Ôn tập đại cương kim loại 04 - Hoá Học 12

Tải xuống 5 6.8 K 58

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu bài tập Ôn tập đại cương kim loại 04 - Hoá Học 12, tài liệu bao gồm 4 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi TN THPT môn Hoá Học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

BÀI 4  ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI 04- TỰ LUYỆN

Câu 1: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

       A. W.                           B. Al.                             C. Na.                            D. Fe.

Câu 2: Khi tăng dần nhiệt độ, khả năng dẫn điện của hợp kim

       A. tăng.                       B. giảm rồi tăng.            C. giảm.                         D. tăng rồi giảm.

Câu 3: Cho dãy các kim loại Mg, Cr, K, Li. Kim loại mềm nhất trong dãy là

       A. Cr.                          B. Mg.                            C. K.                              D. Li.

Câu 4: Dãy sắp xếp theo chiều tăng tính dẫn điện của kim loại (từ trái qua phải) là

       A. Au, Fe, Ag, Cu.      B. Ag, Cu, Au, Fe.         C. Au, Ag, Cu, Fe.        D. Fe, Au, Cu, Ag.

Câu 5: Kim loại khác nhau có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau. Sự khác nhau đó được quyết định bởi

       A. khối lượng riêng khác nhau.                         B. kiểu mạng tinh thể khác nhau.

       C. mật độ electron tự do khác nhau.                  D. mật độ ion dương khác nhau.

Câu 6: Các tính chất vật lí chung của kim loại gây ra do

       A. các electron tự do trong mạng tinh thể.        B. các ion kim loại.

       C. các electron hóa trị.                                      D. Các kim loại đều là chất rắn.

Câu 7: Tính chất vật lý nào sau đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?

       A. Tính dẻo.                                                       B. Tính dẫn điện và nhiệt.

       C. Ánh kim.                                                       D. Tính cứng.

Câu 8: Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài là những mảnh màu vàng lấp lánh cực mỏng. Đó chính là những lá vàng có chiều dày 1.10-4 mm. Người ta đã ứng dụng tính chất vật lí gì của vàng khi làm tranh sơn mài?

       A. Có khả năng khúc xạ ánh sáng.                    B. Tính dẻo và có ánh kim.

       C. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt.                               D. Mềm, có tỉ khổi lớn.

Câu 9: Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây không đúng?

       A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.            

       B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.

       C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.        

       D. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?

       A. Tính chất lý học do electron tự do gây ra gồm: tính dẻo, ánh kim, độ dẫn điện, tính cứng.

       B. Trong nhóm IA tính kim loại tăng dần từ Cs đến Li.

       C. Ở điều kiện thường tất cả kim loại đều là chất rắn.

       D. Crom là kim loại cứng nhất, Hg là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.

Câu 11: Cho một miếng Fe vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng, bọt khí H2 sẽ bay ra nhanh hơn khi ta thêm vào cốc trên dung dịch nào trong các dung dịch sau

       A. ZnSO4.                    B. Na2SO4.                     C. CuSO4.                      D.  MgSO4.

Câu 12: Cho bột sắt vào dung dịch HCl sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng nào sau đây?

       A. Bọt khí bay lên ít và chậm dần.                    B. Bọt khí bay lên nhanh và nhiều dần lên.

       C. Không có bọt khí bay lên.                            D. Dung dịch không chuyển màu.

Câu 13: Cho bốn ống nghiệm chứa dung dịch HCl, nhúng vào mỗi ống một mẩu kẽm. Sau đó cho thêm một vài giọt dung dịch muối X vào. Muối X là muối nào thì khí H2 thoát ra nhanh nhất?

       A. NiSO4.                    B. CuSO4.                      C. FeSO4.                       D. SnSO4.

Câu 14: Nhúng thanh kẽm trong dung dịch HCl 1M (TN1), nhúng thanh kẽm trong dung dịch HCl 1M có nhỏ vài giọt CuSO4 (TN2), nhúng hợp kim kẽm và sắt trong dung dịch HCl 1M (TN3). Thí nghiệm có tốc độ thoát khí hiđro nhanh nhất là

       A. thí nghiệm 1.                                                 B. thí nghiệm 2.

       C. thí nghiệm 3.                                                 D. tốc độ thoát khí ở các thí nghiệm bằng nhau.

Câu 15: Trong số các trường hợp sau, có mấy trường hợp không xảy ra ăn mòn điện hóa?

(a) Cho lá kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.

(b) Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây bằng đồng nối với một đoạn dây bằng thép.  

(c) Một tấm tôn che mái nhà.                       

(d) Những thiết bị bằng kim loại thường xuyên tiếp xúc với hơi nước.

       A. 2.                            B. 3.                               C. 4.                               D. 1.

Câu 16: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của nó?

       A. Al.                          B. Na.                             C. Cu.                            D. Fe.

Câu 17: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua của nó?

       A. Al.                          B. Ca.                             C. Cu.                            D. Fe.

Câu 18: Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây?

       A. Al2O3.                     B. MgO.                         C. CaO.                          D. CuO.

Câu 19: Để thu được kim loại Fe từ dung dịch Fe(NO3)2 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?

       A. Zn.                          B. Fe.                             C. Na.                            D. Ca.

Câu 20: Trong công nghiệp kim loại nào dưới đây được điều chế bằng điện phân nóng chảy?

       A. Na.                          B. Cu.                             C. Fe.                             D. Ag.

Câu 21: Kim loại M có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt điện, điện phân. Kim loại M là

       A. Mg.                         B. Cu.                             C. Al.                             D. Na.

Câu 22: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng điện phân dung dịch muối?

       A. K.                            B. Al.                             C. Ca.                             D. Cu.

Câu 23: Dãy các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là

       A. Mg, Zn, Cu.            B. Fe, Cu, Ag.                C. Al, Fe, Cr.                 D. Ba, Ag, Au.

Câu 24: Khi điện phân CaCl2 nóng chảy (điện cực trơ), tại cực dương xảy ra

       A. sự khử ion .      B. sự khử ion Ca2+.        C. sự oxi hoá ion Ca2+D. sự oxi hoá ion .

Câu 25: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là

       A. khử cation kim loại.                                      B. oxi hóa cation kim loại.

       C. oxi hóa kim loại.                                           D. khử kim loại.

Câu 26: Ngâm 21,6 gam Fe vào dung dịch Cu(NO3)2, phản ứng xong thu được 23,2 gam hỗn hợp rắn. Lượng đồng bám vào sắt là

       A. 12,8 gam.                     B. 6,4 gam.                  C. 3,2 gam.                  D. 1,6 gam.

Câu 27: Để làm sạch một mẫu thủy ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì; người ta ngâm thủy ngân này trong dung dịch:

       A. ZnSO4.                         B. Hg(NO3)2.                           C. HgCl2.                D. HgSO4.

Câu 28: Ngâm một lá Zn trong dung dịch có hòa tan 32 gam CuSO4. Phản ứng xong khối lượng lá kẽm giảm 0,5%. Khối lượng lá kẽm trước khi tham gia phản ứng là

       A. 40 gam.                        B. 60 gam.                               C.13 gam.                   D. 6,5 gam.

Câu 29: Ngâm một lá kẽm trong 200 gam dung dịch FeSO4 7,6%. Khi phản ứng kết thúc lá kẽm giảm bao nhiêu gam?

       A. 6,5 gam.                       B. 5,6 gam.                              C. 0,9 gam.                  D. 9 gam.

Câu 30: Ngâm một đinh sắt trong 100 ml dung dịch CuCl2 1M, giả thiết Cu tạo ra bám hết vào đinh sắt. Sau khi phản ứng xong lấy đinh sắt ra, sấy khô, khối lượng sắt tăng thêm

       A. 15,5g               B. 0,8g                                    C. 2,7g                                    D. 2,4g

Câu 31: Hòa tan hoàn toàn 28g Fe vào dung dịch AgNO3 dư thì khối lượng chất rắn thu được là

       A. 108g                             B. 216g                           C. 162g                                      D. 154g 

Câu 32: Cho hỗn hợp Zn, Mg và Ag vào dung dịch CuCl2 sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp ba kim loại. Ba kim loại đó là

       A. Mg, Cu và Ag.        B. Zn, Mg và Ag.           C. Zn, Mg và Cu.           D. Zn, Ag và Cu.

Câu 33: Dãy kim loại nào sau đây khi cho mỗi kim loại vào dung dịch FeCl3 dư đến phản ứng xảy ra hoàn toàn không thu được chất rắn?

       A. Cu; Fe; Zn; Al.       B. Na; Ca; Al; Mg.        C. Ag; Al; K; Ca.          D. Ba; K; Na; Ag.

Câu 34: Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là

       A. 3.                            B. 1.                               C. 4.                               D. 2.

Câu 35: Cho các kim loại sau: K, Ba, Cu và Ag. Số kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch (điện cực trơ) là

       A. 1.                            B. 4.                               C. 3.                               D. 2.

Câu 36: Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Al, K, Mg. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kết tủa là

       A. 3.                            B. 4.                               C. 5.                               D. 2.

Câu 37:. Ngâm một lá sắt trong 250 ml dd Cu(NO3)2 0,2 M đến khi kết thúc phản ứng , lấy lá sắt ra cân lại thấy khối lượng lá sắt tăng 0,8 % so với khối lượng ban đầu. Khối lượng lá sắt trước phản ứng là

       A.   32 g                            B. 50 g                            C.  0,32 g                        D. 0,5 g

Câu 38: Mgâm một lá kẽm  trong dung dịch có chứa 2,24g ion kim loại có điện tích 2+. Phản ứng xong, khối lượng lá kẽm tăng thêm 0,94g. Hãy xác định ion kim loại trong dung dịch ban đầu.

       A. Cu                          B. Mg                               C. Cd2+                            D. Hg

Câu 39: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10gam trong 250gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.  Khối lượng của vật sau phản ứng là 

       A. 10,32g                       B. 10,76g                            C. 11,08g                        D. 11,32g

Câu 40: Một hợp kim Cu- Al có cấu tạo bằng tinh thể hợp chất hoá học. Trong hợp chất chứa 12,3% khối lượng  Al . CTHH của hợp chất là

       A. CuAl3                                B. Cu3Al                           C. Cu2Al3                                 D. CuAl

Câu 41: Hoà tan hỗn hợp gồm 0,05 mol Ag và 0,03 mol Cu vào dd HNO3 thu được hh khí A gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 2:3. Thể tích hh khí A ở đkc là

       A. 1,366 lit                               B. 2,224 lit                               C. 2,737 lit                     D. 3,3737 lit

Câu 43: Nung một mẫu thép có khối lượng 10 gam trong khí O2 dư thấy sinh ra 0,1568 lít CO2 ở đktc. Phần trăm khối lượng cacbon trong mẫu thép là

       A. 0,64%              B. 0,74%                                 C. 0,84%                                 D. 0,48%

Câu 44: Ngâm một đinh sắt trong 100ml dung dịch CuCl2 1M. Sau khi phản ứng xong lấy đinh sắt ra, sấy khô. Khối lượng đinh sắt tăng thêm

       A. 15,5 g              B. 0,8 g                                   C. 2,7 g                                   D. 2,4 g

Câu 45: Ngâm 2,33g hợp kim Fe-Zn trong lượng dư dd HCl đến khi phản ứng hoàn toàn thấy giải phóng 896 ml khí H2 (đkc). Thành phần phần trăm hợp kim này là

       A. 27,9% Zn và 72,1% Fe                                                           B. 26,9% Zn và 73,1% Fe

       C. 25,9% Zn và 74,1% Fe                                                           D. 24,9% Zn và 75,1% Fe

Câu 46: Cho 4,8g kim loại hóa trị II hòa tan hoàn toàn trong dd HNO3 loãng, thu được 1,12 lít NO duy nhất (đkc). Kim loại R là

       A. Zn                                B. Mg                                      C.  Fe                                 D. Cu

Câu 47: Để khử hoàn toàn 45g hỗn hợp gồm Cu, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe và MgO cần dùng vừa đủ 8,4 lít CO (đkc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là

       A. 39g                              B. 38g                                     C. 24g                                 D. 42g

Câu 48: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X l

       A. 6,52 gam                                 B. 8,88 gam                C. 13,92 gam              D. 13,32 gam

Câu 49: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc nguội), sau khi kết      thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là

       A. 15,6                             B. 10,5                        C. 12,3                        D. 11,5

Câu 50: Tiến hành hai thí nghiệm sau:

-Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;

-Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2

    A. V1 = 5 V2                       B. V1 = V2                   C. V1 = 2V2                 D. V1 = 10V2

Câu 51: Nhúng thanh kim loại M hoá trị II vào 1120ml dung dịch CuSO4 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng thanh kim loại tăng 1,344g và nồng độ CuSO4 còn lại là 0,05M. Cho rằng Cu kim loại giải phóng ra bám hết vào thanh kim loại. Kim loại M là

    A. Mg                              B. Al                                       C. Fe                                  D. Zn.

Câu 52: Nhúng một thanh Mg vào 200ml dung dịch Fe(NO3)3 1M, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra cân lại thấy khối lượng tăng 0,8g. Số gam Mg đã tan vào dung dịch là

     A. 1,4g                             B. 4,8g                                    C. 8,4g                               D. 4,1g.

Câu 53: Khi điện phân muối clorua kim loại nóng chảy, người ta thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức muối clorua đã điện phân là

     A. NaCl.                         B. CaCl2.                    C. KCl.                        D. MgCl2.

Câu 54:. Cho 5,5g hỗn hợp Al và Fe (trong đó số mol Al gấp đôi số mol Fe) vào 300 ml dung dịch AgNO3 1M. Khuấy kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

     A. 33,95g             B. 39,35g                                C. 35,2g                                  D. 35,39g

Câu 55: Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,448 lít khí NO và dung dịch Y.Biết trong cả hai trường hợp NO là sản phẩm khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu (không tạo thành sản phẩm khử của   Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

     A. 2,40.                       B. 4,06.                       C. 3,92.                                   D. 4,20.

 

Xem thêm
Ôn tập đại cương kim loại 04 - Hoá Học 12 (trang 1)
Trang 1
Ôn tập đại cương kim loại 04 - Hoá Học 12 (trang 2)
Trang 2
Ôn tập đại cương kim loại 04 - Hoá Học 12 (trang 3)
Trang 3
Ôn tập đại cương kim loại 04 - Hoá Học 12 (trang 4)
Trang 4
Ôn tập đại cương kim loại 04 - Hoá Học 12 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống