SBT Địa lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ | Giải SBT Địa lí lớp 12

2.8 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 1 trang 104 SBT Địa lí 12: Quan sát lược đồ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ dưới đây, hãy điền:

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 1)

- Tên các tỉnh được đánh số trong lược đồ:

- Tên các vùng tiếp giáp trong lược đồ:

+ Vùng A:

+ Vùng B:

Trả lời: 

- Tên các tỉnh được đánh dấu trong lược đồ:

1. Lào Cai                                           7. Thái Nguyên 

2. Hà Giang                                        8. Bắc Cạn

3. Cao Bằng                                        9. Tuyên Quang  

4. Lạng Sơn                                        10. Yên Bái

5. Quảng Ninh                                     11. Phú Thọ

6. Bắc Giang                                        12. Hòa Bình

13. Sơn La                                           14. Điện Biên      

15. Lai châu

- Tên các vùng tiếp giáp trên lược đồ:

+ Vùng A: Đồng bằng sông Hồng.

+ Vùng B: Bắc Trung Bộ.

Câu 2 trang 105 SBT Địa lí 12: Điều khác biệt về vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác trong cả nước là

A. có biên giới kéo dài với Trung Quốc và Lào.

B. có tất cả các tỉnh giáp biển.

C. nằm ở vị trí trung chuyển giữa miền Bắc và miền Nam.

D. giáp Lào và Campuchia.

Trả lời:

Điều khác biệt về vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác trong cả nước là có biên giới kéo dài với Trung Quốc và Lào.

Chọn A.

Câu 3 trang 105 SBT Địa lí 12: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta do

A. có nhiều dãy núi cao hướng tây bắc-đông nam.

B. ảnh hưởng của vị trí và các dãy núi hướng vòng cung.

C. có vị trí giáp biển và các đảo ven bờ nhiều.

D. các đồng bằng đón gió.

Trả lời: 

Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía Bắc nước ta nên là nơi đầu tiên chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Có 4 cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều mở rộng ở phía Bắc và quy tụ ở Tam Đảo nên hút gió. Khi gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu hơn.

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta do ảnh hưởng của vị trí và các dãy núi hướng vòng cung. 

Chọn B.

Câu 4 trang 105 SBT Địa lí 12: Thế mạnh nào dưới đây là của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Khai thác và chế biến lâm sản, trồng lúa.

B. Khai thác và chế biến dầu khí, thủy điện.

C. Khai thác và chế biến boxit, thủy điện.

D. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.

Trả lời: 

Trung du và miền núi Bắc Bộ có

- Nhiều tài nguyên khoáng sản: than (Quảng Ninh, Thái Nguyên), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), đồng ( Bắc Giang, Lào Cai), thiếc (Cao Bằng, Tuyên Quang), vàng ( Bắc Cạn, Sơn La),...

- Địa hình núi cao và hiểm trở nên các con sông chảy qua khu vực này có tiềm năng thủy điện lớn.

Thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.

Chọn D.

Câu 5 trang 105 SBT Địa lí 12: Nguồn than khai thác của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu

A. phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân trong vùng.

B. làm phụ gia cho công nghiệp hóa chất.

C. phục vụ cho ngành luyện kim.

D. làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu.

Trả lời: 

Nguồn than khai thác của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu.

Chọn D.

Câu 6 trang 105 SBT Địa lí 12: Hai nhà máy thủy điện có công suất lớn thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Hòa Bình, Sơn La.

B. Tuyên Quang, Thác Bà.

C. Hàm Thuận, Sông Hinh.

D. Trị An, Yaly.

Trả lời: 

Hòa Bình, Sơn La là hai nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất cả nước. Công suất của nhà máy thủy điện Hòa Bình là 1920MW và Sơn La là 2400MW.

Chọn A.

Câu 7 trang 106 SBT Địa lí 12: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới là do

A. khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao.

B. khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh và ảnh hưởng của địa hình núi.

C. khí hậu có sự phân mùa.

D. lượng mua hàng năm lớn.

Trả lời: 

Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh và ảnh hưởng của địa hình núi tạo thế mạnh trồng cây của miền cận nhiệt, ôn đới cho vùng.

Chọn B.

Câu 8 trang 106 SBT Địa lí 12: Cây công nghiệp được coi là thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. cà phê.                      B. chè.

C. cao su.                      D. hồ tiêu.

Trả lời: 

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng trồng chè lớn nhất cả nước nhờ có địa hình đồi núi, đất feralit chiếm diện tích lớn và khí hậu có mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao.

Chọn B.

Câu 9 trang 106 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:

SỐ LƯỢNG TRÂU, BÒ, LỢN CỦA CẢ NƯỚC, VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ NĂM 2014 (Đơn vị: nghìn con)SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 2)

a. Tính tỉ trọng trâu, bò, lợn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước năm 2014 và điền vào bảng sau.

TỈ TRỌNG SỐ LƯỢNG TRÂU, BÒ, LỢN CỦA CẢ NƯỚC, VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ NĂM 2014 (Đơn vị: %)SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 3)

b. Nhận xét về tình hình chăn nuôi của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tại sao vùng này lại có đàn trâu lớn.

Trả lời: 

a. Tính tỉ trọng trâu, bò, lợn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước năm 2014 và điền vào bảng sau.

TỈ TRỌNG SỐ LƯỢNG TRÂU, BÒ, LỢN CỦA CẢ NƯỚC, VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ NĂM 2014

(Đơn vị: %)SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 4)

b. Nhận xét về tình hình chăn nuôi của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tại sao vùng này lại có đàn trâu lớn.

- Nhận xét:

+ Đàn trâu: Là vùng nuôi trâu nhiều nhất nước ta, chiếm hơn ½ đàn trâu cả nước (55,9%).

+ Đàn bò: chiếm 17.4% đàn bò cả nước.

+ Đàn lợn: chiếm 24.8% đàn lợn cả nước.

-> Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có ngành chăn nuôi gia súc phát triển.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng nuôi trâu nhiều nhất nước ta vì:

+ Chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò) là đặc trưng sản xuất của vùng miền núi.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, phù hợp với điều kiện sinh thái của trâu: khỏe, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng.

+ Nguồn thức ăn dồi dào từ các cánh đồng cỏ, thức ăn từ ngành trồng trọt.

+ Lao động giàu kinh nghiệm trong việc chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là trâu.

+ Thị  trường ngày càng được mở rộng.

+ Nhà nước quan tâm, đầu tư.

+ Cơ sở vật chất, hạ tầng ngày càng được cải thiện (chuồng trại, cơ sở chế biến thức ăn cho chăn nuôi,…).

Câu 10 trang 107 SBT Địa lí 12: Phân tích thế mạnh và hiện trạng phát triển kinh tế biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời: 

Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng, đang phát triển năng động cùng với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:

+ Đánh bắt hải sản (nhất là đánh bắt xa bờ), có ngư trường trọng điểm: Hải Phòng-Quảng Ninh với nguồn thủy hải sản phong phú.

 + Nuôi trồng thủy sản ở các cửa sông, vũng vịnh, đầm phá,…

- Du lịch biển – đảo:

+ Du lịch biển kết hợp với đảo ven bờ, phát triển du lịch tham quan-nghỉ dưỡng.

+ Quần thể du lịch Hạ Long- di sản thiên nhiên thế giới.

- Giao thông biển:

+ Vũng, vịnh kín gió thuận lợi cho xây dựng các cảng, nhất là cảng nước sâu.

+ Cảng Cái Lân, đang được xây dựng và nâng cấp, tạo đà cho sự hình thành khu công nghiệp Cái Lân…

Câu 11 trang 107 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CHÈ CỦA CẢ NƯỚC, VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ NĂM 2010SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 5)

a. Để thể hiện cơ cấu diện tích và sản lượng chè phân theo vùng của nước ta năm 2010, biểu đồ thích hợp nhất là

A. biểu đồ tròn.

B. biểu đồ đường.

C. biểu đồ miền.

D. biểu đồ kết hợp cột và đường.

b. Phân tích các nhân tố đã giúp cho Trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng chuyên canh chè lớn nhất nước ta.

Trả lời: 

a. Biểu đồ tròn thích hợp nhất thể hiện cơ cấu, 2 đối tượng trong 1 năm => Biểu đồ tròn.

Chọn A.

b. Phân tích các nhân tố đã giúp cho Trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng chuyên canh chè lớn nhất nước ta.

* Điều kiện tự nhiên: 

- Địa hình: Đồi trung du bát úp, thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh chè trên quy mô lớn.

- Đất: feralit trên các loại đá khác (chua, nghèo chất dinh dưỡng) thích hợp trồng chè.

- Khí hậu: nhiệt ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh phù hợp với đặc điểm sinh thái của chè (là cây công nghiệp của miền cận nhiệt, ôn đới).

- Nước: nguồn nước dồi dào.

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Dân cư-lao động: Là nơi cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số, giàu kinh nghiệm trong việc trồng chè.

- Cơ sở vật chất-hạ tầng đang ngày càng được cải thiện.

- Đường lối: được Nhà nước quan tâm.

- Thị trường ngày càng được mở rộng cả trong và ngoài nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá