Giáo án Công Nghệ 8 Bài 29: Truyền chuyển động mới nhất - CV5555

Tải xuống 8 1.5 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 29: Truyền chuyển động mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 29: TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG

A. MỤC TIÊU:

    1.Kiến thức:

- Biết được tại sao cần phải truyền chuyển động trong các máy và thiết bị.

- Biết được cấu tạo, nguyên  lý làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động trong thực tế.

    2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát nhận dạng và phân tích các bộ truyền động

    3. Thái độ:

-  Có thái độ yêu thích bộ môn.

    4. Năng lực:

          - Năng lực nhận biết các nguyên lí và các bộ phận của cơ cấu

          - Năng lực sử dụng chính xác các ngôn ngữ kĩ thuật và công dụng của chủ đề.

          - Năng lực vận dụng chế tạo những cơ cấu thông dụng trong đời sống và học tập.

B. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

- Giáo án, tài liệu tham khảo.

- 1mẫu vật: Xe đạp

2.Học sinh:

- Đọc trước bài mới

C. Hoạt động dạy và học:

1. Hoạt động khởi động:(3’)

- Kiểm tra sĩ số.

- GV yêu cầu HS lên tác dụng lực vào bàn đạp của xe đạp để cho bánh sau của xe đạp chuyển động (quay).

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

   a. Đặt vấn đề:(1’)

- GV yêu cầu HS quan sát mô hình và giới thiệu bài: Máy thường gồm một hay nhiều cơ cấu, trong cơ cấu có thể truyền chuyển động được từ vật này sang vật khác.Vậy có những bộ truyền chuyển động nào và tại sao phải truyền chuyển động chúng ta sẽ học bài hôm nay.

   b. Triển khai bài dạy:(30’)

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1: Tại sao phải truyền chuyển động (10’)

- GV: Một trong những phương tiện gắn bó với các em hằng ngày đó là chiếc xe đạp.

? Muốn xe đạp chuyển động em cần phải làm gì.

- HS: Tác dụng lực vào bàn đạp

? Tại sao khi tác dụng lực vào bàn đạp xe đạp lại chuyển động

- HS: Khi trục nhận lực từ bàn đạp thì chuyển động quay, xích có nhiệm vụ truyền chuyển động từ trục giữa đến trục sau làm cho xe đạp chuyển động.

- GV: Các em quan sát mô hình sau:

? Tại sao cần truyền chuyển động quay từ trục giữa tới trục sau.

- HS: 2 trục đặt ở cách xa nhau

- GV kết luận: Các bộ phận ở máy thường đặt xa nhau, đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.

? Các bộ phận máy thường có tốc độ quay không giống nhau

- GV: kết luận

? Nhiệm vụ của các bộ truyền chuyển động là gì?

- HS trả lời: Truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.

? Sự truyền chuyển động của xe đạp thể hiện qua những chi tiết nào.

- GV kết luận về cơ cấu của  chuyển động chính của xe đạp gồm:Vành đĩa, xích, líp...

Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ truyền chuyển động(20’)

- GV: Yêu cầu hs quan sát mô hình truyền động đai.

- GV: giới thiệu bộ truyền động ma sát: Bánh dẫn, bánh bị dẫn, dây đai. Bộ truyền chuyển động đai nhờ lực ma sát giữa vật dẫn và vật bị dẫn.

- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi

? Thế nào là truyền động ma sát

- HS trả lời: Truyền động ma sát là cơ cấu truyền chuyển động quay nhờ lực ma sát  giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn.

- GV: Yêu cầu hs quan sát hình 29.2a SGK.

? Bộ truyền động đai gồm mấy chi tiết. Đó là những chi tiết nào.

- HS trả lời: gồm 3 chi tiết. Bánh dẫn (1), Bánh dẫn (2), dây đai(3) mắc căng trên hai bánh.

- GV nhận xét và giới thiệu vật liệu của dây đai.

( Thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút)

- GV: Yêu cầu hs quan sát hình 29.2a,b SGK.

? Đo đường kính của bánh dẫn.

? Đo đường kính của bánh bị dẫn.

? Lắp các thiết bị như hình 29.2.

? Quay bánh dẫn 5 vòng đếm số vòng quay của bánh bị dẫn.

? Nhận xét về tốc độ quay của bánh dẫn và bánh bị dẫn.

? Chiều quay của 2 bánh ở cách mắc 1.

? Chiều quay của 2 bánh ở cách mắc 2.

- HS trả lời:

- GV nhận xét:

+ Đo đường kính của bánh dẫn: D1 = 10cm

+ Đo đường kính của bánh bị dẫn: D2 = 5 cm

+ Quay bánh dẫn 5 vòng thì số vòng quay của bánh bị dẫn là 10 vòng.

+ Tốc độ quay của bánh bị dẫn lớn hơn bánh  dẫn.

+ Chiều quay của 2 bánh ở cách mắc 1: cùng chiều

+ Chiều quay của 2 bánh ở cách mắc 2: ngược chiều

- GV dựa vào kết quả thực hành lập tỉ số:

i=nbdnd=n2n1=D1D2

- GV nhận xét và kết luận nguyên lí làm việc

- HS lắng nghe và ghi bài

? Muốn đảo chiều quay của bánh bị dẫn ta phải mắc dây đai kiểu nào.

- HS trả lời: Mắc dây đai chéo nhau.

 

 

? Nêu được ứng dụng của truyền chuyển động ma sát.

- HS trả lời: máy khoan, máy tiện, ô tô, máy kéo, máy khâu…

? Bộ truyền động ma sát có ưu điểm gì

- HS trả lời: Có cấu tạo đơn giản, làm việc êm, ít ồn…

? Bộ truyền động ma sát có nhược điểm gì.

- HS trả lời: Khi ma sát giữa bánh và dây đai không đủ đảm bảo thì chúng có thể bị trượt nên tỉ số truyền bị thay đổi.

- GV nhận xét - kết luận

 

- GV: Yêu cầu hs quan sát H29.3  và mô hình cơ cấu xích, bánh răng ăn khớp.

? Nêu cấu tạo của hai bộ truyền động này.

- HS trả lời:

+ Bộ truyền bánh răng: Bánh dẫn, bánh bị dẫn.

+ Bộ truyền động ăn khớp: Đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích.

 ( Thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút)

- GV: yêu cầu HS quan sát mô hình cơ cấu xích, bánh răng .

? Đếm số răng của bánh dẫn.

? Đếm số răng của bánh bị dẫn.

? Lắp các thiết bị như hình 29.3.

? Quay bánh dẫn 5 vòng đếm số vòng quay của bánh bị dẫn.

? Nhận xét về tốc độ quay của bánh dẫn và bánh bị dẫn.

- HS trả lời:

- GV nhận xét:

+ Đo đường kính của bánh dẫn: Z1= 48(38)

+ Đo đường kính của bánh bị dẫn:Z2= 24(19)

+ Quay bánh dẫn 5 vòng thì số vòng quay của bánh bị dẫn là 10 vòng.

+ Tốc độ quay của bánh bị dẫn lớn hơn bánh  dẫn.

- GV dựa vào kết quả thực hành lập tỉ số:

i=n2n1=z1z2 

- GV nhận xét và kết luận nguyên lí làm việc

- HS lắng nghe và ghi bài

- GV nhận xét và kết luận nguyên lí làm việc

Tỉ số truyền: i=n2n1=z1z2 n2=n1.Z1Z2

- HS lắng nghe và ghi bài

? Trong truyền động ăn khớp muốn truyền chuyển động giữa 2 trục cách xa nhau có thể dùng bộ truyền chuyển động nào.

- HS: Bộ truyền chuyển động xích hoặc dùng nhiều bánh răng kế tiếp nhau.

- GV: Để 2 bánh răng ăn khớp được với nhau hoặc đĩa ăn khớp với xích cần đảm bảo những yếu tố gì?

- HS: k/c giữa 2 răng kề nhau trên bánh này phải bằng k/c giữa 2 răng trên bánh kia.

? Nêu được ứng dụng của truyền chuyển động bánh răng.

? Nêu được ứng dụng của truyền chuyển động xích.

- HS trả lời.

- GV nhận xét - kết luận

I. Tại sao phải truyền chuyển động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các bộ phận cần có bộ truyền chuyển động vì:

+ Các bộ phận ở máy thường đặt xa nhau, đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu

+ Các bộ phận máy thường có tốc độ quay không giống nhau

- Nhiệm vụ: Truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Bộ truyền chuyển động

 

1.Truyền động ma sát – truyền động đai

 

 

 

 

 

 

 

- Truyền động ma sát là cơ cấu truyền chuyển động quay nhờ lực ma sát  giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn.

 

a) Cấu tạo bộ truyền động đai :

Gồm:  Bánh dẫn (1), Bánh bị dẫn (2), dây đai(3) mắc căng trên hai bánh. Dây đai được làm bằng da thuộc, vải nhiều lớp hoặc bằng vải đúc với cao su.

 

 

 

b) Nguyên lý làm việc:

    SGK/ 99

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ số truyền i là:

 i=nbdnd=n2n1=D1D2 hay n2=n1.D1D2

D1; n1(nd) đường kính và vòng quay của bánh dẫn 1.

D1; n1(nbd) đường kính và vòng quay của bánh dẫn 2.

c) ứng dụng: SGK/100

- Ứng dụng: máy khoan, máy tiện, ô tô, máy kéo, máy khâu…

 

* Ưu điểm: Có cấu tạo đơn giản, làm việc êm, ít ồn, có thể truyền chuyển động giữa các trục ở cách xa nhau.

 

* Nhược điểm: Khi ma sát giữa bánh và dây đai không đủ đảm bảo thì chúng có thể bị trượt nên tỉ số truyền bị thay đổi.

 

2. Truyền động ăn khớp

a) Cấu tạo:

- Bộ truyền bánh răng: Bánh dẫn, bánh bị dẫn.

- Bộ truyền động ăn khớp: Đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích.

 

 

 

b) Tính chất:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỉ số truyền: i=n2n1=z1z2 n2=n1.Z1Z2

 z1,n1: số răng, số vòng của bánh 1

 z2,n2: số răng ,số vòng của bánh2

-> Bánh răng(đĩa xích) có số răng ít hơn sẽ quay nhanh hơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) ứng dụng: SGK.

3. Hoạt động bổ sung: (10’)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Hãy kể tên một số bộ truyền chuyển động mà em biết? Nhiệm vụ của bộ truyền chuyển động?

2. Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc của bộ truyền động ma sát – truyền động đai và truyền động ăn khớp?

3. Sự khác nhau cơ bản giữa truyền động ma sát – truyền động đai và truyền động ăn khớp?

4. Thông số nào đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay? Lập công thức tính tỉ số truyền của các bộ chuyển động.

4. Hướng dẫn tự học về nhà: (1’)

- Trả lời các câu hỏi cuối bài học (sgk) và học phần ghi nhớ.

- Đọc trước bài : Biến đổi chuyển động

 

 

Xem thêm
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 29: Truyền chuyển động mới nhất - CV5555 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 29: Truyền chuyển động mới nhất - CV5555 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 29: Truyền chuyển động mới nhất - CV5555 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 29: Truyền chuyển động mới nhất - CV5555 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 29: Truyền chuyển động mới nhất - CV5555 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 29: Truyền chuyển động mới nhất - CV5555 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 29: Truyền chuyển động mới nhất - CV5555 (trang 7)
Trang 7
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 29: Truyền chuyển động mới nhất - CV5555 (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống