Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
I. Mục tiêu.
- Xác định được mục đích yêu cầu của việc thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản.
- Trình bày được phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản theo mục đích yêu cầu đề ra
- Rèn luyện kĩ năng quan sát.
- Hình thành kỹ năng thực hành, vận dụng vào thu hoạch, bảo quản chế biến một số sản phẩm trồng trọt của gia đình.
Có ý thức trong hoạt động thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản để đạt hiệu quả kinh tế cao trong trồng trọt.
II. Chuẩn bị.
- Một số cây, củ, quả, hạt được thu hoạch.
- Một số cây, củ, quả chưa đến thời gian thu hoạch
- Một số cây, củ, quả, hạt được thu hoạch.
- Một số cây, củ, quả chưa đến thời gian thu hoạch
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
Hoạt động 1 (15 phút) |
1. Thu hoạch nông sản |
|
a. Mục đích yêu cầu |
GV? Các em hãy cho biết lúa, bắp cải, đậu xanh thu hoạch vào giai đoạn nào? HS: Lúa thu hoạch khi hạt chín vàng đều, bắp cải khi vừa cuộn dày, đậu xanh khi quả chuyển màu đen đều. GV? Tại sao nên thu hoạch vào giai đoạn đó? HS: Để có năng suất chất lượng tốt. GV? Vậy mục đích yêu cầu khi thu hoạch là gì? |
|
HS: Trả lời |
Mục đích: để có năng suất chất lượng nông sản tốt nhất. Yêu cầu: Thu hoạch đúng độ chín, nhanh, gọn, cẩn thận. |
|
b. Các phương pháp thu hoạch |
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 31 trang 47 SGK. Cho biết có các cách thu hoạch nào và bằng dụng cụ gì? HS Quan sát tranh và trả lời: a. Hái (tay); b. Nhổ (tay); c. Đào (cuốc); d. Cắt (kéo). GV Giới thiệu: Ngoài ra một số nước phát triển còn thu hoạch bằng máy. GV? Hãy kể tên các loại cây trồng theo từng phương pháp thu hoạch? HS: Lấy ví dụ GV? Kể tên các phương pháp thu hoạch mà em biết? HS: Trả lời |
|
GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức |
- Thu hoạch bằng cách hái, nhổ, đào, cắt phụ thuộc từng loại cây. Hiện nay đang có hướng sử dụng máy thu hoạch. |
Hoạt động 2 (12 phút) |
2. Bảo quản |
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau: 1. Tại sao phải bảo quản nông sản? 2. Thường bảo quản nông sản trong điều kiện nào? 3. Nêu các cách bảo quản nông sản? HS: Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi theo phiếu học tập. GV: Treo đáp án các câu hỏi đồng thời cho các nhóm chuyển chéo phiếu học tập và nhận xét lẫn nhau. HS: Chuyển phiếu học tập, kiểm tra đáp án, nhận xét nhóm bạn. |
|
GV: Nhận xét chung, kết luận |
Bảo quản để hạn chế sự hao hụt về số lượng và chất lượng nông sản Đối với hạt cần phơi sấy khô hạt Đối với rau quả phải sạch sẽ không dập nát, kho bảo quản ở nơi cao ráo, thoáng khí, có hệ thống thông gió và khử trùng. Có thể bảo quản: Kín, thông thoáng hoặc lạnh. |
Hoạt động 3 (8 phút) |
3. Chế biến |
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Nêu mục đích và các phương pháp chế biến nông sản? HS: Mục đích làm tăng giá trị sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản. Các phương pháp chế biến: Sấy khô, chế biến thành bột mịn hay tinh bột, muối chua, đóng hộp. GV? Em hãy kể tên 1 số loại rau, củ, quả tương ứng cho từng phương pháp chế biến? HS: Kể tên một số loại rau, củ, quả. |
|
GV: Nhận xét, kết luận |
- Mục đích: Tăng giá trị sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản - Các phương pháp: + Sấy khô như sắn, nhãn, vải,… + Chế biến thành bột mịn: Sắn, khoai, ngô, đỗ,… + Chế biến bằng muối chua: Dưa, cà,… + Đóng hộp: Dứa, vải, mơ, mận,… |
- Gọi một học sinh đọc ghi nhớ
- Mục đích của việc thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản là gì? Trình bày một số cách chế biến nông sản ở địa phương?
- HS học và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Nghiên cứu các biện pháp canh tác ở địa phương.