Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 30: Biến đổi chuyển động mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của 1 số cơ cấu biến đổi chuyển động.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng được 1 số cơ cấu biến đổi chuyển động trong thực tế.
3. Thái độ:
- Có hứng thú, ham thích tìm tòi kỹ thuật và có ý thức bảo dưỡng các cơ cấu biến đổi chuyển động.
4. Năng lực:
- Hs nhận biết được các cơ cấu biến đổi chuyển động
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK, giáo án, các tài liệu liên quan
2.Học sinh:
- Đọc và xem trước bài học
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động:(2’)
- Kiểm tra sĩ số.
- GV yêu cầu HS lên vừa tác dụng lực vào bàn đạp của xe đạp vừa cho xe chuyển động. Quan sát chuyển động của bánh xe và chuyển động của xe.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
?Tại sao phải truyền chuyển động? Nêu 1 số bộ truyền chuyển động khác mà em biết
?Thế nào là bộ truyền động ma sát? Nêu nguyên lí hoạt động của bộ truyền động.
3. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27’)
a. Đặt vấn đề:(1’) Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động. Để hiểu được cấu tạo, nguyên lí hoạt động và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
b. Triển khai bài dạy: (26’)
Hoạt động của thầy - trò |
Nội dung |
Hoạt động1: Tại sao cần biến đổi chuyển động (6’) - GV yêu cầu Hs đọc nội dung phần I và quan sát H30.1. ? Mô tả hoạt động của máy khâu đạp chân. ? Nêu tên các bộ phận - HS trả lời : - GV nhận xét, kết luận ? Tại sao cần biến đổi chuyển động - HS trả lời : Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn có các dạng chuyển động khác nhau - GV nhận xét, kết luận Hoạt động2: Tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động (20’) - GV sử dụng hình 30.2 cho hs quan sát - HS quan sát ? Mô tả cấu tạo cơ cấu tay quay - con trượt. - HS trả lời: Tay quay, thanh truyền, con trượt, giá đỡ. - GV nhận xét, kết luận
? Khi tay quay 1 quay đều, con trượt 3 sẽ chuyển động như thế nào. ? Khi nào con trượt 3 đổi hướng chuyển động. - HS trả lời - GV kết luận và đưa ra khái niệm về điểm chết trên (ĐCT), điểm chết dưới (ĐCD) hành trình s của con trượt. ? Nêu nguyên lý làm việc của cơ cấu? ? Cơ cấu này được ứng dụng trên những máy nào mà em biết? Hãy kể thêm cơ cấu biến đổi quay thành chuyển động tịnh tiến. - GV Tổng hợp kết luận
- GV sử dụng hình 30.4 cho hs quan sát - HS quan sát ? Em hãy nêu cấu tạo của cơ cấu tay quay thanh lắc. - HS trả lời: Tay quay, thanh truyền, thanh lắc, giá đỡ. - GV nhận xét, kết luận ? Khi thanh AB quay quanh điểm A thì thanh CD sẽ chuyển động như thế nào? ? Có thể biến chuyển động lắc thành chuyển động quay được không? ? Nêu nguyên lý làm việc của cơ cấu? - HS trả lời - GV kết luận về khả năng truyền chuyển động thuận nghịch của cơ cấu. ? Em hãy kể tên các loại máy có cơ cấu này - HS trả lời - GV tæng hîp kÕt luËn |
I. Tại sao cần biến đổi chuyển động?
- Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn có các dạng chuyển động khác nhau thì cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động
II. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động 1. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến (Cơ cấu tay quay – con trượt) a. Cấu tạo Gồm các bộ phận chính - Tay quay - Thanh truyền - Con trượt - Giá đỡ b. Nguyên lí làm việc - Tay quay: Chuyển động quay - Con trượt: Chuyển động tịnh tiến
* Nguyên lí làm việc (SGK) c. ứng dụng - Cơ cấu tay quay – con trượt được ding nhiều trong các loại máy như máy khâu đạp chân, máy cưa gỗ, ôtô…
2. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc a. Cấu tạo - Tay quay - Thanh truyền - Thanh lắc - Giá đỡ b. Nguyên lí làm việc Tay quay chuyển động, thanh lắc chuyển động lắc
* Nguyên lí làm việc (SGK)
c. ứng dụng - Máy dệt - Máy khâu đạp chân - Xe tự đẩy |
4. Hoạt động bổ sung: (10’)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Hãy kể tên một số cơ cấu biến đổi chuyển động mà em biết? Nhiệm vụ của cơ cấu biến đổi chuyển động?
2. Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – con trượt và cơ cấu tay quay – thanh lắc?
3. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của cơ cấu tay quay – con trượt, thanh răng – bánh răng.
5. Hướng dẫn tự học về nhà: (1’)
- HS học bài và trả lời câu hỏi SGK