Giáo án Ngữ văn 10 Tập 1 Bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự mới nhất

Tải xuống 5 2.3 K 2
Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án ngữ văn 10, tập 1 bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự mới nhất theo mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Ngữ văn lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Ngày soạn:……………….

Ngày dạy:………………

Tiết …. Làm văn.

MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ

(Tự học có hướng dẫn)

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức:

- Củng cố vững chắc hơn những kiến thức và kỹ năng đã được học về miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.

- Thấy rõ được vai trò của  việc quan sát, liên tưởng và tưởng tượng trong văn tự sự

  1. Kĩ năng:

- Biết  cách sử dụng thành công miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.

  1. Tư duy, thái độ, phẩm chất :

- Có ý thức rèn luyện để nâng cao năng lực miêu tả và biểu cảm nói chung, quan sát, liên tưởng và tưởng tượng nói riêng khi viết bài văn tự sự. Nỗ lực học tập.

  1. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

-  HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

- GV kết hợp phương pháp  đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

  1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp

Thứ (Ngày dạy)

Sĩ số

HS vắng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh, kiểm tra kết hợp trong giờ dạy.

 

  1. Bài mới:

Hoạt động 1. Khởi động

Ở lớp 8 các em đã được làm quen với vấn đề: Miêu tả - biểu cảm trong bài văn tự sự. Bài học hôm nay vừa có tính chất hệ thống hoá và nâng cao những kiến thức đã học, vừa hình thành cho các em kiến thức kĩ năng mới, giúp các em biết vận dụng và sáng tạo những điều đã học vào viết bài.

 

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

 

- GV: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ:

 

- Nhóm 1: Trình bày khái niệm miêu tả, biểu cảm, lấy VD minh hoạ?

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhóm 2: Miêu tả trong văn tự  sự và miêu tả trong văn miêu tả giống và khác nhau điểm nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhóm 3: Căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự  sự?

 

 

 

 

- Nhóm 4: Làm bài tập ở câu hỏi 4.

- HS thảo luận 5-7 phút

- Đại diện mỗi nhóm trình bày

- Các nhóm khác bổ sung

- GV nhận xét và chốt lại vấn đề

 

 

 

 

 

GV hướng dẫn HS tìm hiểu quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc phần II lần lượt từng bài tập và trả lời câu hỏi (theo kĩ thuật trình bày 1 phút )

Câu 1: Chọn và điền từ (quan sát, liên tưởng tưởng tượng) vào ô tương ứng:

-GV: cho HS đọc lại toàn bộ các khái niệm.

 

 

Câu 2: Chọn và điền từ (quan sát, liên tưởng tưởng tượng) vào ô tương ứng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 3: Đáp án D

 

GV yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ sgk

 

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Hướng dẫn học sinh làm các bài tập luyện tập SGK

GV đưa đoạn văn miêu tả tiếng chửi của Chí Phèo và 1 số ngữ liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

GV chia nhóm: Hãy viết đoạn văn về chủ đề sau (trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm)

1. Một kỉ niệm buồn của em

2. Một kỉ niệm vui của em

3. Người có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến em

 

I. Ôn lại về miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự:

1. Khái niệm miêu tả và biểu cảm

a. Miêu tả

- Dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc, người nghe hình dung ra được đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh làm cho đối tượng nói đến như hiện lên trước mặt.

b. Biểu cảm

- Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói tới.

2. Sự giống và khác nhau

a. Giống nhau:

- Miêu tả trong văn tự  sự giống với miêu tả trong văn miêu tả ở cách thức tiến hành

- Biểu cảm trong văn biểu cảm cũng giống biểu cảm trong văn biểu cảm ở cách thức

Tóm lại: Miêu tả và biểu cảm làm tăng vẻ đẹp hồn nhiên của cảnh vật, của lòng người.

b. Khác nhau:

Miêu tả và biểu
cảm trong văn tự sự

Miêu tả và biểu cảm trong văn  biểu cảm

- Không có chi tiết cụ thể.

- Miêu tả  khái quát của sự vật, sự việc, con người để truyện có sức hấp dẫn.

- Cảm xúc xen vào trước những sự việc, chi tiết.

- Có tác động mạnh mẽ về tư tưởng, tình cảm
ới người đọc, người nghe.

 

3. Căn cứ đánh giá hiệu quả.

- Căn cứ vào sự hấp dẫn qua hình ảnh miêu tả để liên tưởng tới yếu tố bất ngờ của truyện.

- Căn cứ vào sự truyền cảm mạnh mẽ qua cách trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng tình cảm của tác giả.

 

4. Bài tập:

- Đoạn trích là một trích đoạn tự sự

- Yếu tố miêu tả:

+ “Suối reo …cỏ non đang mọc.”

+ “Một lần ….một luồng ánh sáng”.

+ “Nàng vẫn …của nhà trời”.

- Yếu tố biểu cảm:

+ “Tôi cảm thấy …vai tôi”

+ “Còn tôi… cao đẹp”

+ “Tôi tưởng …thiêm thiếp  ngủ”.

 

II. Quan sát, liên tưởng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

1. Khái niệm

- Quan sát: xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng.

- Liên tưởng: từ sự việc hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc hiện tượng có liên quan.

- Tưởng tượng: tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có trước mắt hoặc còn chưa hề gặp.

 

2.

Quan sát :Trong đêm, tiếng suối reo nghe rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ, những tiếng sột soạt văng vẳng trong không gian

Tưởng tượng: Cô gái nom như một chú mục đồng của nhà trời, nơi có những đám cưới sao

Liên tưởng: Cuộc hành trình trầm lặng, ngoan ngoãn của ngàn sao gợi nghĩ đến đàn cừu lớn.

 

1.      D

- Ghi nhớ (sgk tr76).

 

III. Luyện tập.

BT 1 ( 76)

a)

b)

- Miêu tả

+ Đôi bím tóc nhỏ xíu.

+ Trời đang thu

+ Những chiếc lá…. thô kệch

- Biểu cảm:

+ Nếu như ….mà thôi.

+ Chỉ cần 1 ….run rẩy.

- Người đọc cảm thấy như đang tận mắt chứng  kiến 1 bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu vùng rừng núi phương bắc xa xôi – > thấy yêu c/sống.

 

- BT1a, BT2 (76) – (về nhà)

 

HS xác định:

- Nhân vật chính

- Sự việc chính

- Yếu tố miêu tả và biểu cảm.

 

 

 

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

  1. Củng cố: Vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
  2. Dặn dò

- Học bài cũ. Hoàn thành bài tập.

- Soạn bài : “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày”.

Xem thêm
Giáo án Ngữ văn 10 Tập 1 Bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Ngữ văn 10 Tập 1 Bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Ngữ văn 10 Tập 1 Bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Ngữ văn 10 Tập 1 Bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Ngữ văn 10 Tập 1 Bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống