Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 6 trang gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Địa Lí 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 43 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 12.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 6 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 35 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 43 có đáp án: Các vùng kinh tế trọng điểm có đáp án – Địa Lí lớp 12:
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12
Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết, vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây có GDP bình quân đầu người cao nhất?
A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
D. Cả 3 vùng đều có bình quân GDP/người bằng nhau.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 30, vùng KTTĐ phía Nam có GDP bình quân đầu người cao nhất với 25,9 triệ đồng/người (cột màu hồng cao nhất).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Đâu không phải là đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm?
A. bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố.
B. hội tụ đầy đủ các thế mạnh.
C. có tỉ trọng lớn trong GDP cả nước.
D. cố định về ranh giới theo thời gian.
Đáp án: Vùng kinh tế trọng điểm không có ranh giới cố định theo thời gian
⇒ Đáp án D.cố định về ranh giới theo thời gian là sai.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Điểm tương tự nhau về thế mạnh của ba vùng kinh tế trọng điểm là đều có
A. trình độ dân trí và mức sống của dân cư tương đối cao.
B. là nơi tập trung các đô thị vừa và nhỏ của nước ta
C. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời với nền văn minh lúa nước.
D. những thuận lợi nhất cả nước về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật.
Đáp án: Vùng KTTĐ là những nơi hội tụ đầy đủ nhất các tiềm lực có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ.
⇒ Nhân tố có tác động mạnh mẽ và là điều kiện tiên quyết để phát triển công nghiệp là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật.
⇒ Cả ba vùng KTTĐ đều có những thuận lợi nhất cả nước về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Thế mạnh giống nhau giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:
A. nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng cao.
B. Lịch sử khai thác lâu đời.
C. Tiềm lực kinh tế mạnh nhất, trình độ phát triển kinh tế cao nhất.
D. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào.
Đáp án: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có ĐBSH và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có ĐNB ⇒ đây là hai vùng có nền kinh tế - xã hội phát triển nhất cả nước ⇒ tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dào và có chất lượng cao.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là:
A. phát triển các cảng nước sâu gắn với khu kinh tế ven biển.
B. khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.
C. vị trí cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ.
D. khai thác rừng và trồng rừng; công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản.
Đáp án: Vùng KTTĐ miền Trung có địa hình kéo dài hẹp ngang, từ đông sang tây địa hình phân hóa sâu sắc: gồm vùng đồng bằng ven biển, đồi trung du và miền núi cao phía Tây.
⇒ Thế mạnh để đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, hình thành mô hình kinh tế liên hoàn:
+ Trồng rừng ở vùng núi phía Tây, khai thác khoáng sản (vàng, thiếc).
+ Vùng đồi trung du phát triển mô hình nông – lâm kết hợp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.
+ Vùng đồng bằng ven biển phát triển cây lương thực, khai thác tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt nuôi trồng thủy sản nhờ có vùng biển rộng kéo dài và các đầm phá; du lịch biển, xây dựng cảng biển, khai thác cát, sỏi..)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:
A. quặng bô –xit.
B. dầu khí.
C. sinh vật biển.
D. đất đỏ badan.
Đáp án: Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là dầu khí, phân bố ở thềm lục địa phía Nam với 8 bề trầm tích.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh (thành phố) là:
A. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.
B. Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị.
C. Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
D. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Đáp án: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh (thành phố) là Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
A. Vĩnh Phúc.
B. Hưng Yên.
C. Đà Nẵng.
D. Quảng Ninh.
Đáp án: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm 8 tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh
⇒ Đà Nẵng không thuộc vùng KTTĐ phía Bắc. Đà Nẵng thuộc vùng KTTĐ miền Trung.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết các sân bay nào sau đây thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
A. Nội Bài, Đà Nẵng, Chu Lai.
B. Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai.
C. Cát Bi, Phú Quốc, Cam Ranh.
D. Đà Nẵng, Phú Bài, Tân Sơn Nhất.
Đáp án: B1. Nhận dạng kí hiệu sân bay ở Atlat ĐLVN trang 3
B2. Các sân bay thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là: Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết, vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành?
A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
D. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 30, tỉ trọng ngành dịch vụ (màu xanh lá) của 3 vùng KTTĐ là
- Vùng KTTĐ phía Bắc: tỉ trọng đứng thứ 2 (sau CN - XD) - 43,5%.
- Vùng KTTĐ miền Trung: cao nhất (40,2%)
- Vùng KTTĐ phía Nam: tỉ trọng đứng thứ 2 (sau CN - XD) – 41,4%.
⇒ Vùng KTTĐ miền Trung có tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Hướng chủ yếu trong công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ không phải là:
A. phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao.
B. hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.
C. phát triển các ngành công nghiệp cơ bản.
D. tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, ngân hàng, du lịch.
Đáp án: - Vùng KTTĐ Nam Bộ là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất nước ta, công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất (2/3 giá trị sx CN của cả nước).
- Vùng có nhiều thế mạnh như: lao động dồi dào, có trình độ, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài (hơn 50%), thị trường tiêu thụ lớn, có tài nguyên dầu khí giàu có và quan trọng nhất
⇒ Để phát huy vai trò là đầu tàu kinh tế cả nước, khai thác có hiệu quả các thế mạnh vốn có → Vùng cần khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, đẩy mạnh phát triển các ngành CN trọng điểm, công nghệ cao (năng lượng, khai thác và chế biến dầu khí..) để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đảm bảo sự phát triển bền vững.
⇒ Nhận xét: phát triển các ngành công nghiệp cơ bản là không đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Vùng kinh tế trọng điểm mới được thành lập năm 2009 là:
A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
D. Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án thành lập vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long, đây là vùng KTTĐ thứ tư của nước ta cùng với 3 vùng KTTĐ còn lại (phía Bắc, miền Trung, phía Nam) trở thành động lực phát triển kinh tế của đất nước.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành, các vùng kinh tế trọng điểm xếp theo thứ tự có tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) từ cao đế thấp như sau:
A. Miền Trung, phía Bắc, phía Nam.
B. Phía Bắc, phía Nam, miền Trung.
C. Phía Nam, miền Trung, phía Bắc.
D. Phía Nam, phía Bắc, miền Trung.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 30: trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành, tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) của các vùng kinh tế từ thấp đến cao như sau:
- Vùng KTTĐ phía Nam có khu vực II chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu: 49, 1%
- Tiếp đến là vùng KTTĐ phía Bắc: khu vực II chiếm 45,4% trong cơ cấu ngành.
- Vùng KTTĐ miền Trung có khu vực II chiếm tỉ trọng là 37,5% trong cơ cấu ngành kinh tế.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Phương hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc không phải là:
A. phát triển các khu vực công nghiệp tập trung.
B. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
C. nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao.
D. chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng tỉ trọng các ngành khai thác.
Đáp án: - Phương hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là phát triển các khu vực công nghiệp tập trung, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao ⇒ nhận xét A, B, C đúng ⇒ loại A, B, C
- Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng tỉ trọng ngành khai thác không phải là phương hướng phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang dẫn đầu 3 vùng trọng điểm về :
A. Diện tích.
C. GDP.
D. Giá trị sản xuất công nghiệp.
Câu 16: Về dịch vụ, để vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có vị thế xứng đáng hơn trong nền kinh tế của cả nước, cần phải tập trung giải quyết vấn đề chủ yếu là:
A. Cần chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao.
B. Phát triển các khu công nghiệp tập trung.
C. Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao.
Câu 17: So với trước năm 2000, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã tăng thêm :
A. 2 tỉnh.
B. 5 tỉnh.
D. 4 tỉnh.
Câu 18: Các vùng kinh tế trọng điểm có đặc điểm
A. Mang lại hiệu quả chưa cao về kinh tế - xã hội.
B. Hội tụ đầy đủ nhất về điều kiện phát triển.
C. Có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước.
Câu 19: Điểm khác biệt giữa vùng kinh tế trngj điểm phái Nam với các vùng kinh tế trọng điểm khác là:
B. có số lượng các tỉnh ( thành phố) ít nhất
C. có khả năng hỗ trợ các vùng kinh tế khác
D. ranh giới thay đổi theo thời gian
Câu 20: Điểm khác biệt giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là
A. có cơ sở hạ tầng tốt
B. có lực lượng lao động có trình độ cao
D. có cửa ngõ thông ra biển
Câu 21: Các tỉnh và thành phố (cấp tỉnh) thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung gồm
B. Thừa Thiên- Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam
C. Thừa Thiên- Huế, Quảng Bình, Bình Định, Quảng Nam.
D. Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam.
Câu 22: Điểm giống nhau về thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam là có:
B. Lịch sử khai thác lâu đời.
C. Tiềm lực kinh tế mạnh nhất, trình độ phát triển kinh tế cao nhất.
D. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.
Câu 23: Điểm nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Mức đóng góp cho GDP cả nước cao hơn rất nhiều so với hai vùng còn lại.
B. Đứng đầu trong ba vùng về tốc độ tăng trưởng.
C. Kim ngạch xuất khẩu so với cả nước chiếm tỉ lệ cao so với hai vùng còn lại.
Câu 24: Thế mạnh nổi bật của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
A. có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.
C. cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật tương đối phát triển.
D. vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế.
Câu 25: Điểm nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
A. Nguồn lao động có số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.
B. Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm.
D. Có quốc lộ 5 và 18 gắn kết cả Bắc Bộ với cụm cảng Hải Phòng – Cái Lân.
Câu 26: Tỉnh được tăng thêm vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sau năm 2000.
B. Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh.
C. Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên.
D. Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc.
Câu 27: Tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
A. Thành phố Đà Nẵng.
C. Tỉnh Quảng Ngãi.
D. Tỉnh Bình Định.
Câu 28: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm?
A. Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.
C. Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới thay đổi theo thời gian.
D. Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.
Câu 29: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có các tỉnh và thành phố là
A. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ.
B. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định.
D. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang.
Câu 30: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có các tỉnh và thành phố là
A. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận.
C. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Long.
D. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng.
Câu 31: Ba cực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được xác định trước năm 2000 là :
A. Hà Nội - Hải Phòng - Nam Định
B. Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng.
D. Hà Nội - Vĩnh Phúc - Hải Phòng.
Câu 32: Ba vùng kinh tế trọng điểm đều có chung đặc điểm là :
A. Có các đô thị đặc biệt làm hạt nhân cho sự hình thành của vùng.
C. Có số dân trên 10 triệu người, lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề cao.
D. Có tỉ lệ dân thành thị cao gấp đôi tỉ lệ dân thành thị của cả nước.
Câu 33: Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ :
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kì 2001 - 2005 chậm nhất trong 3 vùng trọng điểm.
B. Có số tỉnh thành tham gia nhiều nhất trong 3 vùng trọng điểm.
D. Có mật độ dân số cao nhất trong ba vùng trọng điểm.
Câu 34: Sau năm 2001, tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Cửu Long tham gia vào vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ là.
A. An Giang và Long An.
B. Bến Tre và Trà Vinh.
D. Cần Thơ và Tiền Giang.
Câu 35: So với 2 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Nam Bộ thì vùng kinh tế trọng điểm miền Trung :
A. Có quy mô về diện tích và dân số lớn hơn.
B. Có quy mô về diện tích và dân số nhỏ hơn nhưng có tốc độ phát triển nhanh hơn.
D. Có quy mô nhỏ hơn nhưng có nhiều lợi thế để phát triển hơn.