Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 13: Bản vẽ lắp mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 13: BẢN VẼ LẮP
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết được nội dung và công dụng của bản vẽ lắp
- Biết được cách đọc bản vẽ lắp đơn giản
2. Kĩ năng:
Rèn luyện 2. Kĩ năng quan sát và phân tích bản vẽ
3. Thái độ:
Nghiêm túc, say mê, hứng thú với môn học. Vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào trong cuộc sống
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa.
- Vật mẫu vòng đai. Bản vẽ lắp.
2. Học sinh:
- Vở ghi, SGK, vở BT, thước kẻ, bút chì, tẩy, tìm hiểu trước nội dung bài học.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Gv sử dụng các phương pháp:
+ PPDH gợi mở - vấn đáp
+ PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề
+ PPDH luyện tập, thực hành
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong nội dung bài mới
3. Bài mới
Giới thiệu bài học
Đọc bản vẽ lắp là yêu cầu quan trọng đối với người học môn công nghệ. Trong quá trình sản xuất người ta căn cứ vào bản vẽ chi tiết để chế tạo và kiểm tra chi tiết, căn cứ vào Bản vẽ lắp để lắp ráp và kiểm tra đơn vị lắp(sp). Để biết được nội dung và đọc bản vẽ lắp đơn giản, chúng ta cùng nghiên cứu bài:”Bản vẽ lắp”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nội dung bản vẽ lắp GV cho HS quan sát mẫu vòng đai, giới thiệu các chi tiết có trên mẫu vật. HS quan sát, nghe giảng. GV trình bày để HS hiểu thế nào là bản vẽ lắp. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bản vẽ lắp thông qua tranh H13.1. GV: So với bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp có công dụng gì?
HS: Đọc phần I ? Nêu công dụng của bản vẽ lắp ? Cho ví dụ cụ thể HS : Suy nghĩ trả lời câu hỏi GV : Nhận xét và kết luận ?* So sánh với công dụng của bản vẽ chi tiết ? Nêu nguyên nhân khác nhau HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi và kết hợp ghi chép bài. ? Nêu nội dung của bản vẽ lắp ( 4 nội dung ) ? Nêu những thông tin có được từ mỗi nội dung GV: Cho HS quan sát hình 13.1 HS: Chỉ tổng thể mỗi nội dung vừa nêu
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình đọc bản vẽ lắp GV hướng dẫn HS đọc bản vẽ lắp theo trình tự bảng 13.1 (SGK.42)
*Khung tên ? Khung tên ghi những nội dung gì?
*Bảng kê Bảng kê gồm những nội dung gì?
*Hình biểu diễn: ? Bản vẽ lắp gồm những hình biểu diễn nào? ? Hình chiếu diễn tả chi tiết nào?
? Nêu số lượng của các chi tiết trên bản vẽ? *Kích thước: ? Kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì?
GV nêu nội dung cột 1 và 2. HS trả lời cột 3.
GV: Đọc mẫu lại toàn bộ các nội dung HS: - Tháo lắp bộ vòng đai trên mẫu vật ? Cho VD các loại vòng đai trong thực tế, tác dụng của chúng. |
1. Nội dung bản vẽ lắp.
- Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng, kết cấu của một sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết máy của sản phẩm. - Các nội dung của bản vẽ lắp:
2. Đọc bản vẽ lắp. * Trình tự đọc bản vẽ lắp, gồm 6 bước Trình tự đọc bản vẽ lắp.
B1- Khung tên: - Tên gọi sp: Bộ vòng đai - Tỉ lệ bản vẽ: 1:2 B2- Bảng kê - Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết: vòng đai (2); đai ốc (2); vòng đệm (2); bulong (2) B3- Hình biểu diễn -Tên gọi hình chiếu, hình cắt: hình chiếu bằng; hình chiếu đứng có cắt cục bộ
B4- Kích thước - Kích thước chung: 140, 50, 78 - Kích thước lắp ráp giữa các chi tiết : M10 - Kích thước xđịnh khoảng cách giữa các chi tiết: 50, 110. B5- Phân tích chi tiết: - Vị trí của các chi tiết: tô màu cho các chi tiết B6- Tổng hợp. - Trình tự tháo, lắp: Tháo chi tiết 2-3-4-1 Lắp chi tiết 1-4-3-2 - Công dụng của sp: Ghép nối chi tiết hình trụ với các chi tiết khác. * Chú ý: SGK.43 |
4. Củng cố
- HS đọc môc “ghi nhớ” HS khác nhắc lại.
- So sánh nội dung bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết?
- Bản vẽ lắp dùng để làm gì?
- Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp?
5. Hướng dẫn về nhà
- Trả lời các câu hỏi sgk.
- Đọc và chuẩn bị cho bài 14, chuẩn bị cho bài TH.
E. RÚT KINH NGHIỆM