Đề cương ôn thi THPT QG phần 1 chương 2 - Sinh Học lớp 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Đề cương ôn thi THPT QG phần 1 chương 2 - Sinh Học lớp 12, tài liệu bao gồm 8 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi THPT QG môn Sinh học sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC - LỚP 12

PHẦN I: DI TRUYỀN HỌC

Chương II

TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Câu 1: Định luật II của Menđen chỉ áp dụng cho phép lai:

a. Lai một cặp tính trạng.                                           b. Lai hai cặp tính trạng.        

c. Lai ba cặp tính trạng.                                              d. Lai bốn cặp tính trạng.

Câu 2: Phát hiện ra phép lai phân tích là:

a. Moocgan.                b. Oatxơn-Cric.                       c. Menđen.                              d. Coren.

Câu 3: Một trong các điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li độc lập là:

a. Mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể.                    b. Hai gen không alen cùng năm trên một NST.

c. Gen lặn nằm trên NST X.                                       d. Gen nằm trên NST Y.

Câu 4: Cho cơ thể có kiểu gen AaBbCC giảm phân bình thường, xác định tỉ lệ phần trăm (%) mỗi loại giao tử?

a. ABC = AbC = aBC = abC = 20%.                          B. ABC = AbC = aBC = abC = 25%.

c. ABC = AbC = aBC = abC = 30%.                          D. ABC = AbC = aBC = abC = 40%.

Câu 5: Trong các thí nghiệm của Menđen, phép lai thuận nghịch cho kết quả:

a. Không giống nhau.   b. Phụ thuộc vai trò bố mẹ.   c. Giống nhau.    d. Phụ thuộc vào gen trội hay gen lặn.

Câu 6: Thế hệ con có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm  là của phép lai:

a. AaBb x AaBb.                     b. AaBb x Aabb.                     c. AaBb x aaBB.                     d. Aabb x aabb.

Câu 7: Từ phép lai AaBb x Aabb, thế hệ con có tỉ lệ phân li kiểu hình là:

a. 1 : 1 : 1 : 1 : 1.                     b. 3 : 3 : 1 : 1.                          c. 9 : 3 : 3 : 1.                          d. 4 : 4 : 1 : 1.

Câu 8: Phép lai nào có 6,25% cơ thể mang kiểu hình lặn?

a. AaBb x AaBb.                     b. AaBb x aaBb.                     c. AaBb x Aabb.                     d. AaBb x aabb.

Câu 9: Moocgan phát hiện ra di truyền liên kết và hoán vị gen qua:

a. Phương pháp phân tích cơ thể lai.                                      b. Phương pháp lai tạp giao.

c. Phép lai phân tích thuận nghịch.                                        d. Phép lai thuận nghịch.

 

Câu 10: Quy luật di truyền làm hạn chế biến dị tổ hợp là:

A. Phân li độc lập.                  b. Liên kết gen.                       c. Hoán vị gen.                        d. Tương tác gen.

Câu 11: Đặc điểm không có ở hoán vị gen là:

a. Cơ thể dị hợp 2 cặp gen trở lên.                           b. 2 gen không alen cùng nằm trên một NST.

c. Có 2 loại giao tử với tỉ lệ giao tử bằng nhau.       d. Tỉ lệ các loại giao tử phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.

Câu 12: Cơ thế có kiểu gen AaBbCcDD có số loại giao tử là:

a. 4                              b. 6                                          c. 8                                          d. 16

Câu 13: Điểm nổi bật của tương tác giữa các gen không alen là:

a. Xuất hiện kiểu hình giống bố mẹ.                          b. Xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở bố và mẹ.

c. Xuất hiện biến dị tổ hợp.                                        d. Hạn chế biến dị tổ hợp.

Câu 14: Cho biết phép lai AaBbDd x AaBbdd , xác định số kiểu tổ hợp và số loại kiểu hình:

a. 16 kiểu tổ hợp, 4 loại kiểu hình.                             b. 18 kiểu tổ hợp, 6 loại kiểu hình.

c. 32 kiểu tổ hợp, 8 loại kiểu hình.                             d. 24 kiểu tổ hợp, 8 loại kiểu hình.

Câu 15: Quy luật di truyền cho số loại giao tử ít nhất là:

a. Liên kết gen.                       b. Phân li độc lập.                   c. Hoán vị gen.                        d. Tương tác gen.

Câu 16: Cơ thể có kiểu gen , tỉ lệ phần trăm (%) giao tử liên kết là bao nhiêu, biết f = 20%.

a. AB = ab = 20%.                  b. AB = aB = 10%.                 c. Ab = aB = 40%.                 d. AB = ab = 40%.

Câu 17: Đặc điểm không có ở di truyền qua nhân là:

a. Gen nằm trên NST thường.                                    b. Gen nằm trong tỉ thể, lạp thể.                       

c. Gen nằm trên NST X.                                             d. Gen nằm trên NST Y.

Câu 18: Trong lai một tính, quy luật di truyền tồn tại 5 kiểu gen:

a. Định luật phân li của Menđen.                               b. Di truyền qua tế bào chất.

c. Gen nằm trên NST X.                                             d. Gen nằm trên NST Y.

Câu 19: Bố mẹ bình thường về bệnh bạch tạng, con có 25% bị bệnh ( bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường). Kiểu gen của bố, mẹ như thế nào?

a. AA x Aa.                             b. Aa x aa.                               c. AA x aa.                              d. Aa x Aa.

Câu 20: Gen nằm trên NST Y tuân theo quy luật.

a. Di truyền thẳng 100% cho giới XY.                                   b. Di truyền giống nhau ở 2 giới.

c. Di truyền chéo.                                                                   d. Di truyền theo dòng mẹ.

Câu 21: Ý nghĩa thực tiễn của gen nằm trên NST X là:

a. Xác định gen trội hay gen lặn.                                            b. Sớm phân biệt đực cái.

c. Điều chính các biến dị có lợi.                                             d. Xác dịnh các kiểu hình tốt.

Câu 22: Dặc điểm con di truyền theo dòng mẹ là:

a. Phụ thuộc vào bố.                                                               b. Phụ thuộc vào cả bố và mẹ.

c. Phụ thuộc chủ yếu vào tế bào chất của mẹ.                                    d. Phụ thuộc vào môi trường.

Câu 23: Bệnh máu không đông do gen lặn h nằm trên NST X, để con trai không mắc bệnh này, kiểu gen của bố mẹ như thế nào?

a. XHXH x XhY.                       b. XHXh x XhY.                       c. XhXh x XHY.                       d. XHXh x XHY.

Câu 24: Bố mẹ di truyền cho con:

a. Một hiểu hình.     b. Một kiểu gen.    c. Một số tính trạng có sẵn.    d. Một số các đặc tính di truyền cơ bản.

Câu 25: Đặc điểm của di truyền liên kết với NST X là:

a. Di truyền thẳng cho cả 2 giới.                                b. Di truyền thẳng 100% cho giới XY.

c. Di truyền chéo.                                                       d. Di truyền theo dòng mẹ.

Câu 26: Trong cơ thể sinh vật, gen chủ yếu nằm ở:

a. Trong NST giời tính.          b. Trong ti thể.            c. Trong lạp thể.                      d. Trong NST thường.

Câu 27: Một trong các quy luật  di truyền làm tăng biến dị tổ hợp là:

a. Di truyền qua tế bào chất.               b. Liên kếtgen.                        c. Hoán vị gen.                        d. Tương tác gen.

Câu 28: Lai phân tích co 1tỉ lệ 1 : 3 là của tỉ lệ nào trong quy luật tương tac 1gen?

a. 9 : 6 : 1.                   b. 9 : 7.                        c. 9 : 3 : 4.                               d. 12 : 3 :1.

Câu 29: Đặc điểm của di truyền tác động cộng gộp là:

a. Sự tương tác bổ trợ giữa các gen không alen.                    b. Sự tương tác ác chế của các gen không alen.

c. Vai trò của mỗi gen trội như nhau trong sự hình thành tính trạng.

d. Một gen tác động lên nhiều tính trạng.

Câu 30: Ở phép lai AaBbDd x AaBbDd, tỉ lệ cơ thể đồng hợp tử về 4 gen trội là:

a. .                          b. .                         c.  .                                     d. .

Câu 31: Đcặ điểm đúng với thường biến là:

a. Sự biến đổi kiểu gen trước môi trường.                             b. Sự biến đổi đột ngột về một loại tính trạng.

c. Sự biến đổi kiểu hình theo 1 hướng xác định.                    d. Sự biến đổi kiểu hình ngẫu nhiên.

Câu 32: Mức phản ứng là:

a. Giới hạn thường biến.                                                         b. Giới hạn đột biến gen.           

c. Giới hạn biến dị tổ hợp.                                                      d. Giới hạn đột biến NST.

Câu 33: Kiểu hình của cơ thể sinh vật là kết quả của:

a. Kiểu gen quy định.                                                             b. Môi trường tac động.

c. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.                        d. Mức phản ứng.

Câu 34: Trong chăn nuôi trồng trọt, năng suất phụ thuộc vào:

a. Giống.           b. Kĩ thuật chăm sóc.                          c. Mùa vụ.           d. Kết quả tác động của cả giống và kĩ thuật.

Câu 35: Ý nghĩa của thường biến là:

A. Tăng cường biến dị tổ hợp.                                               b. Hạn chế biến dị tổ hợp.

c. Giúp sinh vật thcíh nghi với môi trường.                           d. Tạo ra nhiều đặc tính tốt cho sinh vật.

Câu 36: Gen đa hiệu là hiện tượng:

a. Nhiều gen chi phối lên 1 tính trạng.                                   b. Một gen chi phối lên nhiều tính trạng.

c. Một gen chi phối 1 tính trạng.                                            d. Cộng gộp giữa các gen trội.

Câu 37: Muốn vượt giới hạn năng suất của giống cần:

a. Gây đột biến tạo giống mới.                                               b. Áp dụng biện pháp kĩ thuật sản xuất tối ưu.

c. Cải tạo giống cũ.                                                                 d. Gieo trồng theo đúng mùa vụ.

Câu 38: Để phân biệt giữa thường biến và đột biến dựa vào:

a. Kiểu gen.         b. Kiểu hình.             c. Biến dị có di truyền hay không di truyền.             d. Mức phản ứng.

Câu 39: Quy lậut di truyền liên kết với giới tính là của:

a. Menđen.                  b. Moocgan.                            c. Coren.                                 d. Đacuyn.

Câu 40: Gen nằm trong tế bào chất thì phép lai thuận nghịch có:

a. Kết quả giống nhau.                                                            b. Kết quả thay đổi.   

c. Kết quả không giống nhau.                                                 d. Kết qủ phụ thuộc vào dòng mẹ.

Câu 41: Một gen có 2 alen, số kiểu gen có thể tạo được là:

a. 2                              b. 4                              c.6                               d. 8

Câu 42: Để phân biệt liên kết hoàn toàn với liên kết không hoàn toàn dựa vào:

a. Kiểu hình.               b. Kiểu gen.                c. Tỉ lệ phân li kiểu hình.                    d. Tỉ lệ phân li kiểu gen.

Câu 43: Các tỉ lệ của quy luật tương tác  gen là các biến dạng của phân li độc lập vì:

a. Một gen quy định một tính trạng.                           b. Một gen quy định nhiều tính trạng.

c. Một gen nằm trên 1 NST.                                       d. Hai gen không alen cùng nằm trên 1 NST.

Câu 44: Không dùng phép lai thuận nghịch để phát hiện quy luật di truyền:

a. Menđen.                  b. Moocgan.                            c. Coren.                     d. Tương tác gen.

Câu 45: Trường hợp tính trạng biểu hiện ở hai giới đực cái khác nhau khi:

a. Gen nằm trên NST thường.                                    c. Gen nằm trên NST giới tính X.

c. Gen nằm ở ti thể, lạp thể.                                       d. Gen nằm trên NST giới tính Y.

Câu 46: Chọn phép lai cho ra nhiều kiểu hình nhất:

a. AaBb x AaBb.                     b.  x .            c. XAXaBb x XAYBb.          d. XAXaBb x XaYbb.

Câu 47: Nếu tần số hoán vị gen bằng 50%, thì hoán vị gen và PLĐL:

a. Giống tỉ lệ phân li kiểu gen.                                               b. Giống tỉ lệ phân li kiểu hình.

c. Không thể coi hoán vị gen giống với PLĐL.                      d. Hoán vị gen giống PLĐL.

Câu 48: Gen đa hiệu là:

a. Một gen chi phối lên nhiều tính trạng.                               b. Nhiều gen chi phối lên một tính trạng.

c. Gen đa alen.                                                                        d. Một gen chi phối lên một tính trạng.

Câu 49: Điểm giống nhau của NST thường và NST giới tính là:

a. Mang gen quy định giới tính.                                             b. Có khả năng tự nhân đôi khi phân bào.

c. Tồn tại thành từng cặp đồng dạng.                                     d. Di truyền thẳng các tính trạng cho thế hệ sau.

Câu 50: Tỉ lệ kiểu hình 3 : 3 : 1 : 1 là của phép lai:

a. AaBb x AaBb.                     b. AaBB x Aabb.                    c. AaBb x Aabb.                     d. aaBB x AaBb.

Câu 51: ở mèo, quy định về màu lông DD → lông đen, Dd → lông tam thể, dd → lông vàng. Gen quy định màu lông nằm trên NST X, thực tế hiếm có mèo đực tam thể vì:

a. Phụ thuộc vào mẹ.        b. Phụ thuộc vào bố.           c. Chỉ có một NST X.           d. Phụ thuộc vào đột biến.

Câu 52: Cho biết kiểu gen AaXBXb tạo ra số loại giao tử là:

a. 2                              b. 4                                          c. 6                                          d. 8

Câu 53: Phổ biến nhưng lại ít có ý nghĩa về mặt tiến hoá là quy luật di truyền:

a. Hoán vị gen.                        b. Liên kết gen.                       c.                     d. Phân li độc lập.

Câu 54: Một cơ thể thực vật dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn, thế hệ lai thu được 4% kiểu hình lặn, phéo lai này là của quy luật di truyền:

a Phân li độc lập.                    b. Liên kết gen.                       c. Hoán vị gen.                        d. Tương tác gen.

Câu 55: Không có quan hệ về trội lặn là của quy luật di truyền:

a. Phân li độc lập.                   b. Hoán vị gen.                c. Liên kết gen.              d. Di truyền qua tế bào chất.

Câu 56: Các gen liên kết có thể hình thành:

a. 2 kiểu gen.                           b. 6 kiểu gen.                          c. 8  kiểu gen.                          d. 10 kiểu gen.

Câu 57: Quy luật di truyền không dẫn đến kiểu hình 3 : 1 là:

a. Phân li độc lập.                   b. Di truyền qua tế bào chất.              c. Liên kết gen.            d. Tương tác gen.

Câu 58: Phép lai phân tích của phân li độc lập va 2hoán vị gen giống nhau ở điểm:

a. Tỉ lệ phân li kiểu hình.                                                        b. Tỉ lệ phân li kiểu gen.

c. Đều có 4 kiểu tổ hợp.                                                          d. 4 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

Câu 59: Con sinh ra mang các đặc điểm khác bố mẹ do:

a. Biến dị tổ hợp và đột biến.             b. Thường biến.          c. Đột biến.                 d. Biến dị tổ hợp.

Câu 60: Xác định trường hợp P thuần chủng F1 phân tính?

a. Thí nghiệm về đậu Hà Lan.                                                b. Thí nghiệm về ruồi giấm.  

c. Thí nghiệm về hoa liên hình.                                              d. Thí nghiệm về hoa loa kèn.

Câu 61: Trường hợp trội không hoàn toàn thì:

a. Cặp gen dị hợp biểu hiện tính trạng một bên.                   b. Cặp gen dị hợp biểu hiện tính trạng trung gian.

c. Cặp gen dị hợp biểu hiện tính trạng  của gen trội.            d. Cặp gen dị hợp biểu hiện tính trạng đột biến.

Câu 62: Bệnh di truyền do gen lặn nằm trên NST thường, cả bố mẹ đều mang cặp gen dị hợp thì bệnh xuất hiện là:

a. Sinh con 100% không biểu hiện bệnh.                               b. Sinh con trai bị bệnh với tỉ lệ 50 %.

c. Sinh con biểu hiện bệnh với tỉ lệ 25%.                               d. Sinh con biểu hiện bệnh với tỉ lệ 12,5%.

Câu 63: Hiện tượng của gen đa alen là:

a. Gen có nhiều alen thuộc một lôcut trên cặp NST tương đồng.

b. Gen có hai alen thuộc một lôcut trên cặp NST tương đồng.

c. Gen có nhiều alen thuộc các lôcut khác nhau trên cặp NST tương đồng.

d. Nhiều gen cùng tác động lên sự phát triển của một loại tính trạng.

Câu 64: Để có tỉ lệ phân li kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1, thuộc quy luật di truyền:

a. Phân li độc lập và liên kết gen.                                           b. Phân li độc lập và hoán vị gen.

c. Phân li độc lập và tương tác gen.                                        c. Hoán vị gen và tương tác gen.

Câu 65: Kiểu gen nào phát sinh hoán vị gen?

a. .                         b. .                        c. .                                    d. .

Câu 66: Phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1 là:

a. A x .                      b.  x .              c. x .              d.  x .

Câu 67: Cơ thể người có kiểu gen Aa XMHXmh xảy ra hoán vị gen có f = 20%, tỉ lệ phần trăm (%) giao tử hoán vị chiếm:

a. 5%                           b. 10%                                     c. 12,5%                                  d. 20%

Câu 68: Ở ruồi giấm có kiểu gen AaXBY, có các loại giao tử là:

a. AXB = aY = 50%.                                                   b. AY = aXB = 50%.  

c. AXB = AY = aXB = aY = 25%.                              d. Aa = XBY = 50%.

Câu 69: Trường hợp liên kết gen cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1 là của phép lai:

a.  x .            b.  x .            c.  x .              d.  x .

Câu 70: Xác định cơ thể phát sinh hoán vị gen?

a. Aa XBXb.                             b. AAXBDXBd.                         c. AaXBDXbd.                           d. AAXBdXBD.

Câu 71: Tính trạng trội không hoàn toàn được xác định khi thế hệ con có:

a. Tính trạng biểu hiện một bên.                                 b. Tính trạng biểu hiện cả hai bên.

c. Tính trạng biểu hiện giữa bố và mẹ.                       d. Tính trạng biểu hiện là tính trạng trội.

Câu 72: Trội không hoàn toàn có tỉ lệ phân li kiểu hình là:

a. 3 : 1.                        b. 1 : 2 : 1.                               c. 1 : 1.                                    d. 2 : 1 : 1.

Câu 73: Phép lai cho kiểu gen và kiểu hình ít nhất là:

a. AABB x AABb.                  b. AABB x AaBb.                   c. AaBB x AABb.                   d. Aabb x AaBb.

Câu 74: Hiện tượng hoán vị gen được giải thích là:

a. Do phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể xảy ra trong giảm phân.

b. Do sự phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng.

c. Do sự bắt chéo giữa các NST tương đồng trong nguyên phân.

d. Do sự tiếp hợp và trao đổi chéo của 2 trong 4 crômatit ờ kì đầu giảm phân I.

Câu 75: Ở ruồi giấm, kiểu gen có hoán vị gen là:

a. Ruồi đực .                    b. Ruồi cái .                      c. Ruồi cái .                     d. Ruồi cái  .

Câu 76: Điểm giống nhau giữa liên kết gen và hoán vị gen là:

a. Tạo ra các biến dị tổ hợp.                                                  b. Có sự hoán vị gen.

c. Các gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.                d. Đảm bảo sự di truyền của từng nhóm gen quý.

Câu 77: Trong chọn giống, hiện tượng nhiều gen chi phối lên một tính trạng để:

a. Tạo ra những tính trạng mới.                                              b. Tăng cường ưu thế lai.

c. Hạn chế thoái hoá giống.                                                    d. Lựa chọn biến dị tổ hợp tốt.

Câu 78: Châu chấu con cái XX, con đực XO. Đếm được con châu chấu có 23 NST là:

a. Châu chấu cái.                                                                    b. Châu chấu dực.      

c. Châu chấu đột biến thể 1 nhiễm.                                        d. Châu chấu đột biến thể không nhiễm.

Câu 79: Ý nghĩa quan trọng của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là:

a. Phát hiện sớm về giới tính để điều chỉnh phù hợp với mục tiêu sản xuất.   

b. Phát hiện sớm về giới tính ở gà.                                         c. Điều chỉnh giới tính theo ý muốn.

d. Phát hiện các quy luật di truyền về giới tính.

Câu 80: Sự khác nhau cơ bản giữa phân li độc lập và hoán vị gen:

a. Sự tổ hợp ngẫu nhiên NST trong thụ tinh.                         b. Sự tác động giữa các gen trong cặp gen.

c. Hoạt động của các NST trong giảm phân.                          d. Hoạt động các NST trong nguyên phân.

 

Xem thêm
Đề cương ôn thi THPT QG phần 1 chương 2 - Sinh Học lớp 12 (trang 1)
Trang 1
Đề cương ôn thi THPT QG phần 1 chương 2 - Sinh Học lớp 12 (trang 2)
Trang 2
Đề cương ôn thi THPT QG phần 1 chương 2 - Sinh Học lớp 12 (trang 3)
Trang 3
Đề cương ôn thi THPT QG phần 1 chương 2 - Sinh Học lớp 12 (trang 4)
Trang 4
Đề cương ôn thi THPT QG phần 1 chương 2 - Sinh Học lớp 12 (trang 5)
Trang 5
Đề cương ôn thi THPT QG phần 1 chương 2 - Sinh Học lớp 12 (trang 6)
Trang 6
Đề cương ôn thi THPT QG phần 1 chương 2 - Sinh Học lớp 12 (trang 7)
Trang 7
Đề cương ôn thi THPT QG phần 1 chương 2 - Sinh Học lớp 12 (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống