Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 30: Biến đổi chuyển động mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 30 : BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
1- Về kiến thức: - Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng.
2- Về kỹ năng: - Có hứng thú, ham tìm tòi kiến thức.
3- Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận, ham học.
4- Định hướng năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.
II. CHUẨN BỊ:
1- Của giáo viên:
- Đồ dùng: cơ cấu tay quay, bánh răng, thanh răng vít, đai ốc.
2- Của học sinh: - Sưu tầm các cơ cấu.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
Kiểm tra: Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động ?. Nêu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, ứng dụng của truyền chuyển động ma sát.
– Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề liên quan đến bài học.
– Phương thức: Hs làm việc cá nhân trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Các nhóm kể được các vai trò của điện năng thông qua việc quan sát video:
- Tiến trình:
*Chuyển giao nhiệm vụ
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề
- Giáo viên yêu cầu? Tại sao máy và các thiết bị cần phải truyền CĐ.
? Trình bày hiểu biết của em về bộ truyền động ma sát - truyền động đai. So với truyền động ma sát, truyền động ăn khớp có ưu điểm gì.
- Học sinh tiếp nhận…
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh TL,TL
- Giáo viên Q/S
- Dự kiến sản phẩm :Từ 1 dạng CĐ ban đầu, muốn biến thành các dạng CĐ khác cần phải có cơ cấu biến đổi CĐ. Đây là khâu nối động giữa động cơ và các bộ phận công tác của máy …
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học
Từ 1 dạng CĐ ban đầu, muốn biến thành các dạng CĐ khác cần phải có cơ cấu biến đổi CĐ. Đây là khâu nối động giữa động cơ và các bộ phận công tác của máy ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học
A. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
- Hoạt động nhóm, cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung kiến thức |
- Cho HS quan sát H30.1 SGK và đọc các thông tin, trả lời câu hỏi ? - Tại sao kim máy khâu chuyển động tịnh tiến được? - Hãy mô tả chuyển động thanh truyền, bàn đạp, bánh đai ? - Cơ cấu biến đổi chuuyển động là gì ?
|
- HS quan sát tranh và xem SGK, trả lời bằng cách điền từ vào chỗ trống SGK. |
I - Tại sao cần biến đổi chuyển động a) Khái niệm: - Cơ cấu biến đổi chuyển động có nhiệm vụ biến đổi 1 dạng chuyển động ban dầu thành các dạng chuyển động khác, cung cấp cấp cho các bộ phận của máy và thiết bị. b) Phân loại: - Biến đổi c/động tịnh tiến. - Biến đổi c/động lắc và ngược lại.
|
Hoạt động 2:Tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động : 15’ 1. Mục tiêu:Một số cơ cấu biến đổi CĐ. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động - Phiếu học tập cá nhân 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động |
||
1- Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến: + Yêu cầu HS quan sát H30.2 trả lời : - Mô tả cấu tạo của cơ cấu tay quay, con trượt. - Khi tay quay 1 quay đều, con trượt 3 chuyển động như thế nào ? - Khi nào con trượt 3 đổi hướng chuyển động ? - Nêu các ví dụ thực tế ứng dụng của cơ cấu này ? + GV giới thiệu thêm cơ cấu khác: thanh răng, vít đai ốc. 2- Cơ cấu tay quay, thanh lắc? - Yêu cầu HS quan sát H30.4, nêu cấu tạo ? - GV nêu hoạt động, dùng tranh mô tả. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK ?
- Yêu cầu HS cho ví dụ ứng dụng cơ cấu này trong thực tế.
|
- HS quan sát tranh H30.2, tranh vẽ, nêu cấu tạo ?
- Hoạt động: đọc thông tin SGK.
- HS nêu ứng dụng.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi GV đặt ra.
- Có thể biến chuyển động lắc của thanh lắc thành chuyển động quay được. - Máy dệt, đồng hồ ... |
II- Một số cơ cấu biến đổi chuyển động : 1- Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến (cơ cấu tay quay, con trượt ). a) Cấu tạo: Hình H30.2 - Tay quay 1 - Con trượt 3 - Thanh truyền 2 - Giá đỡ 4 b) Hoạt động: SGK. c) Ứng dụng: Máy khâu, máy cưa, máy hơi nước. - Ngoài cơ cấu trên: còn có cơ cấu bánh răng, thanh răng vít, đai ốc. 2-Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc(cơ cấu tay quay- thanh lắc) a) Cấu tạo:Hình H30.4 - Tay quay 1 - Thanh lắc 3 - Thanh truyền 2 - Giá đỡ 4 b) Nguyên tắc: SGK - Tay quay 1 quay quanh trục A thông qua thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lại quanh trục D giá đỡ 4. c) Ứng dụng: Máy dệt máy khâu,… |
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH /LUYỆN TẬP: 5’ Mục tiêu : Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập. Nhiệm vụ : HS làm bài tập mà Gv giao cho. Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân Sản phẩm : Nội dung trả lời cá nhân của HS vào vở Gợi ý tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ Gv : yêu cầu HS làm bài tập sau: Câu 1: Nêu cấu tạo, nguyên lí của cơ cấu tay quay – con trượt? Câu 2: Trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay – thanh lắc? - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ tl, cá nhân b/c nhóm trưởng, NT điều hành thảo luận nhóm - Giáo viên quan sát, hướng dẫn h/s - Dự kiến sản phẩm…sgk - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG KIẾN THỨC: 5’ Mục tiêu : Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi. Nhiệm vụ : Thực hiện yêu cầu các câu hỏi GV giao cho. Phương thức hoạt động : HĐ cặp đôi Sản phẩm :. Câu trả lời của học sinh. Gợi ý tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu ? Nêu điểm giống nhau và khác nhau của cơ cấu tay quay – con trượt, bánh răng- thanh răng. - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ tl cá nhân b/c nhóm trưởng, NT điều hành thảo luận nhóm - Giáo viên q/s hd - Dự kiến sản phẩm: + Giống nhau: đều nhằm biến đổi CĐ quay thành CĐ tịnh tiến và ngược lại. + Khác nhau: * Rút kinh nghiệm
|