Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô tài liệu Giáo án khoa học 5 bài 30: Cao su mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án khoa học 5. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 30: CAO SU
*****
I.Mục tiêu
Giúp HS:
- Nhận biết một số tính chất của cao su.
- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II.Các phương tiện dạy học
- Hình trang 62-63 SGK.
- Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su như dây chun, quả bóng,…
III.Các phương tiện dạy học
HOẠT ĐỘNGCỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
1.Kiểm tra bài cũ - Nêu câu hỏi: + Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường. + Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh, - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới a.Khám phá Yêu cầu nối tiếp nhau kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su. Cao su được sử dụng phổ biến trong cuộc sống chúng ta. Bài Cao su sẽ giúp các em bết tính chất và công dụng của nó. - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 1: Thực hành - Mục tiêu: HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su. - Cách tiến hành: + Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu thực hành: . Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà hoặc vào tường, bạn có nhận xét gì ? . Kéo căng sợi dây chun rồi buông tay ra, bạn có nhận xét gì ? . Từ những nhận xét trên, bạn hãy rút ra tính chất của cao su. + Yêu cầu báo cáo kết quả. + Nhận xét, kết luận. * Hoạt động 2: Thảo luận - Mục tiêu: Giúp hS: + Kể tên được các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su. + Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. - Cách tiến hành: + Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 63 SGK và trả lời câu hỏi: . Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào?
. Ngoài tính đàn hồi, cao su còn có tính chất gì ?
. Cao su thường được sử dụng để làm gì?
. Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su mà bạn biết. + Nhận xét, kết luận: Khoảng nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc nơi có nhiệt độ quá thấp. Khoảng để hóa chất dính vào cao su. d.Vận dụng - Yêu cầu đọc lại mục Bạn cần biết. - Ở nhiệt độ quá cao , cao su sẽ bị chảy; ở nhiệt độ quá thấp, cao su sẽ bị giòn và cứng đồng thời cao su sẽ bị biến dạng khi hóa chất dính vào.
- Nhận xét tiết học. - Xem lại bài học. - Chuẩn bị bài Chất dẻo. |
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
+ Các nhóm thực hành: . Ném quả bóng xuống sàn nhà, quả bóng nảy lên. . Sợi dây chun dãn ra khi kéo căng và trở về vị trí cũ khi buông tay. . Cao su có tính đàn hồi.
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả. + Nhận xét, bổ sung.
+ Thực hiện theo yêu cầu và trả lời:
. Có 2 loại: cao su tự nhiên và cao su nhân tạo. . Ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện, cacáh nhiệt; khoảng tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác. . Săm, lốp xe; các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình. . Tiếp nối nhau phát biểu.
+ Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc to. |