa công nghiệp chế biến gắn với nông nghiệp hàng hóa.

C. Phát huy tốt nguồn lực của vùng.

D. Đảm bảo sự phát triển bền vững.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sức ép dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Phần lớn nguyên liệu cho công nghiệp phải nhập khẩu.

B. Bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người thấp.

C. Vấn đề việc làm gặp nhiều nan giải, nhất là ở thành phố.

D. Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người thấp.

Câu 3: Vấn đề dân số có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Đồng bằng sông Hồng vì

A. Là thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn.                    B. Đáp ứng lao động cho nền nông nghiệp.

C. Tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội.           D. Đời sống nhân dân chậm được cải thiện.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Cơ cấu ngành dịch vụ đa dạng.

B. Du lịch là ngành quan trọng nhất.

C. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.

D. Hà Nội là trung tâm dịch vụ lớn nhất của vùng này.

Câu 5: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến vấn đề thiếu việc làm ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu.           B. Có nhiều đô thị tập trung dân cư đông đúc.

C. Phân bố dân cư, nguồn lao động chưa hợp lí.         D. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

Câu 6: Việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng phải gắn liền với

A. Vùng đông dân có sức tiêu thụ lớn.                         B. Công nghiệp chế biến sau thu hoạch.

C. Đất phù sa ngoài đê được bồi đắp hàng năm.          D. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

Câu 7: Việc phát triển các ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Đảm bảo sự phát triển bền vững.                            B. Phát huy các thế mạnh về tự nhiên.

C. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.                   D. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.

Câu 8: Biện pháp cơ bản để đưa Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hóa là

A. Quan tâm đến chất lượng sản phẩm và thị trường.

B. Chú ý đến môi trường và bảo vệ tài nguyên đất.

C. Thay đổi cơ cấu giống cây trồng và cơ cấu mùa vụ.

D. Phát triển mạnh cây vụ đông, giảm việc trồng lúa.

Câu 9: So với các đồng bằng khác trong cả nước, sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng có thế mạnh độc đáo về

A. Rau ôn đới vào vụ đông xuân.                                  B. Trồng và chế biến lúa cao sản.

C. Nuôi trồng thủy hải sản nước ngọt.                          D. Chăn nuôi đại gia súc và gia cầm.

Câu 10: Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh dựa trên điều kiện chủ yếu nào sau đây?

A. Nguyên liệu và thị trường.                                      B. Nguyên liệu và lao động.

C. Nguyên liệu và cơ sở vật chất.                                D. Nguyên liệu và nguồn vốn đầu tư.

Câu 11: Tỉnh/thành phố nào sau đây của Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh lớn nhất để phát triển du lịch biển - đảo?

A. Nam Định.                    B. Thái Bình.                     C. Hải Phòng.                    D. Ninh Bình.

Câu 12: Dệt may và da giày trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng chủ yếu dựa trên thế mạnh

A. Tài nguyên thiên nhiên.                                            B. Lao động và thị trường.

C. Truyền thống sản xuất.                                             D. Đầu tư từ nước ngoài.

Câu 13: Việc làm trở thành một trong những vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Đông dân, lao động dồi dào, kinh tế chậm chuyển dịch.

B. Đông dân, lao động dồi dào và sự phân bố không đều.

C. Lao động dồi dào và lao động có nhiều kinh nghiệm.

D. Lao động dồi dào, tập trung chủ yếu ở ngành công nghiệp.

 

IV. Vận dụng cao

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư và lao động của Đồng bằng sông Hồng?

A. Dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất.

B. Số lượng và chất lượng lao động hàng đầu cả nước.

C. Nhiều kinh nghiệm, truyền thống sản xuất hàng hóa.

D. Đội ngũ có trình độ cao, tập trung phần lớn ở đô thị.

Câu 2: Giải pháp nào sau đây là chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm hiện nay ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.                      B. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

C. Tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa.           D. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động.

Câu 3: Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu là

A. Khai thác hợp lí tài nguyên và lợi thế về nguồn lao động.

B. Sử dụng hiệu quả nguồn lao động và cơ sở vật chất kĩ thuật.

C. Sử dụng hiệu quả thế mạnh tự nhiên và nhân lực trình độ cao.

D. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và thu hút vốn nước ngoài.

Câu 4: Chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Hồng là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Có điều kiện khí hậu ổn định.                                 B. Cơ sở thức ăn tốt và thị trường rộng.

C. Ven biển có nghề cá phát triển.                               D. Mật độ dân số cao, lao động dồi dào.

Câu 5: Mục đích chính của tuyến quốc lộ 5 ở Đồng bằng sông Hồng là thực hiện các mối liên hệ giữa

A. Cảng biển với trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng.

B. Cảng biển với các trung tâm công nghiệp của vùng.

C. Cảng biển với các tỉnh chuyên canh lúa.

D. Cảng biển với các vùng dân cư đông đúc.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng?

A. Lúa gạo tập trung rất cao và có xu hướng tăng mạnh.

B. Đàn lợn tập trung rất cao và có xu hướng tăng mạnh.

C. Cây rau đậu tập trung rất cao với xu hướng tăng mạnh.

D. Cói có mức độ tập trung rất cao và có xu hướng tăng.

 

Xem thêm
Bài tập Trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 21 - 24 có đáp án (trang 1)
Trang 1
Bài tập Trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 21 - 24 có đáp án (trang 2)
Trang 2
Bài tập Trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 21 - 24 có đáp án (trang 3)
Trang 3
Bài tập Trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 21 - 24 có đáp án (trang 4)
Trang 4
Bài tập Trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 21 - 24 có đáp án (trang 5)
Trang 5
Bài tập Trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 21 - 24 có đáp án (trang 6)
Trang 6
Bài tập Trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 21 - 24 có đáp án (trang 7)
Trang 7
Bài tập Trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 21 - 24 có đáp án (trang 8)
Trang 8
Bài tập Trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 21 - 24 có đáp án (trang 9)
Trang 9
Bài tập Trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 21 - 24 có đáp án (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 25 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống