47 câu Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 4 có đáp án 2023: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Tải xuống 13 3.3 K 13

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 13 trang gồm 47 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Địa Lí 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 4 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 9.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 13 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 47 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống:

Khi nào học sinh sẽ làm bài thi THPT quốc gia trên máy tính?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ LỚP 9
BÀI 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

Câu 1 Thế mạnh nổi bật về số lượng lao động nước ta là

A. tiếp thu khoa học nhanh.

B. có phẩm chất cần cù.

C. dồi dào, tăng nhanh.

D. nhiều kinh nghiệm sản xuất.

Lời giải 

Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2 Thế mạnh nổi bật về chất lượng lao động nước ta là

A. Đông.

B. Tăng nhanh.

C. Thể lực tốt.

D. Có nhiều kinh nghiệm.

Lời giải 

Dân số đông và tăng nhanh là thế mạnh về số lượng lao động nước ta. => A,B sai.

Lao động nước ta có hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn => C sai.

Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. => D đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3 Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong ngành

A. khai thác khoáng sản.

B. thủ công nghiệp.

C. cơ khí – điện tử.

D. chế biến thực phẩm.

Lời giải 

Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động. : Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4 Lao động nước ta không có kinh nghiệm trong ngành

A. thủ công nghiệp.

B. cơ khí – điện tử.

C. trồng lúa nước.

D. ngư nghiệp.

Lời giải 

Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên lại có hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn. => lao động nước ta không có kinh nghiệm trong ngành cơ khí – điện tử.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5 Lao động nước ta có trở ngại lớn về

A. tính sáng tạo.

B. kinh nghiệm sản xuất.

C. khả năng thích ứng với thị trường.

D. thể lực và trình độ chuyên môn.

Lời giải

Nguồn lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6 Đâu không phải hạn chế của nguồn lao động nước ta?

A. Thể lực.

B. Trình độ chuyên môn.

C. Khả năng thích ứng với thị trường.

D. Dồi dào và tăng nhanh.

Lời giải

Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế cần nhiều lao động và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. => Dồi dào và tăng nhanh là đặc điểm thuận lợi của nguồn lao động nước ta.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7 Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế có sự thay đổi theo hướng

A. tăng tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp xây dựng – dịch vụ.

B. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng công nghiệp – xây dựng.

C. tăng lỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, giảm công nghiệp – xây dựng.

D. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng nông – lâm – ngư nghiệp.

Lời giải

Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8 Nói cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế nước ta thay đổi theo hướng tích cực vì

A. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng.

B. Tỉ trọng lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp cao nhất.

C. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng thấp nhất.

D. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ giảm.

Lời giải 

Nói cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực vì

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng. => A đúng, D sai.

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm.

Tuy nhiên tỉ trong lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp còn cao, tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ còn thấp chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm. => B, C sai.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9 Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề dẫn đến tình trạng gì ở nông thôn nước ta

A. thiếu việc làm

B. di dân tự phát.

C. gia tăng dân số.

D. thất nghiệp trầm trọng.

Lời giải

Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10 Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn?

A. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ.

B. Quá trình đô thị hóa.

C. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. Trình độ lao động ngày càng tăng.

Lời giải 

Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề nên vào thời gian nông nhàn người dân không có việc làm dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11 Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là

A. sử dụng hợp lí nguồn lao động.

B. giảm tỉ lệ gia tăng dân số.

C. nâng cao chất lượng cuộc sống.

D. tăng tuổi thọ trung bình.

Lời giải 

Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12 Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là

A. nhiệm vụ không quan trọng của thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

B. nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển con người.

D. nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình đô thị hóa nước ta.

Lời giải

Chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư. Vì vậy việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13 Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, nguồn lao động dồi dào tạo sức ép rất lớn lên vấn đề.

A. thiếu nhân lực cho các ngành kinh tế.

B. giải quyết việc làm.

C. hạ giá thành sản phẩm trong nước.

D. xuất khẩu lao động.

Lời giải 

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, nguồn lao động dồi dào tạo sức ép rất lớn lên vấn đề giải quyết việc làm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14 Nguyên nhân nào đã tạo nên sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta?

A. Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

B. Nguồn lao động có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.

C. Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng tích cực.

D. Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế còn chưa phát triển.

Lời giải

Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nên kinh tế chưa phát triển sẽ gây ra vấn đề đó là thiếu việc làm cho người lao động => tạo sức ép rất lớn lên vấn đề giải quyết việc làm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15 Đâu không phải là biện pháp để nâng cao chất lượng lao động nước ta

A. phân bố lại lao động.

B. nâng cao mặt bằng dân trí.

C. nhập khẩu lao động.

D. chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.

Lời giải 

Các biện pháp để nâng cao chất lượng lao động nước ta là phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.

Nhập khẩu lao động không phải là biện pháp phù hợp trong chính sách phát triển dân cư – lao động ở nước ta, bởi nguồn lao động nước ta rất dồi dào và còn ở tình trạng dư thừa lao động.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16 Giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng lao động của nước ta là

A. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

B. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.

C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. Phát triển giáo dục và đào tạo.

Lời giải 

Các biện pháp để nâng cao chất lượng lao động nước ta là phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17 Nội dung nào sau đây không thể hiện chất lượng cuộc sống của người dân đang được nâng cao

A. thu nhập bình quân đầu người tăng.

B. các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.

C. tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm.

D. nhóm tuổi dưới 15 ngày càng giảm.

Lời giải

Chất lượng cuộc sống của người dân đang được cải thiện, thể hiện ở: . thu nhập bình quân đầu người tăng, các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn, tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm.

=> Loại đáp án A, B, C

- Nhóm tuổi dưới 15 giảm là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi, cho thấy dân số nước ta đang già hóa. Đây không phải là nội dung thể hiện chất lượng cuộc sống đang được nâng cao.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18 Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao biểu hiện ở

A. tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.

B. nhóm tuổi dưới 15 tuổi ngày càng giảm.

C. thu nhập bình quân đầu người tăng.

D. trình độ lao động còn thấp.

Lời giải 

Tuổi thọ trung bình của nữ thông thường sẽ cao hơn nam do cách sống của nữ giới thường tốt hơn so với nam: không hoặc ít thuốc lá, rượu bia,… -> A sai.

Nhóm tuổi dưới 15 giảm là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi, cho thấy dân số nước ta đang già hóa. -> B sai.

Trình độ lao động thấp thể hiện chất lượng đào tạo lao động còn hạn chế. -> D sai.

Chất lượng cuộc sống của người dân đang được cải thiện, thể hiện ở: . thu nhập bình quân đầu người tăng, các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn, tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm.

->C đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19 Cho biểu đồ sau: 

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 4 có đáp án năm 2021 mới nhất

Nhận xét nào sau đây không đúng:

A. Lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệm chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm.

B. Lao động ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng.

C. Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng.

D. Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 và có xu hướng tăng.

Lời giải

- Lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệm chiếm tỉ trọng lớn nhất (46,3% năm 2014) và có xu hướng giảm (từ 57,3% xuống 46,3%).

- Lao động ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất (21,3% năm 2014) và có xu hướng tăng.(từ 18,2% lên 21,3%).

-  Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 (32,4% năm 2014) và có xu hướng tăng. (24,5% lên 32,4%).

=> Nhận xét A, B, D đúng

=> Nhận xét: C. Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng là không đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20 Nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển ngành kinh tế nào sau đây

A. sản xuất hàng tiêu dùng.

B. khai thác dầu khí.

C. điện tử - tin học.

D. hóa chất.

Lời giải 

Lao động nước ta dồi dào, chủ yếu là lao động phổ thông => tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (chủ yếu tận dụng lợi thế về lao động đông, không yêu cầu cao về trình độ chuyên môn).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21 Lao động nước ta có trình độ chuyên môn còn thấp, điều này hạn chế việc phát triển ngành công nghiệp

A. dệt may.

B. khai thác khoáng sản.

C. chế biến thực phẩm.

D. điện tử - tin học.

Lời giải 

Lao động nước ta có trình độ chuyên môn thấp => đây là hạn chế cho phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao hơn như công nghiệp điện tử - tin học.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22 Việc sử dụng lao động ở nước ta ngày càng hợp lí hơn, nguyên nhân không phải do

A. tác động của công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

B. tác động của đô thị hóa tự phát.

C. phát triển kinh tế nhiều thành phần.

D. đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn.

Lời giải 

Nước ta đã thực hiện nhiều chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng có tác động đến sự thay đổi cơ cấu lao động:

- Thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế (tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp) -> tận dụng ưu thế nguồn lao động để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ.

- Chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khuyến khích các cá nhân,  doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển. -> tăng tỉ trọng lao động trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài -> tạo nhiều việc làm -> giải quyết vấn đề thất nghiệp thiếu việc làm, nâng cao đời sống.

- Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn góp phần đa dạng hóa hoạt động kinh tế, tạo nhiều việc làm -> khai thác tốt hơn các điều kiện phát triển ở nông thôn, giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, hạn chế sự di chuyển ồ ạt của dân cư - lao động lên các đô thị, thành phố lớn.

=> Như vậy các chính sách công nghiệp hóa, phát triển kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh kinh tế nông thôn giúp cho việc sử dụng lao động ở nước ta hợp lí hơn.

=> Loại đáp án A, C, D

- Đô thị hóa tự phát là hậu quả của việc sử dụng lao động không hợp lí ở khu vực nông thôn – thành thị: nông thôn tập trung dân cư đông đúc nhưng hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thiếu việc làm cho lao động -> dân cư di chuyển lên thành phố không có kiểm soát gây ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp => Đây không phải là nguyên nhân giúp lao động nước ta phân bố hợp lí hơn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23 Cho bảng số liệu:

 Số lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014 (Đơn vị: nghìn người) 

            Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 4 có đáp án năm 2021 mới nhất

 Để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005    và năm 2014, biểu đồ thích hợp nhất là

A. Biểu đồ miền.

B. Biểu đồ cột.

C. Biểu đồ tròn.

D. Biểu đồ cột chồng.

Lời giải

Đề bài yêu cầu: thể hiện quy mô và cơ cấu, trong thời gian 2 năm

=> Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ, biểu đô thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014 là biểu đồ tròn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24 Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên nhanh, nguyên nhân chủ yếu do

A. Hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực.

B. Nâng cao chất lượng nguồn lao động.

C. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

D. Chính sách công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Lời giải 

Trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, nước ta thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài như (đặc biệt là vốn FDI từ các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Sin-ga-po..) => hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất…vớ tạo nhiều việc làm cho người dân.

=> Do vậy lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên nhanh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25: Đặc điểm nào đúng với nguồn lao động nước ta

A.  Dồi dào, tăng nhanh          

B. Tăng Chậm

C. Hầu như không tăng          

D. Dồi dào,  tăng chậm

Câu 26: Phân theo trình độ, nguồn lao động nước ta chủ yếu là:

A. Đã qua đào tạo                                

B. Lao động trình độ cao

C. Lao động đơn giản                           

D.  Tất cả chưa qua đào tạo.

Câu 27: Nguyên nhân dẫn đến nguồn lao động thất nghiệp nhiều là:         

A. Nguồn lao động tăng nhanh 

B. Các nhà máy, xí nghiệp còn ít

C. Các cơ sở đào tạo chưa nhiều

D.  Tất cả các ý trên.

Câu 28: Mặt mạnh của lao động Việt Nam là:

A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông –lâm – ngư – nghiệp

B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật .

C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện .

D. Cả A , B , C , đều đúng

 Câu 29: Trong giai đoạn 1989 -2003, lao động nước ta chủ yếu hoạt động trong các ngành kinh tế nào

 A . Nông – Lâm – Ngư Nghiệp          

B. Công nghiệp Xây dựng

 C . Dịch vụ                                         

D.  cả 3 nghành trên

Câu 30: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:

A . Giảm tỷ trọng ngành nông ,lâm , ngư nghiệp,  tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ

B . Giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao độgn trong ngành công nghiệp và dịch vụ .

C . Giảm tỷ trọng trong tất cả các nghành .

D . Tăng tỷ trọng trong tất cả các nghành

Câu 31: Để giải quyết vấn đề việc làm , cần có biện pháp gì ?

A . Phân bố lại dân cư và lao động

B . Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn

C . Đa dạng các loại hình đào tạo , hướng nghiệp dạy nghề , giới thiệu việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

D. Cả A , B , C đều đúng

Câu 32: Tỷ lệ phụ thuộc là tỷ số giữa số người:

A . Chưa đến tuổi lao động và những người trong độ tuổi lao động 

B. Chưa  đến tuổi lao động và những người quá tuổi lao động 

C. Chưa  đến tuổi lao động và số nguời quá tuổi lao động với những người đang trong tuổi lao động 

D. Cả A, B , C , đều sai

Câu 33: Phân theo cơ cấu lao động, nguồn lao động nước ta chủ yếu tập trung trong hoạt động:

A. Công nghiệp                       

B. Nông nghiệp

C. Dịch vụ                                           

D.  Cả ba lĩnh vực bằng nhau

Câu 34: Lao động nước ta chủ yếu tập trung vào các ngành nông, lâm, ngư nghiệp

A. các ngành này có cơ cấu đa dạng, trình độ sản xuất cao.

B. thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất ở nông thôn.

C. sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất

D. tỉ lệ lao động thủ công còn cao, sử dụng công cụ thô sơ vẫn còn phổ biến.

Câu 35: Tại sao nguồn lao động dư thừa mà nhiều nhà máy, xí nghiệp vẫn còn thiếu lao động?

A. Số lượng nhà máy tăng nhanh          

B. Nguồn lao động tăng chưa kịp

C. Nguồn lao đông nhập cư nhiều         

D.  Nguồn lao động không đáp ứng được yêu cầu.

Câu 36: Theo xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, thu nhập của các lao động ngày càng:

A. Ngang bằng nhau                            

B. Thu hẹp dần khoảng cách

C. Ngày càng chênh lệch                      

D.  Tất cả đều đúng.

Câu 37: Nguồn lao động bao gồm những đối tượng nào?

A. Dưới tuổi lao động ( đã có khả năng lao động )

B. Trong tuổi lao động ( có khả năng lao động )

C. Quá tuổi lao động ( vẫn còn khả năng lao động )

D. Tất cả các đối tượng trên.

 Câu 38: Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta:

A. Dồi dào, tăng nhanh

B. Tăng chậm

C. Hầu như không tăng

D. Dồi dào, tăng chậm

Câu 39: Thế mạnh của lao động Việt Nam là:

A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp.

B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.

C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện.

D. Cả A, B, C, đều đúng.

Câu 40: Mỗi năm bình quân nguồn lao động  nước ta có thêm .

A. 0,5 triệu lao động                          

B. 0.7 triệu lao động

C. hơn 1 triệu lao động                     

D. gần hai triệu lao động

Câu 41: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế  về

A. Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động        

B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.

C. Kinh nghiệm sản xuất       

D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật

Câu 42: Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm:

A. 0,5 triệu lao động

B. 0,7 triệu lao động

C. Hơn 1 triệu lao động

D. gần hai triệu lao động

 Câu 43: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về:

A. Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động.

B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.

C. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.

D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật.

Câu 44: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:

A. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng.

B. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ giảm.

C. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.

D. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.

Câu 45: Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào?

A. Phân bố lại dân cư và lao động.

B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

C. Đa dạng các loại hình đào tạo.

D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị.

 Câu 46: Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 4 có đáp án: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống (ảnh 2)

Nhận định nào sau đây đúng:

A. Tỉ lệ lao động thành thị tăng qua các năm.

B. Tỉ lệ lao động nông thôn tăng qua các năm.

C. Tỉ lệ lao động nông thôn và thành thị đồng đều.

D. Tỉ lệ lao động nông thôn nhỏ hơn ở thành thị

Câu 47: Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO ĐÀO TẠO
Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 4 có đáp án: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống (ảnh 1)

Nhận định nào sau đây không đúng:

A. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng qua các năm.

B. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm qua các năm.

C. Tỉ lệ lao động phân theo đào tạo đồng đều.

D. Tỉ lệ lao động qua đào tạo nhỏ hơn không qua đào tạo.

 

Bài giảng Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm chất lượng cuộc sống

Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống