Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Dạng toán Phân số môn Toán lớp 4 , tài liệu bao gồm 6 trang giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây
BÀI TẬP VỀ PHÂN SỐ
(Đọc, viết phân số + quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số + Phân số bằng nhau + Rút gọn phân số)
Kiến thức cần nhớ
Gạch ngang của phân số được coi là dấu chỉ phép chia
- Tử số: cho biết số phần bằng nhau được tô màu (hoặc lấy đi).
- Mẫu số: Cho biết số phần bằng nhau được chia ra.
Ví dụ: Chia một cái bánh thành 4 phần bằng nhau lấy đi 3 phần như thế thì được cái bánh. Ta viết được phân số
Đọc là : Ba phần tư.
Tử số là 3 cho biết có 3 phần bằng nhau được tô màu (hoặc lấy đi)
Mẫu số là 4 cho biết có 4 phần bằng nhau được chia ra.
Ví dụ: 5 : 6 =
Tử số là số bị chia (5) được viết trên dấu gạch ngang . Mẫu số là số chia (6) được viết dưới dấu gạch ngang.
a : b = (b khác 0)
Tử số là số bị chia (a) được viết trên dấu gạch ngang . Mẫu số là số chia (b khác 0) được viết dưới dấu gạch ngang.
Nếu a = 0 thì phân số = = 0 (Phân số có giá trị bằng 0)
So sánh phân số với 1 (So sánh tử số và mẫu số với nhau)
- Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1. Ngược lại nếu phân số lớn hơn 1 thì tử số của nó lớn hơn mẫu số.
Ví dụ: . Ta thấy tử số là 4 lớn hơn mẫu số là 3 nến phân số > 1.
- Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1. Ngược lại nếu phân số bé hơn 1 thì tử số của nó bé hơn mẫu số.
Ví dụ: . Ta thấy tử số là 3 bé hơn mẫu số là 4 nến phân số < 1.
- Phân số có tử số lớn bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1. Ngược lại nếu phân số bằng 1 thì tử số của nó phải bằng mẫu số.
Ví dụ: . Ta thấy tử số là 3, mẫu số cũng là 3 nến phân số = 1.
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
- Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho.
(Nếu ta nhân hay chia tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được một phân số bằng phân số đó).
Khi rút gọn phân số ta có thể làm như sau:
- Xét xem tử số và mẫu số cũng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.
- Chia tử số và mẫu số cho số đó.
Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.
* Phân số tối giản: Là phân số mà cả tử số và mẫu số của phân số đó không cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.
Ví dụ: = = Ta nói phân số được rút gọn thành phân số Phân số là phân số tối giản.
Bài 1:
- Năm phần mười ba.
- Hai mươi bảy phần bốn mươi mốt.
- Một trăm linh sáu phần một trăm bảy mươi chín
- Một nửa ki-lô-gam
- Một phần mười giây
- Tám phần mười bảy mét vuông
- Chín phần tám tấn
Bài 2: Viết thương các phép chia sau dưới dạng phân số :
8 : 9 2 : 5 0 : 71 4 : 5 1 : 2020