Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 17 - 20 có đán án

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu bài tập Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 17- 20 có đáp án, tài liệu bao gồm 21 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi tốt nghiệp THPT môn Địa Lí  sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

I. Nhận biết

Câu 1: Tài nguyên được sử dụng cho tổ hợp nhà máy điện có công suất lớn nhất c ta hiện nay là

A. Than đá.                         B. Du mỏ.                         C. Khí đốt.                         D. Thủy năng.

Câu 2: Đường dây tải điện siêu cao áp 500 KV Bắc - Nam nối hai địa điểm nào sau đây?

A. Hòa Bình - Cà Mau.                                                B. Lạng Sơn - Cà Mau.

C. Hòa Bình - Phú Lâm.                                              D. Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 3: Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có công suất lớn nhất nước ta là

A. Ninh Bình.                    B. Na Dương.                    C. Phả Lại.                        D. Uông Bí.

Câu 4: Trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay, tỉ trọng lớn nhất thuộc về.

A. Thuỷ điện.                                                                 B. Điện nguyên tử.

C. Nhiệt điện từ than.                                                    D. Nhiệt điện từ điêzen - khí.

Câu 5: Tiềm năng thủy điện nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                                B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải miền Trung.                                           D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 6: Các nhà máy nhiệt điện ở phía Bắc nước ta hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn nhiên liệu nào sau đây?

A. Khí đốt.                         B. Dầu nhập nội.               C. Than.                             D. Năng lượng mới.

Câu 7: Vùng nào ở nước ta có lợi thế nhất để phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản?

A. Bắc Trung Bộ.                                                         B. Duyên Hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng Sông Cửu Long.                                    D. Đông Nam Bộ.

Câu 8: Ngành nào sau đây không thuộc công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm?

A. Chế biến gạo, ngô xay xát.                                      B. Dệt- may.

C. Sản xuất rượu, bia, nước ngọt.                                D. Chế biến chè, cà phê, thuốc lá.

Câu 9: Các nhà máy nhiệt điện nào sau đây chạy bằng khí đốt?

A. Phú Mĩ và Cà Mau.                                                 B. Hiệp phước và Na Dương.

C. Thủ Đức và Uông Bí.                                              D. Hiệp Phước và Thủ Đức.

Câu 10: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta không có ngành nào sau đây?

A. Gỗ và lâm sản.                                                          B. Sản phẩm trồng trọt.

C. Sản phẩm chăn nuôi.                                                D. Thủy, hải sản.

 

II. Thông hiểu

Câu 1: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta phát triển chủ yếu dựa vào

A. Thị trường tiêu thụ rất rộng lớn.                               B. Cơ sở vật chất kỹ thuật rất tốt.

C. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.                               D. Nguồn nguyên liệu phong phú.

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây khiến cơ cấu công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta đa dạng?

A. Nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất.          B. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

C. Nguồn lao động được nâng cao tay nghề.               D. Cơ sở vật chất kĩ thuật được nâng cấp.

Câu 3: Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi ở nước ta chưa phát triển mạnh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Thị trường thường xuyên biến động.                          B. Sự hạn chế của cơ sở nguyên liệu.

C. Trình độ lao động còn hạn chế.                                  D. Giá trị nhỏ trong nông nghiệp.

Câu 4: Công nghiệp dệt - may của nước ta phát triển mạnh dựa trên thế mạnh nổi bật nào sau đây?

A. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.                              B. Kĩ thuật, công nghệ sản xuất cao.

C. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài.                                D. Nguyên liệu trong nước dồi dào.

Câu 5: Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta phát triển mạnh chủ yếu do điều kiện nào sau đây?

A. Cơ sở vật chất kĩ thuật được nâng cấp.                   B. Vị trí nằm gần các trung tâm công nghiệp.

C. Mạng lưới giao thông có nhiều thuận lợi.               D. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

Câu 6: Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thủy điện nước ta là

A. Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế.                            B. Chế độ nước thất thường.

C. Lưu lượng nước sông ngòi nhỏ.                               D. Sông ngòi ngắn và dốc.

Câu 7: Điểm khác nhau cơ bản giữa nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc với miền Nam là

A. Miền Nam xây dựng gần các thành phố lớn.

B. Miền Bắc được xây dựng sớm hơn miền Nam.

C. Miền Nam thường có quy mô nhỏ hơn miền Bắc.

D. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam bằng dầu khí.

Câu 8: Cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thành 3 phân ngành là

A. Phân bố sản xuất.          B. Đặc điểm sản xuất.        C. Nguồn nguyên liệu.       D. Công dụng sản phẩm.

Câu 9: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm tập trung tại vùng đồng bằng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Vị trí địa lí thuận lợi.                                               B. Lao động dồi dào.

C. Cơ sở hạ tầng hiện đại.                                            D. Nguyên liệu dồi dào.

Câu 10: Ngành công nghiệp nào sau đây của nước ta cần phát triển đi trước một bước?

A. Điện tử.                         B. Hóa chất.                       C. Cơ khí.                          D. Năng lượng.

Câu 11: Chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta chủ yếu do

A. Sản phẩm phong phú, hiệu quả kinh tế cao, phân bố rộng khắp.

B. Cơ cấu đa dạng, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tăng thu nhập.

C. Tỉ trọng lớn nhất, đáp ứng nhu cầu rộng, thu hút nhiều lao động.

D. Thế mạnh lâu dài, hiệu quả cao, thúc đẩy ngành khác phát triển.

Câu 12: Thế mạnh lớn nhất của ngành công nghiệp dệt may nước ta là

A. Vốn đầu tư không nhiều và sử dụng nhiều lao động nữ.

B. Hệ thống máy móc không cần hiện đại và chi phí thấp.

C. Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. Truyền thống từ lâu đời với kinh nghiệm rất phong phú.

Câu 13: Các trung tâm công nghiệp chế biến sản phẩm cây công nghiệp của nước ta chủ yếu phân bố ở

A. Các thành phố lớn.                                                   B. Gần nguồn nguyên liệu.

C. Gần đường giao thông.                                             D. Nơi tập trung đông dân cư.

Câu 14: Công nghiệp chế biến sản phẩm cây công nghiệp ở nước ta thường phân bố ở

A. Các thành phố lớn hoặc các vùng nguyên liệu.       B. Gần nguồn nguyên liệu hoặc gần các cảng biển.

C. Gần các tuyến đường giao thông lớn.                      D. Nơi tập trung đông dân và ven biển.

Câu 15: Ngành công nghiệp chế biến thủy sản nước ta tập trung chủ yếu tại

A. Các vùng nguyên liệu.                                             B. Các đô thị lớn.

C. Cảng biển lớn.                                                          D. Các khu vực đông dân.

Câu 16: Cơ sở để phân chia các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản thành các phân ngành là

A. Đặc điểm sử dụng lao động.                                     B. Nguồn gốc nguyên liệu.

C. Công dụng của sản phẩm.                                        D. Giá trị kinh tế - xã hội.

Câu 17: Các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập trung ven các đô thị lớn của nước ta là do

A. Gần nguồn nguyên liệu và cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại.

B. Có lực lượng lao động đông đảo và gần nguồn nguyên liệu.

C. Gần thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu.

D. Gần các cơ sở chăn nuôi bò sữa quy mô lớn.

Câu 18: Các cơ sở chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt tập trung ven các đô thị lớn của nước ta là do

A. Gần nguồn nguyên liệu và cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại.

B. Có lực lượng lao động đông đảo và gần nguồn nguyên liệu.

C. Gần thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu.

D. Gần các cơ sở chăn nuôi bò sữa quy mô lớn.

Câu 19: Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm không phải vì đây là ngành

A. Có thế mạnh phát triển lâu dài.                                B. Mang lại hiệu quả kinh tế cao.

C. Cần nguồn lao động đông, trình độ cao.                  D. Tác động mạnh mẽ đến các ngành khác.

Câu 20: Nguồn nhiên liệu chủ yếu của các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là

A. Than.                              B. Khí đốt.                         C. Dầu.                               D. Củi, gỗ.

Câu 21: Cơ sở nhiên liệu của nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau là

A. Khí tự nhiên.                  B. Than bùn.                       C. Dầu.                               D. Than đá.

Câu 22: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phấn bố ở các tỉnh phía Nam chủ yếu do

A. Vị trí xa vùng nhiên liệu.                                          B. Miền Nam không thiếu điện.

C. Gây ô nhiễm môi trường.                                         D. Việc xây dựng đòi hỏi vốn lớn.

Câu 23: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu ở nước ta phân bố chủ yếu ở

A. Các khu công nghiệp tập trung.                               B. Gần các cảng biển.

C. Xa các khu dân cư.                                                   D. Đầu nguồn của các dòng sông.

Câu 24: Vấn đề cấp bách được đặt ra trong phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay là tình trạng

A. Gây ô nhiễm môi trường.                                         B. Mất đất làm nông nghiệp.

C. Chênh lệch giàu nghèo lớn.                                     D. Đe dọa ngành truyền thống.

 

III. Vận dụng

Câu 1: Tác động chủ yếu của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến đến sản xuất nông nghiệp nước ta là

A. Ổn định và phát triển các vùng chuyên canh.          B. Nâng cao chất lượng lao động của nông thôn.

C. Mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.             D. Đa dạng hóa các mặt hàng nông sản quan trọng.

Câu 2: Nước ta phát triển được nhiều ngành công nghiệp khác nhau chủ yếu dựa trên

A. Nguồn lao động đông đảo, tăng nhanh.                   B. Thị trường ngày càng phát triển mạnh.

C. Cơ sở hạ tầng ngày càng được hiện đại.                  D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng.

Câu 3: Sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu là do

A. Sông ngòi ngắn dốc.                                                B. Cơ sở hạ tầng còn yếu.

C. Sự phân mùa của khí hậu.                                        D. Lưu lượng nước sông nhỏ.

Câu 4: Ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản ở nước ta phát triển mạnh trước hết do

A. Nguồn nguyên liệu phong phú.                                  B. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.                                      D. Có nguồn vốn đầu tư lớn.

Câu 5: Ngành công nghiệp xay xát ở nước ta phát triển mạnh dựa trên điều kiện nào sau đây?

A. Nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú.                 B. Nhu cầu của thị trường tăng rất nhanh.

C. Cần ít vốn đầu, quay vòng vốn nhanh.               D. Nhu cầu chất lượng sản phẩm tăng cao.

Câu 6: Công nghiệp xay xát ở nước ta có tốc độ phát triển nhanh trong thời gian gần đây chủ yếu do

A. Sản lượng thực phẩm tăng nhanh.                           B. Thu hút được vốn đầu tư lớn.

C. Sản lượng lương thực tăng nhanh.                           D. Nhu cầu lớn của thị trường.

Câu 7: Điểm khác biệt lớn nhất trong sản xuất điện của miền Nam so với miền Bắc nước ta là

A. Có nhiều nhà máy thủy điện công suất lớn hơn.      B. Có các nhà máy nhiệt điện với công suất lớn hơn.

C. Xây dựng được một số nhà máy điện nguyên tử.    D. Có các nhà máy nhiệt điện sử dụng than antraxit.

Câu 8: Đồng bằng sông Cửu Long có ngành công nghiệp xay xát phát triển mạnh chủ yếu do có

A. Nhiều nguyên liệu.        B. sở hạ tầng tốt.   C. Thị trường rất lớn.  D. Truyền thống lâu đời.

 

IV. Vận dụng cao

Câu 1: Việc phát triển công nghiệp nhiệt điện ở nước ta có ý nghĩa lớn nhất là

A. Giải quyết tốt hơn nhu cầu năng lượng và vấn đề việc làm.

B. Giải quyết nhiều việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.

C. Tăng nhanh GDP và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

D. Sử dụng hợp lí tài nguyên, tạo tiền đề cho công nghiệp hóa.

Câu 2: Giải pháp nào sau đây có tác động chủ yếu đến việc phát triển khai thác dầu khí ở nước ta?

A. Nâng cao trình độ của nguồn lao động.                  B. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dầu thô.

C. Tăng cường liên doanh với nước ngoài.                 D. Phát triển mạnh công nghiệp lọc hóa dầu.

Câu 3: Trong hoạt động khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta, vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là

A. Phải khai thác hạn chế nguồn tài nguyên này.

B. Tránh để xảy ra các sự cố môi trường trên biển.

C. Tránh xung đột với các nước chung biển Đông.

D. Phải theo dõi các thiên tai thường có ở biển Đông.


VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

I. Nhận biết

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với điểm công nghiệp?

A. Các xí nghiệp không có mối liên hệ sản xuất.        B. Phân bố gần nguồn nguyên, nhiên liệu.

C. Chỉ bao gồm 1 đến 2 xí nghiệp riêng lẻ.                 D. Hình thành từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với khu công nghiệp nước ta?

A. Do chính phủ quyết định thành lập.                        B. Không có ranh giới địa lí xác định.

C. Không có dân cư sinh sống.                                    D. Chuyên sản xuất công nghiệp.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm khu công nghiệp ở nước ta?

A. Có ranh giới địa lí xác định.                                    B. Đồng nhất với điểm dân cư.

C. Do Quốc hội quyết định thành lập.                         D. Chuyên sản xuất hàng xuất khẩu.

Câu 4: Ngành chuyên môn hóa ở trung tâm Vũng Tàu là

A. hóa chất.                       B. Dầu khí.                         C. Luyện kim.                     D. Đóng tàu.

Câu 5: Vùng nào sau đây dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.                                    B. Đồng bằng sông Hồng

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                                      D. Đông Nam Bộ.

Câu 6: Những trung tâm công nghiệp nào sau đây được xếp vào nhóm trung tâm công nghiệp có ý nghĩa vùng?

A. Hải Phòng, Hà Nội, Nha Trang.                              B. Đà Nẵng, Huế, Hà Nội.

C. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.                              D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vũng Tàu.

Câu 7: Điểm công nghiệp thường tập trung ở các vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.                  B. Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.               D. Tây Nguyên, Tây Bắc.

Câu 8: Vùng có số lượng khu công nghiệp nhiều nhất ở nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.                                            B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Bắc Trung Bộ.                                                         D. Đông Nam Bộ.

Câu 9: Nước ta có mấy vùng công nghiệp?

A. 5.                                   B. 6.                                   C. 7.                                   D. 8.

Câu 10: Khu công nghiệp tập trung có đặc điểm là

A. Thường gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn, đông dân.

B. Có phân định ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.

C. Thường gắn liền với một điểm dân cư, có vài xí nghiệp.

D. Ranh giới mang tính quy ước, không gian lãnh thổ khá lớn.

Câu 11: Việc phân chia các trung tâm công nghiệp ở nước ta thành trung tâm rất lớn, trung tâm lớn, trung tâm trung bình, trung tâm nhỏ là dựa vào

A. Giá trị sản xuất.             B. Vị trí địa lí.                    C. Diện tích.                       D. Vai trò.

 

II. Thông hiểu

Câu 1: Hình thức tổ chức lãnh thổ nào sau đây không được xem tương đương với một khu công nghiệp ?

A. Khu chế xuất.                                                          B. Khu công nghệ cao.

C. Khu công nghiệp tập trung.                                     D. Khu kinh tế mở.

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây cho thấy Đồng bằng sông Hồng là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước?

A. Tỉ trọng giá trị công nghiệp cao nhất cả nước.       B. Các trung tâm công nghiệp quy mô lớn nhất.

C. Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp nhất.         D. Những trung tâm công nghiệp ở rất gần nhau.

Câu 3: Nước ta xây dựng các khu công nghiệp tập trung chủ yếu nhằm mục đích

A. Sản xuất để phục vụ tiêu dùng.                                B. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

C. Đẩy mạnh sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp.         D. Tạo sự hợp tác giữa các ngành công nghiệp.

Câu 4: Các trung tâm công nghiệp chế biến của nước ta tập trung nhiều ở các vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng sông Hồng vàĐồng bằng sông Cửu Long.

D. Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

 

III. Vận dụng

Câu 1: Việc tạo ra các thế mạnh công nghiệp khác nhau của từng vùng trên lãnh thổ nước ta là do

A. Sự đa dạng của tài nguyên.                                      B. Các nguyên liệu nhập khẩu.

C. Sự phân bố của tài nguyên.                                      D. Tài nguyên có trữ lượng lớn.

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho Đông Nam Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta?

A. Tài nguyên thiên nhiên giàu có.                              B. Nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao.

C. Mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.   D. Khai thác có hiệu quả các thế mạnh vốn có.

Câu 3: Việc hình thành các khu công nghiệp tập trung ở nước ta còn hạn chế chủ yếu do

A. Ít tài nguyên khoáng sản.                                          B. Thiếu lao động.

C. Cơ sở hạ tầng hạn chế.                                             D. Nhiều thiên tai.

 

IV. Vận dụng cao

Câu 1: Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp của nước ta hiện nay là

A. Vị trí địa lý.                                                               B. Tài nguyên thiên nhiên.

C. Nguồn nhân lực trình độ cao.                                   D. Kinh tế - xã hội - môi trường.

Câu 2: Điều kiện nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến mức độ tập trung công nghiệp cao ở một số vùng lãnh thổ nước ta?

A. Vị trí địa lí thuận lợi.                                               B. Dân số tăng nhanh.

C. Kết cấu hạ tầng tốt.                                                 D. Thị trường tiêu thụ rộng.

 


VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC

I. Nhận biết

Câu 1: Loại hình dịch vụ nào sau đây không phải mới ra đời ở nước ta?

A. Viễn thông.                                                              B. Tư vấn đầu tư.

C. Chuyển giao công nghệ.                                          D. Vận tải đường bộ.

Câu 2: Quốc lộ 1 bắt đầu từ cửa khẩu nào sau đây?

A. Hữu Nghị.                     B. Lào Cai.                        C. Móng Cái.                     D. Tân Thanh.

Câu 3: Quốc lộ 1 không đi qua vùng kinh tế nào sau đây?

