Ôn tập đại cương kim loại 05 Hoá Học 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu bài tập Ôn tập đại cương kim loại 05 Hoá Học 12, tài liệu bao gồm 4 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi TN THPT môn Hoá Học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

BÀI 4 ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI 02

Họ và tên: ........................................................ Lớp: ............ Điểm: .................................

Câu 1: Kim nào sau đây dẫn điện tốt nhất?

A. Al.                             B. Au.                             C. Cu.                            D. Ag.

Câu 2: Kim nào sau đây dẫn điện kém nhất?

A. Fe.                             B. Al.                             C. Ag.                            D. Au.

Câu 3: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?

A. Vàng.                        B. Bạc.                           C. Đồng.                        D. Nhôm.

Câu 4: Kim loại cứng nhất là

A. Cr.                             B. Os.                             C. Pb.                             D. W.

Câu 5: Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép chống gỉ, không gỉ…Kim loại X là?

A.  Fe.                            B. Ag.                             C. Cr.                             D. W.

Câu 6: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất?

A. Li.                             B. Cs.                             C. Na.                            D. K.

Câu 7: Trong các kim loại sau, kim loại nào nhẹ nhất?

A. Liti.                           B. Natri.                         C. Kali.                          D. Rubidi.

Câu 8: Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là

A. W.                             B. Pb.                             C. Os.                             D. Cr.

Câu 9: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là

A. Cu.                            B. Na.                             C. Hg.                            D. Fe.

Câu 10: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là

A. Hg.                            B. Cr.                             C. Pb.                             D. W.

Câu 11: Cho 4 cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: (1) Fe và Pb; (2) Fe và Zn; (3) Fe và Sn; (4) Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit HCl, số cặp kim loại trong đó Fe bị ăn mòn trước là

A. 4.                               B. 1.                               C. 3.                               D. 2.

Câu 12: Cho các hợp kim sau: Cu – Fe (1); Zn – Fe (2); Fe – C (3); Sn – Fe (4). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì số hợp kim mà trong đó Fe bị ăn mòn trước là

A. 4.                               B. 1.                               C. 3.                               D. 2.

Câu 13: Trong số các trường hợp sau, có mấy trường hợp không xảy ra ăn mòn điện hóa?

(1) Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển.                                

(2) Sự gỉ của gang trong không khí ẩm.   

(3) Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4.

(4) Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4.

A. 2.                               B. 3.                               C. 4.                               D. 1.

Câu 14: Trong số các thí nghiệm sau, có mấy thí nghiệm chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học?

(1) Đốt cháy dây sắt trong không khí khô.

(2) Cho hợp kim FeCu vào dung dịch CuSO4.

(3)  Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2.

(4) Cho Fe vào dung dịch AgNO3.

A. 2.                               B. 3.                               C. 4.                               D. 1.

Câu 15: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm.

(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.

(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học là

A. 2.                                    B. 3.                                C. 4.                                D. 1.

Câu 16: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Đốt bột Al trong khí O2.

(2) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng, nguội.

(3) Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2.

(4) Cho lá hợp kim Fe-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.

Số thí nghiệm mà kim loại bị ăn mòn hoá học là

A. 4.                               B. 3.                               C. 2.                               D. 1.

Câu 17: Tiến hành các thí nghiệm sau:

 (a) Nối một dây Al với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

 (b) Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

 (c) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.

 (d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra sự ăn mòn điện hóa học

A. 2.                               B. 3.                               C. 4.                               D. 1.

Câu 18: Cho các phát biểu sau:

(a) Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát bên trong, để trong không khí ẩm thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước.

(b) Nối thành kẽm với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ được bảo vệ.

(c) Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hoá.

(d) Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.

Số phát biểu đúng là

A. 2.                               B. 3.                               C. 4.                               D. 1.

Câu 19: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;

(b) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;

(c) Cho lá Zn vào dung dịch HCl;

(d) Để miếng gang ngoài không khí ẩm.

Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 4.                               B. 3.                               C. 2.                               D. 1.

Câu 20: Tiến hành 3 thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh kẽm (Zn) nguyên chất trong dung dịch HCl 1M.

(b) Nhúng thanh kẽm (Zn) nguyên chất trong dung dịch HCl 1M có nhỏ vài giọt CuSO4.

(c) Nhúng thanh kẽm (Zn) lẫn tạp chất bạc (Ag) trong dung dịch HCl 1M.

Tốc độ thoát khí hiđro ở các thí nghiệm (a), (b), (c) lần lượt là v1, v2, v3. Kết luận đúng về tốc độ giải phóng khí ở các thí nghiệm là:

A. v1 < v2 < v3.              B. v1 < v3 < v2.               C. v2< v1 < v3.               D. v3 < v2 < v1.

Câu 21: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân?

A. Bột sắt.                     B. Bột lưu huỳnh.          C. Bột than.                   D. Nước.

Câu 22: Quá trình oxi hóa của phản ứng Fe  +  CuSO4  ®  FeSO4  +  Cu là

A. Fe2+  + 2e  ®  Fe.     B. Cu2+  + 2e  ®  Cu.    C. Fe  ®  Fe2+  + 2e.     D. Cu  ®  Cu2+  + 2e.

Câu 23: Kim loại nào sau đây không khử được ion Ag+ trong dung dịch AgNO3 thành Ag?

A. Al.                             B. Mg.                            C. Fe.                             D. K.

Câu 24: Kim loại nào sau đây tác dụng với Cl2 và HCl tạo ra cùng một  muối là

A. Cu.                            B. Mg.                            C. Fe.                             D. Ag.

Câu 25: Kim loại X tác dung với H2SO4 loãng cho khí H2. Măṭ khác, oxit của X bị H2 khử thành kim loại ở nhiêṭ đô ̣cao. X là kim loaị nào?

A. Fe.                             B. Al.                             C. Mg.                           D. Cu.

Câu 26: Kim loại M phản ứng được với các dung dịch HCl, Cu(NO3)2, HNO3 (đặc, nguội). M là kim loại nào dưới đây?

A. Zn.                            B. Ag.                             C. Al.                             D. Fe.

Câu 27: Bột kim loại X tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, không có khí thoát ra. X có thể là kim loại nào?

A. Cu.                            B. Mg.                            C. Ag.                            D. Fe.

Câu 28: Cho hỗn hợp Mg và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm

A. Cu.                            B. CuCl2; MgCl2.           C. Cu; MgCl2.               D. Mg; CuCl2.

Câu 29: Kim loại nào sau đây phản ứng dung dịch CuSO4 tạo thành 2 chất kết tủa?

A. Na.                            B. Fe.                             C. Ba.                             D. Zn.

Câu 30: Phản ứng nào xảy ra ở catot trong quá trình điện phân MgCl2 nóng chảy ?

A. sự oxi hoá ion Mg2+. B. sự khử ion Mg2+.       C. sự oxi hoá ion Cl-.    D. sự khử ion Cl-.

Câu 31: Oxi hóa 0,5 mol Al cần bao nhiêu mol H2SO4 đặc, nóng?

  1. 0,75 mol.                     B.1,5 mol.                               C.3 mol.                      D.0,5 mol.

Câu 32: Đốt cháy hết 1,8g một kim loại hóa trị II trong khí clo thu được 7,125g muối khan của kim loại đó. Kim loại đem đốt là

  1. Zn.                               B.Cu.                                       C.Mg                           D.Ni.

Câu 33: Cho a gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,896 lít khí NO (đkc). Tìm giá trị của a?

  1. 1,08 gam.                    B.1,80 gam.                            C.18,0 gam.                D.10,8 gam.

Câu 34: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4  2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là

A. 150ml.                    B. 75ml.                                  C. 60ml.                      D. 30ml.

Câu 35: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2  trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2  trong dung dịch Y là (Cho H = 1; Mg = 24; Cl = 35,5; Fe = 56)

A. 24,24%.                  B. 15,76%.                              C. 28,21%.                  D. 11,79%.

Câu 36: Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ I = 10A trong thời gian t, ta thấy có 224 ml khí ở đktc thoát ra ở anod. Biết rằng điện cực trơ và hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng catot tăng lên và thời gian điện phân là:

A. 1,28g; 6 phút 26 giây                                            B. 0,32g; 6 phút 26 giây                      

C. 0,64g ; 6,4 phút                                                     D. 3,2g ; 6,4 phút

Câu 37: Đốt 5,6 gam Fe trong không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trịcủa m là

A. 18,0.                       B. 22,4.                       C. 15,6.                       D. 24,2.

Câu 38:Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO33 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là

A. 4,72.                       B. 4,08.                       C. 4,48.                       D. 3,20.

Câu 39:Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

A. 6,72.                       B. 8,96.                       C. 4,48.                       D. 10,08.

Câu 40: Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của  ). Giá trị của t là

A. 0,8.                         B. 0,3.                         C. 1,0.                         D. 1,2.

 

Xem thêm
Ôn tập đại cương kim loại 05 Hoá Học 12 (trang 1)
Trang 1
Ôn tập đại cương kim loại 05 Hoá Học 12 (trang 2)
Trang 2
Ôn tập đại cương kim loại 05 Hoá Học 12 (trang 3)
Trang 3
Ôn tập đại cương kim loại 05 Hoá Học 12 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống