Khoa học lớp 5 trang 54, 55 Bài 26: Đá vôi

3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 54, 55 Bài 26: Đá vôi chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học 5. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 54, 55 Bài 26: Đá vôi

Khoa học lớp 5 trang 54 Câu hỏi: Kể tên một số vùng núi đá vôi ở nước ta mà bạn biết

Trả lời:

Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng: Hương Tích (Hà Tây), Bích Động (Ninh Bình), Phong Nha (Quảng Bình) và các hang động khác ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Hà Tiên (Kiên Giang),...

Khoa học lớp 5 Bài 25: Nhôm (ảnh 1)

Khoa học lớp 5 trang 55 Câu hỏi 1: Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội, quan sát chỗ cọ xát trên hai hòn đá. Bạn có nhận xét gì về tính cứng của đá vôi so với đá cuội ?

Trả lời:

Khoa học lớp 5 Bài 25: Nhôm (ảnh 2)

+ Chỗ cọ sát, đá cuội bị mài mòn

+ Chỗ cọ sát vào đá vôi có màu trắng do đá vôi vụn ra dính vào

+ Đá vôi mềm hơn đá cuội

Khoa học lớp 5 trang 55 Câu hỏi 2: Nhỏ vài giọt giấm thật chua (hoặc a-xít loãng) lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội, rồi nhận xét

Trả lời:

+ Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khí bay lên

+ Trên hòn đá cuội không có phản ứng giấm hoặc a-xít bị loãng đi.

+ Đá vôi có tác dụng vá giấm hoặc a-xít loãng tạo thành chất khác và khí các-bô-nic

Khoa học lớp 5 trang 55 Câu hỏi 3: Làm thế nào để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không ? Đá vôi có thể dùng để làm gì ?

Trả lời:

Có 2 cách sau:

+ Dùng vật cứng cọ vào hòn đá xem có vết không

+ Nhỏ giấm hoặc a-xít loãng vào hòn đá xem có thấy sủi bọt và có khí bay lên hay không

Lí thuyết bài 26: Đá vôi

- Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng: Hương Tích (Hà Tây), Phong Nha (Quảng Bình)…Đá vôi dùng vào việc: Lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết bảng…

- Đá vôi không cứng lắm, gặp a-xít thì sủi bọt.

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá