Giáo án Sinh học 8 Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo mới, chuẩn nhất

Tải xuống 3 0.9 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 

THỰC HÀNH: HÔ HẤP NHÂN TẠO

  1. Mục tiêu:
  2. Kiến thức :

- Hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo.

- Nắm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.

- Biết phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực.

  1. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.

- Rèn kĩ năng thực hành, quan sát.

  1. Thái độ:

- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

- Tính cẩn thận, nghiêm túc, giữ vệ sinh trong phòng thực hành.

  1. Chuẩn bị

1.Giáo viên:Hình 23-1; 23-2 SGK

2.Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. Chuẩn bị theo nhóm như đã phân công.

III. Tiến trình bài giảng.

  1. Kiểm tra bài cũ:

*Câu 1: Nêu các tác nhân gây hại cho đường hô hấp và biện pháp bảo vệ đường hô hấp khỏi các tác nhân gây hại?

-  Kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ, kiểm tra mục đích của bài thực hành.

* Đặt vấn đề: Trong một số trường hợp tai nạn, nạn nhân có thể bị ngừng hô hấp. Trước tình huống đó nếu là bản thân em thì em sẽ làm gì để cấp cứu nạn nhân?

  1. Dạy nội dung bài mới:
  Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

 

GV gọi 1 HS đọc phần I. MỤC TIÊU của bài học.

 

GV yêu cầu: Tìm hiểu thông tin mục III SGK trang 75, liên hệ thực tế cuộc sống: Hãy nêu những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng gián đoạn hô hấp cho nạn nhân?

HS tìm hiểu thông tin, trình bày, GV chốt:

 

GV chiếu hình SGK, yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày các phương pháp cấp cứu nạn nhân bị gián đoạn hô hấp?

GV yêu cầu HS thử thực hiện thao tác hô hấp nhân tạo.

Các nhóm thảo luận, trình bày các phương pháp hô hấp nhân tạo. Thực hiện các thao tác của từng phương pháp.

GV cho các nhóm tự đánh giá kết quả lẫn nhau. GV đánh giá, phân tích kết quả của từng nhóm. Từ đó hoàn chỉnh phương pháp và thao tác.

GV tổ chức cho các nhóm thực hiện thao tác cấp cứu GV theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ các nhóm yếu.

Cho nhóm làm tốt nhất nêu nguyên nhân thành công, nhóm làm chưa tốt nêu lí do vì sao thất bại. GV nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm.

 

 

 

 

GV hướng dẫn HS viết bài thu hoạch như SGK trang 77.

Các nhóm tổ chức viết bài thu hoạch.

Yêu cầu HS dọn vệ sinh phòng thực hành.

I. MỤC TIÊU:

SGK

II. CHUẨN BỊ:

Theo nhóm như đã dặn

III. Nội dung và cách tiến hành

1. Nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp

 

* Kết luận: Có nhiều nguyên nhân gây ngừng hô hấp: Chết đuối, điện giật, làm việc lâu trong môi trường thiếu khí hoặc có nhiều khí độc,…

 

2. Phương pháp cấp cứu

- Trước hết cần loại bỏ nguyên nhân gây gián đoạn hô hấp.

- Tiến hành cấp cứu nạn nhân bằng phương pháp hô hấp nhân tạo.

a/ Phương pháp hà hơi thổi ngạt:

- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngã ra phía sau.

- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay (ngón trỏ và cái).

- Tự hít vào một hơi đầy lồng ngực rồi ghé sát vào miệng nạn nhân thổi vào hết sức (Lặp lại nhiều lần).

- Thổi liên tục với nhịp 12 - 20 lần/phút cho đến khi nạn nhân tự hô hấp được.

b/ Phương pháp ấn lồng ngực:

- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngã ra phía sau.

- Cầm hai cổ tay, dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân để ép không khí ra ngoài (Lặp lại nhiều lần).

- Làm liên tục với nhịp 12 - 20 lần/phút cho đến khi nạn nhân tự hô hấp được.

3. Thu hoạch

 

  1. Cng cố, luyện tập:

- GV đánh giá giờ thực hành của học sinh về kiến thức, kĩ năng và thái độ.

- Gợi  ý viết thu hoạch

- Mỗi HS tự làm ở nhà rồi nộp báo cáo cho GV đánh giá.

  1. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:

- Hướng dẫn làm bài tập cuối bài:

Câu 1: So sánh các tình huống chủ yếu cần được hô hấp nhân tạo.

* Giống nhau: cơ thể nạn nhân đều thiếu oxi, mặt tím tái.

* Khác nhau: - Chết đuối do phổi ngập nước.

                    - Điện giật: do cơ hô hấp và có thể cả cơ tim co cứng.

                    - Bị lâm vào môi trường ô nhiễm; ngất hay ngạt thở.

-Không làm tổn thương lồng ngực (gãy xương sườn).

- Kĩ năng như bước 2 SGK mục II.

- Ôn tập cấu tạo hệ tiêu hoá của thú.

 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo mới, chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo mới, chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo mới, chuẩn nhất (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống