Giáo án Địa lí 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (tiết 2) mới nhất

Tải xuống 5 1.7 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (tiết 2) mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

BÀI 37. VẤN ĐỀ PHÁT KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN (TIẾP THEO)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

 - Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên về thuỷ điện, lâm nghiệp, khoáng sản (bôxit), du lịch.

 - Trình bày được sự phát triển và phân bố thuỷ điện, hoạt động lâm nghiệp và bảo vệ rừng, khai thác bôxit, phát triển du lịch.

 - Tích hợp môi trường.

 - Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

  1. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

  1. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
  3. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Kiểm tra bài cũ:

 - Câu hỏi: Chỉ trên bản đồ vùng Tây Nguyên, kể tên các tỉnh của vùng. Phân tích những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, lãnh thổ của Tây Nguyên?

 * Đáp án:

 - Tây Nguyên gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng.

 - Tiếp giáp: Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Campuchia và Lào. Đây là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.

Þ Thuận lợi: Giao lưu liên hệ với các vùng có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và xây dựng kinh tế.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

  1. a) Mục đích:HS nhận biết được một số khu rừng ở vùng Tây Nguyên.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  3. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh một số rừng Tây Nguyên như yok đôn, Tà Đùng. HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc khai thác rừng ở Tây Nguyên cũng như trong cả nước?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về khai thác và chế biến lâm sản

  1. a) Mục đích:HS hiểu được thực trạng khai thác và chế biến lâm sản, bảo vệ rừng.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

3. Khai thác và chế biến lâm sản:

-   Hiện trạng:

 + Được xem là “kho vàng xanh” của cả nước.

 + Đầu thập kỉ 90 của TK 20 độ che phủ chiếm 60% diện tích lãnh thổ, 36% diện tích có rừng, 52% sản lượng gỗ khai thác.

 + Sản lượng khai thác lớn nhưng ngày càng giảm.

 - Hậu quả khai thác rừng quá mức: làm hạ mực nước ngầm, đe dọa đến nguồn gen động, thực vật, ảnh hưởng đến môi trường, …

 - Biện pháp: Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 + Câu hỏi: Hãy nêu những điểu kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác và chế biến lâm sản? Tình hình phát triển ngành khai thác và chế biến lâm sản ở Tây Nguyên?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi

  1. a) Mục đích:HS hiểu được thực trạng của việc phát triển thủy điện, thủy lợi và biện pháp giải quyết những vấn đề đó.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi

Sông

Nhà máy thủy điện - công suất

Ý nghĩa

Đã xây dựng

Đang xây dựng

 

Xê xan

Yaly

720 MW

Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4

 + Phát triển ngành CN năng lượng.

 + Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các nhà máy luyện nhôm.

 + Cung cấp nước tưới vào mùa khô, tiêu nước vào mùa mưa.

 + Phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản.

Xrê pôk

Đrây H’linh

12 MW

Buôn Kuôp: 280 MW

Buôn Tua Srah: 85 MW

Xrê pôk 3: 137 MW,

Xrê pôk 4: 33 MW

Đức Xuyên: 58 MW

Đồng Nai

Đa Nhim 160 MW

Đa Ninh 300 MW

Đồng Nai 3: 180 MW

Đồng Nai 4: 340 MW

 * Việc khai thác các thế mạnh ở Tây Nguyên cần rất chú ý tới vấn đề bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm nguồn năng lượng.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP

Sông

Nhà máy thủy điện - công suất

Ý nghĩa

Đã xây dựng

Đang xây dựng

 

Xê xan

 

 

 

Xrê pôk

 

 

 

Đồng Nai

 

 

 

 + Nhóm 1, 3: Điền thông tin sông Xê xan.

 + Nhóm 2, 5: Điền thông tin sông Xrê pôk.

 + Nhóm 4, 6: Điền thông tin sông Đồng Nai.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  1. a) Mục đích:Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Nhà máy thủy điện nào sau đây ở Tây Nguyên có công suất lớn nhất?

A.Yaly.                                                                        B. Buôn Kuôp.                

  1. Xrê Pôk 3. D. Đồng Nai 4.

Câu 2: Vấn đề đặt ra trong hoạt động chế biến lâm sản ở Tây Nguyên là

  1. phải chú trọng tới việc ngăn chặn nạn phá rừng.
  2. khai thác hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng.
  3. chú trọng đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.

D.đẩy mạnh chế biến gỗ, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

Câu 3: Mộttrong những vấn đề lớn đối với việc phát triển rừng ở Tây Nguyên là

  1. diện tích đất rừng ngày càng bị thu hẹp.
  2. công tác trồng rừng gặp nhiều khó khăn.

C.tình trạng rừng bị chặt phá và cháy rừng.         

  1. các vườn quốc gia bị khai thác bừa bãi.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi ở Tây Nguyên?

A.Tiềm năng giao thông đường sông lớn.              

  1. Thuận lợi phát triển du lịch sinh thái.
  2. Xây dựng các nhà máy thủy điện.
  3. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Câu 5: Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, vấn đề cần chú ý nhất là

A.không làm thu hẹp diện tích rừng.                     

  1. đầu tư mở rộng các nhà máy chế biến.
  2. xây dựng mạng lưới giao thông vận tải.
  3. tăng cường hợp tác với nước ngoài.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

  1. a) Mục đích:HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để đọc bản đồ, hoàn thành bảng dữ liệu.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Căn cứ vào hình 37. 2 SGK, Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy hoàn thành bảng sau:

Tình trạng

Tên nhà máy

Trên sông

Đang hoạt động

 

 

Đang xây dựng

 

 

 * Trả lời câu hỏi:Hoàn thành bảng

Tình trạng

Đang hoạt động

Trên sông

Đang hoạt động

Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A.

Xê Xan

Đang xây dựng

Xê Xan 4

Xê Xan

Buôn Tua Srah, Đức Xuyên, Buôn Kuôp, Đrây H ling, Xrê pôk 3, Xrê Pok 4

Xrê Pok

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

 - Chuẩn bị nội dung bài 38. Thực hành: So sánh cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng TDNNBB và Tây Nguyên.

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (tiết 2) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (tiết 2) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (tiết 2) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (tiết 2) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 12 Bài 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (tiết 2) mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống