Giáo án khoa học 5 bài 26: Đá vôi mới nhất

Tải xuống 3 3.2 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô tài liệu Giáo án khoa học 5 bài 26: Đá vôi mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án khoa học 5. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 26: ĐÁ VÔI

*****

I.Mục tiêu

          Giúp HS:

          - Nêu được một số tính chất và công dụng của đá vôi.

          - Quan sát, nhận biết đá vôi.

II.Các phương tiện dạy học

          - Hình trang 54-55 SGK.

          - Đá vôi, đá cuội, giấm chua.

III.Các phương tiện dạy học

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT DỘNG CỦA HỌC SINH

 

 1.Kiểm tra bài cũ

- Nêu câu hỏi:

 + Nêu tính chất và nguồn gốc của nhôm.

 + Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm có trong gia đình.

- Nhận xét, ghi điểm.

2. Bài mới 

a.Khám phá Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng khoảng chỉ đẹp mà còn mang lại lợi ích cho đất nước. Bài Đá vôi sẽ giúp các em biết được ích lợi của đá vôi.

- Ghi bảng tựa bài.

* Hoạt động 1: Làm việc với thông tin và tranh ảnh sưu tầm được

- Mục tiêu: HS kể được tên một số vùng núi đá vôi cùng hang động của cúng và nêu được ích lợi của đá vôi.

- Cách tiến hành:

 + Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu dán tranh ảnh, ghi tên vùng núi đá vôi và ích lợi của đá vôi đã sưu tầm được vào giấy khổ to.

 + Yêu cầu treo sản phẩm lên bảng và trình bày.

 + Nhận xét, kết luận: Có nhiều loại đá vôi, được dùng vào những việc khác nhau như: lát đường, xây nhà, nung vôi, tạc tượng,...

* Hoạt động 2: Làm thí nghiệm

- Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm  hoặc quan sát hình để phát hiện ra tính chất của đá vôi.

- Cách tiến hành:

 + Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu đọc mục Thực hành và hoàn thành bảng sau:

 

Thí nghiẹâm

Mô tả hiện tượng

Kết luận

1) Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội

 

 

2) Nhỏ vài giọt giấm lên hòn đá vôi và một hòn đá cuội

 

 

 + Yêu cầu các nhóm báo cáo và giải thích thí nghiệm của nhóm mình.

 + Nhận xét, kết luận: Đá vôi khoảng cứng lắm. Dưới tác dụng của a-xít thì đá vôi bị sủi bọt.

d.Vận dụng

- Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 55 SGK.

- Yêu cầu trả lời câu hỏi:

 + Làm thế nào để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không ?

 + Đá vôi có thể dùng để làm gì ?

 

- Nhận xét tiết học.

- Xem lại bài đã học.

- Chuẩn bị bài Gốm xây dựng:gạch, ngói.

 

 

- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhắc tựa bài.

 

 

 

 

 

 

+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.

 

+ Đại diện nhóm trình bày.

+ Nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

+ Tham khảo mục thực hành, nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích.

+ Nhận xét, bổ sung.

 

 

- Tiếp nối nhau phát biểu.

 

 

Xem thêm
Giáo án khoa học 5 bài 26: Đá vôi mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án khoa học 5 bài 26: Đá vôi mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án khoa học 5 bài 26: Đá vôi mới nhất (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống