Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 2 (mới 2023 + 27 câu trắc nghiệm): Dân số và gia tăng dân số

Tải xuống 19 2.5 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 19 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 2: Dân số và gia tăng dân số và 27 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 2: Dân số và gia tăng dân số môn Địa Lí lớp 9 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 2: Dân số và gia tăng dân số Địa Lí lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số 

ĐỊA LÍ 9 BÀI 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ 

Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số 

1. Số dân

- Số dân: 79,7 triệu người (năm 2002); 92,7 triệu người (năm 2016).

- Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới.

2. Gia tăng dân số

Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số hay, chi tiết

Biểu đồ biến đổi dân số nước ta

* Sự biến đổi dân số:

   + Giai đoạn 1954 – 1979, dân số tăng nhanh, xuất hiện hiện tượng bùng nổ dân số.

   + Hiện nay, dân số bước vào giai đoạn ổn định. Hàng năm, tăng thêm hơn 1 triệu người.

   + Gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn đông.

- Nguyên nhân:

   + Hiện tượng “bùng nổ dân số”.

   + Gia tăng tự nhiên cao

- Hậu quả: Gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm,…

* Tỷ lệ gia tăng tự nhiên:

   + Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, có xu hướng giảm.

   + Gia tăng tự nhiên có sự khác biệt giữa các vùng trong nước:

      Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự nhiên cao.

      Nông thôn, miền núi: gia tăng tự nhiên thấp.

Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số hay, chi tiết

Bảng: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng, năm 1999 (%)

- Nguyên nhân:

   + Gia tăng tự nhiên giảm do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.

   + Có sự khác biệt giữa các vùng do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập quán.

3. Cơ cấu dân số

*Theo tuổi:

Cơ cấu dân số trẻ, đang có sự thay đổi:

   + Tỉ lệ trẻ em (0 -14 tuổi): chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.

   + Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên.

* Theo giới

Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số hay, chi tiết

Bảng: Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi ở Việt Nam (%)

- Tỉ số giới tính mất cân đối, do tác động của chiến tranh kéo dài. Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn.

- Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư:

   + Thấp ở các luồng xuất cư: vùng đồng bằng sông Hồng.

   + Cao ở các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước.

Phần 2: 27 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số

Bài 2: Dân số và gia tăng dân số

Câu 1 Trước đây, tỉ số giới tính của nước ta mất cân đối do nguyên nhân chủ yếu nào

A. Dịch bệnh lây lan.

B. Đô thị hóa tự phát.

C. Chiến tranh kéo dài.

D. Phân bố dân cư hợp lí.

Lời giải 

Trước đây, tỉ số giới tính của nước ta mất cân đối do chiến tranh kéo dài, cần nhiều nam để chiến đấu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2 Chiến tranh kéo dài làm cho tỉ số giới tính nước ta thay đổi như thế nào?

A. Không thay đổi.

B. Nam nhiều hơn nữ.

C. Tăng lên.

D. Mất cân đối.

Lời giải 

Trước đây, chiến tranh kéo dài, số nam giới tham gia chiến tranh và hi sinh rất nhiều nên dân số nữ nhiều hơn dân số nam -> tỉ số giới tính mất cân đối.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3 Tỉ số giới tính thường cao ở những khu vực có hiện tượng:

A. chuyển cư.

B. xuất cư.

C. đô thị hóa.

D. nhập cư.

Lời giải 

Tỉ số giới tính thường cao ở những khu vực có hiện tượng nhập cư như Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước. Dân cư vùng nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng di cư đến các khu vực Tây Nguyên, Bình Phước, Quảng Ninh để khai hoang sản xuất nông nghiệp, khai thác mỏ than

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4 Khu vực Tây Nguyên của nước ta lại có tỉ số giới tính cao do

A. chuyển cư.

B. xuất cư.

C. đô thị hóa.

D. nhập cư.

Lời giải

Tây Nguyên có tỉ số giới tính cao do có hiện tượng nhập cư. Dân cư vùng nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng di cư đến các khu vực Tây Nguyên, Bình Phước, Quảng Ninh để khai hoang sản xuất nông nghiệp, khai thác mỏ than. Mà dân số xuất cư lại chủ yếu là nam giới -> tỉ số giới tính cao.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm chủ yếu là nhờ

A. thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

B. chủ trương xóa đói giảm nghèo, phân bố lại dân cư.

C. làm tốt phong trào xóa mù chữ ở vùng núi và trung du.

D. thực hiện chủ trương đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa.

Lời giải 

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm chủ yếu là nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6 Nhờ việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta đã

A. tăng lên.

B. không có sự thay đổi.

C. giảm xuống.

D. xuống mức âm.

Lời giải

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có xu hướng giảm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7 Biểu hiện của cơ cấu dân số trẻ là

A. nhóm tuổi dưới 15 chiếm tỉ lệ thấp.

B. nhóm tuổi dưới 15 chiếm tỉ lệ cao.

C. nhóm tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ cao.

D. tuổi thọ trung bình của người dân cao.

Lời giải

Cơ cấu dân số trẻ là: nhóm tuổi 0 – 14 (dưới 15) tuổi chiếm tỉ lệ  caonhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ thấp, tuổi thọ trung bình thấp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8 Hiện nay, nước ta có cơ cấu dân số

A. trẻ.

B. già.

C. vàng.

D. ổn định.

Lời giải 

Nước ta có cơ cấu dân số trẻ: nhóm tuổi 0 – 14 (dưới 15) tuổi chiếm tỉ lệ  cao, nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ thấp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9 Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta đang có sự thay đổi theo hướng:

A. Nhóm tuổi dưới 15 tăng lên, nhóm tuổi trên 60 giảm.

B. Nhóm tuổi dưới 15 giảm xuống, nhóm tuổi trên 60 tăng.

C. Nhóm tuổi từ 15 – 59 tăng lên, nhóm tuổi trên 60 giảm.

D. Nhóm tuổi dưới 15 và nhóm tuổi trên 60 tăng lên.

Lời giải

Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta đang có sự thay đổi theo hướng:

+ Tỉ lệ trẻ em (dưới 15 tuổi) chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.

+ Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10 Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta đang thay đổi theo hướng

A. trẻ hóa.

B. già hóa.

C. cân bằng.

D. mất cân bằng.

Lời giải

Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta đang có sự thay đổi theo hướng:

+ Tỉ lệ trẻ em (dưới 15 tuổi) chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.

+ Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên. -> Điều này chứng tỏ cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già hóa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11 Nhân tố nào sau đây không tác động đến tỉ số giới tính của nước ta?

A. Chiến tranh.

B. Sự hòa bình, ổn định.

C. Quy mô dân số.

D. Các luồng xuất cư, nhập cư.

Lời giải 

Tỉ số giới tính của nước ta có sự thay đổi trong thời gian qua và chịu tác động của nhiều nhân tố:

- Trước đây, tỉ số giới tính nước ta mất cân đối, do tác động của chiến tranh kéo dàiCuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn.

- Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư: thấp ở các luồng xuất cư (đồng bằng sông Hồng có tỉ số giới tính thấp do các luồng di dân nông nghiệp trong nhiều năm), tỉ số giới tính cao ở các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước

=> Nhận xét A, B, D đúng.

- Quy mô dân số không ảnh hưởng đến tỉ số giới tính của nước ta.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12 Hiện nay nhân tố nào tác động mạnh đến tỉ số giới tính ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên?

A. Tỉ lệ gia tăng dân số.

B. Chiến tranh.

C. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

D. Chuyển cư.

Lời giải

Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư: thấp ở các luồng xuất cư (đồng bằng sông Hồng có tỉ số giới tính thấp do các luồng di dân nông nghiệp trong nhiều năm), tỉ số giới tính cao ở các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13 Vào cuối những năm 50 của Thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng

A. đô thị hóa tự phát.

B. bùng nổ dân số.

C. ô nhiễm môi trường.

D. công nghiệp hóa.

Lời giải 

Vào cuối những năm 50 TK XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “bùng nổ dân số”.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14 Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?

A. Bắt đầu từ cuối những năm 50 và kết thúc vào những năm cuối của thế kỉ XX.

B. Bắt đầu từ đầu những năm 80 và kết thúc vào những năm đầu của thế kỉ XIX.

C. Bắt đầu từ đầu những năm 50 và kết thúc vào những năm cuối của thế kỉ XX.

D. Bắt đầu từ cuối những năm 80 và kết thúc vào những năm đầu của thế kỉ XIX.

Lời giải 

Hiện tượng “bùng nổ dân số” ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào trong những năm cuối thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15 So sánh với quy mô dân số của các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, Việt Nam là nước có

A. dân số đông.

B. dân số ít.

C. dân số trẻ.

D. dân số già.

Lời giải 

Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16 Hiện nay, dân số nước ta đứng thứ bao nhiêu trên thế giới?

A. 13.

B. 15.

C. 14.

D. 10.

Lời giải 

Năm 2017 là khoảng 95,5 triệu người đứng thứ 14 trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17 Hiện nay, tỉ số giới tính của nước ta đang tiến tới cân bằng hơn chủ yếu là nhờ

A. quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

B. cuộc sống hòa bình, ổn định.

C. chính sách kế hoạch hóa gia đình.

D. công cuộc Đổi mới kinh tế.

Lời giải

Tỉ số giới tính của nước ta hiện nay đang tiến tới cân bằng hơn chủ yếu là nhờ cuộc sống hòa bình ổn định.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18 Tỉ số giới tính của nước ta có đặc điểm gì?

A. Ngày càng có sự mất cân bằng.

B. Chịu ảnh hưởng mạnh của hiện tượng chuyển cư ở một số địa phương.

C. Cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng.

D. Các tỉnh thuộc Tây Nguyên có tỉ số giới tính thấp.

Lời giải

Tỉ số giới tính của nước ta hiện nay đang tiến tới cân bằng hơn chủ yếu là nhờ cuộc sống hòa bình ổn định. -> A sai.

Tỉ số giới tính thấp nhất ở Đồng bằng sông Hồng do nơi này liên tục nhiều năm có các luồng di dân nông nghiệp tới các địa phương như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ. -> Tỉ số giới tính ở Tây Nguyên, các tỉnh Bình Phước, Quảng Ninh cao rõ rệt. -> Hiện tượng chuyển cư có tác động mạnh đến tỉ số giới tính. -> C, D sai và B đúng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19 Tỉ số giới tính thấp nhất ở các tỉnh thuộc

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đông Nam Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Lời giải 

Tỉ số giới tính thấp nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nơi liên tục nhiều năm có các luồng di dân nông nghiệp tới các địa phương Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20 Tỉnh, thành phố nào dưới đây có tỉ số giới tính cao nhất?

A. Quảng Ninh.

B. TP Hà Nội.

C. Thanh Hóa.

D. Cà Mau.

Lời giải 

Tỉ số giới tính của Quảng Ninh cao rõ rệt do nơi đây hàng năm có các luồn di dân từ vùng Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21 Đâu không phải là vai trò chủ yếu của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta?

A. Giải quyết tốt hơn vấn đề việc làm.

B. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.

C. Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

D. Giảm sức ép về vấn đề tài nguyên và môi trường.

Lời giải

- Gia tăng tự nhiên giảm chủ yếu là do giảm tỉ lệ sinh, hạn chế được tốc độ gia tăng dân số quá nhanh mỗi năm, điều này góp phần:

+ Giảm sức ép của dân số lên các vấn đề về các giải quyết việc làm cho lao động trong tương lai.

+ Tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuốc sống người dân (nhờ đầu tư tốt hơn cho y tế, giáo dục, nơi ở, phúc lợi xã hội….).

+  Giảm sức ép về vấn đề sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

=> Nhận xét A, C D đúng.

- Gia tăng tự nhiên giảm hầu như không tác động đến sự thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế chủ yếu chịu tác động của chính sách đa dạng hóa thành phần kinh tế, mở cửa và thu hút đầu tư.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22 Lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta là

A. tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt.

B. chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện.

C. tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng.

D. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Lời giải

Gia tăng tự nhiên giảm chủ yếu là do giảm tỉ lệ sinh, hạn chế được tốc độ gia tăng dân số quá nhanh mỗi năm, điều này góp phần tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuốc sống người dân nhờ đầu tư tốt hơn cho y tế, giáo dục, nơi ở, phúc lợi xã hội….

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23 Đâu không phải là hậu quả của vấn đề tỉ số giới tính cao?

A. Ảnh hưởng đến nguồn lao động trong tương lai.

B. Tạo nên nguồn lao động có sức mạnh.

C. Gia tăng tình trạng bất bình đẳng giới.

D. Ảnh hưởng đến vấn đề hôn nhân gia đình trong tương lai.

Lời giải 

Tỉ số giới tính cao nghĩa là số nam nhiều hơn nữ. Điều này sẽ gây nên hậu quả là mất cân đối trong cơ cấu lao động nam – nữ, thiếu hụt lao động nữ để phát triển các ngành kinh tế đòi hỏi sự tỉ mỉ khéo léo (may mặc, thủ công…).; gia tăng bất bình đẳng giới; trong tương lai nhiều người nam sẽ ế vợ do thiếu hụt nữ giới nghiêm trọng..

=> Nhận xét A, C, D đúng.

-  Tạo ra nguồn lao động có sức mạnh không phải là hậu quả của chênh lệch tỉ số giới tính (nam nhiều hơn nữ)

=> Nhận xét B không đúng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24 Tỉ số giới tính cao sẽ gây ra hậu quả gì trong tương lai?

A. Cơ cấu dân số già đi.

B. Ảnh hưởng đến nguồn lao động trong tương lai.

C. Cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

D. Số dân thành thị tăng cao.

Lời giải

Tỉ số giới tính cao nghĩa là số nam nhiều hơn nữ. Điều này sẽ gây nên hậu quả là mất cân đối trong cơ cấu lao động nam – nữ, thiếu hụt lao động nữ để phát triển các ngành kinh tế đòi hỏi sự tỉ mỉ khéo léo (may mặc, thủ công…).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25 Ở khu vực nông thôn, miền núi nước ta có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, nguyên nhân không phải do:

A. Trình độ dân trí thấp.

B. Quan niệm truyền thống về sinh đẻ.

C. Chất lượng cuộc sống tốt.

D. Kết hôn sớm.

Lời giải 

Vùng nông thôn miền núi tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao do:

- Vùng nông thôn, miền núi có trình độ dân trí còn hạn chế nên chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình, thiếu kiến thức trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai.

- Còn tồn tại quan niệm lạc hậu về vấn đề sinh đẻ như: trời sinh voi sinh cỏ, con cái là của trời cho.

- Phần lớn nam nữ các vùng quê thường nghỉ học và kết hôn sớm -> vấn đề sinh đẻ dễ dàng và nhiều hơn.

=> Những nhân tố này tác động khiến tỉ lệ gia tăng tự nhiên vùng nông thôn miền núi cao hơn.

=> Nhận xét A, B, D đúng.

- Dân cư vùng nông thôn có chất lượng cuộc sống thấp -> nảy sinh nhu cầu sinh nhiều con để tăng thu nhập qua việc tăng số lượng thành viên lao động trong gia đình, đặc biệt lao động trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp.

=> Nhận xét gia tăng dân số ở miền núi nông thôn cao do chất lượng cuộc sống cao là không chính xác.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 26 Nguyên nhân chủ yếu làm cho khu vực nông thôn, miền núi có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao là gì?

A. Trình độ dân trí thấp.

B. Tuổi thọ trung bình thấp.

C. Kết hôn sớm.

D. Kinh tế kém phát triển.

Lời giải

Vùng nông thôn miền núi tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao do:

- Vùng nông thôn, miền núi có trình độ dân trí còn hạn chế nên chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình nên việc tuyên truyền, thực hiện các chính sách dân số không được hiệu quả, thiếu kiến thức trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai.

Chính vì trình độ dân trí còn thấp nên người dân ở khu vực này thường kết hôn sớm, hoạt động trong các ngành nông nghiệp là chủ yếu -> kinh tế kém phát triển, chất lượng đời sống người dân thấp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27  Cho bảng số liệu:  

Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm

Nhận xét không đúng về tình hình dân số nước ta là

A. Tổng số dân tăng liên tục và khá nhanh.

B. Dân số nước ta tăng lên khá nhanh nhưng còn biến động.

C. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm liên tục.

D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm xuống đạt mức dưới 1%.

Lời giải 

- Tổng số dân nước ta tăng lên liên tục và khá nhanh, tăng gấp: 91713 / 77635 = 1,18 lần.

=> Nhận xét A đúng.

     Nhận xét B. Dân số nước ta tăng nhưng còn biến động là không đúng

-  Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm liên tục (từ 1,36% năm 2000 xuống 0,94% năm 2015).

-  Năm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đạt mức dưới 1% (năm 2005 là 0,94%).

=> Nhận xét C, D đúng.

=> Nhận xét không đúng về tình hình dân số nước ta là B.

Đáp án cần chọn là: B

Bài giảng Địa lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
Tài liệu có 19 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống