80 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 2 có đáp án 2023: Quy luật di truyền

Tải xuống 13 4.8 K 99

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12: Ôn tập chương 2 – Quy luật di truyền chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 13 trang gồm 80 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sinh học 12: Ôn tập chương 2 – Quy luật di truyền:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 12

Trắc nghiệm Sinh học 12: Ôn tập chương 2 – Quy luật di truyền (ảnh 1)

ÔN TẬP CHƯƠNG 2 - QUY LUẬT DI TRUYỀN

Câu 1: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AaaaBBbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là:

  1. 105:35:9:1      
  2. 315:33:11:1
  3. 105:35:3:1                  
  4. 33:11:1:1

Đáp án:

Cho cây AaaaBBbb tự thụ phấn:

Xét tính trạng màu quả: Aaaa × Aaaa → 3 đỏ: 1 vàng.

Xét tính trạng vị quả: BBbb × BBbb →ÔN TẬP CHƯƠNG 2 - QUY LUẬT DI TRUYỀN

→35 ngọt: 1 chua

Vậy tỷ lệ kiểu hình là: (3:1)(35:1) =105:35:3:1

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do 2 gen không alen là A và B cùng quy định tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen, nếu cứ thêm 1 alen trội A hoặc B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ:

  1. 6.25%
  2. 37.5%
  3. 50%
  4. 25%

Đáp án:

Cây thấp nhất có kiểu gen aabb cao 100cm → cây cao nhất có kiểu gen: AABB cao 140cm.

Ta có P: AABB × aabb → F1: AaBb.

AaBb tự thụ phấn.

Cây có chiều cao 120cm có 2 alen trội trong kiểu gen chiếm tỷ lệ:

ÔN TẬP CHƯƠNG 2 - QUY LUẬT DI TRUYỀN=37,5%

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Cho các thông tin sau:

1. Các gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể (NST).

2. Mỗi gen nằm trên một NST khác nhau.

3. Thể dị hợp hai cặp gen giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử.

4. Tỉ lệ một loại kiểu hình chung bằng tích tỉ lệ các loại tính trạng cấu thành kiểu hình đó.

5. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.

6. Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, nếu P thuần chủng, khác nhau về các cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau và có kiểu gen dị hợp tử.

Những điểm giống nhau giữa quy luật phân li độc lập và quy luật hoán vị gen là:

  1. 3, 4, 5.
  2. 1, 4, 6.
  3. 2, 3, 5.
  4. 3, 5, 6.

Đáp án:

Những điểm giống nhau giữa quy luật phân li độc lập và quy luật hoán vị gen là: (3), (5), (6)

Ý (1) là đặc điểm của quy luật hoán vị gen.

Ý (2), (4) là đặc điểm của quy luật phân ly độc lập.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Ở một loài động vật, alen A quy định tính trạng lông không có đốm, alen a quy định tính trạng lông có đốm. Cho con đực lông không có đốm lai với con cái lông có đốm thu được F1 gồm 100% con đực lông có đốm và 100% con cái lông không có đốm.

Tính trạng trên di truyền theo quy luật

  1. liên kết giới tính, gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X
  2. trội hoàn toàn, gen nằm trên NST thường
  3. liên kết giới tính, gen nằm trên vùng không tương đồng của NST Y
  4. di truyền theo dòng mẹ, gen nằm trong tế bào chất

Đáp án:

Ta thấy kiểu hình ở 2 giới là khác nhau → gen nằm trên NST giới tính. Ở F1 ta thấy sự di truyền chéo: bố → giới cái; mẹ → giới đực → gen nằm trên X

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Ở ruồi giấm, gen B trên NST giới tính X gây chết ở đực, ở giới cái các gen này chết ở kiểu gen đồng hợp trội. Những con ruồi có kiểu gen dị hợp có kiểu hình cánh mấu nhỏ. Ruồi giấm còn lại có cánh bình thường. Khi giao phối giữa ruồi cái cánh có mấu nhỏ với ruồi đực có cánh bình thường thu được F1. Cho F1 tạp giao thu được F2. Tỉ lệ ruồi đực ở F2 là:

  1. 1/9
  2. 1/3      
  3. 3/7      
  4. 3/8

Đáp án:

Quy ước gen: BB gây chết ở cái; B: gây chết ở đực

                        Bb: cánh có mấu nhỏ

                        b: bình thường

P: XBXb × XbY → F1: XBXb: XbXb: XbY (XBY chết)

Cho F1 tạp giao: (XBXb: XbXb)× XbY↔ (X:3Xb) × ( Xb : Y) → 3/7 ruồi đực.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Khi cho lai 2 cây táo thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản, cây quả tròn, ngọt, vàng với cây quả bầu dục, chua, xanh thì F1 thu được toàn cây quả tròn, ngọt, vàng. Cho F1 tụ thụ phấn ở F2 thu được 75% cây quả tròn, ngọt, vàng : 25% cây quả bầu dục, chua, xanh. Quy luật di truyền có thể chi phối 3 tính trạng trên là:

  1. Gen đa hiệu
  2. Phân li độc lập
  3. Liên kết gen
  4. Tương tác gen

Đáp án:

Ở F1 100% quả tròn, ngọt, vàng → 3 tính trạng trên là trội so với tính 3 trạng bầu dục, chua, xanh.

ở F2 tỷ lệ 3 trội : 1 lặn → 2 trường hợp có thể xảy ra: (1) các gen liên kết hoàn toàn, (2) 3 tính trạng do 1 gen quy định (gen đa hiệu)

Phương án đúng nhất là A vì phương án C: liên kết gen: còn có trường hợp liên kết không hoàn toàn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Tiến hành phép lai thuận nghịch trên một loài cây và thu được kết quả như sau:

Phép lai thuận

Phép lai nghịch

P: ♀ cây lá đốm x ♂ cây lá xanh

P: ♀ cây lá xanh x ♂ cây lá đốm

F1: 100% cây lá đốm

F1: 100% cây lá xanh.

Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho F1 ở phép lai nghịch thì theo lý thuyết thu được F2: có tỷ lệ kiểu hình như thế nào và tính trạng lá của loài này di truyền theo quy luật nào?

  1. 100% lá xanh, di truyền ngoài nhân
  2. 100% lá xanh, di truyền liên kết giới tính
  3. 100% số cây lá đốm, di truyền ngoài nhân
  4. 100% số cây lá đốm, phân ly

Đáp án:

Ta thấy ở F1 đời con có kiểu hình giống cây làm mẹ → di truyền tế bào chất. Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận (lá đốm) thụ phấn cho F1 ở phép lai nghịch (lá xanh) khi này cây lá xanh đóng vai trò hình thành giao tử cái → cây F2: 100% lá xanh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Nếu kết quả của phép lai thuận nghịch mà khác nhau thì kết luận nào dưới đây là đúng?

  1. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính hoặc trong ty thể.
  2. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X
  3. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y
  4. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.

Đáp án:

Kết quả của phép lai thuần nghịch khác nhau thì gen quy định tính trạng có thể nằm trên NST giới tính hoặc trong ty thể.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Có thể sử dụng phép lai thuận nghịch để phát hiện mấy quy luật trong các quy luật di truyền sau đây?

(1) Phân li độc lập.

(2) Liên kết gen và hoán vị gen.

(3) Tương tác gen.

(4) Di truyền liên kết với giới tính.

(5) Di truyền qua tế bào chất.

  1. 1
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Đáp án:

Phép lai thuận nghịch gồm là hai phép lai (thuận và nghịch) trong đó ở phép lai thuận, đã sử dụng bố mẹ với kiểu hình khác nhau thì ở phép lai nghịch cũng sử dụng hai kiểu hình đó nhưng đổi vai trò của bố và mẹ.

Phép lai thuận nghịch để phát hiện quy luật: 2,4,5

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Ở tế bào thực vật, khi gen trên ADN của lục lạp bị đột biến sẽ không dẫn đến kết quả nào dưới đây:

  1. Trong tế bào có mang gen đột biến sẽ có 2 loại lục lạp xanh và trắng.
  2. Làm cho toàn bộ lá cây hóa trắng do không tổng hợp được chất diệp lục.
  3. Sự phân phối ngẫu nhiên và không đồng đều của những lạp thể này không thông qua quá trình nguyên phân sẽ sinh ra hiện tượng lá có đốm xanh, đốm trắng.
  4. Lục lạp sẽ mất khả năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện màu trắng.

Đáp án:

ADN của lục lạp bị đột biến → không có khả năng tổng hợp → xuất hiện màu trắng.

Do đặc điểm các ADN ngoài tế bào chất và ADN trong nhân có đặc điểm khác nhau.

Nếu đột biến trong nhân trong hợp tử ở trong lần phân chia đầu tiên thì toàn bộ các tế bào còn lại trong nhân sẽ chứa gen đột biến và cơ thể thể hiện cùng một kiểu hình như ví dụ B → B sai.

Nếu đột biến gen ngoài nhân, do sự phân chia tế bào chất không đồng đều nên sẽ có một số tế bào nhận được gen đột biến, một số tế bào không nhận được gen đột biến → hình thành dạng thể khảm trong cơ thể (đốm xanh / trắng).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Khi nói về ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
  2. Kiểu hình của mỗi sinh vật do kiểu gen quy định và sẽ duy trì không đổi suốt đời cá thể.
  3. Nhiều yếu tố của môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen
  4. Một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau.

Đáp án:

Phát biểu sai là B vì kiểu hình của một cơ thể phụ thuộc vào cả kiểu gen và điều kiện môi trường cơ thể đó sinh sống và có thể thay đổi trong đời sống cá thể.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Tính trạng nào ở người không chịu ảnh hưởng của môi trường ?

  1. Tính cách
  2. Màu da
  3. Nhóm máu
  4. Trí thông minh

Đáp án:

Tính trạng không chịu ảnh hưởng của môi trường là nhóm máu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng, trội là trội hoàn toàn. P: AaBbDdHh x AaBbDdHh thu được F1. Kết luận nào sau đây là đúng?

  1. Ở đời con có 27 loại kiểu hình khác nhau.
  2. Số loại kiểu gen dị hợp về một trong 4 cặp gen ở F1 là 8.
  3. Có 16 loại kiểu gen dị hợp về cả 4 cặp gen trên.
  4. Số cá thể mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỷ lệ 27/64

Đáp án:

Phép lai: AaBbDdHh x AaBbDdHh

Xét các phương án:

·         Số kiểu hình ở đời con:2×2×2×2 = 16 → A sai

·         Số kiểu gen dị hợp về 1 trong 4 gen ở F1 là:

→ B sai (trong đó, mỗi cặp chỉ có 1 kiểu gen dị hợp và 2 kiểu gen đồng hợp)

·         Số kiểu gen dị hợp về cả 4 cặp trên: 1 → C sai

·         Số cá thể mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỷ lệ: ÔN TẬP CHƯƠNG 2 - QUY LUẬT DI TRUYỀN→ D đúng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Quá trình tổng hợp sắc tố cánh hoa của một loài cây xảy ra theo cơ chế: chất trắng chuyển thành sắc tố vàng nhờ enzym do alen A quy định; sắc tố vàng chuyển thành sắc tố đỏ nhờ enzym do alen B quy định, sắc tố đỏ chuyển thành sắc tố tím nhờ enzym do alen D quy định. Các alen tương ứng a, b, d không tạo ra enzym có chức năng. Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd tạo ra F1. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng với F1?

(1) Các cây hoa trắng có 9 kiểu gen.

(2) Các cây hoa vàng chiếm tỉ lệ 3/16.

(3) Trong tổng cây hoa đỏ có 4/9 số cây dị hợp 1 cặp gen.

(4) Trong tổng cây hoa tím có 3/64 số cây mang 3 alen trội.

  1. 3
  2. 1
  3. 2
  4. 4

Đáp án:

Các phát biểu đúng là (1) (2) (3).

P: AaBbDd × AaBbDd

Fcó:

Các cây hoa trắng có kiểu gen là: aa(BB, Bb, bb)(DD, Dd, dd) ↔ có số KG là 1 ×3 × 3 = 9 → (1) đúng

Các cây hoa vàng có kiểu gen: (AA, Aa)bb(DD, Dd, dd) chiếm tỉ lệ là: 0,75 × 0,25 × 1 = 3/16 → (2) đúng

Các cây hoa đỏ có kiểu gen: (AA,Aa)(BB, Bb)dd chiếm tỉ lệ là: 0,75 × 0,75 × 0,25 = 9/64

Cây dị hợp 1 cặp gen (AaBBdd + AABbdd) chiếm tỉ lệ là: 0,5 × 0,25 × 0,25 × 2 = 1/16

→ trong số các cây hoa đỏ, cây dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ là 4/9 → (3) đúng

Các cây hoa tím có kiểu gen (AA,Aa)(BB,Bb)(DD,Dd) chiếm tỉ lệ: 0,753 = 27/64

Cây hoa tím (A-B-D-) mang 3 alen trội có kiểu gen AaBbDd, chiếm tỉ lệ: 0,53 = 1/8

→ trong các cây hoa tím, tỉ lệ cây mang 3 alen trội là 1/8 : 27/64 = 8/27 → (4) sai

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Ở ruồi giấm cho thân xám,cánh dài là trội hoàn toàn so với thân đen, cánh ngắn và 2 gen này liên kết với nhau trên NST thường. Mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng và gen qui định tính trạng này nằm trên X không có alen trên Y. Cho P thuần chủng khác nhau về 3 tính trạng thu được F1 đồng tính xám, dài, đỏ. Cho F1 tạp giao với nhau thì ở F2 trong tổng số cá thể thu được thì số cá thể mang cả 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ là 52,5%. Khẳng định nào sau đây không đúng

  1. F2 số cá thể mang toàn tính trạng lặn chiếm 5%
  2. F2 trong những cơ thể mang toàn tính trạng trội thì con đực chiếm 1/3
  3. F2 số cá thể mang một tính trạng lặn chiếm 47,5%
  4. F2 thu được 40 kiểu gen

Đáp án:

Quy ước gen: A: thân xám, a: thân đen

                        B: cánh dài; b: cánh cụt

                        D: mắt đỏ; d: mắt trắng.

Ta có tỷ lệ trội về 3 tính trạng (A-B-D)là 52,5%  → A-B- =0,525: 0,75= 0,7 → ab/ab = 0,7 – 0,5 = 0,2

Mà ở 1 bên ruồi đực không có hoán vị gen cho ab với tỷ lệ 0,5, bên ruồi cái cho ab = 0,4 hay f = 0,2

Kiểu gen của F1:ÔN TẬP CHƯƠNG 2 - QUY LUẬT DI TRUYỀN

Xét các kết luận:

A. Ở F2 số cá thể mang toàn tính trạng lặn (aabbdd) = 0,2ab/ab × 0,25 = 0,05 → A đúng.

B. Xét phép lai:ÔN TẬP CHƯƠNG 2 - QUY LUẬT DI TRUYỀN, trong những con có mắt đỏ thì con đực chiếm 1/3 → trong tổng số con mang toàn tính trạng trội thì số con đực chiếm 1/3

→ B đúng

C. Số cá thể mang 1 tính trạng lặn ở F2:

Ta có: A-B- = 0,7; aabb =0,2;A-bb/aaB- = 0,25 – 0,2 = 0,05,

 tỷ lệ XD−=0,75;Xd−=0,25

Tỷ lệ cá thể mang 1 tính trạng lặn là:0,7A−B−×0,25XdY+0,2A−bb×0,75XD−+0,2aaB - ×0,75XD−=0,475

 → C đúng

D. Số kiểu gen ở F2 = 7 × 4 = 28 kiểu gen → D sai.

Cặp Aa, Bb có hoán vị gen ở 1 bên cho 7 kiểu gen, cặp Dd tạo ra 4 kiểu gen ở F2.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Khi trong kiểu gen có cả hai alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có alen trội A quy định hoa màu hồng; khi chỉ có alen trội B quy định hoa màu vàng và khi không có alen trội nào quy định hoa màu trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu cách để xác định được chính xác kiểu gen của một cây hoa đỏ (H) thuộc loài này?

(1) Cho cây H tự thụ phấn.

(2) Cho cây H giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử 2 cặp gen.

(3) Cho cây H giao phấn với cây hoa đỏ thuần chủng.

(4) Cho cây H giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử 1 cặp.

(5) Cho cây H giao phấn với cây hồng thuần chủng.

(6) Cho cây H giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử.

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Đáp án:

Các phép lai có thể xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ (H) là:

(1) Cho cây H tự thụ phấn:

Nếu đồng hợp trội thì F1 chỉ có KH hoa đỏ.

Nếu dị hợp 1 cặp gen: F1 phân ly 3:1 (có 2 trường hợp ta có thể nhận ra được kiểu gen của H)

Nếu dị hợp 2 cặp gen: F1 phân ly: 9:3:3:1

(2) Cho cây H giao phấn với cây hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen:

Nếu đồng hợp trội (AABB) thì F1 chỉ có KH hoa đỏ.

Nếu dị hợp 1 cặp gen phân ly 3:1 (có 2 trường hợp ta có thể nhận ra được kiểu gen của H)

Nếu dị hợp 2 cặp gen: 9:3:3:1

(6) Cho cây H giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử (aaBb)

Nếu cây H là đồng hợp trội thì F1 chỉ có KH hoa đỏ

Nếu dị hợp 1 cặp gen : TH1: AaBB ×aaBb → (1:1)

TH2: AABb × aaBb → (3:1)

Nếu dị hợp 2 cặp gen: F1 phân ly: (1:1)(3:1)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:

A. 1 cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy

B. 100% cá chép không vảy

C. 3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy

D. 2 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy

Đáp án: D

Câu 18: Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen này nằm trên NST thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 là:

A. F1 : 100% có sừng; F2 : 1 có sừng : 1 không sừng

B. F1 : 100% có sừng; F2 : 3 có sừng : 1 không sừng

C. F1 : 1 có sừng : 1 không sừng; F2 : 3 có sừng : 1 không sừng

D. F1 : 1 có sừng : 1 không sừng; F2 : 1 có sừng : 1 không sừng

Đáp án: D

Câu 19: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do 1 gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ : 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Đời con của 1 cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.

(2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu gen dị hợp tử.

(3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

(4) Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng 1 gen.

A. 1        B. 4

C. 3        D. 2

Đáp án: C

Câu 20: Ở một loài thú, màu lông được quy định bởi 1 gen nằm trên NST thường có 4 alen : alen Cb quy định lông đne, alen Cy quy định lông vàng, alen Cg quy định lông xám và alen Cw quy định lông trắng. Trông đó alen Cb trội hoàn toàn so với các alen Cy, Cg và Cw; alen Cy trội hoàn toàn so với alen Cg và Cw; alen Cg trội hoàn toàn so với alen Cw. Tiến hành các phép lai để tạo ra đời cn. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

(1) Phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.

(2) Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu hình khác nhau luôn tạo ra đời con có nhiều loại kiểu gen và nhiều loại kiểu hình hơn phép lai giữa 2 cá thể có cùng kiểu hình.

(3) Phép lai giữa cá thể lông đen với cá thể lông vàng hoặc phép lai giữa cá thể lông vàng với cá thể lông xám có thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.

(4) Có 3 phép lai (không tính phép lai thuận nghịch) giữa 2 cá thể lông đen cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1.

(5) Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu hình khác nhau cho đời con có ít nhất 2 loại kiểu gen.

A. 2        B. 1

C. 3        D. 4

Đáp án: A

Giải thích :

(1) sai, ví dụ: CbCg (đen) x CbCy (đen) → Đời con: CbCb : CbCy : CbCg : CyCg (4 kiểu gen, 2 kiểu hình).

(2) sai, ví dụ: CbCg (đen) x CgCg (xám) → Đời con: CbCg : CgCg (2 kiểu gen, 2 kiểu hình).

(3) đúng, ví dụ: CyCw (vàng) x CgCw (lông xám) → Đời con: CyCg : CyCw : CgCw : CwCw (4 kiểu gen, 3 kiểu hình).

(4) đúng, 3 phép lai đó là: CbCy : CbCg ; CbCg : CbCw ; CbCy : CbCw.

(5) sai, vì ít nhất chỉ cho 1 loại kiểu gen, ví dụ: CgCg (xám) x CbCb (đen) → CbCg

Câu 21: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với b quy định hoa vàng, 2 cặp gen này cùng nằm trên cặp NST số 1, alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen này nằm trên cặp NST số 2. Cho giao phấn giữa 2 cây P đều thuần chủng được F1 dị hợp 3 cặp gen. Cho F1 giao phấn với nhau được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả tròn chiếm tỉ lệ 12%. Biết hoán vị xảy ra trong cả quá trình phát sinh giao tử đực và cái với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết, kiểu hình mang 2 tính trạng trội ở đời F2 chiếm tỉ lệ

A. 4,95%        B. 66%

C. 30%        D. 49,5%

Đáp án: C

Giải thích :

F1: AaBbDd x AaBbDd → thân thấp, vàng, tròn (aabbD-) = 12% → aabb = 12% : 75% = 16% → A-B- = 50% + 16% = 66%; A-bb = aaB- = 9%.

Kiểu hình mang 2 tính trạng trội ở F2 = A-B-dd + A-bbD- + aaB-D- = 0,66 x 0,25 + 0,09 x 0,75 + 0,09 x 0,75 = 0,3 = 30% → Đáp án C.

Câu 22: Theo dõi sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bởi 2 căp gen và di truyền trội hoàn toàn. Nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình 7A-B- : 5A-bb : 1aaB- : 3aabb thì kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là:

A. AB//ab x AB//ab; hoán vị 2 bên với f = 25%

B. Ab//aB x aB//ab; f = 8,65%

C. AB//ab x Ab//ab; f = 25%

D. Ab//aB x Ab//ab; f = 37,5%

Đáp án: C

kiểu gen aabb cho tỉ lệ: 3/16 = 0,5 x 0,375

⇒ 1 cơ thể cho tỉ lệ giao tử ab = 0,5; một cơ thể cho tỉ lệ giao tử ab = 0,375

⇒ ab là giao tử liên kết

⇒ kiểu gen: AB//ab x Ab//ab; f = 25%

Câu 23: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp NST. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra và diễn biến giảm phân tương tự ở bố mẹ. Tần số hoán vị giữa 2 gen nói trên là

A. 12%        B. 6%

C. 24%        D. 36%

Đáp án: C

Cây P thấp, tròn có kiểu gen: aB/ab vì đời con cho cây thấp, dài có giao tử ab

Tỉ lệ cây thấp dài (aa,bb) là 0,06= 0,12 x 0,5

⇒ Giao tử ab ở cây P cao, tròn là giao tử hoán vị ⇒ kiểu gen của P là Ab//aB

⇒ Tần số HVG là 12 x 2 = 24 %

Câu 24: Trong một phép lai phân tích cây quả tròn, hoa vàng, thu được kết quae 42 cây quả tròn, hoa vàng ; 108 cây quả tròn, hoa trắng ; 258 cây quả dài, hoa vàng ; 192 cây quả dài, hoa trắng. Biết rằng màu sắc hoa do một gen quy định. Kiểu gen của bố mẹ trong phép lai phân tích trên có thể là:

A. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án, hoán vị gen với tần số 28%

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án, liên kết gen hoàn toàn

C. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án, liên kết gen hoàn toàn

D. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án, hoán vị gen với tần số 28%

Đáp án: A

Câu 25: Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do 1 gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên 1 NST thường, hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái. Giao phấn cây thuần chủng có kiểu hình trội về cả 2 tính trạng với cây có kiểu hình lặn về cả 2 tính trạng trên (P), thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận dưới đây không đúng ở F2?

(1) Có 10 loại kiểu gen.

(2) Kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.

(3) Kiểu hình lặn về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ nhỏ nhất.

(4) Có 4 loại kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Đáp án: A

Giải thích :

(1), (2), (4) đúng; (3) sai → Đáp án A.

Câu 26: Trong trường hợp các gen phân ly độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội lặn hoàn toàn, phép lai P: AaBbDd × AabbDd cho tỷ lệ kiểu hình A-bbD- ở đời con là

  1. 9/32
  2. 3/32
  3. 9/16
  4. 27/64

Đáp án:

P: AaBbDd × AabbDd cho tỷ lệ kiểu hình A-bbD- ở đời con là 3/4×1/2×3/4=9/32

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBB giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ

  1. 50%
  2. 15%
  3. 25%
  4. 100%

Đáp án:

Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBB giảm phân tạo 100% giao tử aB

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28: Theo lý thuyết, các tế bào sinh dục chín có kiểu gen AABbdd giảm phân tạo ra loại giao tử Abd chiếm tỷ lệ là

  1. 15%
  2. 25%
  3. 50%
  4. 12,5%

Đáp án:

AABbdd → Abd = 1×0,5×1 = 50%

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29: Xét cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường. Giao tử ab chiếm tỉ lệ

  1. 50%
  2. 75%
  3. 12,5%
  4. 25%

Đáp án:

Cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường tạo ra giao tử ab= 25%.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 30: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBb giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ

  1. 100%
  2. 25%
  3. 15%
  4. 50%

Đáp án:

Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBb giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ 50%.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 31: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen AAbb giảm phân tạo ra loại giao tử Ab chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

  1. 50%
  2. 25%
  3. 75%
  4. 100%

Đáp án:

Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen AAbb giảm phân tạo ra loại giao tử Ab chiếm tỷ lệ 100%.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 32: Cơ thể nào sau đây khi giảm phân có thể cho giao tử AB chiếm 25%. Biết rằng quá trình giảm phân diễn ra bình thường?

  1. AABb
  2. AaBB
  3. AaBb
  4. AABB

Đáp án:

Cơ thể AaBb giảm phân cho AB=0,25

Đáp án cần chọn là: C

Câu 33: Theo quy luật phân ly độc lập của Menden, về mặt lý thuyết cây AaBbCcDd khi tự thụ phấn sẽ cho bao nhiêu phần trăm số cá thể đời con có kiểu hình trội về 3 trong 4 tính trạng?

  1. 10,55%
  2. 42,19%
  3. 12,50%
  4. 0,39%

Đáp án:

Về mặt lý thuyết cây AaBbCcDd (dị hợp) khi tự thụ phấn:

Mỗi cặp gen cho tỷ lệ đời con là 3 trội : 1 lặn

Tỷ lệ đời con có kiểu hình trội về 3 trong 4 tính trạng là:

C3× (3/4)3  × 1/4=27/64=0.4219=42.19%

Đáp án cần chọn là: B

Câu 34: Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, aen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến.Theo lí thuyết, phép lai: AaBbDdEe x AabbDdee cho đời con có kiểu hình mang 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ

  1. 7/32
  2. 27/128
  3. 9/64
  4. 81/256

Đáp án:

Tỷ lệ đời con mang 4 tính trạng trội là: 3/4×1/2×3/4×1/2=9/64

Đáp án cần chọn là: C

Câu 35: Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau theo lí thuyết phép lai AaBbddMM × AABbDdmm thu được đời con có số cá thể mang kiểu gen dị hợp về hai cặp gen chiếm tỉ lệ

  1. 50%
  2. 87,5%
  3. 37,5%
  4. 12,5%

Đáp án:

Phép lai: AaBbddMM × AABbDdmm luôn cho đời con dị hợp về cặp Mm, yêu cầu bài toán trở thành tính tỷ lệ kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen trong 3 cặp còn lại: ×1/2×1/2×1/2=3/8

Đáp án cần chọn là: C

Câu 36: Lai 2 dòng bí quả dẹt; thu được đời con gồm 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài. Kiểu gen của bố mẹ là:

  1. Aabb x aaBB
  2. AaBb x AaBb  
  3. AaBB x Aabb
  4. AABB x aabb

Đáp án:

Xét F1 có 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài = 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài

F2 có 9 + 6 + 1 = 16 tổ hợp = 4 giao tử  × 4 giao tử

Suy ra P dị hợp 2 cặp gen : AaBb  

Vậy kiểu gen bố mẹ thuần chủng là: AaBb x AaBb      

Đáp án cần chọn là: B

Câu 37: Một loài hoa có 4 thứ: 1 thứ hoa trắng và 3 thứ hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ thứ nhất tự thụ phấn F1 thu được 165 cây hoa đỏ, 55 cây hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thứ 2 thụ phấn F1 thu được 135 cây hoa đỏ: 45 cây hoa trắng. Kiểu gen của 2 cây hoa đỏ thứ nhất và thứ 2 là:

  1. Aabb và aaBb
  2. Aabb và aaBB
  3. AAbb và aaBb
  4. AaBb và aaBb

Đáp án:

Cây hoa đỏ thứ nhất và thứ 2 khi tự thụ phấn đều cho ra tỷ lệ KH: 3 đỏ: 1 trắng => tạo 4 tổ hợp gen nên mỗi bên bố, mẹ cho 2 loại giao tử => 2 cây này dị hợp về một cặp gen và một cặp đồng hợp lặn

Đáp án cần chọn là: A

Câu 38: Ở đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A, B trong cùng kiểu gen qui định màu hoa đỏ, các tổ hợp gen khác chỉ có 1 trong 2 loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng. Cho biết các gen phân li độc lập  trong quá trình di truyền. Lai 2 giống đậu hoa trắng thuần chủng, F1 thu được toàn hoa màu đỏ. Cho F1 giao phấn với hoa trắng thu được F2 phân tính theo tỉ lệ 37.5% đỏ: 62,5% trắng. Kiểu gen hoa trắng đem lai với F1 là:

  1. Aabb hoặc aaBb
  2. Aabb hoặc AaBB          
  3. Aabb hoặc AaBB          
  4. AaBB hoặc AABb

Đáp án:

F2 phân tính có tỉ lệ: 37.5% đỏ: 62,5% trắng = 3 đỏ : 5 trắng = 8 tổ hợp = 4 giao tử x 2 giao tử. 

Theo giả thuyết thì những cây hoa trắng có thể có là một trong các kiểu gen sau:     

AAbb                Aabb                  aaBB                       aaBb                aabb

Trong đó, Kiểu gen AAbb, aaBB, aabb sẽ giảm phân cho 1 loại giao tử

Kiểu gen Aabb, aaBb giảm phân cho 2 loại giao tử

Vậy chỉ có KG Aabb, aaBb là thỏa mãn, để khi lai với cây F1 cho ra 8 tổ hợp.

Do đó cây đem lai sẽ cho 2 loại giao tử. nên cây đem lai với F1 sẽ có kiểu gen là: Aabb hoặc aaBb.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 39: Một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp gen Aa và Bb tương tác theo kiểu bổ sung. Khi có cả A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng; Gen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây hoa đỏ, quả dài(P) tự thụ phấn, đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 56,25% cây hoa đỏ, quả dài: 43,75% cây hoa trắng, quả dài. Cho cây (P) giao phấn với cây (X), đời con có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3: 1. Biết không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, có thể có bao nhiêu kiểu gen sau đây phù hợp với cây (X)?

(1) Aabbdd      (2) AABbdd    (3) AABbDD

(4) AaBBdd     (5) AABbDd    (6) AaBBDd

(7) AaBBDD    (8) aabbdd

(9) AabbDd     (10) aabbDD

  1. 5
  2. 3
  3. 4
  4. 6

Đáp án:

Cây P đỏ,dài tự thụ thu được 9 đỏ dài: 7 trắng dài → P: AaBbdd

Đối với tính trạng hình dạng quả chỉ có thể cho 2 tỷ lệ là 1:1 và 1; nhưng 1:1 không thoả mãn → cây X không thể có kiểu gen Dd → loại: 5,6,9

Đối với tính trạng màu hoa phân ly 3:1 có 2 trường hợp:

+ 3 đỏ:1 trắng → X: AaBB; AABb → 2,3,4,7 thoả mãn.

+ 3 trắng:1 đỏ → X: aabb → 8,10 thoả mãn.

Vậy có 6 kiểu gen của X thoả mãn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 40: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại gen trội A và B thì cho hoa màu đỏ, khi chỉ có loại alen trội A hoặc B thì cho hoa màu hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa màu trắng. Cho cây hoa màu hồng thuần chủng giao phấn với cây hoa màu đỏ (P), thu được Fgồm 50% cây hoa màu đỏ và 50% cây hoa màu hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?

(1) AAbb × AaBb             (2) aaBB × AaBb 

(3) AAbb × AaBB             (4) AAbb × AABb

(5) aaBb × AaBB             (6) Aabb × AABb

  1. (1), (2), (4)
  2. (1), (2), (3), (5).
  3. (3), (4), (6).
  4. (2), (4), (5), (6).

Đáp án:

Quy ước gen: A-B-: hoa đỏ; A-bb/aaB- : hoa hồng; aabb: hoa trắng.

Ta có P: hoa hồng (t/c) × hoa đỏ → F1: 50% hoa đỏ: 50% hoa hồng

Cách 1: Vì cây hoa hồng là thuần chủng nên ta loại được phép lai (5),(6)→ loại được các phương án C,B,D (vì có chứa phép lai (5) hoặc (6))

Vậy đáp án đúng là A

Cách 2: Ta xét từng phép lai:

(1) AAbb × AaBb → A-Bb : A-bb → thỏa mãn

(2) aaBB × AaBb → aaB-: AaB- → thỏa mãn

(3) AAbb × AaBB → A-B- → loại

(4) AAbb × AABb →AABb: AAbb → thỏa mãn

Phép lai (5), (6) cây hoa hồng không thuần chủng nên không xét.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 41: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do 2 cặp  gen phân li độc lập chi  phối. Kiểu gen có cả 2 loại gen trội qui định quả tròn, chỉ mang một loại gen trội qui định quả bầu dục, kiểu gen đồng hợp lặn qui định quả dài. Cho cây quả bầu dục giao phấn với cây quả tròn, F1 phân li theo  tỉ lệ 1 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Biết rằng không xảy  ra đột biến, theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai thỏa mãn kết quả trên?

(1) AAbb × AaBb              (2) Aabb × AaBb

(3) aaBb × AaBB              (4) AABb × aabb

(5) aaBB × AaBb              (6) AAbb × AABb

(7) aaBB × AaBB              (8) Aabb × Aabb

  1. 6
  2. 5
  3. 3
  4. 7

Đáp án:

F1 không có cây quả dài (aabb) ta loại được các phép lai: (2),(8) (kiểu gen của P có cả a và b); (4): aabb là cây quả dài, khác với đề bài

(1) AAbb × AaBb → A-(Bb:bb) → TM

(3) aaBb × AaBB → (Aa:aa)B- → TM

(5) aaBB × AaBb → (Aa:aa)B- → TM

(6) AAbb × AABb → A-(Bb:bb) → TM

(7) aaBB × AaBB → (Aa:aa)BB → TM

Đáp án cần chọn là: B

Câu 42: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen phân li độc lập cùng quy định theo kiểu tương tác bổ sung: kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B quy định hoa màu đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa màu trắng Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều cây hoa màu đỏ nhất?

  1. AABb × aaBb
  2. AaBb × AaBb
  3. AaBB × aaBb
  4. Aabb × aaBb.

Đáp án:

Phép lai cho đời con nhiều cây màu đỏ nhất là A. AABb × aaBb: 3/4

A (3/4), B(9/16), D (1/4); C (1/2)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 43: Ở chuột, gen trội A qui định lông màu vàng, môt gen trội R độc lập với gen A qui định lông màu đen. Khi có mặt của cả 2 gen trội này trong kiểu gen thì chuột có lông màu xám, chuột có kiểu hình đồng hợp lặn aarr có lông màu kem. Cho chuột đực có lông xám giao phối với chuột cái có lông vàng, ở F1 nhận được tỉ lệ phân li kiểu hình 3 vàng: 3 xám: 1 đen: 1 kem. Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên?

  1. ♂AaRr × ♀aarr
  2. ♂AARr × ♀AaRr
  3. ♂AaRr × ♀AArr
  4. ♂AaRr × ♀Aarr.

Đáp án:

A-R-: xám

A-rr:vàng

aaR-: lông đen

aarr: lông kem

Tỷ lệ kiểu hình phân ly 3:3:1:1 =(3:1)(1:1)

Đời con có kiểu hình lông kem: aarr → P phải chứa cả 2 alen lặn: ♂AaRr × ♀Aarr

Đáp án cần chọn là: D

Câu 44: Một loài thực vật tính trạng màu hoa do 2 cặp alen A, a và B, b quy định. Kiểu gen có cả 2 alen trội A và B quy định hoa đỏ: Chỉ có một alen trội A hoặc B quy định hoa vàng; Kiểu gen đồng hợp lặn quy định hoa trắng. Biết không xảy ra đội biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai sau đây cho đời con có loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1?

I. AaBb × AaBb                     II. Aabb × AABb

III. AaBb × aaBb                   IV. AaBb × aabb

V. AaBB × aaBb.                   VI. Aabb×aaBb

VII. Aabb × aaBB                  VIII. aaBb × AAbb

  1. 5
  2. 3
  3. 4
  4. 2

Đáp án:

I. AaBb × AaBb → 9:3:3:1

II. Aabb × AABb → 1:1

III. AaBb × aaBb → (1:1)(3:1)

IV. AaBb × aabb→ 1:1:1:1

V. AaBB × aaBb→ 1:1

VI. Aabb×aaBb → 1:1:1:1

VII. Aabb × aaBB → 1:1

VIII. aaBb × AAbb→ 1:1

Đáp án cần chọn là: C

Câu 45: Lai hai dòng bí thuần chủng quả tròn được F1 toàn quả dẹt; F2 gồm 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài. Sự di truyền hình dạng quả tuân theo quy luật di truyền nào?

  1. Tương tác át chế
  2. Tương tác cộng gộp
  3. Trội không hoàn toàn
  4. Tương tác bổ trợ

Đáp án:

Xét tỉ lệ KH đời con là: 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài ≈≈ 9 quả dẹt : 6 quả tròn :1 quả dài

→ Quy luật di truyền chi phối là: Tương tác bổ trợ   

Đáp án cần chọn là: D

Câu 46: Theo dõi sự di truyền của hai cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp  gen  và di truyền trội hoàn  toàn. Nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình 7A-B- : 5A-bb : 1aaB- : 3aabb thì kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là

  1. LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN); hoán vị gen một bên với f = 25%
  2. LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN);f=8,65%AbaB×AbaB;f=8,65%
  3. LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN);f=25%ABab×Abab;f=25%
  4. LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN);f=37,5%AbaB×Abab;f=37,5%

Đáp án:

Ta thấy (A-B-) - aabb = 4/16 ≠ 0,5 → P không dị hợp 2 cặp gen → loại A,B

Phương án C: aabb = 0,5 × (1-f)/2 = 0,1875 → TM

Phương án D: aabb = 0,5 × (f/2) = 3/32 → không TM

Đáp án cần chọn là: C

Câu 47: Ở lúa, gen A quy định hạt gạo đục trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt gạo trong, alen B quy định chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định chín muộn. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen trên tự thụ phấn (P), thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây hạt trong, chín muộn chiếm tỉ lệ 9%. Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Hoán vị gen xảy ra với tần số 30%
  2. Ở F1, cây mang 2 tính trạng trội có tỉ lệ 56%
  3. Cây P có kiểu gen Ab/aB
  4. Ở F1, cây hạt đục, chín muộn có tỉ lệ 16%

Đáp án:

P tự thụ

F1 có aabb = 9%

→ P cho giao tử ab = 0,3 > 0,25

→ ab là giao tử liên kết

→ P là: AB/ab, f = 40%

→ A, C sai

ở F1 cây mang 2 tính trạng trội (A-B-) = 50% + 9% = 59%

→ B sai

ở F1, cây hạt đục, chín muộn (A-bb) = 25% - 9% = 16%

→ D đúng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 48: Ở một loài thực vật, cho cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn đời F1 thu được 510 cây thân cao, hoa đỏ: 240 cây thân cao, hoa trắng: 242 cây thân thấp, hoa đỏ: 10 cây thân thấp, hoa trắng. Kết luận nào sai khi nói về đời bố mẹ?

  1. Có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
  2. Alen qui định thân cao và alen qui định hoa trắng cùng thuộc một nhiễm sắc thể
  3. Giao tử ab chiếm tỉ lệ thấp hơn giao tử Ab
  4. Alen qui định thân cao và alen qui định hoa đỏ cùng thuộc một nhiễm sắc thể

Đáp án:

Tỷ lệ đỏ: trắng = 3:1; cao: thấp= 3:1 → P dị hợp 2 cặp gen.

Ta có phân ly kiểu hình ở F1 ≠ 9:3:3:1 → hai gen quy định tính trạng cùng nămg trên 1 NST

Quy ước gen: A: hoa đỏ, a: hoa trắng

B: thân cao ; b: thân thấp

Tỷ lệ thân thấp, hoa trắng (aabb): 0,01 => ab = 0,1 < 25% => P dị hợp đốiLIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)hay gen alen quy định hoa đỏ với alen thân thấp cùng nằm trên 1 NST.

Phát biểu sai là D: alen thân cao không nằm cùng 1 NST với alen hoa đỏ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 49: Ở một loài thực vật alen a lớn quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen A quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho cây P thuần chủng thân cao, hoa đỏ lai với cây P thuần chủng thân thấp, hoa vàng thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. Sau đó cho cây F1 lai với một cây khác (cây M) thu được F2 có 4 loại kiểu hình trong đó cây thân cao, hoa vàng chiếm tỉ lệ 30% và cây thân thấp, hoa vàng chiếm 20%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Kiểu gen là của cây M có thể là ab/ab
  2. Tần số hoán vị gen là 20%.
  3. Chỉ có một loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F2.
  4. Trong số các cây ở F2 cây thân thấp, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 30%.

Đáp án:

Cây F1 dị hợp 2 cặp gen.

Tỷ lệ hoa vàng ở F2 chiếm 50% → cây M: --bb

F2 có 4 loại kiểu hình → cây M phải có alen a và b

→ cây M: Aa; bb

Tỷ lệ thấp, vàng = abF1 × 0,5abM → abF1 = 0,4 >0,25, là giao tử liên kết → F: AB/ab; f= 20%

A sai.

B đúng

C sai, thân cao hoa đỏ ở F2 có 3 kiểu gen:LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)

D sai, tỷ lệ thấp, đỏ aB/ab= 0,1×0,5 = 5%

Đáp án cần chọn là: B

Câu 50: Ở một loài thực vật alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho P thuần chủng thân cao, hoa đỏ lai với P thuần chủng thân thấp, hoa trắng thu được F1 có 100% thân cao, hoa đỏ. Sau đó cho F1 lai với cây X  thu được F2 gồm 3 loại kiểu hình trong đó cây thân thấp, hoa đỏ chiếm 25%. Biết rằng không xảy ra đột biến và nếu có hoán vị gen thì xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Kiểu gen của F1 là AB/ab .

II. Kiểu gen của cây X là aB/ab hoặc Ab/aB

III. Các cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nằm trên cùng một nhiễm sắc thể hoặc nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau

IV. Tỉ lệ kiểu gen tỉ lệ kiểu gen ở F2 là 1:2:1 hoặc 1:1:1:1.

  1. 2
  2. 1
  3. 3
  4. 4

Đáp án:

Đời con có 3 loại kiểu hình → các gen không PLĐL, nếu PLĐL tạo 2 hoặc 4 loại kiểu hình.

P:LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)×LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)→F1:LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)

Cây thân thấp, hoa đỏ: aaB- = 0,25 → Cây X có thể có kiểu gen: aB/ab hoặc Ab/aB

TH1: Cây X: aB/ab:LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)×LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)→1LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN):1LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN):1LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN):1LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)

TH2: Cây X: Aa/aB:LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)×LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)→1LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN):1LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN):1LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN):1LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)

I đúng

II đúng

III sai.

IV sai, chỉ có tỷ lệ 1:1:1:1

Đáp án cần chọn là: A

Câu 51: Một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng, khi cho cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, đời F1 thu được 4 kiểu hình trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ 16%. Biết không xảy ra đột biến mới, mọi diễn biến của quá trình phát sinh hạt phấn và noãn đều giống nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Nếu cho thân cao, hoa đỏ (P) lai phân tích, ở đời con có tỉ lệ kiểu hình 3: 3: 2: 2.

II. F1 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.

III. Cho các cây thân cao, hoa trắng F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, ở F2 trong số cây thân cao, hoa trắng, tỉ lệ cây thuần chủng chiếm 5/11.

IV. Trong số các cây thân thấp, hoa đỏ ở F1, tỉ lệ cây không thuần chủng là 3/4.

  1. 2
  2. 1
  3. 3
  4. 4

Đáp án:

P thân cao, hoa đỏ tự thụ cho 4 kiểu hình → P dị hợp 2 cặp gen;

Thân cao, hoa trắng = 16% → thân thấp, hoa trắng (aabb) = 0,25 - 0,16 =0,09 → ab = 0,3 > 0,25 → là giao tử liên kết = (1-f)/2 → f=40%.

P: ;f=40%

I đúng, nếu P lai phân tíchLIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)×LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN);f=40%→(0,3AB:0,3ab:0,2Ab:0,2aB)ab

II đúng, đó là:LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)

III đúng, cây thân cao hoa trắng ở F1:LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)=0.22=0,4;LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)=2×0,2×0,3=0,12→1LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN):3LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)→ tỷ lệ giao tử: 5Ab : 3ab → tỷ lệ thân cao, hoa trắng =1−(38)2=55641−=55/64 ; tỷ lệ thuần chủng là (5/8)2 =25/64

Tỷ lệ cần tính là 5/11

IV đúng, cây thân thấp, hoa đỏ ở F1:LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)=0.22=0,04;LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)=2×0,2×0,3=0,12→1LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN) :3LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN) 

Đáp án cần chọn là: D

Câu 52: Cho biết gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 16% số cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tần số hoán vị gen là 20%.

II. Ở F1, loại kiểu gen dị hợp về hai cặp gen chiếm tỉ lệ 34%.

III. Ở F1, loại kiểu gen dị hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ 32%.

IV. Ở F1, loại kiểu gen AB/ab chiếm tỉ lệ 32%.

  1. 3
  2. 1
  3. 4
  4. 2

Đáp án:

P thân cao, hoa đỏ tự thụ cho 4 kiểu hình → P dị hợp 2 cặp gen;

Thân thấp, hoa trắng = 16% → ab = 0,4 > 0,25 → là giao tử liên kết = (1-f)/2 → f=20%.

P: ;f=20%ABab;f=20% → giao tử: 0,4AB:0,4ab:0,1Ab:0,1aB

I đúng.

II đúng, tỷ lệ dị hợp 2 cặp gen: 2×0,4×0,4 + 2×0,1×0,1 = 0,34

III đúng, dị hợp về 1 cặp gen: 2×2×0,1×0,04 + 2×2×0,1×0,04 = 0,32

IV đúng, AB/ab = 2×0,4×0,4 = 0,32

Chọn C

Đáp án cần chọn là: C

Câu 53: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen Aa và Bb lần lượt quy định hai cặp tính trạng màu sắc hoa và hình dạng quả. Cho cây thuần chủng hoa đỏ, quả tròn lai với cây thuần chủng hoa vàng, quả bầu dục thu được F1 có 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với nhau, F2 thu được 2400 cây thuộc 4 loại kiểu hình khác nhau, trong đó có 216 cây hoa đỏ, quả bầu dục, Cho các nhận xét sau:

(1) Nếu hoán vị gen xảy ra ở một bên F1 thì F2 có 7 loại kiểu gen.

(2) Ở F2 luôn có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.

(3) F2 luôn có 16 kiểu tổ hợp giao tử.

(4) Ở thế hệ F1, nếu hoán vị gen chỉ xảy ở cơ thể đực thì tần số hoán vị gen ở cơ thể đực là 18%.

Có bao nhiêu nhận xét đúng?

  1. 3
  2. 4
  3. 2
  4. 1

Đáp án:

F1: 100% cây hoa đỏ quả tròn → hai tính trạng này là tính trạng trội hoàn toàn

A- hoa đỏ; a- hoa trắng; B- quả tròn ; b- quả bầu dục

Tỷ lệ hoa đỏ quả bầu dục (A-bb) = 0,09 ≠ 3/16 → hai gen liên kết không hoàn toàn

aabb = 0,25 – 0,09 = 0,16 = 0,42 = 0,32×0,5 → có thể HVG ở 1 bên với f = 36% hoặc 2 bên với f = 20%

(1) đúng

(2) sai, Có 5 kiểu gen quy định hoa đỏ, quả tròn

(3) sai, có tối đa 10 kiểu tổ hợp giao tử

(4) sai,

Đáp án cần chọn là: D

Câu 54: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao quả đỏ thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, quả vàng thuần chủng (P) thu được F1 gồm 100% cây thân cao quả đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình trong đó cây thân cao, quả vàng chiếm tỷ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên

I. Ở đời con F2 có 5 kiểu gen quy định thân cao quả đỏ

II. ở đời con F2 có số cá thể có kiểu gen giống F1 chiếm 32%

III. tần số hoán vị gen bằng 20%

IV. Ở F2 tỷ lệ cây thân cao quả vàng thuần chủng bằng cây thân thấp quả đỏ thuần chủng và bằng 1%

  1. 4
  2. 3
  3. 1
  4. 2

Đáp án:

F1 gồm 100% cây thân cao quả đỏ → Hai tính trạng này là trội hoàn toàn so với thân thấp, quả vàng

Quy ước: A- thân cao; a- thân thấp; B- quả đỏ; b- quả vàng

Ta có thân cao, quả vàng (A-bb) = 0,09 → aabb =0,25 – 0,09=0,16 →ab=0,4 là là giao tử liên kết; f=20%

P:LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)×LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN);→F1:LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)×LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN); f=20%

Xét các phát biểu

I đúng:LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)

II đúng, tỷ lệ ABab=2×0,4AB×0,4ab=0,32ABab=2×0,4AB×0,4ab=0,32

III đúng

IV đúng, Tỷ lệ cây thân cao quả vàng thuần chủng (LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)) = cây thân thấp quả đỏ thuần chủng (LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN))= 0,12 = 0,01

Đáp án cần chọn là: A

Câu 55: Ở một loài thực vật, xét một cá thể có kiểu gen AaBbLIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN). Người ta tiến hành thu hạt phấn của cây này rồi nuôi cấy trong điều kiện thí nghiệm, sau đó gây lưỡng bội hóa thành công toàn bộ các hạt phấn. Cho rằng quá trình phát sinh hạt phấn đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Theo lí thuyết, tỉ lệ dòng thuần thu được từ quá trình nuôi cấy hạt phấn nói trên là:

  1. 1%.
  2. 5%.
  3. 40%
  4. 100%

Đáp án:

Các hạt phấn có bộ NST đơn bội khi lưỡng bội hóa luôn cho ra dòng thuần → tỷ lệ dòng thuần là 100%

Đáp án cần chọn là: D

Câu 56: Sự di truyền kiểu hình liên kết với giới tính như thế nào?

  1. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình luôn đồng đều ở hai giới
  2. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình khi đều hoặc không đều ở hai giới tính
  3. Sự di truyền kiểu hình chỉ ở một giới tính
  4. Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình luôn không đồng đều ở hai giới tính

Đáp án:

Sự di truyền kiểu hình liên kết với giới tính có đặc điểm: Sự phân bố tỉ lệ kiểu hình khi đều hoặc không đều ở hai giới tính

Đáp án cần chọn là: B

Câu 57: Ở người, gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X

  1. chỉ được di truyền từ mẹ cho con gái
  2. Chỉ được di truyền từ bố cho con trai
  3. luôn tồn tại thành từng cặp alen
  4. không có alen tuơng ứng trên NST Y.

Đáp án:

Ở người, gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X thì không có alen tuơng ứng trên NST Y.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 58: Nhiễm sắc thể giới tính không có đặc điểm là

  1. Có gen quy định tính trạng thuộc giới tính   
  2. Có gen quy định tính trạng không thuộc giới tính
  3. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng
  4. Có đoạn tương đồng và đoạn không tương đồng

Đáp án:

Ý C sai vì một số loài có NST giới tính đặc biệt như châu chấu XO là con đực

Ở người XY là con trai NST X và Y không tương đồng về cấu trúc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 59: Có bao nhiêu đặc điểm là của bệnh do gen trội trên NST X gây ra?

(1) Bệnh thường biểu hiện ở nam nhiều hơn nữ.

(2) Bố mắc bệnh thì tất cả các con gái đều mắc bệnh.

(3) Bố mẹ không mắc bệnh có thể sinh ra con mắc bệnh.

(4) Mẹ mắc bệnh thì tất cả các con trai đều mắc bệnh.

  1. 1
  2. 3
  3. 2
  4. 4

Đáp án:

Bệnh do gen trội trên X

- Bố mắc bệnh thì tất cả các con gái đều mắc bệnh → (2).

- (4) sai vì nếu mẹ dị hợp thì chỉ có các con trai nhận gen trội mới bị bệnh.  

- Bệnh do đột biến trội nên biểu hiện ở nam và nữ với tỉ lệ bằng nhau

Đáp án cần chọn là: A

Câu 60: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn quy định tính trạng thường nằm trên nhiễm sắc thể X.

  1. Có hiện tượng di truyền chéo từ mẹ cho con trai
  2. Tỉ lệ phân li kiểu hình không giống nhau ở hai giới.
  3. Kết quả phép lai thuận khác với kết quả phép lai nghịch.
  4. Kiểu hình lặn có xu hướng biểu hiện ở cơ thể mang cặp nhiễm sắc thể XX

Đáp án:

Kiểu hình lặn có xu hướng biểu hiện ở giới mang cặp XX không phải đặc điểm của gen lặn trên NST X

Đáp án cần chọn là: D

Câu 71: Thường biến là những biến đổi về

  1. Cấu trúc di truyền.
  2. Kiểu hình của cùng một kiểu gen.
  3. Bộ nhiễm sắc thể.
  4. Một số tính trạng.

Đáp án:

Thường biến là những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 72: Thường biến là những biến đổi

  1. đồng loạt, không xác định, không di truyền.
  2. đồng loạt, xác định, một số trường hợp di truyền.
  3. đồng loạt, xác định, không di truyền.
  4. riêng lẻ, không xác định, di truyền

Đáp án:

Thường biến là loại biến dị đồng loạt theo một hướng xác định (phù hợp với ngọai cảnh tác động) đối với 1 nhóm cá thể cùng KG, cùng điều kiện sống.

Thường biến không do những biến đổi của KG nên không di truyền.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 73: Cho 1 số hiện tượng biến dị sau ở sinh vật thường gặp trong tự nhiên:

1. Lúa lùn, cứng, có khả năng chịu được gió mạnh.

2. Bàng và xoan rụng lá vào mùa đông.

3. Cây ngô bị bạch tạng.

4. Cây hoa anh thảo đỏ thuần chủng khi trồng ở 350C thì ra hoa màu trắng.

Những biến dị thường biến là:

  1. 1, 2
  2. 1, 3
  3. 2, 3
  4. 2, 4

Đáp án: 

Hiện tượng thường biến là hiện tượng cơ thể sinh vật có những biến đổi nhất định khi điều kiện môi trường thay đổi.

→ Hiện tượng 2 và 4

Đáp án cần chọn là: D

Câu 74: Ví dụ nào sau đây không phải là thường biến?

  1. Sâu xanh ăn rau có màu xanh như lá rau.
  2. Cây rau mác chuyển từ môi trường trên cạn xuống môi trường nước thì có thêm lá hình bán dài.
  3. Con tắc kè hoa đổi màu theo nền môi trường.
  4. Một số loài thú ở xứ lạnh về mùa đông có bộ lông dày màu trắng, về mùa hè lông thưa hơn và chuyển sang màu vàng hoặc xám.

Đáp án:

Sâu xanh ăn rau có màu xanh như lá rau không phải là hiện tượng thường biến.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 75: Điều không đúng về điểm khác biệt giữa thường biến và đột biến là: Thường biến thì

  1. Phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.
  2. Di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa.
  3. Biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với đều kiện môi trường.
  4. Bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.

Đáp án:

Đột biến di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa còn thường biến thì không di truyền được.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 76: Cho những nhận xét về thường biến và đột biến:

1. Thường biến là những biến dị kiểu hình còn đột biến là các biến đổi về kiểu gen.

2. Thường biến phát sinh trong quá trình phát triển cá thể còn hầu hết đột biến phát sinh trong quá trình sinh sản.

3. Thường biến xuất hiện do tác động của môi trường còn đột biến không chịu ảnh hưởng của môi trường.

4. Thường biến là biến dị không di truyền còn đột biến là những biến dị di truyền.

5. Thường biến thường đồng loạt, đinh hướng còn đột biến xuất hiện cá thể, theo hướng không xác định.

Có bao nhiêu nhận xét đúng về đặc điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến.

  1. 4
  2. 1
  3. 3
  4. 2

Đáp án:

Các nhận xét đúng là: (1), (5)

Ý (2) sai vì: nhiều đột biến phát sinh ở tế bào sôma trong quá trình phát triển của cá thể

Ý (3) sai vì đột biến cũng chịu tác động của môi trường.

Ý (4) sai vì: chỉ những đột biến phát sinh ở trong quá trình sinh sản mới có thể di truyền cho đời sau.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 77: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa màu tím và đỏ tùy thuộc vào độ pH của đất. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng khi nói về hiện tượng trên?

(1) Màu hoa cẩm tú cầu có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa màu tím và đỏ gọi là sự mềm dẻo kiểu hình.

(2) Sự biểu hiện màu hoa khác nhau là do sự tác động cộng gộp.

(3) Tập hợp các màu sắc khác nhau của hoa cẩm tú cầu tương ứng với từng môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng.

(4) Sự thay đổi độ pH của đất đã làm biến đổi kiểu gen các cây hoa cẩm tú cầu dẫn đến sự thay đổi kiểu hình.

  1. 3
  2. 4
  3. 2
  4. 1

Đáp án:

(1), (3) đúng

(2) sai vì sự biểu hiện màu hoa phụ thuộc pH của đất, không phải do tương tác cộng gộp

(4) sai vì KG của cây không bị biến đổi, sự thay đổi kiểu hình là do KG tương tác với các môi trường khác nhau tạo thành.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 78: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa màu tím và đỏ tùy thuộc vào độ pH của đất. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng khi nói về hiện tượng trên?

(1) Màu hoa cẩm tú cầu có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa màu tím và đỏ gọi là sự mềm dẻo kiểu hình.

(2) Vì kiểu gen bị biến đổi nên kiểu hình của nó cũng thay đổi theo.

(3) Màu của hoa không phụ thuộc môi trường.

(4) Tính trạng do gen tương tác cộng gộp.

  1. 3
  2. 4
  3. 2
  4. 1

Đáp án:

(1) đúng

(2), (3), (4) sai vì sự biểu hiện màu hoa phụ thuộc pH của đất (phụ thuộc vào môi trường), không phải do tương tác cộng gộp (không phải do kiểu gen).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 79: Mức phản ứng của một kiểu gen được xác định bằng

  1. Số cá thể có cùng một kiểu gen đó.
  2. Số alen có thể có trong kiểu gen đó.
  3. Số kiểu gen có thể biến đổi từ kiểu gen đó
  4. Số kiểu hình có thể có của kiểu gen đó.

Đáp án:

Mức phản ứng của một kiểu gen được xác định bằng Số kiểu hình có thể có của kiểu gen đó.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 80: Một giống lúa được trồng bởi những gia đình nông dân khác nhau thì cho năng suất khác nhau: 3 tạ/sào; 2,5 tạ/sào; 2,3 tạ/sào; 1,5 tạ/sào/... Tập hợp các kiểu hình năng suất của giống lúa này được gọi là

  1. Thường biến
  2. Sự mềm dẻo kiểu hình
  3. Hệ số di truyền
  4. Mức phản ứng

Đáp án:

Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen trong các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng.

Đáp án cần chọn là: D

Xem thêm
80 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 2 có đáp án 2023: Quy luật di truyền (trang 1)
Trang 1
80 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 2 có đáp án 2023: Quy luật di truyền (trang 2)
Trang 2
80 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 2 có đáp án 2023: Quy luật di truyền (trang 3)
Trang 3
80 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 2 có đáp án 2023: Quy luật di truyền (trang 4)
Trang 4
80 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 2 có đáp án 2023: Quy luật di truyền (trang 5)
Trang 5
80 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 2 có đáp án 2023: Quy luật di truyền (trang 6)
Trang 6
80 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 2 có đáp án 2023: Quy luật di truyền (trang 7)
Trang 7
80 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 2 có đáp án 2023: Quy luật di truyền (trang 8)
Trang 8
80 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 2 có đáp án 2023: Quy luật di truyền (trang 9)
Trang 9
80 câu Trắc nghiệm Sinh học 12 Chương 2 có đáp án 2023: Quy luật di truyền (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống