Nội dung bài viết
Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Hóa học lớp 9 Bài 19: Sắt chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 9. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Hóa học 9 Bài 19: Sắt
Bài 19.1 trang 23 SBT Hóa học 9: Muối Fe (III) được tạo thành khi cho Fe tác dụng với dung dịch
A. HNO3 (loãng, dư); B. H2SO4 loãng ;
C. HCl; D. CuSO4
Lời giải:
Muối Fe (III) được tạo thành khi cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 (loãng, dư)
Đáp án A.
Bài 19.2 trang 23 SBT Hóa học 9: Cho các kim loại : Ni, Fe, Cu, Zn ; số kim loại tác dụng được với dung dịch Pb(NO3)2 là
A. 1 ; B. 2 ; C. 3 ; D. 4.
Lời giải:
Ni + Pb(NO3)2 → Ni(NO3)2 + Pb
Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb
Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb
Đáp án C.
Bài 19.3 trang 24 SBT Hóa học 9: Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với kim loại
A. Ag ; B. Fe ; C. Cu ; D. Zn.
Lời giải:
Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Đáp án D.
Bài 19.4 trang 24 SBT Hóa học 9:
a) Tại sao những kim loại như sắt, nhôm không có ở dạng đơn chất trong vỏ Trái Đất ?
b) Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết ba kim loại : sắt, nhôm và đồng. Viết các phương trình hoá học.
Phương pháp giải:
Xem lại tính chất hóa học của Al, Fe và Cu và sự khác nhau giữa chúng.
Lời giải:
a) Al, Fe là kim loại hoạt động hoá học mạnh nên chúng chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất.
b) Dùng dung dịch kiềm (thí dụ NaOH) :
- Cho 3 kim loại tác dụng với dung dịch NaOH, kim loại nào tác dụng với NaOH cho khí H2 bay ra là Al.
2Al+2NaOH+2H2O→2NaAlO2+3H2↑
- Cho 2 kim loại còn lại tác dụng với dung dịch HCl, kim loại nào cho khí H2 bay ra là Fe, còn Cu không phản ứng.
Fe+2HCl→FeCl2+H2↑
Bài 19.5 trang 24 SBT Hóa học 9: Ở Việt Nam có những loại quặng sắt nào ? Viết công thức hoá học và cho biết địa điểm của những loại quặng đó.
Lời giải:
Ở Việt Nam có loại quặng hematit (Fe2O3) ở Trại Cau, tỉnh Thái Nguyên.. Vì vậy, nước ta đã xây dựng khu công nghiệp gang - thép ở Thái Nguyên...