210 câu trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu bài tập 210 câu trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 12, tài liệu bao gồm 22  trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi tốt nghiệp THPT môn Địa Lí sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Câu 1: Những nhân tố chủ yếu tạo nên sự phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta?

A. Địa hình, gió mùa, dòng biển.                                           

B. Vị trí địa lí, địa hình, dòng biển.

C. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ, địa hình, gió mùa

D. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ, địa hình, bề mặt đệm

Câu 2: Căn cứ Atlat -15 cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ?

A. Đô thị có quy mô dân số lớn nhất của vùng là Thanh Hóa

B. Các đồng bằng sông Cả, sông Mã là nơi tập trung dân cư nhất vùng.

C. Mật độ dân số ở khu vực biên giới phía Tây chủ yếu ở mức dưới 100/ km2

D. Phân bố dân cư có sự tương phản rõ rệt giữa vùng ven biển Đông và vùng biên giới phía Tây.

Câu 3: Đồng bằng Amadon nằm trong kiểu khí hậu nào sau đây?

A. Ôn đới hải dương                                                    B. Nhiệt đới gió mùa

C. Xích đạo                                                                  D. Cận nhiệt Địa Trung Hải

Câu  4: Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh ở các nước Mĩ La Tinh xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

A. Công nghiệp ở các thành thị phát triển mạnh mẽ.   B. Các chủ trang trại chiếm phần lớn đất canh tác

C. Tỉ suất sinh ở các vùng nông thôn quá cao             D. An ninh vùng nông thôn không được đảm bảo.

Câu 5. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta không thích hợp cho trồng cây hàng năm chủ yếu là do:

A. Địa hình dốc nên đất dễ bị thoái hoá, làm thuỷ lợi khó khăn.

B. Các cây hàng năm đem lại giá trị kinh tế thấp

C. Làm thuỷ lợi khó khăn, đất có độ phì thấp.

D. Người dân ít kinh nghiệm trồng cây hàng năm.

Câu 6. Đất cát pha trên các đồng bằng ở duyên hải miền Trung, điều kiện thuận lợi để

A. Trồng các cây công nghiệp lâu năm.            B. Trồng các cây công nghiệp hàng năm.

C. Trồng các cây lương thực.                           D. Chăn nuôi gia súc lớn và trồng các cây công nghiệp lâu năm.

Câu 7. Vùng chuyên canh cây công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất là:

A. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.                                     B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Tây Nguyên.                                                                 D. Đông Nam Bộ.

Câu 8. Biện pháp nào sau đây không phù hợp với cải tạo tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?

A. Lai tạo các giống lúa chịu được phèn, mặn.

B. Đẩy mạnh khai thác nguồn lợi thủy sản khi lũ về.

C. Làm thủy lợi để có nước ngọt vào mùa khô rửa phèn, rửa mặn cho đất.

D. Khai phá rừng ngập mặn để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.

Câu 9. Dựa vào Atlat Địa Việt Nam trang 19, hãy cho biết trâu được nuôi nhiều nhất tỉnh nào nước

ta?

A. Bình Định, Phú Yên.          B. Sơn La, Lạng Sơn.       C. Thanh Hóa, Nghệ An.     D. Gia Lai, Đak Lak.

Câu 10. Dựa vào Atlat Địa Việt Nam trang 13, em hãy cho biết lát cắt AB từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình chạy theo hướng

A. Tây nam – đông bắc.           B. Đông nam – tây bắc.     C. Đông bắc – tây nam.     D. Tây bắc – đông nam.

Câu 11. Cho bảng số liệu

 

GDP NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NĂM 2000 VÀ 2014

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Tổng số

Nông - lâm -thủy sản

Công nghiệp - xây

dựng

Dịch vụ

2000

441 646

108 356

162 220

171 070

2014

3 542 101

696 969

1 307 935

1537 197

Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết từ năm 2000 đến năm 2014 tỉ trọng nông lâm thủy sản nước ta

giảm

A. 2,0%.                                  B.4,9%.                            C. 3,9%.                            D. 5,9%.

Câu 12: Sự khác nhau cơ bản về đặc điểm khí hậu giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn là:

A. Sự tương phản về thời gian giữa hai mùa mưa khô

B. Có sự đồng nhất về thời gian giữa hai mùa mưa khô

C. Có một mùa hạ nóng và một mùa đông lạnh

D. Có sự phân hóa theo độ cao rõ rệt

Câu 13: Các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng có cả sản phẩm

nhiệt đới, cận nhiệt là:

A. Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.

D. Đông Nam Bộ Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Câu 14: Ý nào sau đây thể hiện đầy đủ nhất sự phát triển cảu ngành nội thương?

A. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh

B. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa người dân tăng cao

C. Hàng hóa đa dạng

D. Thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế

Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu góp phần vào việc phát triển kinh tế- xã hội hiện nay ở các tuyến đảo?

A. Phát triển các hoạt động dịch vụ, chú ý thích đáng đến sự phát triển ngành du lịch

B. Đẩy mạnh các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản trên các tuyến đảo

C. Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng nhất là phát triển mạng lưới điện tại mỗi tuyến đảo.

D. Thường xuyên có các tuyến vận tải hàng hóa, hành khách nối liền các đảo với đất liền.

Câu16: Nguyên nhân nào dưới đây là quan trọng nhất làm cho ngành du lịch nước ta phát triển nhanh từ đầu thập kỉ

90 đến nay?

A. Nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn được đưa vào khai thác

B. Hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch ngày càng phát triển

C. Chính sách Đổi mới của nhà nước

D. Môi trường hòa bình, người dân thân thiện, mến khách

Câu 17: Đặc điểm chung trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ

B. Hình thành được các chuỗi trung tâm công nghiệp ven biển

C. Ngành công nghiệp chủ yếu là khai thác khoáng sản

D. Hạn chế về tài nguyên nhiên liệu và năng lượng

Câu 18: Ý nào sau đây nói lên tác động của hình dáng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang đến thiên nhiên nước ta?

A. Thiên nhiên từ Bắc vào Nam của nước ta đồng nhất

B. Nước ta nằm trên nhiều đới khí hậu

C. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao

D. Tính biển xâm nhập sâu vào đất liền

Câu 19: Ý nào dưới đây không phải là ảnh hưởng của khí hậu đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây

Nguyên?

A. Khí hậu cận xích đạo thích hợp phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới

B. Việc làm thủy lợi khó khăn, tốn kém

C. Sự phân hóa mùa của khí hậu tạo điều kiện dể đa dạng hóa cơ cấu cây trồng

D. Mùa khô kéo dài thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm

Câu 20: Trong những năm gần đây, mạng lưới đường bộ nước ta đã được mở rộng và hiện đại hóa, nguyên nhân

chủ yếu nhất là do

A. Nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh nên nhu cầu lớn

B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ

C. Huy động được các nguồn vốn, tập trung đầu tư phát triển

D. Dân số đông, tăng nhanh nên nhu cầu đi lại ngày càng tăng.

Câu 21: Cây công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày của vùng Đông Nam Bộ là?

A. Thuốc lá và lạc         B. Mía đường và đậu tương                 C. Cao su và hồ tiêu                 D. Cao su và điều

Câu 22: Diện tích gieo trồng lúa gạo của các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm xuống là do?

A. Thời tiết trong khu vực diễn biến bình thường

B. Năng suất tăng lên nhanh chóng

C. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng

D. Sản xuất lúa gạo đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân

Câu 23: Mùa mưa ở miền Trung đến muộn hơn so với cả nước do tác động của

A. Bão đến muộn so với miền Bắc

B. Các dãy núi đâm ngang ra biển

C. Frong lạnh vào thu đông

D. Gió phơn tây nam khô nóng vào đầu mùa hạ

Câu 24: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên

A. Xây dựng công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh

B. Thay đổi cơ cấu cây trồng

C. Phát triển các mô hình kinh tế trang trại

D. Nâng cao chất lượng lao động

Câu 25: Địa hình đồi núi thấp ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên nước ta là?

A. Đất feralit chiếm ưu thế

B. Bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên

C. Tạo nên sự phân hóa cảnh quan theo đai cao

D. Cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa chiếm ưu thế

Câu 26: Năng suất lao động trong ngành thủy sản ở nước ta còn thấp, chủ yếu do

A. Thời tiết, khí hậu diển biến thất thường

B. Nguồn lợi cá đang bị suy thoái.

C. Phương tiện khai thác còn lạc hậu, chậm đổi mới

D. Người dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt

Câu 27: Vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển đường Hồ Chí Minh ở Bắc Trung Bộ là

A. Tạo sự phân công lao động theo lãnh thổ hoàn chỉnh hơn

B. Tạo thế mở cho nền kinh tế , thu hút vốn đầu tư

C. Thúc đẩy phát triển kinh tế các huyện phía tây

D. Đảm bảo cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 28: Việc xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp ở nước ta nhằm

A. Đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị

B. Khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước

C. Thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng

D. Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của nhà nước về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Câu 29: Phương hướng hợp lí nhất để khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả vừa góp phần bảo vệ vùng trời,

vùng biển và thềm lục địa nước ta là

A. Đánh bắt xa bờ                                      B. Đánh bắt gần bờ

C. Đẩy mạnh chế biến tại chỗ                    D. Trang bị vũ khí quân sự

Câu 30: Tác động chính của ngành công nghiệp dầu khí đến nền kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là

A. Tăng nhanh tổng sản phẩm trong nước

B. Làm thay đổi cơ cấu lao động trong vùng

C. Làm thay đổi cơ cấu kinh tế và phân công lãnh thổ của vùng

D. Đảm bảo an ninh quốc phòng

Câu 31: Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ

kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển

A. Mang lại hiệu quả kinh tế cao

B. Đa dạng về ngành

C. Gắn liền với vùng ven biển

D. Tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác

Câu 32: Vào mùa khô,khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ trong sản xuất ngành

trồng trọt là:

A. Thiếu nước nghiêm trọng trong sản xuất

B. Hiện tượng động đất, núi lửa thường xuyên xảy ra

C. Thời tiết khắc nghiệt, hiên tượng rét đậm, rét hại.

D. Hầu hết diện tích đất canh tác đã bị nhiễm phèn, nhiễm mặn

Câu 33: Nhà nước đã thực hiên giải pháp nào để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta?

A. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước và phòng chống ô nhiễm nước

B. Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên

C. Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyen du lịch và bảo vệ cảnh quan du lịch khỏi bị ô nhiễm

D. Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản, tránh lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường

Câu 34: Ở nước ta thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đã ảnh hưởng trực tiếp nhất và rõ nét nhất đến hoạt động sản

xuất ngành nào sau đây?

A. Hoạt động thương mại                               B. Hoạt động thông tin liên lạc

C. Hoạt động công nghiệp                              D. Hoạt động nông nghiệp

Câu 35: Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng?

A. Bề mặt địa hình bị chia cắt thành nhiều ô

B. Gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn

C. Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển

D. Do có đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa

Câu 36: Sự khác nhau cơ bản về đặc điểm khí hậu giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn là:

A. Sự tương phản về thời gian giữa hai mùa mưa khô

B. Có sự đồng nhất về thời gian giữa hai mùa mưa khô

C. Có một mùa hạ nóng và một mùa đông lạnh

D. Có sự phân hóa theo độ cao rõ rệt

Câu 37: Các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng có cả sản phẩm

nhiệt đới, cận nhiệt là:

A. Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.

D. Đông Nam Bộ Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Câu 38: Ý nào sau đây thể hiện đầy đủ nhất sự phát triển cảu ngành nội thương?

A. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh

B. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa người dân tăng cao

C. Hàng hóa đa dạng

D. Thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế

Câu 39: Nguyên nhân chủ yếu góp phần vào việc phát triển kinh tế- xã hội hiện nay ở các tuyến đảo?

A. Thường xuyên có các tuyến vận tải hàng hóa, hành khách nối liền các đảo với đất liền.

B. Phát triển các hoạt động dịch vụ, chú ý thích đáng đến sự phát triển ngành du lịch

C. Đẩy mạnh các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản trên các tuyến đảo

D. Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng nhất là phát triển mạng lưới điện tại mỗi tuyến đảo.

Câu 40: Nguyên nhân nào dưới đây là quan trọng nhất làm cho ngành du lịch nước ta phát triển nhanh từ đầu thập kỉ

90 đến nay?

A. Nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn được đưa vào khai thác

B. Hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch ngày càng phát triển

C. Chính sách Đổi mới của nhà nước

D. Môi trường hòa bình, người dân thân thiện, mến khách

Câu 41: Đặc điểm chung trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ

B. Hình thành được các chuỗi trung tâm công nghiệp ven biển

C. Ngành công nghiệp chủ yếu là khai thác khoáng sản

D. Hạn chế về tài nguyên nhiên liệu và năng lượng

Câu 42: Ý nào sau đây nói lên tác động của hình dáng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang đến thiên nhiên nước ta?

A. Thiên nhiên từ Bắc vào Nam của nước ta đồng nhất

B. Nước ta nằm trên nhiều đới khí hậu

C. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao

D. Tính biển xâm nhập sâu vào đất liền

Câu 43: Ý nào dưới đây không phải là ảnh hưởng của khí hậu đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây

Nguyên?

A. Khí hậu cạn xích đạo thích hợp phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới

B. Việc làm thủy lợi khó khăn, tốn kém

C. Sự phân hóa mùa của khí hậu tạo điều kiện dể đa dạng hóa cơ cấu cây trồng

D. Mùa khô kéo dài thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm

Câu 44 :Trong những năm gần đây, mạng lưới đường bộ nước ta đã được mở rộng và hiện đại hóa, nguyên nhân

chủ yếu nhất là do

A. Nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh nên nhu cầu lớn

B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ

C. Huy động được các nguồn vốn, tập trung đầu tư phát triển

D. Dân số đông, tăng nhanh nên nhu cầu đi lại ngày càng tăng.

Câu 45: Cây công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày của vùng Đông Nam Bộ là?

A. Thuốc lá và lạc         B.mía đường và đậu tương                 C.cao su và hồ tiêu                 D.cao su và điều

Câu 46: Diện tích gieo trồng lúa gạo của các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm xuốnglà do?

A. Thời tiết trong khu vực diễn biến bình thường

B. Năng suất tăng lên nhanh chóng

C. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng

D. Sản xuất lúa gạo đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân

Câu 47: Mùa mưa ở miền Trung đến muộn hơn so với cả nước do tác động của

A. Bão đến muộn so với miền Bắc       B. Các dãy núi đâm ngang ra biển

C. Frong lạnh vào thu đông                  D. Gió phơn tây nam khô nóng vào đầu mùa hạ

Câu 48: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên

A. Xây dựng công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh

B. Thay đổi cơ cấu cây trồng

C. Phát triển các mô hình kinh tế trang trại

D. Nâng cao chất lượng lao động

Câu 49: Địa hình đồi núi thấp ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên nước ta là?

A. Đất feralit chiếm ưu thế

B. Bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên

C. Tạo nên sự phân hóa cảnh quan theo đai cao

D. Cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa chiếm ưu thế

Câu 50: Năng suất lao động trong ngành thủy sản ở nước ta còn thấp, chủ yếu do

A. Thời tiết, khí hậu diển biến thất thường

B. Nguồn lợi cá đang bị suy thoái.

C. Phương tiện khai thác còn lạc hậu, chậm đổi mới

D. Người dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt

Câu 51: Vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển đường Hồ Chí Minh ở Bắc Trung Bộ là

A. Tạo sự phân công lao động theo lãnh thổ hoàn chỉnh hơn

B. Tạo thế mở cho nền kinh tế , thu hút vốn đầu tư

C. Thúc đẩy phát triển kinh tế các huyện phía tây

D. Đảm bảo cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 52: Việc xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp ở nước ta nhằm

A. Đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị

B. Khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước

C. Thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng

D. Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của nhà nước về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Câu 53: Phương hướng hợp lí nhất để khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả vừa góp phần bảo vệ vùng trời,

vùng biển và thềm lục địa nước ta là

A. Đánh bắt xa bờ                       B. Đánh bắt gần bờ

C. Đẩy mạnh chế biến tại chỗ     D. Trang bị vũ khí quân sự

Câu 54: Tác động chính của ngành công nghiệp dàu khí đến nền kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là

A. Tăng nhanh tổng sản phẩm trong nước

B. Làm thay đổi cơ cấu lao động trong vùng

C. Làm thay đổi cơ cấu kinh tế và phân công lãnh thổ của vùng

D. Đảm bảo an ninh quốc phòng

Câu 55: Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ

kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển

A. Mang lại hiệu quả kinh tế cao                                  B. Đa dạng về ngành

C. Gắn liền với vùng ven biển                                      D. Tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác

Câu 56: Vào mùa khô,khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ trong sản xuất ngành

trồng trọt là:

A. Thiếu nước nghiêm trọng trong sản xuất

B. Hiện tượng động đất, núi lửa thường xuyên xảy ra

C. Thời tiết khắc nghiệt, hiên tượng rét đậm, rét hại.

D. Hầu hết diện tích đất canh tác đã bị nhiễm phèn, nhiễm mặn

Câu 57: Nhà nước đã thực hiên giải pháp nào để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta?

A. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước và phòng chống ô nhiễm nước

B. Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên

C. Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyen du lịch và bảo vệ cảnh quan du lịch khỏi bị ô nhiễm

D. Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản, tránh lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường

Câu 58: Ở nước ta thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đã ảnh hưởng trực tiếp nhất và rõ nét nhất đến hoạt động sản

xuất ngành nào sau đây?

A. Hoạt động  thương mại                   B. Hoạt động thông tin liên lạc

C. Hoạt động  công nghiệp                  D. Hoạt động nông nghiệp

Câu 59: Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng?

A. Bề mặt địa hình bị chia cắt thành nhiều ô

B. Gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn

C. Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển

D. Do có đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa

Câu 60: Nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta không phải chủ yếu dựa vào:

A. Nguồn nước và tài nguyên sinh vật dồi dào

B. Người lao động có kinh nghiệm sản xuất nông lâm ngư nghiệp

C. Sự đa dạng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

D. Tài nguyên đất và tài nguyên khí hậu phong phú

Câu 61: Địa hình ở phía tây thượng nguồn sông Mã là:

A. Các dãy núi cao trung bình dọc biên giới Việt - Lào

B. Các dãy núi cao trung bình dọc biên giới Việt - Lào

C. Các dãy núi hình cánh cung

D. Dãy núi Hoàng Liên Sơn

Câu 63: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn đến công nghiệp xay xát của nước ta phát triển mạnh?

A. Nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu                 B. Nguồn nguyên liệu ổn định

C. Giá trị kinh tế cao                                                D. Giải quyết được nhiều việc làm

Câu 64: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt chủ yếu nhằm:

A. Khai thác có hiệu quả hơn các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kĩ thuật ngày

càng hoàn thiện

B. Thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới

C. Khai thác có hiệu quả hơn các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, lợi thế lao động đông, giá rẻ

D. Thích nghi với xu thế dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định

hướng xã hội chủ nghĩa

Câu 65: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ:

A. Việc tăng cường nguồn lao động về số lượng và chất lượng

B. Việc tăng cường cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường

C. Nền nông nghiệp hàng hóa của vùng phát triển mạnh

D. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi

Câu 66: Điểm khác biệt cơ bản nào về điều kiện tự nhiên khiến Đồng bằng sông Cửu Long vượt trội so với đồng

bằng sông Hồng trong vai trò cung cấp lương thực thực phẩm cho cả nước?

A. Trình độ thâm canh                                           B. Qui mô diện tích

C. Sự phong phú của nguồn nước                        D. Đặc điểm khí hậu

Câu 67: Mùa mưa ở miền Trung đến muộn hơn so với cả nước do tác động của:

A. Các dãy núi đâm ngang ra biển                                     B. Trong lạnh vào mùa thu đông

C. Gió phơn Tây Nam khô nóng vào đầu mùa hạ              D. Bão đến tương đối muộn so với miền Bắc

Câu 68: Dãy Trường Sơn đã làm cho vùng Bắc Trung Bộ:

A. Chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các vùng khác

B. Có nhiều ưu thế để phát triển mạnh ngành chăn nuôi

C. Có mùa mưa chậm dần sang thu đông và gió phơn Tây Nam

D. Đồng bằng bị thu hẹp và chia cắt thành các đồng bằng nhỏ

Câu 69: Trong điều kiện của nền kinh tế tự cung tự cấp, sản xuất nhỏ thì sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp bị chi

phối chủ yếu bởi các điều kiện tự nhiên vì:

A. Các điều kiện khó khăn về  tự nhiên không thể khắc phục được

B. Các điều kiện kinh tế xã hội còn chưa mạnh để tác động

C. Các điều kiện tự nhiên có tính chất quyết định đến sản xuất

D. Các điều kiện kinh tế xã hội không có tác động gì đến nông nghiệp

Câu 70: Các tuyến đường ngang nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ không nhằm mục đích:

A. Đẩy mạnh giao lưu với Đông Nam Bộ

B. Giúp cho vùng mở cửa hơn nữa với các nước trên thế giới

C. Sử dụng ngày càng nhiều công nghệ bảo quản

D. Nâng cao vai trò quan trọng của vùng trong quan hệ với Tây Nguyên

Các tuyến đường ngang nối Tây Nguyên – Duyên hải Nam Trung Bộ góp phần mở cửa giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới qua đường biển, mở rộng vùng hậu phương cung cấp nguyên nhiên liệu của Tây Nguyên từ đó nâng cao vai trò, vị thế của vùng duyên hải với Tây Nguyên.

Để thúc đẩy giao lưu với Đông Nam Bộ phải phát triển các tuyến đường Bắc – Nam, phát triển các tuyến đường ngàng không nhằm mục đích thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa Tây Nguyên với Đông Nam Bộ.

Hết

 

CÂU HỎI 19-5

Câu 1: Hai đặc khu hành chính của Trung Quốc?

A. Hồng Công, Đài Loan.                    B. Bắc Kinh, Thượng Hải

C. Trùng Khánh, Thiên Tân.                D. Hồng Công, Ma Cao

Câu 2: Điểm nào sau đây không đúng với vai trò quan trọng của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

đối với nền kinh tế đất nước?

A. Có tác động quan trọng đến sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế quốc dân, đảm bảo cho các ngành khác

phát triển.

B. Tạo nên một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp

C. Làm cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản vừa có chất lượng cao, vừa dễ bảo quản, thuận tiện cho việc vận

chuyển

D. Làm tăng tốc độ tích lũy cho nền kinh tế quốc dân do vốn đầu tư xây dựng ít, thời gian quay vòng nhanh, thu hồi

vốn nhanh

Câu 3: Giải pháp nào hiệu quả nhất để giảm bớt sự chênh lệch dân số giữa đồng bằng và miền núi?

A. Khuyến khích dân ở các vùng đồng bằng , ven biển di chuyển lên khu vực miền núi

B. Phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng cơ sở, thu hút đầu tư vào khu vực miền núi

C. Thực hiện di dân tự do để tự điều hòa dân sô giữa các vùng

D. Chuyển bớt dân thành thị về các vùng nông thôn.

Câu 4: Ý nào sau đây không phải là phương hướng chính trong sự phát triển công nghiệp của Đông Nam Á?

A. Tập trung phát triển công nghiệp điện lực và khai khoáng

B. Chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động

C. Tăng cường liên doanh và liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị

D. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu

Câu 5: Để phát triển mạnh ngành chăn nuôi gia súc lớn, cơ sở đầu tiên cần chú ý là:

A. Phát triển thêm và cải tạo các đồng cỏ                      B. Nắm bắt được nhu cầu thị trường

C. Sử dụng nhiều thức ăn tổng hợp                               D. Tận dụng các phế phẩm của ngành chế biến lúa gạo

Câu 6: Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hóa ở nước ta đến vấn đề xã hội?

A. Tạo việc làm và thu nhập cho lao động                   B. Tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

C. Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài                    D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí

Câu 7: Nghề nuôi cá sa, cá ba sa trong lồng bề trên sông Tiền, sông Hậu là nghề nổi tiếng của tỉnh?

A. Tiền Giang              B. An Giang                             C. Hậu Giang                           D. Đồng Tháp

Câu 8: Năng suất của nước ta tăng mạnh thời gian gần đây, chủ yếu do?

A. Đẩy mạnh cải tạo đất và tăng vụ                B. Tăng cường thâm canh và tăng vụ

C. Thâm canh và sử dụng giống mới              D. Tăng vụ và đẩy mạnh khai hoang

Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho cây công nghiệp lâu năm ở nước ta đóng vai trò quan trọng nhất

trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?

A. Có nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm            B. Có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển

C. Hiệu quả kinh tế, xã hội hơn các cây khác                         D. Năng suất cao hơn hơn cây công nghiệp hàng năm

Câu 10: Công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do:

A. Nguồn nguyên liệu phong phú, nhu cầu thị trường lớn 

B. Nhu cầu của thị trường lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt

C. Cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn lao động phong phú

D. Nguồn lao động dồi dào, nguồn nguyên liệu phong phú

Câu 11: Biện pháp chủ yếu để giải quyết việc làm ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay là

A. Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp, phân bố lại dân cư

B. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, đa dạng các ngành kinh tế

C. Tăng cường sản xuất hàng xuất khẩu, tạo nhiều việc làm

D. Đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng lao động

Câu 12: Phát biều nào sau đây không đúng với biện pháp để khai thác ngày càng có hiệu quả nề nông nghiệp nhiệt

đới ở nước ta?

A. Chỉ sản xuất một số nông sản có giá trị cao            B. Đẩy mạnh khâu chế biến và trao đổi nông sản

C. Thay đổi cơ cấu mùa vụ của từng vùng                  D. Phân bố cây con phù hợp hơn với các vùng

Câu 13: Khó khăn chủ yếu hiện nay đối với phát triển chăn nuôi gia súc lớn của Trung du miền núi Bắc Bộ là:

A. Nguồn lao động trong chăn nuôi chưa được đào tạo nhiều

B. Khâu vận chuyển sản phẩm tới các vùng tiêu thụ còn hạn chế

C. Các đồng cỏ có năng suất thấp, cần được cải taọ

D. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô cho gia súc

Câu 14: Nguyên  nhân làm tăng tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiêp nước ta là:

A. Đất đai dễ bị xói mòn, rửa trôi                                B. Địa hình  đồi núi chiếm phần lớn

C. Khí hậu có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn                       D. Nhiều thiên tai, dịch bệnh phát sinh

Câu 15: Biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nông sản sau khi thu hoạch ở nước ta là:

A. Đầu tư công nghệ chế biến và bảo quản                  B. Đẩy mạnh cơ giới hóa khâu sản xuất

C. Nâng cao năng suất các loại nông sản                     D. Sử dụng các hóa phẩm bảo vệ nông sản

Câu 16: Việc phát huy thế mạnh của từng vùng, tăng cường hội nhập với thế giới đã dẫn tới

A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh chuyển giao công nghệ.

B. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng.

C. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm và dịch vụ tư vấn đầu tư.

D. Phân hóa sản xuất giữa các vùng, ra đời vùng kinh tế trọng điểm.

Câu 17: Trong khu vực nông – lâm – thủy sản, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng chủ yếu là do

A. Nguồn tài nguyên thủy sản phong phú đang được chú trọng khai thác.

B. Chiếm lĩnh được các thị trường đầy tiềm năng và hiệu quả kinh tế cao.

C. Trang thiết bị phục vụ cho ngành khai thác thủy sản ngày càng hiện đại.

D. Các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp ít được chú trọng đầu tư phát triển.

Câu 18: Tác động lớn nhất của đô thị hóa đến phát triển kinh tế nước ta là

A. Tạo nhiều việc làm.                                                 B. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật.

C. Tạo thị trường tiêu thụ rộng lớn.                             D. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 19: Ngành kinh tế phát triển dựa trên thế mạnh truyền thống kinh nghiệm của nguồn lao động nước ta là

A. Nông, lâm, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.         B. Nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ thương mại.

C. Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến.          D. Nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp chế biến.

Câu 20: Yếu tố chính quyết địnhtính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta?

A. Lao động theo mùa vụ ở các vùng nông thôn            B. Nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nước

C. Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm      D. Sự phân hóa theo mùa của khí hậu

Câu 21: Sản phẩm cây công nghiệp ở khu vực Đông Nam Á chủ yếu để:

A. Phục vụ công nghiệp chế biến                                 B. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân

C. Trao đổi lương thực với các nướ ngoài khu vực      D. Xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ

Câu 22: Các nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua chủ yếu do:

A. Phát triển nông nghiệp hàng hóa                            B. Có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.

C. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài              D. Đẩy mạnh xuất khẩu

Câu 23: Ngành nào đặc trưng cho nông nghiệp khu vực Đông Nam Á?

A. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản                             B. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà

C. Trồng lúa nước                                                       D. Trồng cây công nghiệp

Câu 24: Điều kiện nào sau đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển?

A. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.

B. Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có

C. Có nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp

D. Nằm trên các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông

Câu 25: Cơ cấu mùa vụ ở nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam chủ yếu do?

A. Sự khác biệt về kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của mỗi miền

B. Khí hậu có sự phân hóa theo mùa và theo chiều Bắc- Nam

C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá theo độ cao

D. Sự phân hóa đất và địa hình giữa miền Bắc- và miền Nam

Câu 26: Ở vùng đồi núi nước ta, địa hình xâm thực phát triển mạnh chủ yếu do:

A. Rừng bị chặt phá nghiêm trọng do hoạt động canh tác của con người

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nhiệt độ cao, mưa nhiều theo mùa

C. Địa hình chủ yếu là đồi núi với độ dốc lớn mất lớp phủ thực vật

D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc nhiều sông lớn, thủy chế theo mùa

Câu 27: Biện pháp quan trọng nhất nhằm giảm thiểu những tác hại của lũ quét ở nước ta là

A. Quy hoạch phát triển các điểm dân cư tránh vùng đất dốc

B. Chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất thổ canh sang đất thổ cư

C. Tăng cường xây nhiều đập thủy điện ở thượng nguồ các sông

D. Trồng rừng và thực hiện kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc

Câu 28: Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn. Bên nắng đốt, bên mưa quây. Hiện tượng nắng đốt, mưa quây, xảy ra

vào thời gian ở dãy Trường Sơn?

A. Đầu mùa hạ             B. Giữa và cuối mùa hạ           C. Quanh năm              D. Mùa thu- đông

Câu 29: Giới hạn của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Nam cao hơn miền Bắc nước ta là do nguyên nhân \

nào sau đây?

A. Nằm ở những vĩ độ thấp hơn và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

B. Có nhiều dãy núi lan sát ra biển và chịu ảnh hưởng của biển Đông sâu sắc hơn

C. Chịu tác động mạnh của gió mùa tây nam và độ cao đại hình thấp hơn

D. Ảnh hưởng của tín phong bán cầu bắc và dải hội tụ nhiệt đới mạnh hơn

Câu 30: Hiện nay, nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?

A. Cơ cấu dân số có nhiều thay đổi theo xu hướng già hóa

B. Thực hiên tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình

C. Độ tuổi kết hôn ngày càng cao, số người sống độc thân nhiều.

D. Số người trong độ tuổi sinh đẻ giảm , y tế ngày càng phát triển

Câu 31. Ngành chăn nuôi lợn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển là do

A. Có diện tích trồng hoa màu lớn                              B. Có nguồn lao động đông đảo

C. Có thị trường tiêu thụ lớn                                       D. Có khí hậu thuận lợi

Câu 32. Việc phân chia cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thưc, thực phẩm thành chế biến sản phẩm trồng

trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy, hải sản là dựa vào

A. Công dụng kinh tế của sản phẩm                            B. Nguồn nguyên liệu

C. Tính chất tác động đến đối tượng lao động            D. Đặc điểm sử dụng lao động

Câu 33. Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, hướng nào dưới đây đạt hiệu quả cao nhất ?

A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động

B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản

C. Phát triển kinh tế, chú ý thích đáng ngành dịch vụ

D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Câu 34. Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên giảm được rất nhiều chi phí là do

A. Sông chảy qua các bậc cao nguyên xếp tầng                     B. Sông dốc, tốc độ dòng chảy lớn

C. Lưu lượng nước lớn                                                            D. Có nhiều hồ

Câu 35. Ở nước ta, cây công nghiệp lâu năm được trồng chủ yếu ở miền núi và trung du là do khu vực này có

A. Địa hình, đất đai phù hợp                                       B. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại

C. Nguồn lao động dồi dào, kĩ thuật cao                    D. Thị trường tiêu thụ lớn, ổn định

Câu 36. Điều khác biệt về vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác trong cả nước là

A. Có biên giới kéo dài với Trung Quốc và Lào                     B. Có tất cả các tỉnh giáp biển

C. Nằm vị trí trung chuyển giữa miền Bắc và miền Nam       D. Giáp Lào và Campuchia

Câu 37. Điều kiện nào dưới đây là đúng với vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển công nghiệp ?

A. Có nguồn lao động với chất lượng cao nhất cả nước

B. Có cửa ngõ thông ra biển để mở rộng sự giao lưu với các nước.

C. Giáp với Tây Nguyên, có nguồn nguyên liệu dồi dào từ nông – lâm nghiệp

D. Có cơ sở vật chất kĩ thuật tốt phục vụ cho công nghiệp.

Câu 38. Một trong những nguyên nhân chính để cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều ở Đông Nam Á là do

A. Có khí hậu nóng ẩm, đất bazan màu mỡ.                           B. Có truyền thống trồng cây công nghiệp từ lâu đời.

C. Nhu cầu rất cao của thị trường trong nước.                        D. Diện tích trồng lúa nước ngày càng giảm

Câu 39. Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước

ta là

A. Chế độ thủy văn                  B. Điều kiện khí hậu                C. Địa hình đáy biển               D. Nguồn lợi thủy sản

Câu 40. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta hiện nay, giao thông vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng không

phải

A. Giúp cho quá trình sản xuất, các hoạt động xã hội diễn ra liên tục, thuận tiện

B. Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội

C. Tạo mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương, với thế giới

D. Tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng cho đất nước.

Câu 41. Ý nào dưới đây là đúng khi nói về ngành du lịch nước ta những năm qua ?

A. Phát triển nhanh nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước

B. Số lượng khách quốc tế rất ổn định hàng năm

C. Doanh thu từ du lịch có xu hướng giảm

D. Số lượng khách nội địa không nhiều bằng số lượng khách quốc tế

Câu 42: Ý nghĩa lớn nhất của hoạt động thương mại đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta là

A. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.         B. Góp phần vào hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật.

C. Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ.          D. Giảm chênh lệch phát triển nông thôn với đô thị.

Câu 43: Nhân tố quan trọng nhất gây sức ép đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng là

A. Dân số đông, mật độ dân số cao nhất nước.           B. Tài nguyên khoáng sản không giàu có.

C. Một số loại tài nguyên bị xuống cấp.                       D. Sự thất thường của khí hậu.

Câu 44: Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của Đông Nam Bộ đặt ra nhiều vấn đề cần giải

quyết cấp bách, đặc biệt là

A. Tăng cường cơ sở năng lượng.                                B. Đào tạo công nhân lành nghề.

C. Thu hút lao động có kĩ thuật.                                    D. Xây dựng cơ sở hạ tầng.

Câu 45: Đông Nam Bộ trở thành vùng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta do

A. Dân số nguồn lao động lớn nhất cả nước.                B. Tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước.

C. Giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước.                    D. Khai thác hiệu quả các thế mạnh của vùng.

Câu 46: nh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta hiện nay là

A. Nguồn nước ngầm hạ thấp hơn.                                        B. Nhiệt độ trung bình năm đã tăng.

C. Nước biển dâng và xâm nhập mặn sâu vào đất liền.         D. Mùa khô không rõ rệt.

Câu 47: Điểm tương đồng về thế mạnh để phát triển kinh tế giữa hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là

A. Khai thác lâm sản.                                                    B. Nuôi trồng thủy sản.

C. Phát triển chăn nuôi gia súc.                                    D. Trồng cây công nghiệp lâu năm.

Câu 48: Ý nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta?

A. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng cho đồng bằng.

B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.

C. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.

D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.

Câu 49: Lợi ích chủ yếu của việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo ở nước ta là

A. Hạn chế các thiên tai phát sinh trên vùng biển                  B. Tăng cường giao lưu kinh tế giữa các huyện đảo

C. Giải quyết nhiều việc làm cho người lao động                  D. Tạo hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường

Câu 50: Nhân tố nào quan trọng nhất làm cho địa hình ven biển nước ta đa dạng?

A. Do tác động của con người.                                    B. Lãnh thổ trải dài trên nhiều lãnh thổ.

C. Do vùng biển có nhiều thiên tai                               D. Do tác động của nội lực và ngoại lực

Câu 51: Biện pháp cấp bách để nâng cao chất lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay là.

A. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động cho hợp lí.

B. Đổi mới  mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động.

C. Tăng cường xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm.

D. Nâng cao thể trạng người lao động

Câu 52. Giải pháp nào hiệu quả nhất để giảm bớt sự chênh lệch dân số giữa đồng bằng và miền núi.

A. Khuyến khích dân ở các vùng đồng bằng, ven biển di chuyển lên khu vực miền núi.

B. Phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng cơ sở, thu hút đầu tư vào khu vực miền núi.

C. Chuyển bớt dân số thành thị về các vùng nông thôn.

D. Thực hiện di dân tự điều hòa dân số giữa các vùng

Câu 53. Ý nào sau đây không phải là phương hướng chính trong sự phát triển công nghiệp ở Đông Nam Á?

A. Tập trung phát triển công nghiệp điện lực và khai khoáng.

B. Chuyển giao công nghệ và đào tạo kỹ thuật cho người lao động.

C. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị.

D. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

Câu 54: Đổi mới cơ chế quản lí trong hoạt động xuất nhập khẩu không thể hiện qua ý nào sau đây?

A. Mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, doanh nghiệp và địa phương.

B. Phân phối hạn ngạch xuất khẩu theo chỉ tiêu.

C. Tăng cường sự thống nhất quản lí của Nhà nước.

D. Xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp, chuyển sang hoạch toán kinh doanh.

Câu 55: Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới nước ta là:

A. Đẩy mạnh xuất khẩu các nông sản lợi thế                          B. Tăng giá thành các loại nông sản

C. Sử dụng nguồn nhân lực địa phương                                 D. Tiêu thụ sản phẩm tại chỗ

Câu 56. Về mặt kinh tế, các xí nghiệp nhỏ và trung bình của Nhật Bản có ưu điểm

 A. Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu.                                         B. Chi phí sản xuất thấp, hiệu quả kinh tế cao.

 C. Phản ứng linh hoạt đối với các biến động của thị trường,      D. Giá thành sản phẩm thấp, sức cạnh tranh cao.

 

Câu 57. Việc phân bố lại cây trồng vật nuôi ở nước ta nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

 

A. Phòng tránh thiên tai và sâu bệnh, đáp ứng yêu cầu thị trường

 

B. Nâng cao năng suất cây trồng, đa dạng sản phẩm nông nghiệp

 

C. Phù hợp hơn với điều kiện sinh thái và tăng hiệu quả về kinh tế

 

D. Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, phát triển công nghiệp chế biến

Câu 58. Trong khu vực nông – lâm – thủy sản, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng chủ yếu là do

A. Nguồn tài nguyên thủy sản phong phú đang được chú trọng khai thác.

B. Các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp ít được chú trọng đầu tư hơn.

C. Trang thiết bị phục vụ hoạt động khai thác thủy sản ngày càng hiện đại.

D. Đã chiếm lĩnh được các thị trường tiềm năng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Câu 59. Nguyên nhân chính nào để nước ta cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?

A. Để các vùng kinh tế tự phát triển riêng

B. Vì nước ta chưa có các vùng kinh tế trọng điểm

C. Để thu hút nhà đầu nước ngoài vào Việt Nam nhiều hơn

D. Tạo ra các vùng kinh tế phát triển tạo động lực cho khu vực và cả nước

Câu 60. Vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là

A. Duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao ổn định.

B. Nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

C. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực.

D. Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 61.Trong bối cảnh thế giới đang sự biến động về sản phẩm nông nghiệp, nước ta muốn phát triển

nông nghiệp bền vững thì phải giải quyết tốt mối quan hệ nào dưới đây?

A. Môi trường với phát triển nông nghiệp bền vững.

B. Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

C. Kinh tế xanh với phát triển nông nghiệp bền vững.

D. Dân số với phát triển nông nghiệp bền vững.

Câu 62. Việc tập trung nhiều lao động ở vùng đồng bằng và duyên hải là điều kiện thuận lợi để:

A. Phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp đòi hỏi trình độ cao.

B. Phát triển các ngành dịch vụ.

C. Phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động.

D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 63. Nguyên nhân nào sau đây chủ yếu dẫn đến khí hậu nước ta phân hóa theo chiều Bắc-Nam?

 

A. Số giờ chiếu sáng trong năm dải hội tụ nội chí tuyến.  

 

B. Dải hội tụ nội chí tuyến và sự thay đổi của góc nhập xạ.

 

C. Sự thay đổi của góc nhập xạ hoạt động của gió mùa     

 

D. Hoạt động của gió mùa và số giờ chiếu sáng trong năm.

Câu 64: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nước ta phải phân bố lại dân cư?

A. Giảm khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo.             B. Thực hiện quá trình công nghiệp hóa.

C. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động.            D. Sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.

Câu 65: Nguyên nhân chính gây nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên là do

A. Gió mùa Tây Nam.                                                  B. Gió mùa Đông Bắc.

C. Gió Tín phong bán cầu Nam.                                  D. Gió Tín phong bán cầu Bắc.

Câu 66: Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế là đã hình thành nên

A. Ngành công nghiệp chế biến và viễn thông, tư vấn đầu tư.

B. Khu chế xuất, dịch vụ chuyển giao công nghệ, vùng kinh tế trọng điểm.

C. Các vùng chuyên canh, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất.

D. Vùng kinh tế trọng điểm, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất.

Câu 67: Thách thức lớn nhất của nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế sôi động của thế giới là

A. Chịu sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.

B. Trở thành thị trường tiêu thụ của các nước phát triển.

C. Sự “chảy máu chất xám” sang các nước phát triển.

D. Nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu và thiết bị kỹ thuật hiện đại.

Câu 68. Định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng là

 

A. Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.

 

B. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hiện đại.

 

C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

 

D. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 69: Để phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta cần phải có các điều kiện.

A. Lao động lành nghề, nhiều máy móc hiện đại, giao thông phát triển.

B. Trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt.

C. Trình độ công nghệ cao, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

D. Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, sơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt.

Câu 70: Vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất trong ngành thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Đầu tư phương tiện và tập trung đánh bắt.

C. Khai thác hợp lí và bảo vệ các nguồn lợi.

B. Đào tạo lao động và đẩy mạnh xuất khẩu.

D. Phát triển nuôi trồng và đẩy mạnh chế biến.

 

Xem thêm
210 câu trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 12 (trang 1)
Trang 1
210 câu trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 12 (trang 2)
Trang 2
210 câu trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 12 (trang 3)
Trang 3
210 câu trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 12 (trang 4)
Trang 4
210 câu trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 12 (trang 5)
Trang 5
210 câu trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 12 (trang 6)
Trang 6
210 câu trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 12 (trang 7)
Trang 7
210 câu trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 12 (trang 8)
Trang 8
210 câu trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 12 (trang 9)
Trang 9
210 câu trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 12 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 22 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống