20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 21 có đáp án 2023: Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất

Tải xuống 10 10 K 105

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 21: Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất -kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965) chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 10 trang gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 21 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 12.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 10 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 20 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 12 có đáp án: Bài 21: Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất -kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965):

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12

Bài giảng Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ 

BÀI 21: MIỀN BẮC XÂY DỰNG BƯỚC ĐẦU CƠ SỞ VẬT CHẤT – KĨ THUẬT CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1961 – 1965)

Câu 1: Tại sao cách mạng hai miền Nam - Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó,
tác động lẫn nhau?
A. Đều do một Đảng lãnh đạo
B. Đều dựa trên nòng cốt của khối liên minh công- nông
C. Đều dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin
D. Đều chung mục tiêu chiến lược
Lời giải:
Cách mạng hai miền Nam - Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau
do đều nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước,
thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước. Đó chính là mục tiêu chiến lược chung của
cả hai miền.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Tính chất cách mạng miền Bắc khi bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất (1961-1965) là
A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
C. Cách mạng tư sản dân quyền
D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
Lời giải:
Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), miền Bắc đã chuyển
sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ
nghĩa xã hội.
=> Tính chất của cách mạng miền Bắc khi bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất (1961 – 1965) là cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Điểm nổi bật trong chính sách nông nghiệp của kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất (1961-1965) là
A. Xây dựng các hợp tác xã
B. Chú trọng đầu tư hệ thống thủy lợi
C. Ứng dụng khoa học- kĩ thuật vào sản xuất
D. Đầu tư nghiên cứu các giống lúa có năng suất cao
Lời giải:
Điểm nổi bật trong chính sách nông nghiệp của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-
1965) là đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể dưới hình thức là các hợp tác
xã để huy động tối đa sức mạnh tập thể để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và
chi viện cho miền Nam kháng chiến.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
(1961-1965) của nhân dân miền Bắc là gì?
A. Làm cho bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều
B. Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH
C. Nền kinh tế của miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam
D. Miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ hậu phương
Lời giải:
Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)
của nhân dân miền Bắc là miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo
vệ thành quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và đảm bảo thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ hậu phương với chiến trường miền Nam
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến Đảng Lao động Việt Nam triệu tập
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960)?
A. Sự thay đổi của tình hình thế giới
B. Hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mĩ
C. Bước phát triển mới của cách mạng hai miền
D. Miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
Lời giải:
Đến năm 1960, cách mạng hai miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng. Sau
phong trào Đồng Khởi, cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng
sang thế tiến công. Miền Bắc đạt nhiều thành tựu trong việc hoàn thành cải cách
ruộng đất, khôi phục kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất. Do đó đòi hỏi Đảng phải
đề ra được đường lối mới phù hợp với tình hình thực tế.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Trong giai đoạn 1954-1975, tỉnh nào ở Việt Nam được mệnh danh là
“Quê hương 5 tấn”
A. Thái Bình
B. Ninh Bình
C. Nam Định
D. Hà Nam
Lời giải:
Thái Bình là tỉnh được mệnh danh là “Quê hương 5 tấn”. Vì trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những năm 1961-1965, Thái Bình là tỉnh
đầu tiên và cũng là tỉnh có nhiều hợp tác xã đạt và vượt năng suất 5 tấn thóc/ha
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Nội dung nào dưới đây thể hiện sự sáng tạo của Đảng Lao động Việt
Nam trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần III (9 - 1960)?
A. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc.
B. Đề ra nhiệm vụ chiến lược cả nước và cách mạng từng miền.
C. Đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
D. Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
Lời giải:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (1960) tổ chức tại
Hà Nội đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và chỉ rõ vai trò, vị trí
của cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền
Đó là: cách mạng XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển
của cách mạng cả nước. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai
trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Cách mạng 2 miền
có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất đất
nước
=> Thể hiện sự sáng tạo của Đảng khi đề ra nhiệm vụ chiến lược của CM từng miền
và cách mạng cả nước
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Vấn đề quan trọng nhất về chiến lược cách mạng được xác định tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) là gì?
A. Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
B. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng
miền.
C. Đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc.
D. Vị trí, vai trò của cách mạng từng miền.
Lời giải:
Vấn đề quan trọng nhất về chiến lược cách mạng được xác định tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) là nhiệm vụ chiến lược của
cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng
cộng sản Đông Dương thời kì 1930-1945?
A. Nhiệm vụ - mục tiêu
B. Tính chất và hình thức hoạt động
C. Động lực cách mạng
D. Mối quan hệ quốc tế
Lời giải:
Điểm khác biệt cơ bản giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng cộng sản Đông
Dương thời kì 1930 - 1945 là về tính chất và hình thức hoạt động.
- Đảng Lao động Việt Nam đã trở thành đảng cầm quyền, hoạt động công khai, hợp
pháp.
- Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ là đảng lãnh đạo và phải hoạt động bí mật, bất
hợp pháp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác
định là
A. “Đại hội thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc”
B. “Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền
Nam”
C. “Đại hội xây dựng miền Bắc thành lập hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn ở
miền Nam”
D. “Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước
nhà”
Lời giải:
Đại hội lần thứ III (9/1960) của Đảng được chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá là “Đại
hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước
nhà”.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3 - 1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói "Trong 10 năm qua, miền Bắc đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong
lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới" để nhấn mạnh những
thành tựu của miền Bắc trong
A. 10 năm đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ.
B. 10 năm đầu sau ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công.
C. 10 năm đầu xây dựng sau ngày giải phóng miền Nam 1975.
D. tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc 1930 - 1945.
Lời giải:
Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961 - 1965) và nói
chung trong 10 năm (1954 - 1964) đã làm thay đổi bộ mặt xã hội miền Bắc. Tại Hội
nghị Chính trị đặc biệt (3/1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trong 10 năm qua,
miền Bắc nước ta đã tiến hành những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân
tộc, đất nước, xã hội và con người đều đổi mới.” Ngày 7/2/1965, Mỹ gây chiến tranh
phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, miền Bắc chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh
tế cho phù hợp với điều kiện chiến tranh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Điểm khác nhau cơ bản giữa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng
(9/1960) với Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) là
A. Xây dựng cơ sở vật chất của CNXH.
B. thông qua nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
C. bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
D. thông qua báo cáo chính trị.
Lời giải: 
- Đáp án B, C, D loại vì đây là điểm chung của hai Đại hội.
- Đáp án A là điểm khác vì: sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, nước ta tạm thời bị
chia cắt thành hai miền. Miền Bắc được giải phóng, còn miền Nam phải tiếp tục thực
hiện cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thực tiễn đặt ra yêu cầu đối với miền Bắc là cần
khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ
nghĩa xã hội và làm nghĩa vụ hậu phương còn miền Nam cần tiến hành chống Mĩ để
giải phóng hoàn toàn và đi đến thống nhất đất nước => ở Đại hội III năm 1960, Đảng
đề ra nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Điều này là điểm khác biệt so
với Đại hội II năm 1951.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò, vị trí như thế nào?
A. Quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
B. Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
C. Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
D. Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
Lời giải:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách
mạng cả nước.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Vị trí, vai trò của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
được xác định như thế nào tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
(1960)?
A. Quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
B. Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
C. Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước
D. Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
Lời giải: 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự
nghiệp giải phóng miền Nam
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là
A. Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
B. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
C. Chi viện miền Nam kháng chiến chống Mĩ
D. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
Lời giải:
Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm bước đầu xây dựng cơ sở
vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Đâu không phải là nhiệm vụ của kế hoạch kế hoạch nhà nước 5 năm
lần thứ nhất (1961-1965)?
A. Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp
B. Tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc
doanh
C. Cải thiện một bước đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân lao động
D. Chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ
Lời giải:
Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là ra sức
phát triển công nghiệp và nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và
tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện một bước đời sống vật chất,
văn hóa của nhân dân lao động, củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh
xã hội
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Điểm khác nhau cơ bản giữa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng
(9-1960) với Đại hội lần thứ II (2-1951) là gì?
A. Bầu Ban chấp hành Trung ương mới.
B. Thông qua báo cáo chính trị.
C. Xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội.
D. Thông qua nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
Lời giải:
- Đại hội lần thứ II của Đảng (2-1951): lúc này cả nước vẫn đang trong quá trình
hoàn thành nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp để giành độc lập dân tộc =>
Chưa xuất hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội
- Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960): Lúc này miền Bắc đã được giải
phóng (theo nội dung của Hiệp định Giơnevơ – 1954) => Đại hội đã đề ra nhiệm vụ
của miền Bắc là đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, quan trọng nhất là xây dựng cơ
sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Một trong những bài học kinh nghiệm của Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ III (9/1960) của Đảng để lại cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
hiện nay là
A. tiến hành công nghiệp hóa nhanh, mạnh lên chủ nghĩa xã hội.
B. xây dựng kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
C. tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, ưu tiên công nghiệp nặng.
D. tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa phù hợp điều kiện đất nước.
Lời giải:
Một trong những bài học kinh nghiệm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III
(9/1960) của Đảng để lại cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay là tiến
hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa phù hợp điều kiện đất nước.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Bài học cơ bản cho cách mạng Việt Nam được rút ra từ việc tổ chức
thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9
- 1960) là gì?
A. Mềm dẻo linh hoạt trong thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng.
B. Chỉ đạo sâu sát, quyết liệt cho cách mạng miền Nam.
C. Chỉ đạo cách mạng cho cả hai miền.
D. Tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
Lời giải: 
Sau năm 1954, miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn đặt dưới ách thống trị của
Mĩ - Diệm.
=> Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) đã
đưa ra nhiệm vụ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau ở cả hai
miền:
- Miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực
hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
=> Bài học kinh nghiệm được rút ra từ nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần
III của Đảng Lao động Việt Nam là mềm dẻo linh hoạt trong thực hiện lãnh đạo, chỉ
đạo cách mạng, tùy vào tình hình cụ thể để đưa ra nhiệm vụ chiến lược phù hợp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Bài học kinh nghiệm nào được rút ra từ nội dung Đại hội đại biểu toàn
quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) có ý nghĩa chiến lược cho
quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng?
A. Đề ra đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
B. Tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
C. Mềm dẻo linh hoạt trong chỉ đạo chiến lược cách mạng.
D. Đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng mỗi miền.
Lời giải:
Sau năm 1954, miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn đặt dưới ách thống trị của
Mĩ – Diệm
=> Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960)
đã đưa ra nhiệm vụ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau ở cả
hai miền:
- Miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực
hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
=> Bài học kinh nghiệm được rút ra từ nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần
III của Đảng Lao động Việt Nam là mềm dẻo linh hoạt trong chỉ đạo chiến lược cách
mạng, tùy vào tình hình cụ thể để đưa ra nhiệm vụ chiến lược phù hợp.
Đáp án cần chọn là: C

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống