Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 3 (mới 2023 + 26 câu trắc nghiệm): Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Tải xuống 16 1.6 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 16 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư và 26 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư môn Địa Lí lớp 9 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư Địa Lí lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

ĐỊA LÍ 9 BÀI 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ

Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

1. Mật độ dân số và phân bố dân cư

- Mật độ dân số: cao, ngày một tăng.

Dẫn chứng: Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² (thế giới: 47 người/km²), năm 2016: 280 người/km² (thế giới: 57 người/km²).

- Dân cư nước ta phân bố không đều:

   + Không đồng đều theo vùng:

      Dân cư tập trung đông: Ven biển, đồng bằng. (trên 1000 người/km2). Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2).

      Dân cư thưa thớt: Vùng núi, trung du. (khoảng 100 người/km2). Thấp nhất là khu vực Tây Bắc.

→ Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế - xã hội và môi trường.

   + Không đồng đều theo thành thị và nông thôn:

      Tập trung đông ở nông thôn (74%).

      Tập trung ít ở thành thị (26%).

2. Các loại hình quần cư

Đặc điểm Quần cư nông thôn Quần cư thành thị
Phân bố dân cư Tập trung thành các điểm dân cư. Tập trung ở thị trấn, đô thị lớn.
Tên gọi điểm quần cư Làng, ấp (người Kinh). Bản (người Tày, Thái, Mường,...); Buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); Phum, sóc (Khơ-me). Phường, quận, khu đô thị, chung cư,…
Hình thái nhà cửa Nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt. Nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc biệt thự; các chung cư, khu đô thị mới.
Hoạt động kinh tế chủ yếu Nông nghiệp Công nghiệp, dịch vụ
Mật độ dân cư Thấp Cao

3. Đô thị hoá

- Đặc điểm:

   + Số dân đô thị thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp (30%).

   + Trình độ đô thị hóa còn thấp.

   + Quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.

   + Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. Phân bố ở đồng bằng, ven biển.

- Xu hướng: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng → Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.

- Nguyên nhân của đô thị hóa:

   + Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

   + Chính sách phát triển dân số.

Phần 2: 26 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Câu 1 Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở

A. ngoại thành.

B. ven biển.

C. nông thôn.

D. thành thị.

Lời giải 

Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn (74%), ít hơn ở thành thị (26%).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2 Tỉ lệ dân nông thôn nước ta có đặc điểm

A. thấp hơn tỉ lệ dân thành thị.

B. bằng tỉ lệ dân thành thị.

C. cao hơn tỉ lệ dân thành thị.

D. bằng một nửa tỉ lệ dân thành thị.

Lời giải 

Dân cư nước ta phần lớn sinh sống ở khu vực nông thôn. Tỉ lệ dân nông thôn là 74%, tỉ lệ dân thành thị là 26%.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3 Người Kinh ở vùng nông thôn sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là

A. làng, ấp.

B. buôn, plây.

C. phum, sóc.

D. bản, phum.

> 

Lời giải 

Người Kinh ở vùng nông thôn sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là làng, ấp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4 Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là

A. làng, ấp.

B. phum, sóc.

C. buôn, plây.

D. bản.

Lời giải

Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là buôn, plây.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5 Người Tày, Thái Mường gọi các điểm dân cư là

A. làng.

B. plây.

C. phum.

D. bản.

Lời giải

Người Tày, Thái Mường gọi các điểm dân cư là bản

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6 Người Khơ-me gọi các điểm dân cư là

A. làng.

B. bản.

C. phum, sóc.

D. plây.

Lời giải Người Khơ-me gọi các điểm dân cư là phum, sóc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7 Tác động tiêu cực của sự phân bố dân cư không đều đối với khu vực miền núi là

A. sức ép dân số đến kinh tế - xã hội.

B. thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế.

C. cạn kiệt tài nguyên.

D. ô nhiễm môi trường.

Lời giải 

Miền núi tập trung nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có nhưng dân cư lại thưa thớt => thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8 Đâu không phải tác động tiêu cực của sự phân bố dân cư không đều đối với khu vực đồng bằng?

A. Ô nhiễm môi trường.

B. Cạn kiệt tài nguyên.

C. Tệ nạn xã hội.

D. Thiếu lao động.

Lời giải

Khu vực đồng bằng dân cư tập trung đông đúc nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên lại gây ra các tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và các tệ nạn xã hội.

->Thiếu lao động không phải tác động tiêu cực của sự phân bố dân cư không đều đối với khu vực đồng bằng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9 Đâu không phải là đặc điểm của quần cư nông thôn

A. Mật độ dân số thấp.

B. Hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ.

C. Nhà cửa thấp, thưa thớt.

D. Dân cư sống tập trung thành các điểm dân cư (bản, làng, ấp, phum, sóc…).

Lời giải 

Quần cư nông thôn có đặc điểm là: Dân cư sống tập trung thành các điểm dân cư (làng, ấp, bản, buôn...); nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt; mật độ dân cư thấp; hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.

=> Nhận xét A, C, D đúng

     Nhận xét B. hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ => không đúng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10 Sự khác biệt lớn nhất về mặt kinh tế giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị là

A. mật độ dân số.

B. hoạt động kinh tế.

C. nhà cửa.

D. lối sống.

Lời giải 

Sự khác biệt lớn nhất về mặt kinh tế giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị là hoạt động kinh tế chủ yếu. Quần cư nông thôn có hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, còn quần cư thành thị là dịch vụ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11 Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng ven biển là do

A. điều kiện sống thuận lợi.

B. nông nghiệp phát triển.

C. lịch sử khai thác lãnh thổ muộn.

D. chính sách phân bố dân cư của Nhà nước.

Lời giải 

Vùng đồng bằng ven biển có điều kiện sống thuận lợi: vị trí dễ dàng cho giao lưu với các khu vực và nước ngoài; địa hình bằng phẳng, khí hậu mát mẻ, tài nguyên biển giàu có…

=> thuận lợi cho các hoạt động sinh sống, phát triển kinh tế nên dân cư tập trung đông đúc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12 Dân cư phân bố thưa thớt ở các vùng trung du miền núi là do

A. điều kiện sống khó khăn.

B. tài nguyên khoáng sản phong phú.

C. chính sách phân bố dân cư của Nhà nước.

D. là thượng nguồn của các con sông.

Lời giải 

Vùng trung du miền núi có nhiều điều kiện sống khó khăn: địa hình đồi núi khó khăn cho việc đi lại, khí hậu không thuận lợi, gây khó khăn cho sản xuất,… -> dân cư phân bố thưa thớt.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13 Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Lời giải

Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị. Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2 năm 2003).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14 Dân cư nước ta tập trung đông ở khu vực

A. đồng bằng, ven biển.

B. miền núi.

C. vùng biên giới.

D. cao nguyên.

Lời giải

Dân cư nước ta tập trung đông ở khu vực đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15 Dân cư nước ta phân bố thưa thớt ở

A. đồng bằng.

B. ven biển.

C. miền núi.

D. thành phố lớn.

Lời giải 

Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị. Miền núi dân cư thưa thớt (khoảng 100 người/km2).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16 Mật độ dân số của khu vực miền núi khoảng

A. trên 1000 người/km2.

B. 500 người/km2.

C.100 – 1000 người/km2.

D. 100 người/km2.

Lời giải 

Miền núi dân cư thưa thớt, mật độ dân số chỉ khoảng 100 người/km2.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17 Hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở quần cư nông thôn là

A. dịch vụ.

B. nông nghiệp.

C. công nghiệp.

D. du lịch.

Lời giải

Hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở quần cư nông thôn là nông nghiệp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18 Do hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở nông thôn là nông nghiệp nên các điểm dân cư nông thôn thường phân bố

A. trải rộng theo lãnh thổ.

B. thưa thớt.

C. đông đúc.

D. tại một số khu vực cụ thể.

Lời giải 

Do hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở nông thôn là nông nghiệp nên các điểm dân cư nông thôn thường phân bố trải rộng theo lãnh thổ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19 Các đô thị ở nước ta chủ yếu có quy mô

A. Lớn.

B. Rất lớn.

C. Vừa và nhỏ.

D. Nhỏ.

Lời giải 

Các đô thị ở nước ta chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20 Trình độ đô thị hóa nước ta có đặc điểm gì?

A. Cao.

B. Đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

C. Thấp.

D. Thấp nhất khu vực Đông Nam Á.

Lời giải 

Trình độ đô thị hóa nước ta còn thấp, các đô thị chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21 Đâu không phải là đặc điểm hình thái nhà cửa của quần cư thành thị

A. Nhà ống san sát nhau.

B. Các chung cư cao tầng.

C. Nhà mái thấp, nằm thưa thớt.

D. Các biệt thự.

Lời giải 

Hình thái nhà cửa của quần cư thành thị là: nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc các biệt thự, các chung cư…

=> Nhận xét A, B, D đúng

- Nhà mái thấp, nằm thưa thớt là hình thái nhà cửa của vùng nông thôn.

=> Nhận xét C không đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22 Đặc điểm hình thái nhà cửa của quần cư nông thôn là

A. nhà ống san sát nhau.

B. các chung cư cao tầng.

C. nhà mái thấp, nằm thưa thớt.

D. các biệt thự.

Lời giải 

Hình thái nhà cửa của quần cư thành thị là: nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc các biệt thự, các chung cư… -> A,B,D sai.

Hình thái nhà cửa của quần cư nông thôn là: nhà mái thấp, nằm thưa thớt.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23 Nội dung nào sau đây không thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta

A. Mở rộng quy mô các thành phố.

B. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

C. Số dân thành thị tăng nhanh.

D. Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng.

Lời giải 

Nhờ sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao với biểu hiện: Số dân đô thị tăng; quy mô đô thị được mở rộng; phổ biến lối sống thành thị.

=> Nhận xét A, B, C đúng.

- Nhận xét D. Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng là không đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 24 Qúa trình đô thị hóa thể hiện ở trên những mặt nào?

A. Số dân thành thị, lối sống thành thị, quy mô các thành phố.

B. Số dân nông thôn, lối sống thành thị, quy mô các thành phố.

C. Số dân thành thị, lối sống nông thôn, quy mô các thành phố.

D. Số dân nông thôn, lối sống nông thôn, quy mô các thành phố.

Lời giải

Nhờ sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao với biểu hiện: Số dân đô thị tăng; quy mô đô thị được mở rộng; phổ biến lối sống thành thị.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25 Cho bảng số liệu sau:

Dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2000 - 2014.

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta trong giai đoạn trên là

A. Biểu đồ tròn.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ cột.

D. Biểu đồ đường.

Lời giải 

Đề bài yêu cầu: thể hiện sự thay đổi cơ cấu, trong 5 năm.

=> Dựa vào dấu hiệu nhiện dạng biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta trong giai đoạn trên là biểu đồ miền

(Lưu ý: Cần tính toán xử lí số liệu ra % trước khi vẽ)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26 Cho bảng số liệu sau:

Dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn  giai đoạn 2000 – 2014.

             

 Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta năm 2000 và 2015 là

A. biểu đồ tròn.

B. biểu đồ cột.

C. biểu đồ miền.

D. biểu đồ đường.

Lời giải

Đề bài yêu cầu “thể hiện cơ cấu” và trong 2 năm -> A đúng.

Đáp án cần chọn là: A

Bài giảng Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Tài liệu có 16 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống