Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
I.Mục tiêu.
- Nêu được các công việc và vai trò mỗi công việc trong khâu chăm sóc cây sau khi gieo trồng.
- Nêu được nội dung và yêu cầu từng công việc chăm sóc cây trồng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
Có ý thức tham gia lao động chăm sóc cây trồng có kỹ thuật, tinh thần chịu khó, cẩn thận.
II. Chuẩn bị
- Tranh về các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây
- Tìm hiểu các biện pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
Câu hỏi: Trình bày cách tính và kết quả thực hành thu được về sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của hạt ngô hoặc hạt lúa?
Hoạt động 1 (14 phút) |
1. Tỉa, dặm cây, làm cỏ, vun xới |
|
a. Tỉa, dặm cây |
GV: Yêu cầu HS đọc kỹ thông tin và trả lời câu hỏi. HS: Đọc thông tin GV? Tại sao phải tỉa, dặm cây? HS: Để đảm bảo mật độ cây trên ruộng GV? Tỉa cây là gì? Dặm cây là gì? HS: Trả lời, HS khác bổ sung |
- Tỉa cây là bỏ các cây yếu, sâu bệnh - Dặm cây là trồng vào chỗ cây chết, thưa để đảm bảo mật độ cây trồng. |
GV: Kết luận |
|
|
b. Làm cỏ, vun xới |
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận lựa chọn nội dung đúng về mục đích của làm cỏ, vun xới. HS: Đọc thông tin quan sát tranh, thảo luận. GV: Gọi đại diện nhóm đọc kết quả. HS: Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. |
- Mục đích: Diệt cỏ dại, làm đất tơi xốp hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn, chống đổ. |
GV: Nhận xét kết luận |
|
GV? Khi nào tiến hành làm cỏ, vun xới? HS: Khi hạt đã mọc |
|
Hoạt động 2 (15 phút) |
2. Tưới, tiêu nước |
|
a. Mục đích của việc tưới, tiêu nước |
GV: Giới thiệu sơ lược về chu trình tuần hoàn nước: Bốc hơi nước biển, rừng thành mây, di chuyển rơi xuống đất tạo thành mưa, nước dưới đất, biển đọng lại, sau đó bốc hơi. Lượng nước dự trữ trong đất được cây cỏ sử dụng gọi là lượng mưa hữu hiệu. GV? Tại sao cần tưới, tiêu nước. HS: Cây cần nước để sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên cần với 1 lượng nhất định thừa nước gây ngập úng và làm chết cây trồng |
Tưới, tiêu nước giúp cây trồng có đủ nước để sinh trưởng và phát triển tốt. |
GV: Kết luận |
|
|
b. Phương pháp tưới, tiêu nước. |
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin quan sát hình 30, thảo luận nhóm và hoàn thành dấu (....) trong các hình. HS: Đọc thông tin quan sát hình, thảo luận nhóm và điền vào dấu (…) GV: Gọi 1 nhóm nêu kết quả HS: Đại diện 1 nhóm trả lời. Nhóm khác bổ sung. |
Thông thường có 4 phương pháp tưới: - Tưới ngập (a) - Tưới vào gốc cây (b) - Tưới thấm (c) - Tưới phun mưa (d) |
GV: Nêu đáp án và kết luận |
|
GV? Hãy nêu phương pháp tiêu nước? HS: Tiêu nước kịp thời nhanh chóng bằng hệ thống kênh rạch thoát nước. |
|
GV: Kết luận |
- Cần làm hệ thống tiêu thuỷ hoàn chỉnh để cung cấp hoặc tiêu nước khi cần thiết. |
Hoạt động 3 (6 phút) |
3. Bón phân thúc |
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin GV? Vì sao phải bón phân hoai? HS: Chất dinh dưỡng được phân giải ở dạng dễ tiêu, cây hút dễ dàng. GV? Kể các cách bón phân thúc cho cây? HS: Bón vãi, bón theo hàng, theo hốc, phun trên lá. |
- Bón phân - Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất |
GV: Nêu yêu cầu khi bón phân thúc |
|
Điền tiếp vào các câu sau cho phù hợp:
- HS đọc ghi nhớ học và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Nghiên cứu trước bài 20 SGK
……………………………………………………………………………………