Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô tài liệu Giáo án khoa học 5 bài 29: Thuỷ tinh mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án khoa học 5. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tuần 15
BÀI 29: THUỶ TINH
*****
I.Mục tiêu
Giúp HS:
- Nhận biết một số tính chất của thuỷ tinh.
- Nêu được công dụng của thuỷ tinh.
- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.
II.Các phương tiện dạy học
Hình và thông tin trang 61 SGK.
III.Các phương tiện dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
||||
1.Kiểm tra bài cũ - Nêu câu hỏi: + Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng. + Nêu tính chất và công dụng của xi măng. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới a.Khám phá Thuỷ tinh được sản xuất từ những vật liệu nào, tính chất ra sao? các em sẽ được biết điều này qua bài Thuỷ tinh. - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận - Mục tiêu:HS phát hiện được một số tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường. - Cách tiến hành: + Yêu cầu quan sát hình trang 60, từng cặp thảo luận và trả lời câu hỏi: . Kể tên một số đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh mà em biết ?
. Thông thường, những đồ dùng bằng thuỷ tinh khi va chạm mạnh vào vật rắn sẽ như thế nào ? . Dựa vào những kinh nghiệm thực tế đã sửng dụng đồ thủy tinh, em thấy thủy tinh có tính chất gì ? + Nhận xét, kết luận: Thuỷ tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chai, lọ, li, cốc, bóng đèn,… những đồ dùng này khi va chạm mạnh vào vật rắn sẽ bị vở thành nhiều mảnh. * Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin - Mục tiêu: Giúp HS: + Kể được tên các vật liệu dùng để sản xuất ra thuỷ tinh. + Nêu được tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường và thuỷ tinh chất lượng cao. - Cách tiến hành: + Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu thảo luận câu hỏi trang 61 SGK. + Yêu cầu trình bày kết quả.
+ Nhận xét, kết luận: Thuỷ tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thuỷ tinh chất lượng cao được dùng đểlàm các đồ dùng và dụng cụ trong y tế, phòng thí nghiệm, những dụng cụ quang học chất lượng cao. d.Vận dụng + Đồ dung bằng thủy tinh dễ vỡ, vậy chúng ta có những cách nào để bảo quản đồ thủy tinh ? - Nhận xét câu trả lời của học sinh. Mặc dầu cứng, nhưng thuỷ tinh giòn, dễ vỡ. Khi vỡ,tạo nên những mảnh rất bén sẽ gây nguy hiểm, các em phải cẩn thận khi sử dụng các đồ dùng bằng thuỷ tinh.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh tích cực hăng hái tham gia xây dựng bài. - Chuẩn bị bài Cao su. |
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
+ Hai bạn ngồi cạnh nhau thực hiện theo yêu cầu.
+ Tiếp nối nhau kể mắt kính, bong đèn, ống đựng thuốc tiêm, chai, lọ, li, cốc, chén, bát, đĩa, nối nấu cơm, lọ đựng thuốc thí nghiệm, màn hình ti vi, các con thú nhỏ, vật lưu niệm,..
+ Rất dễ vỡ.
+ Thủy tinh trong suốt hoặc có màu, rất dễ vỡ, khoảng bị gỉ.
+ Nhận xét, bổ sung.
+ Thủy tinh được làm từ cát trăng, đá vôi và một số chất khác.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động. + Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Nhận xét, bổ sung. Các cách để bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh + Để nơi chắc chắn. + Khoảng va đập đồ dùng bằng thủy tinh vào các vật rắn. + Dùng đồ thủy tinh xong phải rửa sạch, để ở nơi chắc chắn, tránh rơi, vỡ. + Phải cẩn thận khi sửng dụng. |