Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Giáo án Sinh học 8 Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ HS trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó.
+ Kể một số bệnh về thận và đường tiết niệu. Cách phòng tránh các bệnh này.
+ Trình bày được các thói quen, xây dựng các thói quen để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích cơ sở khoa học của nó.
+ Biết giữ vệ sinh hệ tiết niệu.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát liên hệ thực tế
3.Thái độ: Bồi dưỡng cho HS thói quen sống khoa học, ăn uống hợp lí để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: phóng to H 38.1; 39.1.
2.Học sinh: Phiếu học tập. Đọc trước bài ở nhà.
III. Hoạt động dạy - học.
1.Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Trình bày sự tạo thành nước tiểu?
* Đặt vấn đề: Hoạt động bài tiết đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể. Vậy, làm thế nào để có một hệ bài tiết hoạt động có hiệu quả?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
GHI BẢNG |
||||||||
Hoạt động 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi: + Có những tác nhân nào gây hại cho hoạt động của hệ bài tiết nước tiểu? + Hoàn thành phiếu học tập? HS tự nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu. Lớp trao đổi, bổ sung, GV kết luận. Hoạt động 2: GV yêu cầu HS vận dụng thông tin mục I, hoàn thành bảng 40 SGK: Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến, GV tổng hợp ý kiến của các nhóm, thông báo đáp án đúng. HS tự rút ra kết luận
GV hỏi thêm: Dựa trên những kiến thức đã biết em hãy xây dựng cho mình một thói quen sống khoa học? Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung |
I. Một số tác nhân gây hại * Kết luận: - Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu: + Các vi sinh vật gây bệnh. + Các chất độc trong thức ăn. + Các chất tạo sỏi.
II. Xây dựng thói quen sống khoa học
*Kết luận: - Các thói quen sống khoa học: + Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu. + Khẩu phần ăn hợp lý: Không ăn quá nhiều chất prôtêin, quá chua, quá mặn, hay quá nhiều chất tạo sỏi; Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại; Uống đủ nước. + Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn lâu.
|
Phiếu học tập
Tác nhân |
Tổn thương hệ bài tiết nước tiểu |
Hậu quả |
Vi khuẩn |
- Cầu thận bị viêm và suy thoái. |
- Quá trình lọc máu bị trì trệ " các chất cặn bã và chất độc hại tích tụ trong máu " cơ thể nhiễm độc, phù " suy thận " chết. |
Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống, thức ăn ôi thiu, thuốc. |
- Ống thận bị tổn thương, làm việc kém hiệu quả. |
- Quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp bị giảm " môi trường trong bị biến đổi " trao đổi chất bị rối loạn ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ. - Ống thận tổn thương " nước tiểu hoà vào máu " đầu độc cơ thể. |
Khẩu phần ăn không hợp lí, các chất vô cơ và hữu cơ kết tinh ở nồng độ cao gây ra sỏi thận. |
- Đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn. |
- Gây bí tiểu " nguy hiểm đến tính mạng. |
4/ Luyện tập, củng cố: (4’)
- Cần làm gì để bảo vệ hệ bài tiết?
- Yêu cầu HS đọc “Ghi nhớ” SGK.
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)
- Đọc “Em có biết”.
- Học bài và làm bài tập trong SBT.
- Đọc trước bài 41.