TOP 10 Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và nhân vật trong truyện Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)

Tải xuống 7 52.1 K 33

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 bài văn mẫu Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và nhân vật trong truyện Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam), gồm 7 trang trong đó có dàn ý phân tích chi tiết, sơ đồ tư duy và 5 bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và nhân vật trong truyện Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và nhân vật trong truyện Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) – mẫu 1

Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng. Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một tác phẩm nổi tiếng của ông. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn - nhân vật chính của tác phẩm.

 Truyện mở đầu với việc nhà văn miêu tả khung cảnh thời tiết vào mùa động. Trong hoàn cảnh đó, Sơn thức dậy và thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị… đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Sau đó, khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn được Thạch Lam khắc họa thật giản dị. Mẹ Sơn bảo chị Sơn bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nói, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Có thể thấy, nhân vật Sơn hiện lên là một cậu bé giàu tình cảm.

Sơn sống trong một gia đình khá giả. Cậu được mẹ quan tâm, chăm sóc rất chu đáo. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Cách ăn mặc ấy đối với những đứa trẻ em nghèo ngày xưa là cả một niềm mơ ước. Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan, lũ trẻ con xóm chợ đều lộ vẻ “vui mừng”. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn. Ở đây, nhân vật Sơn tiếp tục hiện lên là một cậu bé hòa đông, thân thiện.

Không chỉ vậy, Sơn còn giàu lòng yêu thương. Khi nhìn thầy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Sơn đã nói với chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo chứa đựng tấm lòng đồng cảm sâu sắc.

Như vậy, có thể “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về nhà văn Thạch Lam, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa.

2. Thân bài

Khái quát chủ đề của truyện

- Chủ đề của truyện xoay quanh những đứa trẻ và sự khác biệt giữa những đứa trẻ lớn lên trong gia đình giàu có và những đứa tre nghèo khổ tận cùng của xã hội.

Nhân vật Sơn

- Sơn là một đứa trẻ được yêu thương: từ mẹ và từ chị

=> Bởi vì nhận được sự yêu thương nên Sơn cũng biết trao đi yêu thương.

- Sơn là một cậu bé hòa đồng, thân thiện

+ Sơn và chị mặc dù nhà có khá giả hơn nhưng vẫn thân mật chơi đùa với mấy đứa trẻ con ở dãy nhà lá, chứ không kiêu kì, và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

+ Sơn còn chủ động chơi với chúng: Sơn thấy chị gọi Hiên không lại thì tự bước đến gần.

- Sơn là một cậu bé biết thương người

+ Thấy thương khi nhắc đến em Duyên

+ Đem cho Hiên cái áo bông cũ

+ Trong lòng thấy ấm áp, vui vui khi được cho người khác chiếc áo ấm

+ Mặc dù sau đó lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy vội ra chợ tìm Hiên, ra cánh đồng

=> Tâm lí chung của trẻ nhỏ, không phải biểu hiện của việc thay đổi.

Đánh giá chủ đề và ý nghĩa nhân vật

 - “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương.

- Nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận.

đồ tư duy

Gió Lạnh Đầu Mùa ❤️️Nội Dung Truyện Ngắn, Giá Trị, Phân Tích

Các bài văn mẫu khác

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và nhân vật trong truyện Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) – mẫu 2

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn - được nhà văn xây dựng đầy chân thực.

Truyện mở đầu với sự miêu tả tinh tế của nhà văn về sự thay đổi của thời tiết. Từ đó, nhân vật Sơn xuất hiện với những suy nghĩ, hành động hồn nhiên của một đứa trẻ. Cậu tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Và Sơn cũng thấy lạnh, cậu vơ vội cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị. Mọi người trong gia đình đều đã được mặc áo ấm. Sơn cũng được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Qua cách giới thiệu này, có thể thấy Sơn được sinh ra trong một gia đình khá giá, nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh.

Nhưng không vì thế mà cậu trở nên kiêu ngạo hay xa cách. Sơn là một cậu bé rất giàu tình cảm. Điều đó được thể hiện qua tình cảm với người em gái đã mất. Khi mọi người nhắc đến Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Hay như cách cư xử của Sơn với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Đặc biệt nhất là hành động của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Có thể thấy rằng, nhân vật Sơn tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã giàu lòng yêu thương.

Như vậy, nhà văn Thạch Lam đã xây dựng truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” nhẹ nhàng mà thật sâu sắc. Cả tác phẩm thấm thía tình yêu thương giữa con người.

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và nhân vật trong truyện Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) – mẫu 3

Thạch Lam là một trong những nhà văn tiêu biểu của khuynh hướng văn học lãng mạn. Những tác phẩm của ông chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Một trong những tác phẩm tiêu biểu là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa.

Thạch Lam đã mở đầu chuyện bằng khung cảnh buổi sáng mùa đông. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc. Nhân vật Sơn ngủ dậy thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị… đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”.

Thế rồi khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn được Thạch Lam khắc họa thật giản dị. Mẹ Sơn bảo chị Sơn bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nói, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Cái áo bông chính là kỉ vật gợi lên tình cảm mẫu tử thiêng liêng, tình anh em sâu đậm và tình thương của vú già nhân hậu.

Gia đình Sơn khá giả, chị em Sơn được mẹ chăm sóc, lo toan. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Cách ăn mặc ấy đối với những đứa trẻ em nghèo ngày xưa là cả một niềm mơ ước. Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan, lũ trẻ con xóm chợ đều lộ vẻ “vui mừng”. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Đặc biệt nhất là khi chị Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Chị Lan và Sơn đã bàn với nhau cho cái Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo cũ mà chị em Sơn đem cho cái Hiên chứa đựng biết bao tình người, thể hiện tình cảm san sẻ của một đứa trẻ có một trái tim giàu tình yêu thương. Hành động của chị em Sơn tuy nhỏ bé nhưng lại thật cao cả, đáng quý.

Nhưng truyện không dừng lại ở đó. Phần cuối truyện, mẹ Hiên đã đem cái áo bông đến trả mẹ của Sơn. Hành động này thể cho thấy có những con người trong xã hội xưa, dù sống khó khăn, khổ cực nhưng vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mẹ Sơn sau khi nghe rõ việc, đã cho mẹ Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Còn với hai chị em Sơn, bà chẳng những không tức giận mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Điều đó cho thấy mẹ Sơn cũng là một người phụ nữ nhân hậu, giàu lòng vị tha và yêu thương.

“Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Truyện đã đem đến những bài học vô cùng quý giá cho mỗi người đọc.

Phân tích tác phẩm Gió lạnh đầu mùa - Văn 6 (2 mẫu)

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và nhân vật trong truyện Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) – mẫu 4

Thạch Lam là nhà văn tiêu biểu thuộc nhóm Tự lực văn đoàn. Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc của ông viết về đề tài trẻ em.

Truyện bắt đầu bằng khung cảnh của buổi sáng mùa đông được nhà văn khắc họa tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến khiến con người tưởng rằng mình đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Và sơn cũng thấy lạnh, cậu vơ vội cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị.

Mẹ Sơn đã bảo Lan - chị gái của Sơn vào buồng lấy thúng áo ra. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. Bà giơ lên một chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành. Đó chính là chiếc áo của Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nhắc về em gái, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Chiếc áo bông chính là kỉ vật gợi nhớ về người em gái đã mất với biết bao tình yêu thương sâu sắc.

Sau khi mặc xong áo ấm, chị em Sơn đi ra chợ chơi. Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan trong những bộ quần áo ấm áp, chúng cảm thấy xuýt xoa, ngưỡng mộ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Và đặc biệt là khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo cũ mà chị em Sơn đem cho Hiên thể hiện tấm lòng nhân hậu của hai đứa trẻ.

Về đến nhà, hai chị em Sơn lo lắng khi người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện. Đến khi trở về nhà, chị em Sơn vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Còn người mẹ của Sơn, sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Điều đó thể hiện mẹ Sơn là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Đó chính là tấm lòng vị tha cũng như giàu lòng yêu thương của người mẹ.

Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” nhẹ nhàng mà thật sâu sắc. Tác phẩm đã giúp người đọc hiểu hơn về giá trị của tình yêu thương giữa con người. Đây quả là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Thạch Lam.

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và nhân vật trong truyện Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) – mẫu 5

Truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa" có cốt truyện đơn giản nói về chuyện cho áo, trả áo rét giữa ba đứa trẻ và hai người mẹ nơi phố huyện nghèo, cách chúng ta ngày nay trên 60 năm trời. Đúng như có ý kiến đã cho rằng: "Truyện tuy có nói đến gió lạnh nhưng lại ấm áp tình đời và tình người".

Truyện mở đầu bằng cảnh gió lạnh, đó là một buổi sáng mùa đông. Cái rét mướt chợt đến chỉ sau một đêm mưa rào, trời nổi gió bấc. Sơn ngủ dậy thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị… "đã mặc áo rét cả rồi". Ngoài sân "Gió vi vu… thổi lăn những cái lá khô lạo xạo". Rét lắm, trời "một màu trắng đục". Những cây lan trong chậu "lá rung động và hình như sắt lại vì rét". Lạnh lắm, Sơn "co ro" đứng dậy sau khi kéo chăn lên đắp cho em nhỏ. Gió lạnh mà ấm áp tình đời. Cả nhà nhớ đến những mùa đông lạnh lẽo đã qua. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: "Đây là cái áo của cô Duyên đấy". Vú già, người đã nuôi Duyên từ lúc mới đẻ "với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ". Bé Duyên đã chết từ năm lên bốn tuổi. Nghe mẹ nói, Sơn "nhớ em, cảm động và thương em quá". Nhìn thấy mẹ "yên lặng…", Sơn xúc động khi thấy mẹ "hơi rơm rớm nước mắt". Cái áo bông, một di vật của bé Duyên bạc mệnh để lại, gợi lên bao nỗi đau và tình thương: tình mẹ con, tình anh em, tình thương của vú già nhân hậu. Tình tiết nói về chiếc áo bé Duyên cho thấy ngòi bút Thạch Lam rất tinh tế, giàu xúc cảm, "tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời" (Nguyễn Tuân).

Gió càng lạnh, thế giới tuổi thơ càng ấm áp tình người. Chị em Sơn là con nhà trung lưu, được mẹ săn sóc, cho ăn mặc ấm áp. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Cách ăn mặc ấy đối với trẻ em ngày xưa phải nói là đẹp, con nhà nghèo chỉ mơ ước. Trong lúc đó, trẻ con xóm chợ, thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó "tím lại"", chỗ áo quần rách "da thịt thâm đi". Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại "run lên", "hai hàm răng đập vào nhau". Thạch Lam rất nhân hậu khi ông nói về tình bạn tuổi thơ. Lũ trẻ con xóm chợ đều lộ vẻ "vui mừng" khi chị em Sơn đến chơi. Sơn và chị Lan "thản mật" chơi đùa với các bạn. Thằng Xuân đến "mó vào" chiếc áo của Sơn, "tặc lưỡi" khen, ngạc nhiên vì chưa thấy cái áo đẹp như thế bao giờ! Thằng Cúc "ngây ngô" giương mắt lên hỏi Sơn về nơi mua cái áo. Sơn ngây thơ, hồn nhiên "ưỡn ngực" nói với các bạn nhỏ là áo mua tận Hà Nội, "mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo nhiều tiền hơn nữa kia". Có hạnh phúc nào bằng khi "già được bát canh, trẻ được manh áo mới". Cái ước mơ có manh áo mới, có áo ấm trong mùa đông đối với con nhà nghèo được Thạch Lam nghĩ đến, nói đến với tất cả tình thương và lòng trắc ẩn đáng quý.

Tinh tiết, cái Hiên con nhà mò cua bắt ốc đứng "co ro" bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo "rách tả tơi", "hở cả lưng và tay" được tác giả nhắc đến thật xúc động. Sơn "động lòng thương" chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Chị Lan và Sơn đã bàn với nhau cho cái Hiên chiếc áo bông cũ. Chị Lan "hăm hở" chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy "ấm áp vui vui". Chiếc áo bông cũ đối với cái Hiên lúc bấy giờ là vô giá. Em đang sống trong cảnh nghèo, đói rét. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Cái áo cũ mà chị em Sơn đem cho cái Hiên chứa đựng biết bao tình người, thể hiện tình cảm san sẻ "lá lành đùm lá rách". Trong gió lạnh đầu mùa mà thế giới trẻ con lại ấm áp tình người cao quý.

Phần cuối truyện mở ra một tình huống mới: trả áo và cho vay tiền mua áo. Mẹ cái Hiên đã đem cái áo bông đến trả cho bà mẹ của chị em Sơn và nói: "Tôi về thấy cháu nó mặc cái áo bông, tới hỏi ngay. Nó bảo của cậu Sơn cho nó. Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ…".

Mẹ cái Hiên tuy nghèo đói mà sạch và thơm. Đối với mẹ của Sơn thì cái áo bông cũ là di vật thiêng liêng của đứa con gái bé bỏng tội nghiệp đã mất khi lên 4 tuổi. Cử chỉ mẹ của Sơn cho mẹ cái Hiên vay năm hào bạc để mua áo rét cho con là nghĩa cử "Thương người như thể thương thân". Người mẹ hiền "âu yếm ôm con vào lòng" và bảo: "Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?" làm cho câu chuyện thêm ý vị. Mẹ hiền dạy con bài học biết cách thương người.

Thạch Lam là một cây bút, một thành viên của Tự lực văn đoàn. Sau hơn nửa thế kỉ, văn chương của Tự lực văn đoàn, nói chung đã rơi dần vào quên lãng. Thế nhưng truyện ngắn Thạch Lam vẫn đem đến cho ta nhiều "nhã thú", có lẽ vì tâm hồn ông giàu tình thương và quý trọng người nghèo, ông đã dành cho tuổi thơ những trang văn đậm đà, trong sáng. Và ta càng thấy rõ tình nhân đạo thấm đẫm làm nên chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam. Vì thế, truyện "Gió lạnh đầu mùa" mãi mãi để lại trong lòng người sự ấm áp của tình người và tình đời. Đúng, "người nhân hậu là người đáng quý trọng, đáng yêu nhất".

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống