Giáo án Công Nghệ 8 Bài 30: Biến đổi chuyển động mới nhất

Tải xuống 4 1.5 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 30: Biến đổi chuyển động mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 30: BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được cấu tạo, nguyên lí hoạt động và phạm vi ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động.

 2. Kĩ năng: Vận dụng được tính chất để tính được tỉ số truyền chuyển động

 3. Thái độ: Nghiêm túc, say mê, hứng thú ham thíchch tìm tòii kỹ thuật  và có ý thức bảo dưỡng cơ cấu biến đổi chuyển động.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo  viên:

 - SGK, SGV

- Tranh giáo khoa H 30.1; 30.2 ;30.3; 30.4

- Đồ dùng: Sưu tập các cơ cấu tay quay-con trượt; bánh răng thanh răng; vít đai ốc.

2.Học sinh: SGK, vớ ghi

C. PHƯƠNG PHÁP

 Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học:

+ PPDH gợi mở - vấn đáp

+ PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề

+ PPDH luyện tập, thực hành

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

     1.Ổn định tổ chức :      

          Kiểm tra sĩ số lớp: ……………………………………………………………

          2.  Kiểm tra bài cũ :

? Tại sao máy và thiết bị lại phải cần truyền chuyển động?

? Thông số tượng trưng cho các bộ phận truyền chuyển động quay ?

GV gọi HS lờn trả lời câu hỏi.

HS cả lớp lắng nghe và nhận xột câu trả lời.

GV nhận xét và cho điểm.

         3. Bài mới.

   Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn  biến thành các dạng chuyển động khác cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động , là khâu nối giữa động cơ và các bộ phận công tác của máy. Để hiểu được cấu tạo, nguyên lí hoạt động và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng: Cơ cấu tay quay - con trượt.Cơ cấu tay quay - thanh lắc, chúng ta cùng nghiên cứu bài “Biến đổi chuyển động”

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao cần biến đổi chuyển động

GV cho HS quan sát H30.1GSK và đọc thông tin môc I.

?/ Tại sao chiếc máy khâu lại chuyển động tịnh tiến được?

HS trả lời: Nhờ cơ cấu biến đổi chuyển động(2,3,4)

?* Hóy mô tả chuyển động của bàn đạp thanh trụyền và bánh đai?

HS trả lời:

+ Chuyển động của bàn đạp là:

 Chuyển động lắc.

+ chuyển động của thanh truyền: là chuyển đông lên xuống, kết hợp với cơ cấu biến đổi chuyển động khác.

Chuyển động của vô lăng: Là chuyển động  trũn trũn.

+ Chuyển động cúa kim máy: Là chuyển động lên xuống.

GV cho HS điền vào chỗ...

Gv kết luận các chuyển động trên bắt nguồn từ chuyển động ban đầu đó là chuyển động bập bênh của bàn đạp.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động.

GV cho HS quan sát H30.2 SGK và đọc các thông tin ở SGK .

?/ Em hóy mô tả cấu tạo của cơ cấu tay quay- con trượt?

HS: (SGK)

?* Khi tay quay (1)quay đều, con trượt 3sẽ chuyển động như thế nào? (Chuyển động qua lại trên giá đỡ 4 )

? Khi nào con trượt 3 đổi hướng chuyển động? (Khi con trượt 3 đến điểm chết trên (ĐCT) và điểm chết dưới (ĐCD) )

GV kết luận và yờu cầu HS nờu nguyờn lớ.

? Cơ cấu này được ứng dụng trên những máy nào mà em biết? (mấy khâu, mỏy cưa gỗ...)

Gv lấy thờm một số vớ dụ như : Cơ cấu bánh răng - thanh răng nõng hạ mũi khoan.

? Cơ cấu thanh quay con lắc gồm mấy chi tiết ? Chúng được nối với nhau như thế nào?

HS Căn cứ vào SGK trả lời.

?/ Khi thanh quay AB quay đều quanh điểm A thỡ thanh CD sẽ chuyển động như thế nào?

HS: Thanh CD sẽ lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.

?* Có thể biến đổi chuyển động lắc thành chuyển động quay không? (có)

GV cho HS ghi nội dung cấu tạo và nguyờn lớ làm việc vào vở

Gv yêu cầu HS nêu ứng dụng của các cơ cấu này trong các máy thường gặp.

I. Tại sao cần biến đổi chuyển động?

Trong máy cần có cơ cấu biến đổi chuyển động để biến đổi một chuyển động ban đầu thành các chuyển động khác cho các bộ phận công tác của máy nhằm thực hiện nhiệm vụ nhất định.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.Một số cơ cấu biến đổi chuyển động.

1. Chuyển  động quay thành chuyển động tịnh tiến.( cơ cấu tay quay con trượt)

a. Cấu tạo.

+ Tay quay (1)

+ Thanh truyền (2)

+ Con trượt (3)

+ Giá đỡ (4)

 

b. Nguyờn lớ: (SGK)

c. Ứng dụng.

 

 

2. Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc.

a, Cấu tạo.(SGK)

 

 

 

 

b. Nguyên lí làm việc.

 

 

 

 

c. Ứng dụng.(SGK)

 

 

4. Củng cố

GV yêu cầu một vài HS đọc phần ghi nhớ SGK

- Vận dụng những bộ truyền động khác mà em biết như trong các đồ chơi, quạt...

- HS hoàn thành câu hỏi cuối bài.

5. Hướng dẫn về nhà

- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài

- Chuẩn bị nội dung bài 31 SGK(bỏo cỏo thực hành )

E. RÚT KINH NGHIỆM

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

 

Xem thêm
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 30: Biến đổi chuyển động mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 30: Biến đổi chuyển động mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 30: Biến đổi chuyển động mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 30: Biến đổi chuyển động mới nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống