Giáo án Địa lí 12 Bài 32 Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ (tiết 2) mới nhất

Tải xuống 7 2.5 K 10

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 12 Bài 32 Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ (tiết 2) mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Địa lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ 

TIẾT 40. BÀI 32. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (TIẾP THEO)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

 - Phân tích việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của vùng; một số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục:

 + Trồng và chế biến cây CN, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt, ôn đới: Tiềm năng và thực trạng, biện pháp.

 + Chăn nuôi gia súc: Tiềm năng và thực trạng, biện pháp.

 + Kinh tế biển: Tiềm năng và thực trạng.

  1. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

  1. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
  3. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Kiểm tra bài cũ:

 - Câu hỏi: Trình bày thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện của vùng TDMNBB.

 * Đáp án: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản.

 - Điều kiện phát triển

 + Thuận lợi: Giàu khoáng sản, nhiều loại có trữ năng lớn điển hình là than. Có trữ năng thuỷ điện lớn nhất cả nước.

 + Khó khăn: Khai thác khoáng sản, xây dựng các công trình thủy điện đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao; một số loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt…

 - Tình hình phát triển

 + Khai thác, chế biến khoáng sản:

 + Kim loại: Khai thác sắt ở Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai.

 + Năng lượng: Khai thác than ở Quảng Ninh, Sơn La.

 + Phi KL: Khai thác apatit ở Lào Cai.

 + VLXD: Khai thác đá vôi ở Sơn La, Lạng Sơn.

 + Thủy điện: Có nhiều nhà máy thuỷ điện quy mô lớn như Sơn La, Hoà Bình, Lai Châu, Thác Bà.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

  1. a) Mục đích:HS nhận biết các loại cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả chủ yếu của vùng TDMNBB, các vật nuôi chủ yếu và hoạt động kinh tế biển.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  3. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về các cây công nghiệp, dược liệu, rau quả, một số vật nuôi chủ yếu, một số hoạt động kinh tế biển tiêu biểu. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khái quát và đặt tên các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về thế mạnh cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới; Thế mạnh chăn nuôi gia súc và thế mạnh kinh tế biển

  1. a) Mục đích:HS hiểu được ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc của việc phát huy các thế mạnh về trồng, chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới; Thế mạnh chăn nuôi gia súc và thế mạnh kinh tế biển.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

2. Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới

a. Điều kiện phát triển:

 * Thuận lợi:

 - Điều kiện tự nhiên

 + Đất: có nhiều loại: đất feralit, phù sa cổ, phù sa ở dọc các thung lũng sông.

 + Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Địa hình cao.

 - Điều kiện kinh tế - xã hội

 + Có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất.

 + Có các cơ sở CN chế biến

 + Chính sách, thị trường, vốn, kỹ thuật…

 - + Có thế mạnh để phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

 * Khó khăn:

 - Địa hình hiểm trở.

 - Rét, sương muối.

 - Thiếu nước về mùa đông.

 - Cơ sở chế biến.

 - GTVT chưa thật hoàn thiện

b. Tình hình phát triển:

 - Khả năng mở rộng diện tích và năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả còn rất lớn.

 - Chè có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước. Tập trung Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, ...

 - Các cây thuốc quý: tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả, ...

 - Cây ăn quả: Mận, đào, lê, ...

 - Rau ôn đới, sản xuất hạt giống rau, hoa xuất khẩu hoa ở Sa Pa.

c. Ý nghĩa: cho phép phát triển nông nghiệp hàng hóa, hạn chế du canh du cư.

3. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc

a. Điều kiện phát triển:

 - Nhiều đồng cỏ.

 - Nhu cầu lương thực cơ bản được đảm bảo, lượng hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi tăng lên, nhất là nuôi lợn.

 - Hạn chế: Công tác vận chuyển khó khăn, đồng cỏ nhỏ và đang xuống cấp.

b. Tình hình phát triển và phân bố:

 - Bò sữa được nuôi nhiều ở cao nguyên Mộc Châu.

 - Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi. Đàn trâu chiếm hơn ½ đàn trâu cả nước, đàn bò chiếm 16% cả nước.

 - Đàn lợn tăng nhanh, tổng đàn lợn chiếm 21% cả nước.

c. Ý nghĩa: cho phép phát triển nông nghiệp hàng hóa, hạn chế du canh du cư, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

4. Kinh tế biển

 - Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản:

 + Có ngư trường vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng, nhiều bãi triều, vũng vịnh thuận lợi đánh bắt nuôi trồng.

 + Ngành thủy sản phát triển mạnh, nhất là đánh bắt xa bờ và nuôi trồng.

 - Du lịch biển: có nhiều điều kiện thuận lợi. Ngành du lịch phát triển mạnh với trung tâm du lịch vịnh Hạ Long.

 - GTVT biển: Có nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng cảng nước sâu. Ngành GTVT phát triển mạnh, cảng Cái Lân được xây dựng và nâng cấp.

 - Khoáng sản: có mỏ cát trắng làm thủy tinh ở Vân Hải, hiện nay đang được khai thác.

 * Ý nghĩa: Sử dụng hợp lí tài nguyên, nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng…

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:

 + Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về điều kiện và hiện trạng trồng cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu, cây rau quả cận nhiệt và ôn đới.

+ Nhóm 2, 5: Tìm hiểu vềđiều kiện và hiện trạng chăn nuôi gia súc.

+ Nhóm 4, 6: Tìm hiểu về điều kiện và hiện trạng phát triển kinh tế biển.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 10 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  1. a) Mục đích:Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Thế mạnh nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi nước ta là

  1. chăn nuôi gia súc lớn và cây lượng thực.
  2. cây lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.
  3. cây lâu năm và chăn nuôi gia cầm.

D.cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 2: Nguyên nhân quan trọng nhất để vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng được cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt là do có

  1. lao động có truyền thống, kinh nghiệm.

B.khí hậu cận nhiệt đới và có mùa đông lạnh.

  1. nhiều bề mặt cao nguyên đá vôi bằng phẳng.
  2. đất feralit, đất xám phù sa cổ bạc màu.

Câu 3: Khó khăn chủ yếu làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  1. cơ sở thức ăn cho phát triển chăn nuôi còn rất hạn chế.
  2. dịch bệnh hại gia súc vẫn đe dọa tràn lan trên diện rộng.
  3. trình độ chăn nuôi thấp, công nghiệp chế biến hạn chế.

D.công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi đến thị trường.

Câu 4: Điều kiện nào sau đây thuận lợi nhất để phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  1. Nguồn thức ăn dồi dào từ hoa màu.

B.Có các đồng cỏ trên các cao nguyên.

  1. Thức ăn công nghiệp được đảm bảo.
  2. Dịch vụ thú y, có trạm trại giống tốt.

Câu 5: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tổng đàn lợn tăng nhanh là do

  1. thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn.

B.cơ sở thức ăn (hoa màu lương thực) nhiều.

  1. công nghiệp chế biến phát triển mạnh.
  2. cơ sở vật chất của ngành chăn nuôi khá tốt.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

  1. a) Mục đích:HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để thấy được khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản trong vùng.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản trong vùng?

 * Trả lời câu hỏi:

 - Khả năng

 + Phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh...

 + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc cùa điều kiện địa hình vùng núi. Đông Bắc là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc, nên có mùa đông lạnh nhất nước ta. Tây Bắc tuy chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn, nhưng do địa hình cao nên mùa đông vẫn lạnh. Bởi vậy, Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

 - Hiện trạng

 + Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.

 + Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn, trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả...), các cây ăn quả như mận, đào, lê. Ớ Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.

 + Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả còn rất lớn, nhưng còn gặp khó khăn là hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông. Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa tương xứng với thế mạnh của vùng.

 + Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản sẽ cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và và hạn chế nạn du canh du cư.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

 - Chuẩn bị nội dung bài 33. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

 + Các thế mạnh chủ yếu của vùng

 + Các hạn chế chủ yếu của vùng

 + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính

 

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 12 Bài 32 Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ (tiết 2) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 12 Bài 32 Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ (tiết 2) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 12 Bài 32 Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ (tiết 2) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 12 Bài 32 Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ (tiết 2) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 12 Bài 32 Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ (tiết 2) mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Địa lí 12 Bài 32 Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ (tiết 2) mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Địa lí 12 Bài 32 Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ (tiết 2) mới nhất (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống