Giáo án Lịch sử 12 Bài 21 Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam mới nhất

Tải xuống 8 6.2 K 164

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch sử 12 Bài 21 Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam mới nhất theo mẫu Giáo án môn Lịch sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Lịch sử lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ 

Chương IV: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

Bài 21: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 - 1965)

I- MỤC TIÊU:  

  1. Kiến thức:

 - Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ, nguyên nhân của việc nước ta bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.

 - Nhiệm vụ của cách mạng hai miền giai đoạn 1954-1965.

   + Miền Bắc: Hoàn thành nhiệm vụ của cách mạng DTDCND, khắc phục hậu quả chiến tranh, thực hiện cách mạng  XHCN.

   + Miền Nam: Tiếp tục cách mạng DTDCND, chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn

 -Thành tựu của miền Bắc giai đoạn 1954-1960 trong hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất và những khó khăn, yếu kém, sai lầm khuyết điểm trong quản lý xã hội ở miền Bắc.

  1. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước, nhiệm vụ cách mạng từng miền, âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền  Nam.

 - Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét các tranh, ảnh trong SGK, qua đó nhận thức lịch sử.

  1. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, chính phủ, tinh thần yêu nước, yêu quê hương, tình cảm ruột thịt Bắc –Nam.
  2. Năng lực hướng tới:

Biết được sau hiệp định Giơ-ne-vơ, nước ta bị chia thành 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm giới tuyến. Miền Bắc được giải phóng tiến hành XDCNXH; miền Nam bị Mĩ xâm lược, ND miền Nam thực hiện cuộc KCC Mĩ cứu nước.

  1. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1.Chuẩn bị của giáo viên: Tài liệu liên quan: phim đôi bờ giới tuyến 17; tiểu sử Ngô Đình Diệm, Ken-nơ-đi.

2.Chuẩn bị của học sinh:  Vở soạn, vở ghi, sưu tầm tranh ảnh liên quan.

III. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm…

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. Hoạt động tạo tình huống:
  3. Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.
  4. Phương Pháp: GV cho HS xem 1 bức ảnh hoặc đoạn phim về đôi bờ giới tuyến 17..., Sau đó GV hỏi: em biết gì về hình ảnh trên trên? HS suy nghĩ trả lời…
  5. Dự kiến sản phẩm:

- Dự kiến HS trả lời: Vĩ tuyến 17, sông Hiền Lương

- GV bổ sung và dẫn dắt vào bài mới: Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ được ký kết, Mỹ vẫn nuôi dưỡng ý đồ kéo dài chiến tranh ĐD. Mỹ dùng chính quyền Ngô Đình Diệm phá hiệp định và can thiệp trực tiếp vào MN với ý đồ biến MN thành thuộc địa kiểu mới. Mỹ thực hiện ý đồ đó như thế nào? Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ ra sao? MB đã đạt được những thành tựu và hạn chế gì trong bước đầu xây dựng CNXH?

  1. Hoạt động hình thành kiến thức:

Tiết 37          

Mục tiêu, phương thức

Gợi ý sản phẩm

*Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân.

GV: Sau hiệp định Giơnevơ kí kết, việc thi hành hiệp định được tiến hành như thế nào?

HS: Nêu tình hình thực hiện ở hai miền…

 GV: Nhấn mạnh tinh thần nghiêm túc của quân dân ta:

- Ngừng bắn, tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực…

- Hướng dẫn h/s quan sát hình 57 (sgk): nhân dân Hà Nội mừng đón bộ đội vào tiếp quản thủ đô để thấy không khí tràn ngập niềm vui giải phóng .

-Việt Nam – Pháp hoàn thành tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực sau thời hạn 30 ngày .

- Nêu hành động của Pháp trước khi rút quân : Phá hỏng một số cơ sở vật chất, công trình văn hoá của ta, cưỡng bức đồng bào công giáo di cư vào Nam…

Chốt ý: 16 - 5 - 1955 miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng

GV: Hành động của  Mỹ ở MN?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: bổ sung, kết luận.

- Dựng chính quyền tay sai 7 - 7 - 1954. Đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng.

- Lập khối SEATO(9 - 1954) đặt MN dưới sự bảo trợ của khối này. Viện trợ kinh tế, quân  sự cho Diệm

- Hành động của Diệm : Công khai tuyên bố tại Oa-sinh-tơn :"Biên giới Hoa Kì kéo dài đến vĩ tuyễn 17” Chúng ta không kí hiệp định nên trong bất cứ trường hợp nào chúng ta không bị ràng buộc bởi hiệp định”.

GV: Đặc điểm tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: bổ sung, kết luận.

GV: Do đâu mà có tình  trạng đó?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: bổ sung, kết luận.

Do âm mưu hành động vi phạm hiệp định của Pháp, sau đó là Mỹ và chính quyền Sài gòn.

GV: Với đặc điểm trên, nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng Việt Nam lúc nay là gì?

GV hướng dẫn hs chỉ rõ: Hai miền tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược song song. Nhiệm vụ chung của CM cả nước. Mối quan hệ của CM hai miền...

I.Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ  năm 1954 về Đông Dương.

 

1.Đặc điểm tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ

 

 

 

 

* Miền Bắc:

- 10 - 10 – 1954, quân ta vào tiếp quản Hà Nội

- 1 - 1 - 1955 Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân Thủ đô.

                  

 

 

 

 

 

- 16 - 5 - 1955 toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà (Hải phòng)

 

’MB nước ta được hoàn toàn giải phóng

 

 

*Miền Nam:

-  Giữa 5 - 1956 Pháp rút toàn bộ quân khỏi Miền Nam khi chưa tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc

 

- Mỹ từng bước thay thế Pháp, dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm , thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến  MN thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á.

 

 

 

 

 

 

 

* Nhiệm vụ của  CM VN trong thời kì mới:

- Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa MB tiến lên CNXH.

- Tiếp tục cách mạng DTDCND ở MN, thực hiện hoà bình thống nhất đất nước.

 

 

*Hoạt động 2: Cá nhân.

  GV giải thích khái niệm cải cách ruộng đất: GV:Tại sao cải cách RĐ là nhiệm vụ trước mắt của cách mạng MB?

Căn cứ:

- Thực tế MB ruộng đất chủ yếu trong tay giai cấp địa chủ; xuất phát từ yêu cầu quyền lợi của nông dân

- Củng cố LMCN, mở rộng mặt trận DTTN .

GV: Cải cách RĐ tiến hành từ khi nào? , kết quả, ý nghĩa?

-Kết quả: (Số liệu sgk)

-GV. giới thiệu hình 58 sgk

-GV phát triển ý: Đánh đổ giai cấp địa chủ, chế độ chiếm hữu RĐ của địa chủ vĩnh viễn xoá bỏ.

Đưa nông dân lên địa vị làm chủ nông thôn. Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực.

GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu hạn chế và việc sửa sai của Đảng, Chính Phủ .

II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất(1954-1960)

1.Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1957).

a. Hoàn thành cải cách ruộng đất .

-  Thực hiện  2 năm (1954 – 1956) : Tiến hành tiếp đợt 6 giảm tô, 4 đợt cải cách ruộng đất ở 22 tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

 

- Kết quả: Qua 5 đợt cải cách RĐ đã tịch thu, trưng thu, trưng mua 81 vạn hec ta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ từ  tay giai cấp địa chủ chia cho 2 triệu hộ nông dân.

 

-Sai lầm: kịp thời sữa sai

 

 

- Tác dụng:Bộ mặt nông thôn MB  thay đổi, khối LMCN củng cố

 

*Hoạt động 3: GV

 

Phần I.1.b và I.2, III.1 (hướng dẫn HS đọc thêm)

 

b. Khôi phục kinh tế, hàn găn vết thương chiến tranh.

2.Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội(1958-1960)

III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng khởi” (1954-1960):

1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm. giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1959)

*Hoạt động 4: hoạt động nhóm

Chia lớp thành 4 nhóm với 4 nội dung, tiến hành thảo luận trong 4 phút, mời đại diện nhóm trình bày

Nhóm 1: Vì sao phong trào “Đồng khởi” bùng nổ?

Nhóm 2: Trình bày Diễn biến PT Đồng khởi trên lược đồ?

Nhóm 3: Trình bày Kết quả của phong trào “Đồng khởi”.

Nhóm 4: Cho biết Phong trào “Đồng khởi” có ý nghĩa gì?

Các nhóm bổ sung

Giáo viên: bổ sung, nhận xét, chốt ý

 

 

2. Phong trào “Đồng khởi”(1959-1960)

   a. Hoàn cảnh lịch sử:

- Những năm 1957-1959, Mĩ-Diệm tăng cường khủng bố PT đấu tranh của quần chúng, đề ra luật 10/59, đặt CS ra ngoài vòng pháp luật…

- 1 - 1959: Hội nghị Trung ương lần XV quyết định: Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.

(Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang)

 b. Diễn biến:

- Ngày 17 - 1 – 1960, “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre) phá vở từng mản chính quyền địch.

 - “Đồng khởi” nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ. đến 1960, đã làm chủ nhiều thôn, xã ở NBộ, ven biển TBộ và Tây Nguyên.

c. Kết quả:

Cuối 1960, có 600 xã ở Nam Bộ, 904 thôn ở Trung Trung Bộ, 3200 thôn ở Tây Nguyên được giải phóng(khoảng 1 nửa hệ thống chính quyền địch ở thôn, xã trên toàn MN)

d. Ý nghĩa:

- Giáng 1 đòn mạnh vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền Diệm

- Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam: Từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

- Từ trong khí thế đó, ngày 20 - 1 - 1960: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

Tiết 38

         Phong trào “Đồng khởi”giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ,làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai họ Ngô.Đứng trước tình thế đó để đối phó với cách mạng miền Nam đế quốc Mỹ đã làm gì ?Và cục diện cách mạng miền Nam(1961-1965)có bước phát triển như thế nào? Chúng ta tìm hiểu phần tiếp theo

Hoạt động của thầy và trò

Nội  dung kiến thức

*Hoạt động: 1 cả lớp, cá nhân

 

 

 

 

GV? Vì sao Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được triệu tập 9/1960?

Học sinh suy nghĩ  trả lời

GV: cho HS nhắc lại thời gian đại hội lần 1, 2..

Giáo viên nhận xét, phân tích, chốt ý

GV: Tình hình CM hai miền Nam - Bắc đến 1960?

HS:

 

GV? Nội dung của Đại hội III của Đảng

HS

Học sinh trả lời

Giáo viên nhận xét, phân tích, chốt ý

Sử dụng kênh hình 63

Giáo viên phân tích nội dung

GV? Đại hội III có ý nghĩa gì

Học sinh trả lời

Giáo viên nhận xét, phân tích, chốt ý

IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH (1961-1965):

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)

* Hoàn cảnh:

- Cách mạng 2 miền có những bước tiến quan trọng

- Từ 5->10 - 9 - 1960: Đảng Lao động VN tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội

* Nội dung:

- Đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng từng miền

 + Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước

 + Cách mạng miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp với sự nghiệp giải phóng miền Nam

 + Cách mạng 2 miền có mối quan hệ mật thiết gắn bó, tác đông lẫn nhau nhằm hoàn thành cách mạng DTDCND trong cả nước, thống nhất nước nhà

- Thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ I (1961-1965)

- Bầu BCH.TW mới do Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất

 * Ý nghĩa:

Mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển trong quá trình xây dựng đường lối CM XHCN MB và đấu tranh thống nhất nước nhà.

*Hoạt động 2: cá nhân

 

GV? Mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ I? Kết quả đạt được của kế hoạch 5 năm lần thứ I?

 

Học sinh trả lời

Giáo viên nhận xét, phân tích, chốt ý

Sử dụng kênh hình 64, 65 để phân tích

GV? Em có nhận xét về kết quả đạt được trong kế hoạch 5 năm lần thứ I?

GV? Kết quả đó có tác dụng gì

 

Học sinh trả lời

Giáo viên nhận xét, phân tích, chốt ý

 

2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1961-1965):

- Công nghiệp

+Năm 1965 : Sản lượng CN tăng 3 lần so với 1960

+ CN quốc doanh chiếm 93%, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế

- Nông nghiệp:

+ Công trình thuỷ nông Bắc-Hưng-Hải được xây dựng

+ Nhiều hợp tác xã đạt, vượt năm 5 tấn/ha

- Thương nghiệp quốc doanh chiếm lĩnh thị trường

- Giao thông trong nước và quốc tế thuận lợi hơn

- Hệ thống giáo dục phát triển nhanh

- Y tế được đầu tư phát triển

* Nhận xét:

- Củng cố vững chắc MB, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương với miền Nam

- Làm thay đổi bộ mặt miền Bắc

*Hoạt động 3: Nhóm.

Chia lớp thành 4 nhóm với 4 nội dung, tiến hành thảo luận trong 4 phút, mời đại diện nhóm trình bày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm: 1. Tại sao đế quốc Mỹ  thực hiện chiến lược”Chiến tranh đặc biệt”ở miền Nam?

Nhóm: 2. “chiến tranh đặc biệt “là gì?Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược“chiến tranh đặc biệt “thể hiện như thế nào?

 

Nhóm 3. Trình bày diễn biến phong trào chống chiến lược chiến tranh đặc biệt trên mặt trận chống phá ấp chiến lược và quân sự?

Nhóm 4. Trình bày diễn biến phong trào chống chiến lược chiến tranh đặc biệt trên mặt trận chính trị và ý nghĩa lịch sử?

 

Các nhóm bổ sung

Giáo viên: bổ sung, nhận xét, chốt ý, kết thúc bài.

 

 

V. Miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt " của Mỹ (1961-1965)

1. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt " của Mỹ ở miền Nam

*Hoàn cảnh ra đời:

- Cuối năm 1960 hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai họ Ngô bị thất bại → Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt’

- Đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới Được tiến hành bằng quân đội tay sai,dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ,  dựa vào vũ khí, trang bị và phương tiện chiến tranh của Mỹ.

* Âm mưuDùng người Việt đánh nguời Việt

*Biện pháp: (thủ đoạn)

- Mỹ viện trợ quân sự cho Diệm, đưa nhiều cố vấn quân sự vào MN

- Tăng cường lực lượng nguỵ quân, trang bị hiện đại "trực thăng vận, thiết xa vận"

-Dồn dân, lập "ấp chiến lược" coi đây là quốc sách

-Hành quân, càn quét,tiêu diệt lực lượng cách mạng

-Phá hoại MB, phong toả biên giới, chặn sự chi viện vào MN

*Mục tiêu:Bình định MN trong 18 tháng (k/h Stalây- Taylo) và bình định có trọng điểm MN trong 2 năm(k/h Giônxơn- Mác Namara)

2.Miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt “của Mỹ :

* Trên mặt trận chống, phá ấp chiến lược

Ta đã phá tan kế hoạch lập ấp chiến lược của địch

- Đến cuối năm 1962, trên nửa tổng số ấp với gần 70 % nông dân MN vẫn do cách mạng kiểm soát

 

*Trên mặt trận quân sự:

- 2 - 1- 1963, Chiến thắng Ấp Bắc ( Mỹ Tho) đánh bại cuộc hành quân của 2.000 binh lính QĐ Sài Gòn có cố vấn Mỹ chỉ huy→ chứng minh quân và dân MN có khả năng đánh bại “chiến tranh đặc biệt" mở ra PT thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công.

*Trên mặt trận chính trị:

-Phong trào đấu tranh chính trị diễn ra sôi nổi, đặc biệt ở các đô thị: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn .Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của "đội quân tóc dài" và tín đồ Phật giáo…

- Phong trào CMMN làm suy yếu Chính quyền Diệm Mĩ phải làm đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm (1/11/ 1963).

- Đông Xuân (1964-1965), ta giành thắng lợi ở Bình Giã (Bà Rịa), thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước)...quân đội Sài Gòn có nguy cơ tan rã→“chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản.

- Đến giữa năm 1965  “chiến tranh đặc biệt" bị phá sản hoàn toàn

*Ý nghĩa:

- Thất bại có tính chất chiến lược lần thứ 2 của Mĩ, buộc Mĩ phải chuyển sang CLCTCB, trực tiếp đưa quân Mĩ vào chiến trường MN.

- Cổ vũ miền Bắc, tạo nên thế và lực mới cho cách mạng 2 miền.

  1. Hoạt động luyện tập:

- Đặc điểm nổi bật trong tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ và nhiệm vụ cách mạng trong thời kì mới.

- Những thành tựu trong việc thực hiện hoàn thành cải cách RĐ.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960): thời gian, địa điểm; nội dung cơ bản, ý nghĩa lịch sử.

- Chiến lược CTĐB (1961-1965): Hoàn cảnh, âm mưu, thủ đoạn của địch, NDMN chống lại CLCTĐB…

  1. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

-Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu, chứng minh phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công? 

- Vì sao đến Đông Xuân (1964-1965), CLCTĐB -> bị phá sản về cơ bản.

  1. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC:

- Học bài cũ, làm bài tập ở SGK.

- Bài mới :  Bài 22. Tìm các nội dung sau.

            + Âm mưu thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “ Chiến tranh cục bộ”ở miền Nam (1965-1968).

            + Những thắng lợi chủ yếu của quân và dân miền Nam (1965-1968).

            + Tìm hiểu về tổng thống Giôn xơn, Nguyễn Văn Thiệu.

 

Xem thêm
Giáo án Lịch sử 12 Bài 21 Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Lịch sử 12 Bài 21 Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Lịch sử 12 Bài 21 Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Lịch sử 12 Bài 21 Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Lịch sử 12 Bài 21 Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Lịch sử 12 Bài 21 Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Lịch sử 12 Bài 21 Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Lịch sử 12 Bài 21 Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam mới nhất (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống