Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công nghệ 8 Chủ đề cơ khí mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
CHỦ ĐỀ CƠ KHÍ
I. Lý do chọn chủ đề
- Tạo ra các máy và các phương tiện thay cho lao động thủ công thành lao động máy móc tạo ra năng suất cao, đồng thời giúp lao động sinh hoạt sản xuất của con người nhẹ nhàng văn minh hơn.
- Để tạo ra chi tiết, sản phẩm cơ khí cần thực hiện theo quy trình công nghệ nhất định, muốn tạo ra các chi tiết, sản phẩm này chúng ta cần biết được các vật liệu và tính chất cơ bản của vật liệu đó, để lựa chọn các phương pháp và dụng cụ gia công phù hợp.
Từ những phân tích trên, chuyên đề “Phần: Cơ khí” được xây dựng nhằm kết nối các kiến thức về cơ khí từ bài 17 đến bài 21 được logic hơn, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh được hoạt động nhiều hơn, tự học nhiều hơn và vận dụng những kiến thức đã học nhiều hơn. Giáo viên có quỹ thời gian nhiều hơn để vận dụng các kỹ thuật, phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học. Không những vậy, học sinh có điều kiện kết nối nội dung trong chuyên đề với những kiến thức đã học trong phần I: Vẽ kỹ thuật.
II. Nội dung chủ đề
1.Vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống.
2.Vật liệu, dụng cụ và phương pháp gia công cơ khí bằng tay
III. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
1. Kiến thức:
- Biết được vai trò quan trọng của cơ khí trong sản xuất và đời sống.
- Biết được sự đa dạng của sản phẩm cơ khí và qui trình sản xuất ra chúng.
- Biết được một số vật liệu cơ khí phổ biến và tính chất cơ bản của chúng.
- Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc, ứng dụng của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động.
- Hiểu được qui trình và một số phương pháp gia công cơ khí bằng tay.
2. Kỹ năng
Sử dụng các dụng cụ cơ khí bằng tay đơn giản
3. Thái độ
- Có thói quen làm việc theo qui trình, cẩn thận, kiên trì thực hiện an toàn lao động, vệ sinh môi trường, yêu thích công việc cơ khí.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tính toán.
IV. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi, bài tập đánh giá theo định hướng năng lực.
Nội dung |
Loại câu hỏi/ bài tập |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
1.Vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống |
|
Biết vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống. Câu 1.1 |
Mô tả được quá trình hình thành sản phẩm cơ khí. Câu 2.1 |
|
|
2.Vật liệu, dụng cụ và phương pháp gia công cơ khí bằng tay |
|
Nhận biết được vật liệu chế tạo các dụng cụ cơ khí phổ biến. Câu 1.2 |
Gọi tên các vật liệu
Câu 2.2 |
Vận dụng vào thực tế để phân biệt một số vật liệu cơ khí phổ biến. Câu 3.1 |
Thực hiện thao tác cưa, dữa kim loại.
Câu 4 |
V.Câu hỏi, bài tập đánh giá theo mức đã mô tả
* Mức 1: Nhận biết
Câu 1: Vừa đi học về Phương Linh đã thấy hôm nay nhà có một món đồ mới, có lẽ là quà của bố đi công tác về. Phương Linh tò mò mở món quà đó ra, bất ngờ quá. Ôi! Một chiếc máy khâu đạp chân mới, món quà này mẹ sẽ rất thích đây. Chuẩn bị vào cấp 3 nên Linh vừa được tập dượt qua lớp học nghề may cơ bản.
1.1 Từ chiếc máy khâu, em hãy cho biết vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống?
1.2 , Tìm hiểu chiếc máy khâu và nhớ lời cô giáo dạy, Linh nói:
a) Cái kim máy khâu này được làm từ vật liệu
A. Sắt B. Thép C. Đồng D. Gang
b) Bàn đạp máy khâu được làm vật liệu:
A. Kim loại đen B. Kim loại màu C. Chất dẻo nhiệt rắn. D. cả A,B,C đều sai
* Mức 2: Thông hiểu
2.1. Để tạo ra chiếc kim máy khâu phải trải qua các quá trình như thế nào? Viết theo sơ đồ quy trình đó.
2.2. Gọi tên các vật liệu để làm ra các phần tử trong chiếc máy khâu nhà bạn Linh?
* Mức 3: Vận dụng cấp độ thấp
3.1.Vận dụng vào thực tế phân biệt sự khác nhau cơ bản của kim loại đen và kim loại màu?
* Mức 4: Vận dụng cấp độ cao
Câu 4: Thực hiện thao tác cưa, dũa kim loại