Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 43 (mới 2023 + 14 câu trắc nghiệm): Các vùng kinh tế trọng điểm

Tải xuống 10 1.6 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 10 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm và 14 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm Địa lí lớp 12 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm Địa lí lớp 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm: 

ĐỊA LÍ 12 BÀI 43: CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm

1. Đặc điểm.

- Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước.

- Một số đặc điểm chủ yếu:

   + Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nứơc.

   + Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.

   + Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.

   + Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.

2. Quá trình hình thành và thực trạng phát triển.

a. Quá trình hình thành.

(Xem bảng 43.1 trang 195/ SGK)

b. Thực trạng phát triển kinh tế.

(Xem bảng 43.2 trang 196/ SGK)

3. Ba vùng kinh tế trọng điểm

a. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:

- Diện tích gần 15,3 nghìn km2 (4,7% lãnh thổ nước ta), số dân hơn 13,7 triệu người năm 2006 (chiếm 16,3% dân số cả nước), gồm 8 tỉnh, thành phố chủ yếu thuộc đồng bằng sông Hồng.

* Hội tụ tương đối đầy đủ các thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội:

- Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế.

- Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá thuộc loại lớn nhất của cả nước.

- Hai quốc lộ 5 và 18 là hai tuyến giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng – Cái Lân.

- Có nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.

- Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

- Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.

- Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển.

- Để vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vị thế xứng đáng hơn trong nền kinh tế của cả nước, cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề chủ yếu liên quan đến các ngành kinh tế.

- Về công nghiệp: đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường đồng thời với việc phát triển các khu công nghiệp tập trung.

- Về dịch vụ: chú trọng đến thương mại và các hoạt động dịch vụ khác, nhất là du lịch.

- Về nông nghiệp: cần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng cao.

b. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

- Diện tích gần 28 nghìn km2, số dân 6,3 triệu người năm 2006 (chiếm 8,5% diện tích tự nhiên và 7,4% số dân cả nước), gồm 5 tỉnh, thành phố, từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định.

* Trong vùng có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế.

- Vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam qua quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Thống Nhất, có các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hoá.

- Thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa.

- Trên lãnh thổ của vùng hiện nay đang triển khai những dự án lớn có tầm cỡ quốc gia. Trong tương lai sẽ hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hoá nông nghiệp, thuỷ sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch.

c. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

- Diện tích gần 30,6 nghìn km2 (hơn 9,2% diện tích cả nứơc), số dân 15,2 triệu người (18,1% số dân toàn quốc) năm 2006, bao gồm 7 tỉnh và thành phố chủ yếu thuộc Đông Nam Bộ.

- Đây là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung đầy đủ các thế mạnh tự nhiên, kinh tế – xã hội.

   + Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.

   + Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

   + Cơ sở hạ tầng, cơ sở kĩ thuật tương đối tốQt và đồng bộ.

   + Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nứơc.

- Trong những năm tới, công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng với các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư ở trong và ngoài nước.

- Cùng với công nghiệp, các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch ... được tiếp tục đẩy mạnh.

Phần 2: 14 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết, vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây có GDP bình quân đầu người cao nhất?

A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

D. Cả 3 vùng đều có bình quân GDP/người bằng nhau.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 30, vùng KTTĐ phía Nam có GDP bình quân đầu người cao nhất với 25,9 triệ đồng/người (cột màu hồng cao nhất).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Đâu không phải  là đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm?

A. bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố.

B. hội tụ đầy đủ các thế mạnh.

C. có tỉ trọng lớn trong GDP cả nước.

D. cố định về ranh giới theo thời gian.

Đáp án: Vùng kinh tế trọng điểm không có ranh giới cố định theo thời gian

⇒ Đáp án D.cố định về ranh giới theo thời gian là sai.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Điểm tương tự nhau về thế mạnh của ba vùng kinh tế trọng điểm là đều có

A. trình độ dân trí và mức sống của dân cư tương đối cao.

B. là nơi tập trung các đô thị vừa và nhỏ của nước ta

C. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời với nền văn minh lúa nước.

D. những thuận lợi nhất cả nước về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật.

Đáp án: Vùng KTTĐ là những nơi hội tụ đầy đủ nhất các tiềm lực có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ.

⇒ Nhân tố có tác động mạnh mẽ và là điều kiện tiên quyết để phát triển công nghiệp là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật.

⇒ Cả ba vùng KTTĐ đều có những thuận lợi nhất cả nước về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Thế mạnh giống nhau giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:

A. nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng cao.

B. Lịch sử khai thác lâu đời.

C. Tiềm lực kinh tế mạnh nhất, trình độ phát triển kinh tế cao nhất.

D. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào.

Đáp án: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có ĐBSH và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có ĐNB ⇒ đây là hai vùng có nền kinh tế - xã hội phát triển nhất cả nước ⇒ tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dào và có chất lượng cao.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là:

A. phát triển các cảng nước sâu gắn với khu kinh tế ven biển.

B. khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.

C. vị trí cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ.

D. khai thác rừng và trồng rừng; công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản.

Đáp án: Vùng KTTĐ miền Trung có địa hình kéo dài hẹp ngang, từ đông sang tây địa hình phân hóa sâu sắc: gồm vùng đồng bằng ven biển, đồi trung du và miền núi cao phía Tây.

⇒ Thế mạnh để đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, hình thành mô hình kinh tế liên hoàn:

+ Trồng rừng ở vùng núi phía Tây, khai thác khoáng sản (vàng, thiếc).

+ Vùng đồi trung du phát triển mô hình nông – lâm kết hợp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.

+ Vùng đồng bằng ven biển phát triển cây lương thực, khai thác tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt nuôi trồng thủy sản nhờ có vùng biển rộng kéo dài và các đầm phá; du lịch biển, xây dựng cảng biển, khai thác cát, sỏi..)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:

A. quặng bô –xit.

B. dầu khí.

C. sinh vật biển.

D. đất đỏ badan.

Đáp án: Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là dầu khí, phân bố ở thềm lục địa phía Nam với 8 bề trầm tích.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh (thành phố) là:

A. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.

B. Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị.

C. Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

D. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Đáp án: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh (thành phố) là Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

A. Vĩnh Phúc.

B. Hưng Yên.

C. Đà Nẵng.

D. Quảng Ninh.

Đáp án: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm 8 tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh

⇒ Đà Nẵng không thuộc vùng KTTĐ phía Bắc. Đà Nẵng thuộc vùng KTTĐ miền Trung.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết các sân bay nào sau đây thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A. Nội Bài, Đà Nẵng, Chu Lai.

B. Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai.

C. Cát Bi, Phú Quốc, Cam Ranh.

D. Đà Nẵng, Phú Bài, Tân Sơn Nhất.

Đáp án: B1. Nhận dạng kí hiệu sân bay ở Atlat ĐLVN trang 3

B2. Các sân bay thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là: Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết, vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành?

A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

D. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 30, tỉ trọng ngành dịch vụ (màu xanh lá) của 3 vùng KTTĐ là

- Vùng KTTĐ phía Bắc: tỉ trọng đứng thứ 2 (sau CN - XD) - 43,5%.

- Vùng KTTĐ miền Trung: cao nhất (40,2%)

- Vùng KTTĐ phía Nam:  tỉ trọng đứng thứ 2 (sau CN - XD) – 41,4%.

⇒ Vùng KTTĐ miền Trung có tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Hướng chủ yếu trong công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ không phải là:

A. phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao.

B. hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.

C. phát triển các ngành công nghiệp cơ bản.

D. tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, ngân hàng, du lịch.

Đáp án: - Vùng KTTĐ Nam Bộ là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất nước ta, công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất (2/3 giá trị sx CN của cả nước).

- Vùng có nhiều thế mạnh như: lao động dồi dào, có trình độ, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài (hơn 50%), thị trường tiêu thụ lớn, có tài nguyên dầu khí giàu có và quan trọng nhất

⇒ Để phát huy vai trò là đầu tàu kinh tế cả nước, khai thác có hiệu quả các thế mạnh vốn có → Vùng cần khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, đẩy mạnh phát triển các ngành CN trọng điểm, công nghệ cao (năng lượng, khai thác và chế biến dầu khí..) để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đảm bảo sự phát triển bền vững.

⇒ Nhận xét: phát triển các ngành công nghiệp cơ bản là không đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Vùng kinh tế trọng điểm mới được thành lập năm 2009 là:

A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

D. Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án thành lập vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long, đây là vùng KTTĐ thứ tư của nước ta cùng với 3 vùng KTTĐ còn lại (phía Bắc, miền Trung, phía Nam) trở thành động lực phát triển kinh tế của đất nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành, các vùng kinh tế trọng điểm xếp theo thứ tự có tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) từ cao đế thấp như sau:

A. Miền Trung, phía Bắc, phía Nam.

B. Phía Bắc, phía Nam, miền Trung.

C. Phía Nam, miền Trung, phía Bắc.

D. Phía Nam, phía Bắc, miền Trung.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 30: trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành,  tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) của các vùng kinh tế từ thấp đến cao như sau:

- Vùng KTTĐ phía Nam có khu vực II chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu: 49, 1%

- Tiếp đến là vùng KTTĐ phía Bắc: khu vực II chiếm 45,4% trong cơ cấu ngành.

- Vùng KTTĐ miền Trung có khu vực II chiếm tỉ trọng là 37,5% trong cơ cấu ngành kinh tế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Phương hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc không phải là:

A. phát triển các khu vực công nghiệp tập trung.

B. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

C. nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao.

D. chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng tỉ trọng các ngành khai thác.

Đáp án: - Phương hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là phát triển các khu vực công nghiệp tập trung, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao ⇒ nhận xét A, B, C đúng ⇒ loại A, B, C

- Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng tỉ trọng ngành khai thác không phải là phương hướng phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Đáp án cần chọn là: D

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống