Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp) chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 7 trang gồm 27 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Địa Lí 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 32 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 9.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 7 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 27 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 9 có đáp án: Bài 32: Nét chung về khu vực Đông Bắc Á:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ LỚP 9
BÀI 32: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (TIẾP)
Câu 1 Trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực nào sau đây?
A. Công nghiệp – xây dựng.
B. Du lịch.
C. Nông – lâm – ngư nghiệp.
D. Dịch vụ.
Lời giải
Trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực công nghiệp – xây dựng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2 Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành ở Đông Nam Bộ là
A. dệt may, da – giày, gốm – sứ.
B. dầu khí, phân bón, năng lượng.
C. chế biến lương thực, cơ khí.
D. dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
Lời giải
Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành ở Đông Nam Bộ là dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất ở Đông Nam Bộ là
A. Bà Rịa.
B. Thủ Đức.
C. Cà Mau.
D. Phú Mỹ.
Lời giải
B1. Nhận dạng kí hiệu nhà máy nhiệt điện: hình ngôi sau màu đỏ.
B2. Nhận diện công suất của các nhà máy nhiệt điện thông qua kích thước kí hiệu ngôi sao: công suất trên 1000MW (ngôi sao lớn) và dưới 1000MW (ngôi sao nhỏ).
=> Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ được kí hiệu ngôi sao màu đỏ lớn -> có công suất lớn nhất ở Đông Nam Bộ (trên 1000MW)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4 Ba trung tâm công nghiệp hàng đầu của Đông Nam Bộ là
A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
B. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
C. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Tân An.
D. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Mỹ Tho.
Lời giải
Ba trung tâm công nghiệp hàng đầu của Đông Nam Bộ là TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5 Trung tâm khai thác dầu khí của Đông Nam Bộ là
A. TP. Hồ Chí Minh.
B. Biên Hòa.
C. Thủ Dầu Một.
D. Bà Rịa – Vũng Tàu.
Lời giải
Trung tâm khai thác dầu khí của Đông Nam Bộ là Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6 Nhóm cây trồng đóng vai trò quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là
A. cây công nghiệp lâu năm.
B. cây lương thực.
C. cây công nghiệp ngắn ngày.
D. cây hoa quả.
Lời giải
Đông Nam Bộ là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. Các cây công nghiệp lâu năm quan trọng là: cao su, cà phê, tiêu, điều…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7 Chăn nuôi gia súc, gia cầm của vùng được chú trọng phát triển theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi
A. nửa chuồng trại.
B. truồng trại.
C. công nghiệp.
D. bán thâm canh.
Lời giải
Chăn nuôi gia súc, gia cầm của vùng được chú trọng phát triển theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8 Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong việc đấy mạnh phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ là
A. giống.
B. thị trường.
C. vốn đầu tư.
D. thủy lợi.
Lời giải
Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong việc đấy mạnh phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ là thủy lợi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9 Nhiệm vụ quan trọng trong ngành lâm nghiệp đang được các địa phương ở Đông Nam Bộ đầu tư là
A. bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn.
B. tăng sản lượng khỗ khai thác.
C. phát triển công nghiệp sản xuất gỗ giấy.
D. tìm thị trường cho việc xuất khẩu gỗ.
Lời giải
Các địa phương trong vùng đang đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước, bảo vệ đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10 Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng đặc điểm ngành công nghiệp Đông Nam Bộ
A. Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh.
B. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
C. Cơ cấu sản xuất đa dạng nhưng chưa cân đối.
D. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển.
Lời giải
Đặc điểm ngành công nghiệp Đông Nam Bộ:
- Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
- Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng: gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm.
- Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
=> Nhận xét A, B, D đúng => loại.
- Nhận xét C: Cơ cấu sản xuất đa dạng nhưng chưa cân đối là không chính xác
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11 Đâu không phải là điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự phát triển của cây cao su ở Đông Nam Bộ?
A. Đất badan, đất xám bạc màu tập trung với diện tích lớn.
B. Khí hậu xích đạo nóng ẩm, thời tiết ổn định, ít gió mạnh.
C. Nguồn nước dồi dào từ hệ thống sông, hồ.
D. Địa hình đồng bằng rộng lớn, thấp, bằng phẳng.
Lời giải
Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây cao su ở Đông Nam Bộ là
+ Địa hình và đất: vùng có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải. (đồng bằng cao và đồi lượn sóng).
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh.
+ Nguồn nước dồi dào từ hệ thống sông và hồ; thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta).
=> Như vậy cây cao su chỉ thích hợp canh tác trên các dạng địa hình thoáng như đồng bằng cao, đôi lượn sóng; địa hình đồng bằng rộng lớn, thấp và bằng phẳng không phải là điều kiện thích hợp cho sự phát triển cây cao su.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12 Về mối liên hệ giữa việc khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam với nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên biển Đông của Đông Nam Bộ, cần chú ý
A. Tránh rò rỉ, tràn dầu làm ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng đến ngành thủy sản.
B. Đầu tư phương tiện kĩ thuật khai thác hiện đại, tàu thuyền có công suất lớn.
C. Khai thác hợp lí, tránh làm cạn kiệt tài nguyên.
D. Gắn khai thác với chế biến đề mang lại giá trị xuất khẩu cao.
Lời giải
Mối liên hệ là sự phát triển của ngành này có tác động, ảnh hưởng đến ngành còn lại.
Biển Đông vùng Đông Nam Bộ là vùng biển đang được khai thác dầu khí với nhiều bể trầm tích, hoạt động này mang lại sản lượng dầu thô lớn và có giá trị cao với nền kinh tế. Đồng thời trên vùng biển này cũng diễn ra hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản nhờ sự phân bố các bãi tôm bãi cá lớn, ngư trường trọng điểm; các vùng nước mặn, nước lợ ven bờ.
=> Do vậy, hoạt động khai thác và vận chuyển dầu khí phải đảm bảo an toàn, tránh rò rỉ các giàn khoan, nếu không sẽ khiến môi trường biển bị ô nhiễm-> ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của các loài sinh vật biển, tác động đến ngành thủy sản.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13 Nguyên nhân làm cho thủy lợi trở thành vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông, lâm nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
A. mùa khô kéo dài sâu sắc, nhiều vùng thấp bị ngập úng vào mùa mưa.
B. chủ yếu là đất xám phù sa cổ, độ phì kém và khó giữ nước.
C. các vùng chuyên canh cây công nghiệp cần nhiều nước tưới.
D. mạng lưới sông ngòi ít, chủ yếu sông nhỏ ít nước.
Lời giải
Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, sự phân hóa mùa mưa - khô sâu sắc, mùa khô kéo dài 3 – 4 tháng khiến cho mực nước ngầm và nước trên các hệ thống sông bị hạ thấp -> ảnh hưởng đến sản xuất cây công nghiệp. Ngược lại vào mùa mưa, mưa lớn gây ngập úng cho các vùng địa hình thấp dọc hai bên bờ sông (sông Đồng Nai).
=> Xây dựng hệ thống thủy lợi có vai trò tích nước vào mùa mưa, hạn chế lũ lụt ngập úng cho các vùng thấp, đồng thời cung cấp nước tưới cho sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14 Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp của Đông Nam Bộ là
A. Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
B. Tiếp tục tăng cường vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước.
C. Đầu tư theo chiều sâu, có sự liên kết trên toàn vùng, kết hợp với bảo vệ môi trường.
D. Mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
Lời giải
Khái niệm: phát triển bền vững là sự phát triển có hiệu quả ở hiện tại nhưng vẫn đảm bảo sự tiếp tục trong tương lai.
- Để sản xuất công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cần đầu tư phát triển theo chiều sâu, cụ thể là đẩy mạnh vốn đầu tư, khoa học công nghệ, phát triển các ngành công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng nhanh giá trị sản xuất. Đồng thời hạn chế được một phần lớn các chất thải công nghiệp do công nghệ sản xuất lạc hậu mang lại.
- Bên cạnh đó, việc phát triển giữa các lãnh thổ trong vùng cũng cần có sự phối hợp, liên kết, mới có thể mang lại hiệu quả tổng hợp cao. Nếu vẫn có sự “chia cách” giữa các địa bàn thì sự phát triển của khu vực này có thể gây hậu quả cho vùng khác và không tận dụng hết các nguồn lực, tiềm năng. Việc liên kết phát triển, quy hoạch thống nhất trên toàn lãnh thổ cũng góp phần tránh tổn hại đến môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Đảm bảo sự phát triển trong tương lai là sự phát triển không làm tổn hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Quá trình phát triển công nghiệp hóa của vùng đã và đang gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường do các chất thải công nghiệp. Do vậy cần có các biện pháp trực tiếp nhằm bảo vệ môi trường như: xây dựng hệ thống xử lí rác thải, các hệ thống thoát nước, trồng nhiều cây xanh, xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm….
=> Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở Đông Nam Bộ là đầu tư theo chiều sâu, có sự liên kết trên toàn vùng, kết hợp với bảo vệ môi trường.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Ý nào sau đây không đúng khi nói về nhiệm vụ của các dự án để sự phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ bền vững
A. Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng
B. Hạn chế sản xuất nhỏ, tăng cường sản xuất công nghiệp của nhà nước
C. Bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp cân đối trên địa bàn toàn vùng
D. Tăng cường xuất khẩu khoáng sản thô
Câu 16: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 2002 (%)
Trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng lớn nhất là:
A. Nông, lâm, ngư nghiệp
B. Dich vụ
C. Công nghiệp xây dựng
D. Khai thác dầu khí
Câu 17: Trong cơ cấu kinh tế của vùng, ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là:
A. Nông – lâm – ngư nghiệp.
B. Công nghiệp, xây dựng.
C. Dịch vụ.
D. Không có ngành nào.
Câu 18: Cây trồng quan trọng nhất của vùng là
A. Hạt điều
B. Hồ tiêu
C. Cà phê
D. Cao su
Câu 19: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là:
A. Dệt – may, da- giầy, gốm sứ.
B. Dầu khí, phân bón, năng lượng.
C. Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí.
D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
Câu 20: Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là:
A. Điều
B. Cà phê
C. Cao su
D. Hồ tiêu
Câu 21: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ là:
A. Thủy lợi
B. Phân bón
C. Bảo vệ rừng đầu nguồn
D. Phòng chống sâu bệnh
Câu 22: Tỷ lệ dầu thô khai thác ở Đông Nam Bộ so với cả nước chiếm:
A. 30 %
B. 45 %
C. 90 %
D. 100 %
Câu 23: Năm 2002, GDP 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đạt 289 500 tỉ đồng, chiếm bao nhiêu % GDP của cả nước? (biết rằng năm 2002, GDP của cả nước là 534 375 tỉ đồng).
A. 54,17%.
B. 184,58%.
C. 541,7%.
D. 5,41%.
Câu 24: Vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là:
A. Nghèo tài nguyên
B. Dân đông
C. Thu nhập thấp
D. Ô nhiễm môi trường
Câu 25: Cây trồng nào sau đây không được trồng ở vùng Đông Nam Bộ
A. Cao su
B. Chè
C. Cà phê
D. Điều
Câu 26: Cây cao su được trồng nhiều nhất ở những tỉnh:
A. Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.
B. Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương.
C. Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.
D. Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu
Câu 27: Ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở:
A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương.
B. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
C. TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai
Bài giảng Địa lí 9 Bài 32: Vùng Nam Đông Bộ ( tiếp theo)