Giải Sinh Học 9 Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

1.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 9 Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái lớp 9.

Giải bài tập Sinh Học lớp 9 Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 180 SGK Sinh học 9: Thảo luận:

- Vai trò của rừng trong việc bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước như thế nào?

- Hãy điền vào bảng 60.2 hiệu quả của các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.

Bảng 60.2. Biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng

Các biện pháp

Hiệu quả

1. Xây dựng để khai thác tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp

 

2. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia…

 

3. Trồng rừng

 

4. Phòng cháy rừng

 

5. Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.

 

6. Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng.

 

7. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ rừng

 

Trả lời:

Vai trò của rừng trong việc bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước: 

Trồng cây để ngăn cản gió bão, chống xói lở đê.

+ Thực vật giữ nguồn nước ngầm, làm hạn chế ngập lụt, hạn hán:

- Hệ rễ của cây hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất; lượng nước này sau đó chảy vào các chỗ trũng tạo thành suối, sống... góp phần tránh được hạn hán.

- Nhờ có tác dụng giữ nước của rễ, cây xanh che chắn dòng chảy do mưaa lớn gây ra góp phần hạn chế lũ lụt trên Trái Đất.

- Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra. nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.

Bảng 60.2. Biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng

Các biện pháp

Hiệu quả

1. Xây dựng để khai thác tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp

Hạn chế mức độ khai thác, không khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng.

2. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…

Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen sinh vật.

3. Trồng rừng

Góp phần phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hóa, chống xói mòn và tăng nguồn nước.

4. Phòng cháy rừng

Góp phần bảo vệ rừng

5. Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.

Bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn, hạn chế nạn chặt phá rừng

6. Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng.

Giảm áp lực sử dụng tài nguyên, thiên nhiên quá mức.

7. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ rừng

Tuyên truyền để mọi người cùng tham gia, bảo vệ rừng.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 181 SGK Sinh học 9: Hãy thảo luận về các tình huống nêu ra trong bảng 60.3 và thử đưa ra các biện pháp bảo vệ mà theo em là phù hợp

Tình huống

Cách bảo vệ

Loài rùa biển đang bị săn lùng, khai thác lấy mai để làm đồ mĩ nghệ, số lượng rùa còn lại rất ít thường đẻ trứng tại các bãi cát ven biển. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ loài rùa biển như thế nào ?

 

Rừng ngập mặn là nơi sinh sống của ấu trùng tôm và cua biển con nhưng diện tích rừng ngập mặn đang bị thu hẹp dần. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn giống của và tôm biển.

 

Rác thải, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật chảy theo các dòng sông từ đất liền ra biển, chúng ta phải làm gì để nguồn nước biển không bị ô nhiễm

 

Hằng năm trên thế giới và ở Việt Nam có tổ chức ngày làm sạch bãi biển, theo em tác dụng của hoạt động đó là gì

 

Trả lời:

Hãy thảo luận về các tình huống nêu ra trong bảng 60.3 và thử đưa ra các biện pháp bảo vệ mà theo em là phù hợp

Tình huống

Cách bảo vệ

Loài rùa biển đang bị săn lùng, khai thác lấy mai để làm đồ mĩ nghệ, số lượng rùa còn lại rất ít thường đẻ trứng tại các bãi cát ven biển. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ loài rùa biển như thế nào?

Ngăn cấm săn bắt rùa biển.

Bảo vệ môi trường bãi cát nơi rùa biển làm tổ

Rừng ngập mặn là nơi sinh sống của ấu trùng tôm và cua biển con  nhưng diện tích rừng ngập mặn đang bị thu hẹp dần. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn giống của và tôm biển

Đẩy mạnh trồng và bảo vệ rừng ngập mặn

Rác thải, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật chảy theo các dòng sông từ đất liền ra biển, chúng ta phải làm gì để nguồn nước biển không bị ô nhiễm

Hạn chế thải rác ra các dòng sông.

Xử lí rác thải trước khi thải ra môi trường và trục vớt, xử lí rác thải ngoài môi trường

Hằng năm trên thế giới và ở Việt Nam có tổ chức ngày làm sạch bãi biển, theo em tác dụng của hoạt động đó là gì

Tác dụng của hoạt động này giúp chúng ta bảo vệ môi trường biển tốt hơn và nâng cao ý thức của người dân.

Câu hỏi và bài tập (trang 183 SGK Sinh học lớp 9)

Câu 1 trang 183 SGK Sinh học 9: Hãy nêu các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất, lấy ví dụ.

Trả lời:

Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất:

- Hệ sinh thái trên cạn gồm các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa, rừng ôn dới, rừng lá kim..); các hệ sinh thái thảo nguyên; các hệ sinh thái hoang mạc; các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng; hệ sinh thái núi đá vôi.

Ví dụ: hệ sinh thái các sinh vật trong rừng Cúc Phương, hệ sinh thái các sinh vật thuộc vườn quốc gia Tam Đảo 

- Hệ sinh thái nước mặn gồm:hệ sinh thái vùng biển khơi; các hệ sinh thái vùng ven bờ (rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá ven biển...).

Ví dụ: hệ sinh thái các sinh vật biển Cửa Lò; hệ sinh thái sinh vật biển Phú Quốc 

- Hệ sinh thái nước ngọt gồm các hệ sinh thái sông, suối (hệ sinh thái nước chảy); các hệ sinh thái hồ, ao (hệ sinh thái nước đứng).

Ví dụ: Hệ sinh thái sinh vật sống ở sông Hồng; Hệ sinh thái sinh vật sống ở sông Đà

Câu 2 trang 183 SGK Sinh học 9: Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái rừng? Biện pháp bảo vệ?

Trả lời:

- Cần bảo vệ hệ sinh thái rừng vì:

Bảo vệ hệ sinh thái rừng là bảo vệ môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Hệ sinh thái rừng được bảo vệ sẽ góp phần điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.

- Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng:

+ Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp.

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia...

+ Trồng rừng.

+ Phòng cháy rừng.

+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.

+ Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng.

Câu 3 trang 183 SGK Sinh học 9: Vì sao cần bảo vệ sinh thái biển? Nêu biện pháp báo vệ?

Trả lời:

- Cần bảo vệ hệ sinh thái biển vì:

Bảo vệ hệ sinh thái biển là bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật biển và bảo vệ các sinh vật biển.

Các loài động vật trong hệ sinh thái biển rất phong phú, là nguồn thức ăn giàu đạm chủ yếu của con hgười.

Tuy nhiên, tài nguyên sinh vật biển không phải là vô tận. Hiện nay, do mức độ đánh bắt hải sản tăng quá nhanh nên nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị cạn kiệt. Do vậy chúng ta phải có biện pháp bảo vệ kịp thời.

- Biện pháp bảo vệ:

+ Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ hợp lí.

+ Nhân nuôi các loài sinh vật biển là nguồn thực phẩm thường xuyên

+ Bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm

+ Giữ gìn vệ sinh môi trường biển.

Câu 4 trang 183 SGK Sinh học 9: Hãy chứng minh rằng nước ta là nước có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú. Cần làm gì để bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái đó?

Trả lời:

Nước ta có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú; nhờ hệ sinh thái này cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và nguyên liệu cho công nghiệp, bảo đảm sự phát triển ổn định về kinh tế cũng như môi trường.

Hệ sinh thái nông nghiệp ở nước ta chủ yếu gồm các vùng sinh thái nông nghiệp như:

+ Vùng núi phía Bắc có các loại cây trồng chủ yếu: cây công nghiệp (quế, hồi...) cây lương thực (lúa).

+ Vùng trung du phía Bắc: cây chè

+ Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng: lúa nước...

+ Vùng Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè, đỗ....

+ Vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long: lúa nước...

- Biện pháp để bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái đó là duy trì các hệ sinh thái chủ yếu, đồng thời cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả.

Lý thuyết Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái

I. Sự đa dạng của các hệ sinh thái

Các hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác biệt nhau rất nhiều về đặc tính vật lí, hóa học và sinh học.

- Hệ sinh thái trên cạn:

+ Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim …)

+ Hệ sinh thái thảo nguyên

+ Các hệ sinh thái hoang mạc

+ Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng

+ Hệ sinh thái núi đá vôi

- Hệ sinh thái dưới nước:

+ Hệ sinh thái nước mặn: hệ sinh thái vùng biển khơi, các hệ sinh thái vùng ven bờ (rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá ven bờ…)

+ Hệ sinh thái nước ngọt: các hệ sinh thái sông, suối (hệ sinh thái nước chảy), hệ sinh thái hồ, ao (hệ sinh thái nước đứng)

II. Bảo vệ sinh thái rừng

- Rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới là môi trường của nhiều loài sinh vật. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.

- Rừng ở Việt Nam chiếm 1 diện tích khá lớn và gồm nhiều loại rừng như: rừng rậm nhiệt đới, rừng trên núi đá vôi, rừng tre nứa…

- Vai trò của rừng trong việc bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước:

+ Cây rừng cản nước mưa làm cho nước ngấm vào đất và lớp thảm mục nhiều hơn, đất không bị khô: bảo vệ được nguồn nước ngầm.

+ Khi nước chảy trên mặt đất, được các gốc cây cản nên chảy chậm lại: chống xói mòn đất.

- Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng và hiệu quả:

Giải Sinh Học 9 Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái (ảnh 1)

III. Bảo vệ sinh thái biển

- Biển là hệ sinh thái khổng lồ chiếm ¾ diện tích bề mặt Trái Đất.

- Hiện nay, mức độ khai thác nguồn tài nguyên này quá nhanh nên nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị tuyệt chủng.

- 1 số loài sinh vật biển đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng và các bảo vệ.

Giải Sinh Học 9 Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái (ảnh 2)

IV. Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp

- Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và nguyên liệu cho công nghiệp.

- Nước ta có nhiều vùng sinh thái nông nghiệp phân bố ở các điều kiện địa lý và khí hậu khác nhau từ Bắc vào Nam.

- Cần duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu, đồng thời cải tạo các hệ sinh thái nông nghiệp để đạt năng suất và hiệu quả cao. Đảm bảo cho sự phát triển ổn định về kinh tế và môi trường của đất nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá