Giáo án Địa lí 12 Bài 33 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng mới nhất

Tải xuống 6 3.8 K 14

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 12 Bài 33 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

TIẾT 41. BÀI 33. VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

 - Phân tích được tác động của các thế mạnh và hạn chế của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất - kĩ thuật tới sự phát triển kinh tế; những vấn đề cần giải quyết trong phát triển kinh tế - xã hội.

 - Hiểu và trình bày được tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các định hướng chính.

 - Tích hợp môi trường.

 - Tích hợp di sản.

  1. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

  1. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
  3. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Kiểm tra bài cũ:

 - Câu hỏi: Trình bày thế mạnh về phát triển chăn nuôi gia súc của vùng TDMNBB.

 * Đáp án:

 - Điều kiện phát triển:

 + Nhiều đồng cỏ.

 + Nhu cầu lương thực cơ bản được đảm bào, lượng hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi tăng lên, nhất là nuôi lợn.

 - Tuy nhiên: Vận chuyển khó khăn, đồng cỏ nhỏ và đang xuống cấp.

 - Tình hình phát triển và phân bố:

 + Bò sữa được nuôi nhiều ở cao nguyên Mộc Châu.

 + Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi. Đàn trâu chiếm hơn ½ đàn trâu cả nước, đàn bò chiếm 16% cả nước.

 + Đàn lợn tăng nhanh, tổng đàn lợn chiếm 21% cả nước.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

  1. a) Mục đích:HS nhớ lại kiến thức về tự nhiên, dân cư của Đồng bằng sông Hồng đã được học ở bậc THCS.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  3. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV cho HS chơi trò chơi lật mảnh ghép, mảnh ghép lớn là tranh về ĐBSH. HS trả lời câu hỏi: Đây là vùng nào? Em đã biết gì về vùng kinh tế này?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về thế mạnh và hạn chế của vùng

  1. a) Mục đích:HS Biết xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của ĐBSH; Phân tích được các thế mạnh chủ yếu và những hạn chế của ĐBSH.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

I. Các thế mạnh và hạn chế của vùng:

1. Các thế mạnh:

a. Vị trí địa lí và lănh thổ:

 - Diện tích: 15. 000 km2, chiếm 4, 5% diện tích tự nhiên của cả nước.

 - Gồm 10 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

 - Giáp Trung du - miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ.

Þ Ý nghĩa:

 + Dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài.

 + Gần các vùng giàu tài nguyên.

b. Tài nguyên thiên nhiên:

 - Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760. 000 ha, trong đó 70% có độ phì cao và trung bình, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp.

 - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng.

 - Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế: nước sông (hệ thống sông), nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.

 - Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế

 - Khoáng sản không nhiều, có giá trị là đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.

c. Điều kiện kinh tế - xã hội:

 - Dân số: 18, 2 triệu người (2006), chiếm 21, 6% dân số cả nước:

 + Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao.

 + Tạo ra thị trường có sức mua lớn.

 - Chính sách: có sự đầu tư của Nhà nước và nước ngoài.

 - Cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng phát triển mạnh

2. Hạn chế:

 - Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép về nhiều mặt.

 - Thường có thiên tai.

 - Sự suy thoái một số loại tài nguyên.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu Atlat, SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:

 + Nhóm 1: Xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của ĐBSH?

+ Nhóm 2: Tìm hiểu tài nguyên thiên nhiên của ĐBSH?

+ Nhóm 3: Tìm hiểu điều kiện kinh tế, xã hội của ĐBSH?

+ Nhóm 4: Tìm hiểu hạn chế của vùng ĐBSH?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH

  1. a) Mục đích:HS hiểu được tính cấp thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và những định hướng về sự chuyển dịch đó.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

1. Thực trạng:

 Cơ cấu kinh tế đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm.

 - Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II v à III.

 - Trước 1990, khu vực I chiếm tỉ trọng cao nhất. Sau 1990, khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhất.

2. Định hướng:

 - Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

 - Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế:

 + Trong khu vực I:

Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.

Trong trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây thực phẩm và cây ăn quả.

 + Trong khu vực II: chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm dựa vào thế mạnh về tài nguyên và lao động.

 + Trong khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo…

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:

 + Nhóm 1, 3: Giải thích tại sao ĐBSH lại phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

 + Nhóm 2, 5: Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu GDP của cả nước và ĐBSH.

 + Nhóm 4, 6: Dựa vào SGK, cho biết những định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  1. a) Mục đích:Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do

  1. trồng lúa nước cần nhiều lao động. B.vùng mới đuợc khai thác gần đây.
  2. có nhiều trung tâm công nghiệp. D. có nhiều điều kiện lợi cho cư trú.

Câu 2: Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do

  1. đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.
  2. sức ép dân số đối với kinh tế - xã hội và môi trường.
  3. tài nguyên thiên nhiên của vùng kém phong phú.

D.cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng chưa hợp lí.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng?

  1. Có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.
  2. Số dân đông, mật độ cao nhất cả nước.
  3. Tài nguyên đất, nước trên mặt xuống cấp.

D.Có đầy đủ khoáng sản cho công nghiệp.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng về định hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng?

A.Giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng cây thực phẩm.

  1. Tăng tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp.
  2. Giảm tỉ trọng cây thực phẩm, tăng cây lương thực.
  3. Giảm tỉ trọng cây công nghiệp và cây lương thực.

Câu 5: Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm của nước ta do điều kiện chủ yếu nào sau đây?

  1. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
  2. Diện tích rộng lớn, dân cư đông đúc.

C.Đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào.               

  1. Vị trí địa lí thuận lợi, nhiều đô thị lớn.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

  1. a) Mục đích:HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để thấy được lí do phải tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng ĐBSH.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Giải thích tại sao phải tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng ĐBSH?

 * Trả lời câu hỏi:

 - ĐBSH có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước ( trọng điểm về LTTP, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc…)

 - Cơ cấu kinh tế của ĐBSH chưa hợp lí ( KVI vẫn chiếm tỉ trọng cao…)

 - Dân số đông, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ góp phần giải quyết việc làm cho vùng.

 - Đây là xu thế tất yếu của quá trình phát triển KTXH

Þ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ giúp khai thác các tiềm năng về tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

 - Chuẩn bị nội dung bài 35. Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở BTB.

 + Khái quát chung

 + Hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp

 + Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 12 Bài 33 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 12 Bài 33 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 12 Bài 33 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 12 Bài 33 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 12 Bài 33 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Địa lí 12 Bài 33 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống