Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 9 Bài 5: Tổng kết chương 1 - Địa lí dân cư chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 8 trang gồm 44 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Địa Lí 10. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 5 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 9.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 8 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 44 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 9 Địa lí dân cư:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ LỚP 9
TỔNG KẾT CHƯƠNG - ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Câu 1 Những nét văn hoá riêng của các dân tộc được thể hiện ở
A. khu vực cư trú chủ yếu.
B. kinh nghiệm sản xuất ở nghề thủ công truyền thống.
C. trang phục cổ truyền.
D. ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán.
Lời giải
Những nét văn hoá riêng của các dân tộc được thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2 Các dân tộc ít người nước ta thường phân bố ở
A. Trung du, đồng bằng.
B. Miền núi, duyên hải.
C. Đồng bằng, duyên hải.
D. Miền núi, trung du.
Lời giải
Các dân tộc ít người nước ta thường phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3 Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta đang có sự thay đổi theo hướng
A. Nhóm tuổi dưới 15 tăng lên, nhóm tuổi trên 60 giảm.
B. Nhóm tuổi dưới 15 giảm xuống, nhóm tuổi trên 60 tăng.
C. Nhóm tuổi từ 15 – 59 tăng lên, nhóm tuổi trên 60 giảm.
D. Nhóm tuổi dưới 15 và nhóm tuổi trên 60 tăng lên.
Lời giải
Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta đang có sự thay đổi theo hướng:
+ Tỉ lệ trẻ em (dưới 15 tuổi) chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.
+ Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4 Hiện nay, dân số nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp là do
A. tâm lí xã hội, phong tục tập quán.
B. thực hiện công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình
C. quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
D. đời sống nhân dân còn khó khăn.
Lời giải
Hiện nay, dân số nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp là do thực hiện hiệu quả công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5 Quần cư nông thôn không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có mật độ dân số thấp.
B. Sống theo làng mạc, thôn xóm.
C. Nghề chủ yếu là sản xuất nông, lâm ngư nghiệp.
D. Chủ yếu là nhà cao tầng, khu dân cư, biệt thự…
Lời giải
Quần cư nông thôn có đặc điểm là: Dân cư sống tập trung thành các điểm dân cư (làng, mạc,thôn xóm, bản, buôn...); nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt; mật độ dân cư thấp; hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp
=> Nhận xét quần cư nông thôn chủ yếu là nhà cao tầng, khu dân cư, biệt thự là không đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết mật độ dân số của Đà Nẵng là
A. 101 - 200 người/km2
B. 201 - 500 người/km2
C. 501 - 1000 người/km2
D. 1001 - 2000 người/km2
Lời giải
Dựa vào Atlat Địa lí trang 15, xác định được mật độ dân số của Thành phố Đà Nẵng là 1001 - 2000 người/km2 (nền màu hồng).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7 Lao động nước ta có trở ngại lớn về
A. tính sáng tạo.
B. kinh nghiệm sản xuất.
C. khả năng thích ứng với thị trường.
D. thể lực và trình độ chuyên môn.
Lời giải
Nguồn lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8 Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, nguồn lao động dồi dào tạo sức ép rất lớn lên vấn đề.
A. phát triển y tế, giáo dục.
B. giải quyết việc làm.
C. phát triển các ngành công nghiệp hiện đại.
D. thu hút đầu tư nước ngoài.
Lời giải
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, nguồn lao động dồi dào tạo sức ép rất lớn lên vấn đề giải quyết việc làm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9 Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm phân bố dân cư của nước ta?
A. Dân cư phân bố không đồng đều theo lãnh thổ.
B. Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta hiện nay.
C. Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.
D. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng cao.
Lời giải
Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ, dân cư sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn (hơn 79%), Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta hiện nay, ti lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng lên.
=> Nhận xét A, C, D đúng.:
Nhận xét B. Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta hiện nay là không đúng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10 Nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển ngành kinh tế nào sau đây
A. sản xuất hàng tiêu dùng.
B. khai thác dầu khí.
C. điện tử - tin học.
D. hóa chất.
Lời giải
Lao động nước ta dồi dào, chủ yếu là lao động phổ thông => tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (chủ yếu tận dụng lợi thế về lao động đông, không yêu cầu cao về trình độ chuyen môn).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11 Ý nào sau đây không đúng khi nhận xét về chất lượng lao động nước ta
A. Chất lượng lao động cao.
B. Lao động nước ta có kinh nghiệp trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
D. Lao động Việt Nam cần cù chịu khó thông minh, sáng tạo.
Lời giải
Người lao động nước ta có đức tính cần cù chịu khó, thông minh và sáng tạo; lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, so với nhiều nước chất lượng lao động nước ta nhìn chung còn thấp nhưng đang ngày càng được nâng cao nhờ các biện pháp giáo dục, đào tạo.
=> Nhận xét lao động nước ta có chất lượng cao là không đúng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12 Nội dung nào sau đây không thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta?
A. Mở rộng quy mô các thành phố.
B. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
C. Số dân thành thị tăng nhanh.
D. Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng.
Lời giải
Nhờ sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao với biểu hiện: Số dân đô thị tăng; quy mô đô thị được mở rộng; phổ biến lối sống thành thị.
=> Nhận xét A, B, C đúng.
- Nhận xét D. Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng là không đúng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13 Nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta khá cao là do
A. thu nhập của người nông dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao.
B. tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển.
C. cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là mạng lưới giao thông kém phát triển.
D. ngành dịch vụ và các cơ sở công nghiệp chế biến kém phát triển.
Lời giải
Nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta khá cao là do vùng nông thôn nước ta hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp mang tính chất mùa vụ nên thời gian nông nhàn lớn; trong khi đó các ngành nghề phụ kém phát triển và chưa đa dạng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14 Phần lớn dân cư nước ta hiện nay sống ở nông thôn do
A. Nước ta vẫn là nước nông nghiệp.
B. Nước ta không có nhiều thành phố lớn.
C. Nhân dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp.
D. Sự di dân từ thành thị về nông thôn.
Lời giải
Dân cư nông thôn chiếm tỉ lệ lớn hơn nhiều dân cư thành thị do nước ta là nước nông nghiệp, hoạt động nông nghiệp còn đóng vai trò quan trọng, thu hút lực lượng lao động chủ yếu trong dân cư.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15 Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay, nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để nước ta
A. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
B. nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp.
C. phát triển các ngành công nghiệp hiện đại.
D. phát triển các công ty đào tạo và xuất khẩu lao động.
Lời giải
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ kết hợp với chính sách thông thoáng, đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt các ngành sản xuất hàng tiêu dùng như dệt may, da giày….góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống người lao động, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ các nước phát triển.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16 Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ PHÂN THEO NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)
Để thể hiện cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị nông thôn giai đoạn 1996-2016, dạng biểu đồ thích hợp nhất là
A. biều đồ tròn.
B. biều đồ cột ghép.
C. biều đồ cột chồng.
D. biều đồ miền.
Lời giải
Đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu dân số, trong giai đoạn 1996 – 2016 (5 năm)
=> Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ, lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị nông thôn giai đoạn 1996-2016 là biểu đồ miền
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17 Hiện nay mặc dù tỉ lệ tăng dân số nước ta đã giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh là do
A. đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện.
B. kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao.
C. quy mô dân số lớn, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao.
D. hiệu quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình chưa cao.
Lời giải
Nước ta có quy mô dân số đông nên mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên đã giảm nhưng lượng dân cư tăng thêm mỗi năm vẫn lớn. Đồng thời, cơ cấu dân số trẻ (tỉ lệ người trong nhóm tuổi 0 – 14 và 15 – 59 tuổi lớn) khiến số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao nên số trẻ em sinh ra nhiều.
=> Vì vậy mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên đang giảm dần.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Trong nền văn hóa Việt Nam, nền văn hóa của các dân tộc thiểu số có vị trí.
A. Bổ sung làm hoàn chỉnh nền văn hóa Việt Nam.
B. Làm cho nền văn hóa Việt Nam muôn màu, muôn vẻ.
C. Góp phần quan trọng trong sự hình thành nền văn hóa Việt Nam.
D. Trở thành bộ phận riêng của nền văn hóa Việt Nam.
Câu 19: Nghề thủ công của các dân tộc Thái, Tày là.
A. Làm đồ gốm.
B. Dệt thổ cẩm.
C. Khảm bạc.
D. Trạm trổ.
Câu 20: Nét Văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện ở những mặt.
A. Ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán.
B. Kinh nghiệm lao động sản xuất, ngôn ngữ.
C. Các nghề truyền thống của mỗi dân tộc,trang phục.
D. Ngôn ngữ, trang phục, đia bàn cư trú.
Câu 21: Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả.
A. Sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường.
B. Chất lượng cuộc sống của người dân giảm.
C. Hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng.
D. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xã hội bất ổn.
Câu 22: Số dân nước ta năm 2003 là:
A. 76,6 triệu người
B. 79,7 triệu người
C. 80,9 triệu người
D. 76,3 triệu người
Câu 23: Chất lượng cuộc sống ở nước ta đang được nâng cao, biểu hiện nào sau đây sai:
A. Tỉ lệ người lớn biết chữ nâng lên
B. Cơ cấu sử dụng lao động thay đổi theo hướng tích cực
C. Thu nhập bình quân đầu người tăng
D. Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội tốt hơn
Câu 24: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta năm 1999 là :
A. 1,52% B. 1,12%
C. 1,43% D. 1,37%
Câu 25: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi như sau:
A. Tỉ lệ trẻ em giảm xuống
B. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên
C. Tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng lên
D. Tất cả đều đúng
Câu 26: Nước ta nằm trong số các nước có:
A. Mật độ dân số cao nhất thế giới
B. Mật độ dân số khá cao trên thế giới
C. Mật độ dân số cao trên thế giới
D. Tất cả đều sai
Câu 27: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả:
A. 45 dân tộc B. 48 dân tộc
C. 54 dân tộc D. 58 dân tộc.
Câu 28: Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Trung du B. Cao nguyên và vùng núi
C. Đồng bằng D. Gần cửa sông
Câu 29: Nói Việt Nam là một nước đông dân là vì:
A. Việt Nam có 79,7 triệu người (2002)
B. Lãnh thổ đứng thứ 58 về diện tích.
C. Dân số đứng thứ 13 trên thế giới
D. Lãnh thổ hẹp, dân số nhiều.
Câu 30: Việt Nam đã trải qua giai đoạn bùng nổ dân số trong giai đoạn:
A. Từ 1945 trở về trước
B. Trừ 1945 đến 1954
C. Từ những năm 50 đến hết thế kỷ XX
D. Từ năm 2000 đến nay.
Câu 31: Trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ sinh giảm là do:
A. Nhà Nước không cho sinh nhiều
B. Tâm lý trọng nam khinh nữ không còn
C. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản giảm
D. Thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình.
Câu 32: Phân theo cơ cấu lãnh thổ, nguồn lao động nước ta chủ yếu phân bố ở:
A. Nông thôn B. Thành thị
C. Vùng núi cao D. Hải đảo.
Câu 33: Phân theo trình độ, nguồn lao động nước ta chủ yếu là:
A. Đã qua đào tạo B. Lao động trình độ cao
C. Lao động đơn giản D. Chưa qua đào tạo
Câu 34: Nguồn lao động bao gồm những đối tượng nào?
A. Dưới tuổi lao động ( Từ 0 – 14 tuổi )
B. Trong tuổi lao động (Từ 15 – 59 tuổi)
C. Quá tuổi lao động ( Từ 59 tuổi trở lên )
D. Trong và quá tuổi lao động.
Câu 35: Với diện tích 100 965 km2, dân số chiếm 11,5 triệu người (2002) so với cả nước, Trung du và miền núi chiếm khoảng:
A. 31% diện tích 15% dân số
B. 35,1% diện tích 25% dân số
C. 31,7% diện tích 14,4% dân số
D. 42,5% diện tích 18,2% dân số
Câu 36: Dân tộc có số dân đông nhất là:
A. Tày B. Việt (Kinh)
C. Chăm D. Mường
Câu 37: Trong số 54 dân tộc, chiếm số lượng lớn nhất chỉ sau dân tộc Kinh theo thứ tự lần lượt là:
A. Mường, Khơ –me B. Thái, Hoa
C. Tày, Thái D. Mông, Nùng
Câu 38: Theo điều kiện phát triển hiện nay, dân số nước ta đông, sẽ tạo nên:
A. Một thị trường tiêu thụ mạnh, rộng.
B. Nguồn cung cấp lao động lớn
C. Trợ lực cho việc phát triển sản xuất và nâng cao mức sống.
D. Tất cả đều đúng
Câu 39: Sự bùng nổ của dân số nước ta bắt đầu từ các năm của thế kỉ XX là:
A. Cuối thập kỉ 30 B. Đầu thập kỉ 50
C. Đầu thập kỉ 60 D. Đầu thập kỉ 70
Câu 40: Qúa trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay có đặc điểm gì?
A. Trình độ đô thị hóa thấp
B. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được tốc độ đô thị hóa
C. Tiến hành không đồng đều giữa các vùng
D. Tất cả các đặc điểm trên
Câu 41: Tình trạng dân cư tập trung ở vùng nông thôn đã không dẫn đến kết quả nào dưới đây:
A. Đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm
B. Mức sống dân cư nông thôn tiến gần đến mức sống thành thị.
C. Tình trạng dư thừa lao động
D. Nhu cầu giáo dục, y tế căng thẳng
Câu 42: Yếu tố nào không phải là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao?
A. Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp
B. Tâm lí ưa nhàn hạ, thoải mái của nông dân
C. Sự phát triển ngành nghề còn hạn chế
D. Tính chất tự cung, tự cấp của nông nghiệp nước ta.
Câu 43: Từ năm 1999 – 2003 số lao động hoạt động trong ngành kinh tế tăng từ:
A. 35,1 triệu -> 43,1 triệu
B. 30 triệu -> 41,3 triệu
C. 30,1 triệu -> 41,3 triệu
D. 30,5 triệu -> 40,3 triệu
Câu 44: Nhìn chung từ năm 1989 đến năm 2003, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta đã chuyển theo hướng tích cực, biểu hiện ở:
A. Số lượng lao động nông nghiệp tăng
B. Tỉ lệ lao động trong ba ngành đều tăng
C. Giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỉ lệ trong lao động công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
D. Tăng tỉ trọng trong công nghiệp, giảm tỉ lệ trong lao động nông nghiệp và dịch vụ.