Ngày soạn:………………
Ngày dạy:……………….
Tiết …. Đọc văn.
Chủ đề: Tự sự dân gian Việt Nam
TẤM CÁM (tiết 2)
( Truyện cổ tích)
Bài giảng: Tấm Cám - Tiết 1
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
- Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.
- Kết cấu của truyện cổ tích : người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.
- Biết cách đọc-hiểu một truyện cổ tích thần kì, nhận biết truyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại.
- Có được tình yêu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống. Biết yêu lẽ phải, công bằng, biết đấu tranh để bảo vệ cái thiện, chính nghĩa, biết lên án diệt trừ cái ác, cái xấu.
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- GV kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Lớp |
Thứ (Ngày dạy) |
Sĩ số |
HS vắng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tóm tắt truyện cổ tích “Tấm Cám”.
Hoạt động 1. Khởi động
Dịu dàng là thế Tấm ơi
Mà sao em phải thiệt thòi, vì sao?
Phận nghèo hôm sớm dãi dầu
Hóa bao nhiêu kiếp, ngọt ngào, đa đoan.
Người ngoan ở với người gian
Dẫu hiền như bụt cũng tan nát lòng.
Truyện cổ tích “Tấm Cám” đã phản ánh những mâu thuẫn, xung đột trong XH xưa. Vậy cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác diễn ra ntn? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
||||
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới GV hd hs tìm hiểu văn bản.
Nhóm 4: Mâu thuẫn - xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám phát triển ntn ở chặng này ?
Nhóm 5: Tấm trải qua những hình thức hóa thân nào? Thái độ, hành động của Tấm ntn khi ở trong những hình thức hóa thân? So sánh với các phản ứng của cô trong chặng 1?
- GV: Sau mỗi lần Tấm bị giết, em có thấy tác giả dân gian miêu tả tiếng khóc của Tấm như trước ko? Bốn lần hóa thân của Tấm nói lên điều biến đổi gì trong tính cách, sức sống của nhân vật?
Nhóm 6: Vai trò của các yếu tố thần kì (chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị) trong quá trình biến hóa của Tấm?
- Nếu đôi giày là vật trao duyên thì cái gì là vật nối duyên? Vì sao?
- Trước những hành động độc ác của Cám, vua đều không nói gì. Em có suy nghĩ gì về nhân vật này? - GV nêu vấn đề để HS tranh luận: Đánh giá việc Tấm trả thù mẹ con Cám, có hai luồng ý kiến: + Đồng tình với cách trả thù của Tấm, cho như thế là hợp lí, đích đáng. + Không đồng tình, cho rằng cách trả thù như thế trái với bản chất hiền hậu của Tấm, làm giảm vẻ đẹp của nhân vật khiến Tấm trở nên hẹp hòi, tàn nhẫn (không như kết thúc truyện Thạch Sanh). Ý kiến của em ?
GV hướng dẫn hs tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Đánh giá về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám?
- Yêu cầu HS đọc và học phần ghi nhớ (sgk)
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành - GV nêu vấn đề, yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày. Hãy viết 1 đoạn văn với chủ đề: Thiện và ác - Yêu cầu: Trình bày bằng kĩ thuật SĐTD hoặc khăn trải bàn.
Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng - Tìm những dị bản khác và các môtip khác của truyện Tấm Cám - Theo em, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong xã hội ngày nay còn không? Hãy lấy các VD minh họa? |
III. PHÂN TÍCH 2. Diễn biến của mâu thuẫn - xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám.
Chặng 2: Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc
- Mâu thuẫn: Tấm - Cám và dì ghẻ ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn, phát triển thành mâu thuẫn mang tính quan hệ xã hội, mâu thuãn một mất một còn giữa thiện >< ác. + Mẹ con Cám: Tìm đủ mọi cách độc ác hòng tiêu diệt Tấm, chiếm ngôi hoàng hậu, hưởng vinh hoa phú quý.
- Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc: Tấm: 4 lần bị giết ⭢ 4 lần hóa thân.
- Từ một cô gái yếu đuối, thụ động, chỉ biết khóc khi gặp khó khăn, bị đày đọa, Tấm đã trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn, luôn tìm cách báo hiệu sự có mặt của mình trong các hình thức hóa thân, tuyên chiến với kẻ thù, ko chịu chết một cách oan ức trong im lặng.
- Bốn lần bị giết, Tấm đều tìm cách hoá thân sang kiếp khác và đấu tranh quyết liệt với kẻ thù, tìm cách rủa mắng, tố cáo tội ác giết chị, cướp chồng của Cám. ?Tấm có một sức sống mãnh liệt.
*Vai trò của yếu tố thần kì: + Làm cho cốt truyện phát triển sinh động. + Là những vật Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh quyết liệt, triệt để với cái ác giành lại hạnh phúc. + Sức sống mãnh liệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhân vật. + Thể hiện quan niệm luân hồi của đạo Phật nhào nặn qua lí tưởng, thể hiện ước mơ công lí, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào lẽ tất thắng của cái thiện của nhân dân lao động. - Đôi giày ⭢ vật trao duyên. - Vật nối duyên: miếng trầu têm cánh phượng. ⭢ Sự khéo léo, đảm đang của người vợ hiền. ⭢ Là hình ảnh quen thuộc trong đời sống văn hóa, gắn với phong tục hôn nhân của người Việt: nhận trầu ăn trầu là giao ước kết đôi. - Ông vua: Trước những hành động độc ác của Cám, vua đều ko nói gì ⭢ hoàn toàn như người ngoài cuộc. ⭢ Vua nhân vật chức năng.
Chặng 3: Trừng trị kẻ thù độc ác, giành lại hạnh phúc trọn vẹn nơi trần thế. - Việc trả thù quyết liệt của Tấm: + Phù hợp với quá trình chuyển biến tính cách nhân vật: từ yếu đuối, thụ động chấp nhận đã trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn, kiên cường đấu tranh đến cùng cho hạnh phúc của mình. + Thể hiện quan niệm về thiện - ác, ước mơ công lí, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào lẽ tất thắng của chính nghĩa, của cái thiện của nhân dân.
IV. Tổng kết 1. Nội dung - Sự biến hoá của Tấm đã thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con ngưòi trước sự vùi dập của kẻ ác. Đó là sức mạnh của cái thiện thắng cái ác qua cuộc đấu tranh ko khoan nhượng. - Mâu thuẫn và xung đột trong truyện phản ánh mâu thuẫn và xung dột trong gia đình phụ quyền thời cổ, mâu thuẫn xã hội thiện- ác. 2. Nghệ thuật - Các yếu tố thần kì khiến câu chuyện li kì, hấp dẫn. - Khắc họa sự chuyển biến tính cách của nhân vật Tấm từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc của mình.
HS trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải hợp lí, thuyết phục, hợp với chuẩn mực đạo đức.
HS thảo luận, trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
|
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
- Mâu thuẫn, xung đột trong truyện cổ tích “Tấm Cám”. Quan niệm của nhân dân về lẽ công bằng, sự chiến thắng của cái thiện, chính nghĩa.
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài : Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự (Tự học có hướng dẫn).
Bài giảng: Tấm Cám - Tiết 2