Theo em, hành vi, việc làm của các chủ thể trong những tình huống sau là tuân thủ hay vi phạm tắc của pháp luật dân sự? Vì sao

497

Với giải Luyện tập 2 trang 25 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 3: Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề KTPL 11 Bài 3: Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

Luyện tập 2 trang 25 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, hành vi, việc làm của các chủ thể trong những tình huống sau là tuân thủ hay vi phạm tắc của pháp luật dân sự? Vì sao?

a. M mượn sách của N đề ôn bài, không may trên đường đi M đánh rơi mất sách mà không biết. Về đến nhà phát hiện ra điều đỏ nên M đã dùng tiền tiết kiệm mua một cuốn sách mới mang đến xin lỗi và trả lại sách cho N.

b. Công ty lương thực R kí hợp đồng mua bán các loại gạo cho quầy bán gạo của bà E với giá gạo loại 1 là 30.000 đồng/kg, gạo loại 2 là 25.000 đồng/kg và gạo loại 3 là 20.000 đồng/kg. Tuy nhiên, sau một thời gian, để tăng lợi nhuận, Công ty R đã trộn thêm một phần nhỏ gạo loại 2 vào gạo loại 1 nhưng trên bao bì vẫn ghi là gạo loại 1 và giao cho bà E với giá 30.000 đồng/kg. Bà E không phát hiện ra điều đó nên vẫn giao cho khách với giá 30.000 đồng/kg.

c. Siêu thị điện máy H bán tivi được sản xuất bởi Công ty D cho khách hàng. Sau khi bán được một thời gian, Công ty D phát hiện một số tivi của hãng có lỗi nên đã chủ động kết hợp với Siêu thị H thông báo tới khách hàng thu hồi lại các tivi đã bán và bồi hoàn tiền mua cho khách hàng.

Lời giải:

- Tình huống a. Hành vi, việc làm của bạn M đã tuân thủ đúng nguyên tắc của pháp luật dân sự. Vì:

+ M và N đã tham gia vào quan hệ tài sản trong pháp luật dân sự. Trong đó: N là chủ tài sản (cuốn sách); M là bên giữ tài sản. N đã trao tài sản của mình cho M mượn, do đó, M có nghĩa vụ phải hoàn trả nguyên vẹn tài sản cho N.

+ M làm mất cuốn sách, tức là M đã không thực hiện đúng nghĩa vụ dân sự của mình.

=> Chính vì vậy, việc M mua một cuốn sách mới, đem đến trả và xin lỗi N là hành động tuân thủ nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự.

- Tình huống b. Hành vi của công ty lương thực R đã vi phạm nguyên tắc của pháp luật dân sự. Vì: hành động trộn một phần nhỏ gạo loại 2 vào gạo loại 1 nhưng trên bao bì vẫn ghi là gạo loại 1 của công ty R đã vi phạm nguyên tắc thiện chí, trung thực; đồng thời đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của bà E.

- Tình huống c. Hành vi của công ty D và siêu thị điện máy H là tuân thủ nguyên tắc của pháp luật dân sự. Vì:

+ Khi phát hiện hàng hóa có lỗi sai, công ty D và siêu thị điện máy H đã có thái độ thiện chí và trung thực trong việc thông báo tới khách hàng.

+ Công ty D và siêu thị điện máy H đã thu hồi các tivi bị lỗi (đã bán) và bồi hoàn tiền cho khách hàng => đây là hành vi tuân thủ nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự.

Đánh giá

0

0 đánh giá