A. Đông Nam Bộ.                                                        B. Tây Nguyên.

C. Duyên Hải Nam Trung Bộ.                                     D. Bắc Trung Bộ.

Câu 4: Mạng lưới đường sắt của nước ta hiện nay được phân bố

A. Đều khắp các vùng                                                   B. tập trung ở miền Bắc.

C. Tập trung ở miền Trung.                                          D. tập trung ở miền Nam.

Câu 5: Loại hình viễn thông nào sau đây thuộc mạng phi thoại?

A. Điện thoại đường dài.   B. Fax.                               C. Truyền dẫn Viba.          D. Điện thoại nội hạt.

Câu 6: Tuyến vận tải đường sắt quan trọng nhất nước ta là

A. Đường sắt Thống Nhất.                                            B. Hà Nội - Lào Cai.

C. Hà Nội - Hải Phòng.                                                D. Hà Nội - Đồng Đăng.

Câu 7: Ngành hàng không có bước tiến rất nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Lượng khách du lịch quốc tế lớn.                           B. Chiến lược phát triển táo bạo.

C. Lao động có trình độ cao.                                        D. Đảm bảo tính an toàn tuyệt đối.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành hàng không của nước ta hiện nay?

A. Cơ sở vật chất hiện đại hóa nhanh chóng.               B. Ngành non trẻ nhưng phát triển rất nhanh.

C. Mở nhiều đường bay thẳng đến các nước.              D. Vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn nhất.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông đường sông nước ta hiện nay?

A. Tập trung chủ yếu ở các đồng bằng.                       B. Đường sông dày đặc khắp cả nước.

C. Phương tiện vận tải ít được cải tiến.                       D. Trang thiết bị cảng sông còn lạc hậu.

Câu 10: Loại hình nào sau đây không thuộc mạng lưới thông tin liên lạc?

A. Mạng điện thoại.           B. Mạng phi thoại.             C. Mạng truyền dẫn.          D. Mạng kĩ thuật số.

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với mạng lưới giao thông vn tải nước ta?

A. Hòa nhập vào mạng lưới giao thông vận tải của khu vực.

B. Phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình khác nhau.

C. Vận tải đường biển có tỉ trọng luân chuyển hàng hóa lớn nhất.

D. Đường hàng không có tỉ trọng luân chuyển hành khách lớn nhất.

Câu 12: Hai thành phố đưc ni vi nhau bng đưng st là

A. Hải Phòng - H Long.                                             B. Hà Nội - Hà Giang.

C. Đà Lt - Đà Nng.                                                   D. Hà Ni - Thái Nguyên.

Câu 13: Tuyến đường bộ huyết mạch theo hướng Bắc - Nam ở nưc ta hin nay là

A. Đưng st Thống Nht.                                            B. Quốc l 1.

C. Đưng Hồ Chí Minh.                                                D. Quốc lộ 14.

Câu 14: Khả năng vận chuyển hàng hóa và hành khách ca giao thông vn ti đưng sông lớn nhất ở vùng

A. Đồng bng sông Hồng.                                           B. Bc Trung B.

C. Đông Nam B.                                                        D. Đồng bng sông Cu Long.

Câu 15: Trong các loi hình vn ti nưc ta, giao thông vn ti đưng hàng không có

A. Tốc đ tăng tng nhanh nht.                               B. Chiếm ưu thế về hàng hóa vn chuyn.

C. Phát trin không ổn đnh nhất.                                D. Trình đkĩ thut và công ngh hiện đại.

Câu 16: Các cng ln ca nưc ta xếp theo th t t Nam ra Bc là

A. Ca Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ.

B. Sài Gòn, Cn Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Hi Phòng.

C. Sài Gòn, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nng, Hi Phòng, Cần Thơ.

D. Cần Thơ, Sài Gòn, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nng, Hi Phòng.

Câu 17: Trc đưng b xuyên quc gia có ý nghĩa thúc đẩy s phát trin kinh tế - hi ca phía tây nước ta là

A. Quốc lộ 26.                   B. Quốc lộ 9.                     C. Đưng 14C.                  D. Đường H Chí Minh.

Câu 18: Vn ti đưng sông phát triển mạnh nht trên hệ thống sông nào ở nước ta?

A. Sông Hồng.                   B. Sông Công.             C. Sông Mã.                      D. Sông Đồng Nai.

Câu 19: Tuyến đưng bin ven bờ quan trọng nht nưc ta là

A. Sài Gòn - Cà Mau.                                                   B. Phan Rang - Sài Gòn.

C. Hải Phòng - TP. H Chí Minh.                               D. Đà Nẵng - Quy Nhơn.

Câu 20: Tuyến đường bộ nào quan trọng nhất ở nước ta?

A. Quốc lộ 14.                   B. Quốc lộ 1.                     C. Quốc lộ 5.                     D. Quốc lộ 18.

Câu 21: Các tuyến đường sắt nước ta chủ yếu bắt đầu từ

A. Hải Phòng.                    B. Hà Nội.                         C. Đà Nẵng.                       D. TP. Hồ Chí Minh.

Câu 22: Tuyến đường sắt nào sau đây dài nhất nước ta?

A. Hà Nội - Đồng Đăng.                                              B. Hà Nội - Lào Cai.

C. Lưu Xá - Kép - Uông Bí - Bãi Cháy.                      D. Thống Nhất.

Câu 23: Trong các tỉnh/thành phố sau, nơi nào có di sản thiên nhiên thế giới?

A. Hải Phòng.                    B. Quảng Ninh.                 C. Thừa Thiên Huế.           D. TP. Hồ Chí Minh.

Câu 24: Ngành giao thông vận tải trẻ nhưng tốc độ phát triển rất nhanh ở nước ta là

A. Đường ô tô.                   B. Đường sắt                      C. Đường hàng không.       D. Đường biển.

Câu 25: Vùng kinh tế nào ở nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để phát triển giao thông đường sông?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.                                    B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ.                                                        D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 26: Sân bay nào sau đây không phải là sân bay quốc tế ở nước ta?

A. Cát Bi.                           B. Điện Biên Phủ.              C. Nội Bài.                        D. Phú Bài.

Câu 27: Các chuyến bay nước ta được khai thác chủ yếu ở 3 đầu mối nào sau đây?

A. Hải Phòng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.                   B. Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh.

C. Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.                           D. Hà Nội, Đà Nẵng,TP. Hồ Chí Minh.

Câu 28: Đặc điểm nổi bật của ngành viễn thông nước ta hiện nay là

A. Phong phú đa dạng về loại hình.                             B. Về cơ bản đã phủ kín ở các vùng.

C. Mạng lưới nhìn chung còn lạc hậu.                         D. Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc.

Câu 29: Vận chuyển bằng đường ống ngày càng phát triển gắn với sự phát triển của ngành nào sau đây?

A. Hóa chất.                      B. Thủy lợi.                       C. Thủy điện.                    D. Dầu khí.

Câu 30: Loại hình vận tải có vai trò không đáng kể về vận chuyển hành khách của nước ta là

A. Đường ô tô.                    B. Đường hàng không.        C. Đường sông.                   D. Đường biển.

Câu 31: Quốc lộ 1 không đi qua thành phố nào sau đây?

A. Cần Thơ.                      B. Việt Trì.                        C. Thanh Hoá.                  D. Biên Hoà.

 

II. Thông hiểu

Câu 1: Đâu là mt trong nhng đc đim ca mng lưi đưng ô tô ca nưc ta?

A. Mt đ cao nht Đông Nam Á.                                B. Hơn một na đã đưc trải nha.

C. V cơ bn đã phkín các vùng.                              D. Đều chy theo hưng Bc - Nam.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng với vận tải đường ống nước ta?

A. Có lịch sử xuất hiện và phát triển chưa lâu.            B. Gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.

C. Mạng lưới phát triển rộng khắp cả nước.                D. Vận chuyển chủ yếu là chất lỏng, chất khí.

Câu 3: Các loại hình giao thông vận tải nào sau đây ở nước ta có nhiều lợi thế trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới?

A. Đường biển và đường sắt.                                       B. Đường bộ và đường sông.

C. Đường bộ và đường hàng không.                            D. Đường hàng không và đường biển.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của quốc lộ 1 ở nước ta?

A. Kết nối hầu hết các vùng kinh tế.                            B. Tạo thuận lợi giao lưu Đông - Tây.

C. Tạo thuận lợi giao lưu Bắc - Nam.                          D. Thúc đẩy nhiều đô thị lớn phát triển.

Câu 5: Việc xây dựng các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ thuận lợi là do

A. Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, mực nước sâu, kín gió.

B. Có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ, bãi triều rộng.

C. Có nhiều đầm phá, bãi triều rộng, nhiều đảo ven bờ.

D. Có nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu vận tải lớn.

Câu 6: Điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển nước ta là

A. Có nhiều cảng nước sâu và cụm cảng quan trọng.

B. Khối lượng hàng hóa luân chuyển tương đối lớn.

C. Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió.

D. Các tuyến đường ven bờ chủ yếu hướng bắc - nam.

Câu 7: Điều kiện thuận lợi nổi bật để xây dựng các cảng biển nước sâu ở nước ta là

A. Vùng biển rộng.             B. Thềm lục địa rộng.         C. Bờ biển kéo dài.            D. Vụng biển có nhiều.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông vận tải đường ô tô nước ta?

A. Chưa kết nối vào hệ thống đường bộ trong khu vực.

B. Huy động được các nguồn vốn và tập trung đầu tư.

C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

D. Mạng lưới ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa.

Câu 9: Yếu tố nào sau đây không phải là lợi thế để phát triển giao thông đường biển nước ta?

A. Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.                     B. Có nhiều đảo, quần đảo ở ven bờ.

C. Các dòng biển hoạt động theo mùa.                        D. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế.

Câu 10: Loi hình giao thông vn ti thun li nht để nưc ta trao đổi hàng hóa vi các nưc khác là

A. Đưng b.                      B. Đưng sông.                  C. Đưng bin.                   D. Đưng hàng không.

Câu 11: Tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta là

A. Quốc lộ 1.                      B. Đường Hồ Chí Minh.    C. Đường 14.                      D. Đường 9.

Câu 12: Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính nước ta là

A. Tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.                  B. Mạng lưới phân bố đều khắp ở các vùng.

C. Có trình độ kĩ thuật - công nghệ hiện đại.               D. Đã ngang bằng trình độ chuẩn của khu vực.

Câu 13: Ngành viễn thông nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.            B. Công nghệ còn lạc hậu, nghiệp vụ thủ công.

C. Chưa đạt được chuẩn của quốc tế và khu vực.        D. Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, dần hiện đại.

Câu 14: Khó khăn lớn nhất của ngành bưu chính nước ta hiện nay là

A. Mạng lưới phân bố chưa đều, công nghệ lạc hậu.   B. Quy trình nghiệp vụ còn mang tính thủ công.

C. Thiếu đồng bộ, tốc độ vận chuyển thư chậm.          D. Bưu chính nước ta thiếu lao động có trình độ cao.

Câu 15: Ngành vận tải đường biển của nước ta phát triển nhanh chủ yếu do

A. Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đường biển.

B. Nước ta đang thực hiện mở cửa, quan hệ quốc tế ngày càng tăng.

C. Ngành dầu khí phát triển mạnh, vận chuyển chủ yếu bằng đường biển.

D. Ngoại thương nước ta phát triển mạnh, lượng hàng xuất nhập khẩu lớn.

Câu 16: Mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta còn chậm phát triển chủ yếu do

A. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi.                        B. Thiếu vốn đầu tư phát triển.

C. Dân cư phân bố không đều.                                     D. Trình độ công nghiệp hóa còn thấp.

Câu 17: Để đẩy mạnh phát triển kinh tế ở miền núi phải chú ý trước tiên đến

A. Phát triển mạng lưới giao thông vận tải.                 B. Xây dựng mạng lưới y tế và giáo dục.

C. Cung cấp nhiều lao động, thực phẩm.                     D. Khai thác triệt để tiềm năng lâm nghiệp.

Câu 18: Vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển ở nước ta là

A. Bắc Trung Bộ.                                                         B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Nam Bộ.                                                                  D. Bắc Bộ.

Câu 19: Loại hình giao thông nào sau đây chiếm ưu thế cả về khối lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển?

A. Đường sắt.                    B. Đường ôtô.                    C. Đường biển.                  D. Đường hàng không.

Câu 20: Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu phát triển loại hình giao thông vận tải nào sau đây?

A. Đường bộ và đường sắt.                                          B. Đường hàng không và đường biển.

C. Đường biển và đường sông.                                    D. Đường ô tô và đường hàng không.

Câu 21: Tuyến đường bộ có ý nghĩa quan trọng góp phần làm lên chiến thắng 30/4/1975 ở nước ta?

A. Đường Hồ Chí Minh.   B. Quốc lộ 1.                     C. Quốc lộ 19.                   D. Quốc lộ 14.

Câu 22: Từ Bắc vào Nam, quốc lộ 1 đi qua lần lượt các tỉnh/thành nào sau đây ?

A. Nam, Tĩnh, Bắc Giang, Cần Thơ, An Giang.

B. Bắc Giang, Nam, Tĩnh, Đồng Nai, Cần Thơ.

C. Tĩnh, Nam, Bắc Giang, Đồng Nai, Cần Thơ.

D. Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Bình, Tĩnh, Đồng Nai.

 

III. Vận dụng

Câu 1: Đ đt trình độ hin đi ngang tm các nưc tiên tiến trong khu vc, ngành bưu chính cn phát trin theo hưng

A. Tin hc hóa và tự động hóa.                                     B. Tăng cưng hot động công.

C. Đẩy mnh hot động kinh doanh.                            D. Gim s lưng lao động thủ công.

Câu 2: Đâu không phi là điu kin thun lợi để nưc ta phát trin giao thông đưng bin?

A. Nhiu vũng, vnh rộng, kín gió.                              B. Có nhiu đo, qun đo ven b.

C. Có các dòng bin chy ven b.                               D. Nằm gần đưng hàng hi quốc tế.

Câu 3: Tuyến vận tải chuyên môn hóa nào sau đây chuyên làm nhiệm vụ vận chuyển các mặt hàng xuất, nhập khẩu ở Miền Bắc?

A. Hà Nội - Lạng Sơn.      B. Hà Nội - Lào Cai.         C. Hà Nội - Hải Phòng.     D. Quốc lộ 1.

Câu 4: Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là

A. Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, có một số sông lớn.

B. Địa hình nhiều đồi núi, có khí hậu phân hóa theo mùa.

C. Thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém.

D. Đội ngũ công nhân kĩ thuật chưa thể đáp ứng nhu cầu.

Câu 5: Yếu tố nào sau đây không gây trở ngại đối với việc xây dựng các tuyến đường bộ bắc - nam ở nước ta?

A. Nhiều dãy núi hướng Đông - Tây.                          B. Nhiều sông, suối, ao hồ.

C. Có những đồng bằng hẹp ven biển.                         D. Có địa hình ¾ là đồi núi.

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng là do

A. Kinh tế - xã hội đang phát triển theo chiều rộng.

B. Đời sống của nhân dân đang dần được ổn định.

C. Sự mở cửa, hội nhập và phát triển kinh tế thị trường.

D. Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa.

Câu 7: Yếu tố nào sau đây là chủ yếu thúc đẩy việc phát triển giao thông vận tải biển nước ta hiện nay?

A. Hội nhập toàn cầu sâu, rộng.                                   B. Vùng biển rộng, bờ biển dài.

C. Hoạt động du lịch phát triển.                                  D. Nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.

 

IV. Vận dụng cao

Câu 1: Nhân tố nào sau đây có tác động mạnh nhất đến phát triển giao thông vận tải biển nước ta hiện nay?

A. Có nhiều tỉnh giáp biển, lượng hàng hóa vận chuyển tăng.

B. Sản xuất trong nước phát triển, đẩy mạnh xuất, nhập khẩu.

C. Vị trí ở gần các tuyến hàng hải quốc tế, nhiều vũng, vịnh.

D. Vùng biển có diện tích rộng, thông với Thái Bình Dương.

Câu 2: Khó khăn cho phát triển đường sông nước ta là

A. Trang bị các cảng sông và phương tiện nghèo nàn. B. Các phương tiện vận tải ít được đầu tư, cải tiến.

C. Các luồng lạch bị sa bồi và thay đổi thất thường.    D. Tổng năng lượng bốc xếp của các cảng còn thấp.

Câu 3: Ngành đường biển của nước ta có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn chủ yếu do

A. Có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đường biển.

B. Nước ta có đội tàu buôn lớn lại được trang bị hiện đại.

C. Vận tải đường biển có phạm vi rộng và đường dài.

D. Ngoại thương phát triển mạnh, xuất nhập khẩu lớn.

Câu 4: Giao thông vận tải là ngành vừa mang tính chất sản xuất, vừa mang tính chất dịch vụ là do

A. Tham gia vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất.

B. Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân các vùng trong nước.

C. Đảm bảo các mối liên hệ kinh tế giữa các vùng trong nước.

D. Thúc đẩy hoạt động kinh tế ở trung du và miền núi.

Câu 5: Đồng bằng sông Cửu Long không phát triển loại hình giao thông vận tải đường sắt do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Cấu tạo địa chất yếu.                                               B. Chi phí xây dựng cao.

C. Trình độ lao động chưa cao.                                    D. Trình độ công nghiệp thấp.


Xem thêm
Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 17 - 20 có đán án (trang 1)
Trang 1
Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 17 - 20 có đán án (trang 2)
Trang 2
Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 17 - 20 có đán án (trang 3)
Trang 3
Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 17 - 20 có đán án (trang 4)
Trang 4
Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 17 - 20 có đán án (trang 5)
Trang 5
Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 17 - 20 có đán án (trang 6)
Trang 6
Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 17 - 20 có đán án (trang 7)
Trang 7
Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 17 - 20 có đán án (trang 8)
Trang 8
Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 17 - 20 có đán án (trang 9)
Trang 9
Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 17 - 20 có đán án (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 21 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống