SBT Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm.Chất lượng cuộc sống | Giải SBT Địa lí lớp 9

1.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 9 Bài 4: Lao động và việc làm.Chất lượng cuộc sống chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 9. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm.Chất lượng cuộc sống

Câu 1 trang 13 SBT Địa lí 9: Căn cứ vào bảng 4.1SBT Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm.Chất lượng cuộc sống | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 1)

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo các ngành ở nước ta, năm 1989 và năm 2010.

b) Căn cứ vào biểu đồ, hãy nhận xét vế cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta từ năm 1989 đến năm 2010.

Trả lời:

a) Vẽ biểu đồSBT Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm.Chất lượng cuộc sống | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 2)

b) Nhận xét:

- Lao động nước ta chủ yếu ở khu vực Nông- lâm- ngư nghiệp , năm 2010 lao động trong khu vực nông - lâm- ngư nghiệp là 49,5% lao động cả nước.

- Từ năm 1989 đến năm 2010 tỉ trọng lao động của nước ta có sự thay đổi:

+ Tăng tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, khu vực công nghiệp 11,2% (1989) lên 20,9%(năm 2010); dịch vụ tăng từ 17,3% (năm 1989) lên 29,6% (năm 2010).

+ Giảm tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp từ 71,5%(1989) xuống 49,5% (2010).

Câu 2 trang 14 SBT Địa lí 9: Dựa vào bảng 4.2:SBT Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm.Chất lượng cuộc sống | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 3)

Nhận xét về sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó.

Trả lời:

* Nhận xét:

Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta có sự chênh lệch và đang có sự chuyển biến:

- Phần lớn lao động tập trung vào khu vực kinh tế ngoài nhà nước: chiếm tới 89,6% (năm 2010), trong khi khu vực nhà nước chỉ chiếm 10,4%.

- Trong thời kì trên cơ cấu sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta thay đổi theo hướng:

+ Tỉ lệ lao động của khu vực Nhà nước tăng nhưng không ổn định: 2000 – 2004 tăng 0,6%; 2004 – 2006 giảm 0,5%; 2005 – 2010 tăng 1,3%. Cả giai đoạn tăng 1,1%.

+ Tỉ lệ lao động của các khu vực kinh tế khác giảm dần nhưng không ổn định và giảm đi 1,1%.

* Ý nghĩa:

- Phát huy ngày càng tốt hơn các thành phần kinh tế, các nguồn lực ở trong và ngoài nước.

- Tạo điều kiện sử dụng hợp lí nguồn lao động, góp phần giải quyết việc làm.

- Khẳng định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, tạo sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Tuy vậy, nền kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo

Câu 3 trang 15 SBT Địa lí 9: Dựa vào bảng 4.3:SBT Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm.Chất lượng cuộc sống | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 4)

Nhận xét tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm ở thành thị và nông thôn của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị thường cao hơn nông thôn kể cả trên phạm vi toàn quốc cũng như ở Đồng bằng sông Hồng (3,41% so với 1,41%) và Đồng bằng sông Cửu Long (3,37% so với 2,59%).

- Tỉ lệ thiếu việc làm thì ngược lại nông thôn cao hơn thành thị. Ở Đồng bằng sông Hồng (3,9% so với 1,46%) và Đồng bằng sông Cửu Long (5,39% so với 2,83%).

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị của Đồng bằng sông Hồng cao hơn so với Đồng bằng sông Cửu Long nhưng ở nông thôn lại thấp hơn.

- Tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị và nông thôn của Đồng bằng sông Hồng đều thấp hơn so với Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 4 trang 15 SBT Địa lí 9: Căn cứ vào bảng 4.4:SBT Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm.Chất lượng cuộc sống | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 5)

Nhận xét sự chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa thành thị và nông thôn so với trung bình cả nước.

Trả lời:

- So với trung bình cả nước, thu nhập ở thành thị cao hơn, ở nông thôn lại thấp hơn.

- Thu nhập ở thành thị là 2,13 triệu đồng; trong khi ở nông thôn chỉ là 1,07 triệu đồng và thu nhập ở thành thị gấp khoảng 2 lần thu nhập ở nông thôn.

Câu 5 trang 16 SBT Địa lí 9: Dựa vào bảng 4.5SBT Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm.Chất lượng cuộc sống | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 6)

a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ hộ nghèo của cả nước, thành thị, nông thôn, của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

b) Qua biểu đồ nhận xét sự chêch lệch về tỉ lệ hộ nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

a) Vẽ biểu đồSBT Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm.Chất lượng cuộc sống | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 7)

b)

Tỉ lệ hộ nghèo của nước ta có sự khác nhau giữa các vùng:

- Giữa thành thị và nông thôn: Nông thôn có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn thành phố, năm 2008, tỉ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn là 20,4% còn thành thị là 3,9%.

- Giữa Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long: Đông Nam bộ thâp hơn Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2008, tỉ lệ hộ nghèo ở khu vực Đông Nam Bộ là 3,8%, Đồng bằng sông Cửu Long là 10,3%.

Đánh giá

0

0 đánh giá