Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Các bài toán hình học hay trung học cơ sở, tài liệu bao gồm 139 trang, tuyển chọn Các bài toán hình học hay trung học cơ sở (có đáp án và lời giải chi tiết – nếu có), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
TUYỂN CHỌN CÁC BÀI HÌNH HAY VÀ KHÓ
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN 9 VÀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN
Hình học phẳng là một nội dung quan trọng trong chương trình môn toán ở trường THCS cũng như THPT chuyên toán. Trong những năm gần đầy các bài toán về hình học phẳng xuất hiện trong các đề thi vào lớp 10 THPT, lớp 10 năng khiếu toán và trong các kì thi học sinh giỏi các cấp với độ khó ngày càng cao. Với mong muốn tuyển chọn ra các bài hình hay và khó nhằm mục đích làm tài liệu học tập cho học sinh và tài liệu giảng dạy cho giáo viên, chúng tôi đã soạn ra cuốn tài liệu ”Tuyển chọn các bài hình hay và khó bồi dưỡng học sinh giỏi toán 9 và luyện thi vào lớp 10
chuyên toán”. Nội dung cơ bản của tài liệu là giới thiệu các bài toán hình học phẳng mà bản thân tác giả thấy hay và khó, cùng với lời giải được trình bày công phu và chính xác. Với cách viết đặt bạn đọc vào vị trí người giải, lối suy nghĩ hình thành lời giải bài toán một cách tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học, hy vọng cuốn tài liệu sẽ thực sự có ích cho bạn đọc trên con được chinh phục các bài toán hình học phẳng. Mặc dù chúng tôi đã thực sự cố gắng và dành nhiều tâm huyết để hoàn thiện cuốn sách với hiệu quả cao nhất, song sự sai sót là điều khó tránh khỏi. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để chúng tôi hoàn thiện tài liệu tốt hơn.
Bài 1. Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp tam giác ABC có bán kính lần lượt là R và r. Biết rằng
BAC - ACB = ABC - BAC. Tính diện tích tam giác ABC theo R và r.
Bài 2. Cho tam giác ABC nhọn có AB > AC nội tiếp đường tròn (O). Gọi H là trực tâm của tam giác và AH vuông góc với BC tại F. Gọi M là trung điểm của BC. Trên đường tròn (O) lấy các điểm Q và K sao cho HQA=HKQ=90o (Các điểm A, B, C, K, Q theo thứ tự đó trên đường tròn). Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác KHQ tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp tam giác MFK.
Bài 3. Cho tam giác ABC có ba đường cao AD, BE, CF. Gọi G, P lần lượt là hình chiếu của D trên AB và AC. Gọi I, K lần lượt là hình chiếu của E trên AB và BC. Gọi M, N lần lượt là hình chiếu của F trên AC và BC. Chứng minh rằng sáu điểm G, P, I, K, M, N cùng nằm trên một đường tròn.
Bài 4. Cho tam giác ABC có BAC=30o. Đường phân giác trong và phân giác ngoài của góc ABC cắt cạnh AC lần lượt tại . Đường phân giác trong và phân giác
ngoài của góc ACB cắt cạnh AB lần lượt tại . Đường tròn ngoại tiếp tam giác cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác tại điểm P ở trong tam giác ABC. Gọi O là trung điểm . Chứng minh rằng CP vuông góc với BP