Giáo án khoa học 5 bài 25: Nhôm mới nhất

Tải xuống 4 2.2 K 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô tài liệu Giáo án khoa học 5 bài 25: Nhôm mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án khoa học 5. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Tuần 13

BÀI 25: NHÔM

*****

I.Mục tiêu

          Giúo HS:

          - Nhận biết một số tính chất của nhôm.

          - Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống.

          - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng.

II.Các phương tiện dạy học

          - Hình và thông tin trang 52-53 SGK.

          - Một số đồ dùng bằng nhôm.

          - Phiếu học tập.

III.Các phương tiện dạy học

 

        HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

 

 1.Kiểm tra bài cũ

- Nêu câu hỏi:

  + Nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng.

  + Nêu cách bảo quản đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình.

- Nhận xét, ghi điểm.

2. Bài mới

a.Khám phá Nhôm là kim loại nhẹ, rẻ tiền, bền nên được sử dụng rộng rãi. Bài Nhôm sẽ giúp các em biết cách bảo quản các đồ dùng bằng nhôm có trong gia đình.

- Ghi bảng tựa bài.

* Hoạt động 1: Làm việc với thông tin, tranh ảnh sưu tầm được

- Mục tiêu: HS kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm.

- Cách tiến hành:

 + Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu giới thiệu và kể tên một số đồ dùng bằng nhôm mà các nhóm đã sưu tầm được.

 + Yêu cầu giới thiệu trước lớp.

 + Nhận xét, kết luận và yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 53 SGK.

* Hoạt động 2: Làm việc với vật thật

- Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm.

- Cách tiến hành:

 + Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu quan sát các đồ dùng bằng nhôm mà nhóm đã sưu tầm được và mô tả màu sắc, tính chất, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của nhôm.

 + Yêu cầu trình bày trước lớp.

 + Nhận xét, kết luận: Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, khoảng cứng bằng sắt và đồng.

* Hoạt động 3: Làm việc với SGK

- Mục tiêu: Giúp HS nêu được:

 + Nguồn gốc và một số tính chất của nhôm.

 + Cách bảo quản một số đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm.

- Cách tiến hành:

 + Yêu cầu tham khảo mục Thực hành trang 53 SGK và hoàn thành phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP

   1) Hoàn thành bảng sau:

 

Nhôm

Nguồn gốc

 

Tính chất

 

   2)Nêu cách bảo quản một số đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm.

 + Chỉ định HS nêu kết quả.

 + Nhận xét, kết luận: Nhôm là kim loại. Khi sử dụng các đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm cần lưu ý khoảng nên đựng những thức ăn có vị chua lâu, vì nhôm dễ bị a-xít ăn mòn.

d.Vận dụng

- Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 53 SGK.

- Nhôm rẻ, bền nên được sử dụng rộng rãi. Khi sư dụng các đồ dùng bằng nhôm, các em nên bảo quản tốt.

 

- Nhận xét tiết học.

- Xem lại bài đã học.

- Chuẩn bị bài Đá vôi.

 

 

- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhắc tựa bài.

 

 

 

 

 

+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động.

 

+ Đại diện nhóm trình bày.

+ Nhận xét và tiếp nối nhau đọc to.

 

 

 

 

 

+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.

 

 

+ Đại diện nhóm trình bày.

+ Nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Tham khảo SGK và hoàn thành phiếu học tập.

 

 

 

 

 

 

 

+ HS được chỉ định trình bày.

+ Nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

- Tiếp nối nhau đọc to.

                                     

 

Xem thêm
Giáo án khoa học 5 bài 25: Nhôm mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án khoa học 5 bài 25: Nhôm mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án khoa học 5 bài 25: Nhôm mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án khoa học 5 bài 25: Nhôm mới nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống